You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---------------------------

MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.

Mã chứng khoán: NTP

GVHD : ThS. Nguyễn Thị Minh Hà


Lớp: FIN 301 U
THÀNH VIÊN NHÓM 10:
1. Nguyễn Thị Thuỳ Mỵ - 27202138100 (NT)
2. Nguyễn Thị Hải Yến - 27202139739
3. Lý Thanh Trà - 27202140393
4. Nguyễn Minh Huân - 27212140124

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 11 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
% HOÀN
THÀNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ
1 Nguyễn Thị Thùy Mỵ 27202138100 100%
(NT)

2 Nguyễn Thị Hải Yến 27202139739 100%

3 Lý Thanh Trà 27202140393 100%

4 Nguyễn Minh Huân 27212140124 100%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY........................................2
1. Giới thiệu chung về công ty..........................................................................2
2. Lịch sử hình thành........................................................................................2
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY................................................................................................................4
1. Tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021 - 2022...............................4
2. Tình huống nguồn vốn của doanh nghiệp...................................................6
3. Báo cáo kết quả kinh doanh.........................................................................7
4. Thông số khả năng thanh toán.....................................................................9
5. Thông số hoạt động.....................................................................................11
6. Thông số đòn bẩy........................................................................................13
7. Thông số sinh lời.........................................................................................14
LỜI KẾT THÚC....................................................................................................16
LINK THAM KHẢO............................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung vào những năm 2021
và năm 2022 đã phải chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt là từ
giữa năm 2021, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam đã tác động nghiêm trọng
đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ bị chịu tác
động không ít đến tình hình tài chính của công ty. Dựa vào thực trạng đang xảy ra
nhóm chúng em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích và đánh giá tình
hình tài chính của Công ty Cổ phần Thiếu niên Tiền Phong” với mục đích nhằm
phân tích, nắm bắt được tình hình tài chính, đồng thời phát hiện các nguyên nhân
tác động đến các biến động và đề xuất các giải pháp có hiệu quả giúp doanh
nghiệp ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Quá trình phân tích tài chính của nhóm là quá trình thu thập, xử lý các thông tin
kế toán, nhằm xem xét, kiểm tra đối chiếu, so sánh tài chính hiện hành với quá
khứ, giúp nhà quản trị có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá
tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Trên cơ sở đó kiến
nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm
yếu để ổn định và nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Dưới đây là chi tiết quá trình phân tích và đánh giá tình hình của Công ty Cổ phần
Thiếu niên Tiền Phong của nhóm 10.

1
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Mã chứng khoán: NTP

Trụ sở chính: Số 2 An Đà - Phường Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - TP. Hải Phòng

Xếp hạng VNR500: 101(B2/2017)-218(B1/2017)

Mã số thuế: 0200167782

Fax: 0225-3813989

E-mail: contact@nhuatienphong.vn

Website: http://nhuatienphong.vn/

Năm thành lập: 19/05/1960

Nhựa Tiền Phong là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ống và phụ
tùng nhựa gắn liền với 60 năm phát triển của đất nước. Với 10.000 đầu mã sản
phẩm ống và phụ tùng nhựa theo 03 loại nhựa chính HDPE, PPR, PVC, Nhựa
Tiền Phong luôn tâm niệm ‘‘Chất lượng là trên hết, bảo đảm quyền lợi chính đáng
cho người tiêu dùng’’ . Nhựa Tiền Phong gồm 02 công ty thành viên, 04 nhà máy,
03 khối văn phòng có tổng năng lực sản xuất gần 100.00 tấn/ năm với hơn 2.000
cán bộ công nhân trên toàn quốc.

2. Lịch sử hình thành


Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên
Tiền phong, được thành lập từ ngày 19/05/1960 và chuyên sản xuất mặt hàng phục
vụ thiếu niên nhi đồng.

Từ năm 1990 là giai đoạn công ty chuyển hướng kinh doanh. Sau 30 năm, nhà
máy chuyển hướng sản xuất từ mặt hàng truyền thống sang ống nhựa PVC, từng

2
bước đi vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng trước những yêu cầu đổi mới của nền
kinh tế thị trường.

Ngày 17/08/2004 Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong chuyển đổi mô hình
kinh doanh trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong theo Giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh và giấy chứng nhận thay đổi số 0200167782 do Sở
kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 25/03/2011.

Ngày 24/06/2006, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong chính thức
niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán với mã chứng khoán NTP.

Ngày 24/09/2007, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía nam
chính thức được thành lập.

Ngày 28/01/2010, Công ty TNHH Liên doanh Tiền Phong – SMP chính thức
được thành lập.

Ngày 12/09/2013, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong miền Trung chính thức
được thành lập.

Năm 2015 công ty mở rộng quy mô sản xuất và điều chuyển trụ sở chính công
ty về khu Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng với tổng diện tích trên 20
hecta.

Năm 2016 – Hiện nay : Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã trở
thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ống và phụ tùng
nhựa tại Việt Nam.

3
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY
1. Tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021 - 2022
CHỈ TIÊU 2021 2022 Chênh lệch
2022/2021
SỐ TIỀN TT SỐ TIỀN TT SỐ TIỀN TL
(%) (%) (%)
A. TÀI SẢN
I. TÀI SẢN 2.721.738.069 55,57 3.075.796.747 60,74 354.058.67 13,01
NGẮN HẠN .056 .433 8.377
1. Tiền và các 142.541.519.8 5,24 167.926.602.7 5,46 25.385.082. 17,81
khoản tương 01 16 915
đương tiền
2. Đầu tư tài 700.000.000.0 25,72 432.857.808.2 14,07 (267.142.1 (38,16)
chính ngắn hạn 00 19 91.781)
3. Các khoản 785.380.028.2 28,86 890.889.388.8 28,96 105.509.36 13,43
phải thu ngắn 71 15 0.544
hạn
4. Hàng tồn 1.081.529.963 39,74 1.535.149.437 49,91 453.619.47 41,94
kho .899 .534 3.635
5. Tài sản ngắn 12.286.557.08 0,45 48.973.510.14 1,59 36.686.953. 298,59
hạn khác 5 9 064
II. TÀI SẢN 2.176.459.992 44,43 1.988.040.342 39,26 (188.419.6 (8,66)
DÀI HẠN .881 .651 50.230)
1. Tài sản cố 1.463.914.085 67,26 1.410.746.940 70,96 (53.167.14 (3,63)
định .124 .838 4.286)
2. Tài sản dở 36.506.524.50 1,68 8.679.749.912 0,44 (27.826.77 (76,22)
dang dài hạn 4 4.592)
3. Đầu tư tài 549.780.085.1 25,26 424.164.579.9 21,34 (125.615.5 (22,85)
chính dài hạn 15 20 05.195)

4
4. Tài sản dài 126.259.297.1 5,80 144.449.071.9 7,27 18.189.774. 14,41
hạn khác 38 81 843
TỔNG TÀI 4.898.198.061 100,0 5.063.837.090 100,0 165.639.02 3,38
SẢN .937 0 .084 0 8.147

Bảng 1: Tình hình tài sản của doanh nghiệp năm 2021-2022
Phân tích và đánh giá:
Qua bảng dữ liệu tài sản của công ty trong 2 năm 2021-2022 của doanh nghiệp
biến đổi như sau:
Tổng tài sản chênh lệch năm 2021-2022 là 165.639.028.147 tương tương đương
độ tăng 3,38%. Nguyên nhân do sự biến động của tiền và các khoản tương đương
tiền cùng với một tài sản như:
Về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2021-2022: tăng 354.058.678.337
tương đương tốc độ tăng 13,01%. Do:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Có xu hướng tăng giai đoạn năm 2021-
2022 là 25.385.082.915 tương đương tăng 17,81%.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Có xu hướng giảm giai đoạn năm 2021-2022 là
267.142.191.781 tương đương giảm 38,16%.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Giai đoạn năm 2021-2022 tăng là 105.509.360
tương đương tăng 13,43%
Hàng tồn kho: Chỉ tiêu hàng tồn kho giai đoạn 2021-2022 mức tiền tăng
453.619.473.635 triệu đồng
Các tài sản ngắn hạn khác: Giai đoạn năm 2021-2022 tăng 36.686.953.064 tương
đương tăng 298,59%.
Về tài sản dài hạn: Giai đoạn 2021-2022 giảm 188.419.650.230 tương ứng tốc độ
giảm 8,66%. Tài sản dài hạn giảm vì tài sản cố định giảm 53.167.144.286 tương
ứng giảm 3,63%, tài sản dở dang dài hạn giảm 27.826.774.592 tương ứng giảm
76,22%, đầu tư tài chính dài hạn giảm 125.615.505.195 tương ứng giảm 22,85%.
Nhận xét:

5
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng năm 2021-2022 vì doanh nghiệp có dòng
tiền mạnh và tính thanh khoản cao. Vậy nên doanh nghiệp có thể duy trì các hoạt
động sản xuất và kinh doanh và các hoạt động khác.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2021-2022 giảm vì. Theo báo cáo của
Báo Đầu tư, công ty đang tập trung trả nợ tài chính. Đầu tư ngắn hạn giảm có thể
cho thấy công ty đang chuyển sang chiến lược đầu tư sang đầu tư dài hạn.
Hàng tồn kho năm 2021-2022 có mức tiền tăng. Cho thấy có thể công ty đang
chuẩn bị cho một giai đoạn bán hàng sắp tới.
Về tài sản dài hạn giảm vì nguồn lực dài hạn của doanh nghiệp có thể đem lại lợi
ích kinh tế trong tương lai giảm, có thể đe dọa đến khả năng tiếp tục tạo ra lợi ích
kinh tế lâu dài của doanh nghiệp.

2. Tình huống nguồn vốn của doanh nghiệp


CHÊNH LỆCH
2021 2022 2022/2021
TT TT TL
CHỈ TIÊU SỐ TIỀN (%) SỐ TIỀN (%) SỐ TIỀN (%)
B. NGUỒN VỐN
2.190.220.3 44,7 2.233.019.7 44,1 42.799.388
I. NỢ PHẢI TRẢ 57.037 1 45.258 0 .221 1,95
2.173.499.7 99,2 2.233.019.7 100, 59.519.985
1. Nợ ngắn hạn 59.514 4 45.258 00 .744 2,74
Phải trả người bán ngắn 232.932.824 10,7 287.076.377 12,8 54.143.553
hạn .035 2 .670 6 .635 23,24
Người mua trả tiền trước 97.609.735. 44.233.927. (53.375.80 (54,6
ngắn hạn 132 4,49 436 1,98 7.696) 8)
Thuế và các khoản phải 62.082.103. 30.549.531. (31.532.57 (50,7
nộp nhà nước 645 2,86 968 1,37 1.677) 9)
66.258.780. 60.722.160. (5.536.620. (8,36
Phải trả người lao động 784 3,05 180 2,72 604) )
-
110.327.253 65.771.331. 44.555.922 (40,3
Chi phí phải trả ngắn hạn .299 5,08 043 2,95 .256 9)
9.013.077.8 39.597.874. 30.584.797 339,3
Phải trả ngắn hạn khác 59 0,41 952 1,77 .093 4
1.593.961.3 73,3 1.699.309.8 76,1 105.348.54
Vay ngắn hạn 29.934 4 71.727 0 1.793 6,61
Quỹ khen thưởng, phúc 1.314.654.8 5.758.670.2 4.444.015. 338,0
lợi 26 0,06 82 0,26 456 4
6
16.720.597. (16.720.59 (100,
2. Nợ dài hạn 523 0,76 0 0,00 7.523) 00)
2.707.977.7 55,2 2.830.817.3 55,9 122.839.63
II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 04.900 9 44.826 0 9.926 4,54
1.177.961.8 43,5 1.295.753.3 45,7 117.791.51
Vốn cổ phần 30.000 0 40.000 7 0.000 10,00
1.034.576.9 38,2 1.023.163.0 36,1 (11.413.87 (1,10
Quỹ đầu tư phát triển 32.192 0 62.043 4 0.149) )
Lợi nhuận sau thuế chưa 495.438.942 18,3 511.900.942 18,0 16.462.000
phân phối .708 0 .783 8 .075 3,32
4.898.198.0 100, 5.063.837.0 100, 165.639.02
TỔNG NGUỒN VỐN 61.937 00 90.084 00 8.147 3,38

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2021 - 2022
Phân tích và đánh giá:
Nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm mạnh từ 44,71%/tổng nguồn vốn
ở năm 2021 xuống 44,1%/tổng nguồn vốn ở năm 2022. Điều này cho thấy công ty
đang có những chuyển biến tích cực hơn theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng
tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.
Nhìn vào tỷ trọng nguồn vốn của công ty ta thấy:
Nợ ngắn hạn: Luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể ở năm 2021, nợ ngắn hạn chiếm
99,24% so với nợ phải trả. Ở năm 2022, nợ ngắn hạn tăng lên chiếm đến 100%.
Nợ dài hạn: Chiếm tỷ trọng rất thấp (đôi khi không có) năm 2021 nợ dài hạn chiếm
0,76% so với nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu: Cho thấy nợ phải trả ở các năm chiếm tỷ trọng thấp hơn khi vốn chủ
sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn. Cụ thể, ở các năm 2021-2022, vốn chủ sở hữu của các
năm chiếm tỷ lệ lần lượt là 55,29% và 55,9% so với tổng nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn: Chiếm tỷ trọng cao, năm 2021 chiếm 100% và vẫn duy trì đến năm
2022.
3. Báo cáo kết quả kinh doanh
CHÊNH LỆCH
2022/2021
CHỈ TIÊU 2021 2022
TL
SỐ TIỀN (%)
4.995.476.20 5.833.535.61 838.059.406
1. Doanh thu bán hàng 7.069 3.193 .124 16,78
2. Các khoản giảm trừ doanh 171.951.644. 148.423.196. (23.528.448. -
thu 851 426 425) 13,68
7
4.823.524.56 5.685.112.41 861.587.854
3. Doanh thu thuần về bán hàng 2.218 6.767 .549 17,86
3.682.609.24 4.294.534.28 611.925.042
4. Giá vốn hàng bán 6.256 8.942 .686 16,62
1.140.915.31 1.390.578.12 249.662.811
5. Lợi nhuận gộp 5.962 7.825 .863 21,88
44.815.376.1 64.386.895.4 19.571.519.
Doanh thu hoạt động tài chính 52 88 336 43,67
75.814.295.3 141.933.492. 66.119.197.
Chi phí tài chính 91 971 580 87,21
44.404.493.8 78.639.277.4 34.234.783.
Trong đó: Chi phí lãi vay 00 56 656 77,10
22.573.855.2 24.384.493.8 1.810.638.5
Phần lãi trong công ty liên kết 12 05 93 8,02
437.437.678. 620.367.663. 182.929.985
Chi phí bán hàng 262 869 .607 41,82
137.179.719. 154.378.233. 17.198.514.
Chi phí quản lý doanh nghiệp 745 969 224 12,54
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 557.872.853. 562.670.126. 4.797.272.3
kinh doanh 928 309 81 0,86
12.475.055.0 3.907.435.52 (8.567.619.5 (68,6
Thu nhập khác 33 7 06) 8)
19.313.074.3 2.097.978.92 (17.215.095. (89,1
Chi phí khác 24 8 396) 4)
(6.838.019.2 1.809.456.59 8.647.475.8 (126,
7. Kết quả từ hoạt động khác 91) 9 90 46)
551.034.834. 564.479.582. 13.444.748.
8. Lợi nhuận kế toán trước thuế 637 908 271 2,44
83.330.178.6 84.652.427.0 1.322.248.3
9. Chi phí thuế TNDN hiện hành 45 20 75 1,59
10. Chi phí/(lợi ích) thuế TNDN (622,
hoãn lại (54.992.920) 287.432.256 342.425.176 67)
467.759.648. 479.539.723. 11.780.074.
11. Lợi nhuận sau thuế TNDN 912 632 720 2,52

12. Lãi trên cổ phiếu 3.269 3.349 80 2,45

Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021-2022


Phân tích và đánh giá:
Doanh thu bán hàng và : Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong giai
đoạn 2021-2022 có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng
năm 2022 đạt trên 5,833 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ năm 2021 đạt được 4,995

8
tỷ đồng (tăng 16,78%). Điều này cho thấy vào giai đoạn 2021-2022 công ty đang
phát triển tốt ở mảng doanh thu bán hàng.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Giai đoạn 2021-2022 có chiều hướng giảm. Cụ
thể tỉ trọng giảm 13,68% năm 2022 so với 2021. Từ đó, cho thấy công ty đã thay
đổi chiến lược kinh doanh để có thể tối ưu hóa quản lý chi phí và cho thấy được
sự cải thiện, tăng cường trong các hoạt động kinh doanh của công ty.
Doanh thu thuần về bán hàng: Giai đoạn 2021-2022 có tỷ lệ tăng 17,86%; cho
thấy công ty đang phát triển tốt và chuyển biến theo hướng tích cực.
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán từ năm 2022 tăng gần 612 tỷ đồng so với
năm 2021, tương đương với tỷ lệ tăng 16,62%, có thể thấy rằng nó ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp, khó sinh lời.
Lợi nhuận gộp: Giai đoạn 2021-2022 có chiều hướng đi lên và đều đó chứng tỏ
khả năng kiểm soát chi phí tốt. Cụ thể năm 2021 đạt hơn 1,140 tỷ đồng, đến năm
2022 đạt hơn 1,390 tỷ đồng (tăng 21,88%) tương đương với hơn 250 tỷ đồng.
Trong đó, chi phí lãi vay: Năm 2021-2022 tăng mạnh, từ hơn 44 tỷ đồng lên
gần 79 tỷ đồng, tương đương với mức tỷ lệ tăng 77,10%. Cho thấy doanh nghiệp
sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của
doanh nghiệp, cũng như cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng thị trường hoạt
động.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Giai đoạn 2021-2022 tăng 0,86%
tương đương với gần 4.798 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần tăng thì doanh nghiệp có
thể đầu tư vào phát triển kinh doanh hoặc thưởng cho cổ đông mà đã xây dựng,
đóng góp cho doanh nghiệp một cách tích cực.
Kết quả từ hoạt động khác: Năm 2021-2022, lợi nhuận khác của công ty đang
có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể năm 2021 lợi nhuận khác giảm hơn 6,838 tỷ
đồng nhưng đến năm 2022 tăng hơn 1,809 tỷ đồng. Mặc dù 2022 có xu hướng
tăng nhưng tỷ lệ giữa 2021-2022 giảm 126,46%. Công ty đang mất đi một vài
nguồn thu không thuộc vào hoạt động kinh doanh chính. Tuy không phải khoản
9
thu chính nhưng khoản này đem lại lợi nhuận không hề nhỏ cho công ty và sự
ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của công ty. Nhưng cũng có tín hiệu tích cực
và khách quan cho doanh nghiệp vào năm 2022 trở đi.
Lợi nhuận kế toán trước thuế: Giai đoạn 2021-2022 (tăng 2,44%). Cụ thể năm
2021 đạt 551 tỷ đồng và cho đến năm 2022 tăng lên 565 tỷ đồng. Nhìn chung
tính hình kinh tế giai đoạn 2021-2022 có dấu hiệu tăng trưởng (tăng gần 14 tỷ
đồng).
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Năm 2022 tăng lên 1.322 tỷ
đồng so với 2021, tương đương với tỷ lệ 1,59%, do lợi nhuận trước thuế tăng
2,44% thể hiện được doanh nghiệp đi đúng hướng, có lãi, phản ánh rõ năng lực
của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Có xu hướng tăng, năm 2022
tăng hơn 342 tỷ đồng so với năm 2021, nhưng giảm 622,67%, mặc dù giảm bớt
khả năng nộp thuế TNDN nhưng chi phí phải nộp thuế vẫn còn khá cao.
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp: Ta có thể thấy công việc kinh doanh của
công ty đang tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 2021-2022, lợi nhuận sau thuế
2022 tăng gần 12 tỷ đồng tương đương tăng 2,52% so với 2021,đây là một tín
hiệu đáng mừng, phản ánh công ty trụ rất vững mặc dù gặp khó khăn, biến cố
không thể tránh được.
Lãi trên cổ phiếu: Lãi trên cổ phiếu năm 2022 so với năm 2021 tăng 80, từ đó
cho biết rằng công ty đang có sự phát triển và tăng trưởng trong hoạt động kinh
doanh của mình. Nếu duy trì cho các năm sau điều này có thể làm tăng giá trị cổ
phiếu và tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
4. Thông số khả năng thanh toán
Chênh lệch
2022/2021 TRUNG
Chỉ tiêu 2021 2022
Tỷ lệ BÌNH
Giá trị (%) NGÀNH
1. TIỀN VÀ CÁC
142.541.519 167.926.602
KHOẢN TƯƠNG 25.385.0 155.234.0
.801 .716
ĐƯƠNG TIỀN 82.915 17,81 61.259

10
2. HÀNG TỒN 1.081.529.9 1.535.149.4 453.619. 1.308.339.
KHO 63.899 37.534 473.635 41,94 700.717
3. TÀI SẢN NGẮN 2.721.738.0 3.075.796.7 354.058. 2.898.767.
HẠN 69.056 47.433 678.377 13,01 408.245
2.173.499.7 2.233.019.7 59.519.9 2.203.259.
4. NỢ NGẮN HẠN
59.514 45.258 85.744 2,74 752.386
5. KHẢ NĂNG
THANH TOÁN
HIỆN THỜI=(3)/(4) 1,25 1,38 0,13 10,00 1,31
6. KHẢ NĂNG
THANH TOÁN
NHANH=((3)-(2))/(4
) 0,75 0,69 (0,06) -8,57 0,72
7. KHẢ NĂNG
THANH TOÁN
TỨC THỜI=(1)/(4) 0,07 0,08 0,01 14,67 0,07

Bảng 4: Thông số khả năng thanh toán năm 2021-2022


Phân tích và đánh giá:
Dựa vào bảng thống kê thông số khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2021-
2022 ta thấy:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Cho ta thấy mức độ thu nhập về tài chính
của doanh năm 2021 với 2022 là tăng hơn 25 tỷ đồng với mức tỉ lệ 17,81%.
Hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho 2021 với 2022 tăng gần 454 tỷ đồng tương
ứng với tỉ lệ 41,94%.
Tài sản ngắn hạn: Năm 2021 tăng hơn 142 tỷ đồng còn năm 2022 tài sản ngắn
hạn công ty tăng gần 168 tỷ đồng tương đương với tỉ lệ 17,815% có thể thấy công
ty đang đầu tư nhiều vào cổ phiếu và dần thu hồi lại vốn từ các khoản đầu tư ngắn
hạn trước đó.
Nợ ngắn hạn: Tăng với tỉ lệ 13,01%; nợ ngắn hạn của công ty từ năm 2021 hơn
2.173 tỷ đồng; đến năm 2022 nợ ngắn hạn đã tăng lên hơn 2.233 tỷ đồng. Nợ ngắn
hạn tăng đồng nghĩa với việc công ty đã thanh toán đầy đủ khoản nợ lương của
công nhân viên cũng như khoản nợ phải trả cho người bán. Con số tăng hơn 59 tỷ
đồng nói lên công ty vẫn còn khoản thuế vẫn chưa thanh toán đủ .
Vì tài sản ngắn hạn tăng cùng với nợ ngắn hạn cũng tăng dẫn đến:

11
Khả năng thanh toán hiện thời: Công ty cũng vì thế mà tăng theo với tỉ lệ chênh
lệch giữa năm 2021 và 2022 là 10%. Năm 2021 khả năng thanh toán hiện thời của
công ty là 1,25 nhưng năm 2022 con số đó đã tăng thêm 0,13 với tổng là 1,38. Đó
là dấu hiệu của việc khả năng thanh toán hiện thời của công ty đang có dấu hiệu ổn
định và đang trong tình trạng tốt nhất có thể cho công ty cũng như đảm bảo việc trả
lãi vay các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2021 là 0,69 so với năm 2022 là 0,75 với mức
chênh lệch là 0,06 theo tỉ lệ giảm 0,06%. Tỉ lệ giảm 0,06% phản ánh lên mức độ
đáp ứng thanh toán khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của công ty
đã giảm xuống.
Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2021-2022 tăng 0.01 lần tương ứng với tỉ
lệ 14,67%. vậy nên ta có thể thấy được công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền
Phong vào năm 2022 phản ánh việc chấp hành kỉ luật thanh toán của công ty với
các chủ nợ nhanh hơn. Và nó sẽ giúp công ty nhanh trả hết nợ và phát triển.
5. Thông số hoạt động
Chênh lệch
Chỉ tiêu 2021 2022 2022/2021
Giá trị Tỷ lệ(%)
1. Kỳ thu tiền bình quân
58,62 56,41 (2,20) (3,76)
2. Vòng quay khoản phải thu 6,14 6,38 0,24 3,90
3. Kỳ trả tiền bình quân 22,77 24,06 1,29 5,68
4. Vòng quay khoản phải trả 15,81 14,96 (0,85) (5,38)
105,7 128,6
5. Thời gian giải toả tồn kho 3 9 22,96 21,72
6. Vòng quay hàng tồn kho 3,40 2,80 (0,61) (17,84)
7. Vòng quay tài sản 0,98 1,12 0,14 14,01
8. Vòng quay tài sản cố định 3,29 4,03 0,73 22,30
9. Vòng quay vốn luân chuyển ròng 8,80 6,75 (2,05) (23,33)

Bảng 5: Thông số hoạt động năm 2021-2022


Phân tích và đánh giá:

12
Kỳ thu tiền bình quân: Là khoảng thời gian bình quân mà các khoảng phải thu
của công ty có thể chuyển thành tiền.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy sợ chênh lệnh giữa năm 2021 so với năm 2022
giảm 3,76%. Năm 2021 kỳ thu tiền bình quân là 58,62, nhưng năm 2022 kỳ thu
tiền bình quân là 56,41 cho thấy sự có lợi cho công ty năm 2022, vì khả năng thu
hồi tiền nhanh hơn so năm 2021.
Vòng quay khoản phải thu: Thể hiện tốc độ thu tiền nợ.
Tốc độ thu tiền nợ năm 2022 nhanh hơn so với năm 2021 là 3,9%. Vòng quay
khoản phải thu năm 2022 cao hơn năm 2021 chứng tỏ công ty thu được tiền nhanh
nhờ vào các chính sách bán hàng của mình cũng như chất lượng sản phẩm tốt.
Kỳ trả tiền bình quân: là chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình mà doanh nghiệp
nợ các chủ nợ.
Kỳ trả tiền bình quân năm 2021 là 22,77;, năm 2022 là 24,06 tăng 1,29 so với
năm 2021 tương đương tăng 5,68%, cho ta thấy doanh nghiệp này năm 2022 có
khoản nợ phải trả nhiều hơn năm 2021
Vòng quay khoảng phải trả: Thể hiện tốc độ thanh toán tiền mua chịu.
Có thể thấy năm 2021 vòng quay khoản phải trả là 15,81 vòng, năm 2022 vòng
quay khoản phải trả là 14,96 vòng, cho thấy năm 2022 khả năng chiếm dụng vốn
thấp hơn năm 2021 5,38%.
Thời gian giải tỏa tồn kho: Là thời hạn bình quân mà một sản phẩm được lưu
kho.
Nhìn vào bảng số liệu thời gian giải tỏa tồn kho 2021 là 105,73; năm 2022 là
128,69; tăng 21,72%, cho thấy thời gian giải tỏa hàng tồn tăng thì sẽ tăng chi phí
lưu kho, tăng chi phí bảo quản.
Vòng quay hàng tồn kho: Thể hiện mức độ luân chuyển tồn kho, hiệu quả của
việc quản trị tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2021 là 3,40; năm 2022 là 2,80; giảm 0,61 so với
năm 2021 tương đương giảm 17,84%, cho thấy năm 2022 doanh nghiệp bán hàng
chậm, tốc độ tiêu thụ, sản lượng hàng hóa, độ ứ đọng hàng hóa cao hơn so với năm
2021.
13
Vòng quay tài sản: Là tương quan giữa doanh thu thuần và tổng tài sản.
Năm 2021 là 0,98; năm 2022 là 1,12 tăng 0,14 so với năm 2021 tương đương
14,01%. Giá trị của vòng quay tổng tài sản của năm 2022 cao hơn so với năm 2021
cho thấy công ty càng hoạt động tốt, tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi đồng đầu
tư vào tài sản.
Vòng quay tài sản cố định: Là tương quan giữa doanh thu thuần và tài sản cố
định ròng.
Vòng quay TSCĐ năm 2021 là 3,29; năm 2022 là 4,03; tăng 0,73 so với năm 2021
tương đương tăng 22,30%, cho thấy năm 2022 công ty sở dụng TSCĐ không tốt
bằng năm 2021
Vòng quay vốn luân chuyển ròng: Là tương quan giữa doanh thu thuần và vốn
luân chuyển ròng.
Vòng quay vốn luân chuyển ròng năm 2021 là 8,80; năm 2022 là 6,75 giảm 2,05
so với 2021 tương đương giảm 23,33%, cho thấy nếu chỉ số vòng quay vốn luân
chuyển ròng thấp hơn 2021 thì điều đó chứng tỏ khả năng sản xuất, luân chuyển
hàng hóa và thu hồi vốn chậm.
6. Thông số đòn bẩy
Chênh lệch
Chỉ tiêu 2021 2022 2022/2021
Giá trị Tỷ lệ (%)
1. Thông số nợ
0,45 0,44 (0,01) (1,38)
2. Thông số nợ dài hạn 0,01 0,00 (0,01) (100,00)
3. Thông số ngân quỹ/nợ (0,34) (0,47) (0,13) 39,28
4. Thông số khả năng trả lãi vay 13,41 8,18 (5,23) (39,01)

Bảng 6: Thông số đòn bẩy năm 2021-2022


Với các giá trị được tínhđể hoàn thành bảng 6 như sau:
CÁC GIÁ TRỊ 2021 2022
Ngân quỹ ròng (1.049.551.950.643
(VLĐR-NCVLĐR) (739.133.253.048) )
Vốn lưu động ròng
(TSNH-NNH) 548.238.309.542 842.777.002.175
Nhu cầu vốn lưu động ròng
(HTK+KPT-NNH) 1.287.371.562.590 1.892.328.952.818
14
Phân tích và đánh giá:
Thông số nợ: Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng
các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho ta thấy việc sự dụng nợ không
hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn tới tình trạng
mất khả năng thanh toán. Qua bảng số liệu 2021-2022 ta thấy được thông số giảm
0,01; tỷ lệ tương đương với tỷ lệ giảm 1,38% cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu
quả.
Thông số nợ dài hạn: Hệ số phản ánh tất cả cả các khoản nợ phải trả (mọi kỳ nợ
với mọi chủ nợ) nó cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ của các chủ nợ trước các
rủi ro không thể trả nợ của các doanh nghiệp như thông tin về những cơ hội mà
doanh nghiệp có thể vay thêm. Tuy nhiên nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán
chỉ đơn giản là số dư nợ mà không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi,
cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi các khoản nợ được phát hành hoặc không được
điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro.
Từ bảng thay đổi kê số liệu ta thấy thông tin số nợ dài hạn giảm 0,01 tương đương
giảm 100%. Thông thường tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (tỷ lệ nợ LT) dưới 0,5
được coi là tốt hoặc lành mạnh. Điều quan trọng là phải phân tích tất cả các tỷ lệ
trong bối bảnh ngành của công ty và quá khứ của công ty.
Thông số ngân quỹ/nợ: Công cụ đo lường khả năng của một công ty phục vụ các
khoản nợ hiện hành của mình bằng ngân quỹ hằng năm. Từ bảng số liệu, ta thấy
chỉ tiêu thông số ngân quỹ/nợ giảm 0,13 tỷ đồng nhưng tỷ lệ tương ứng tăng
39,28%.
Thông số khả năng trả lãi vay: Bảng báo cáo tài chính, hệ số khả năng thanh toán
lãi vay giảm 5,23 tỷ đồng tương đương giảm 39,01%; thể hiện khả năng thanh toán
lãi vay của công ty đạt mức tiêu cực.
7. Thông số sinh lời
Chênh lệch
2022/2021 TRUNG
Chỉ tiêu 2021 2022
Tỷ lệ BÌNH
Giá trị (%) NGÀNH
15
1. LỢI NHUẬN GỘP
BIÊN
0,237 0,245 0,008 3,41 0,24
2. TỶ SUẤT LỢI
NHUẬN DOANH
THU-ROS 0,097 0,084 (0,013) (13,02) 0,09
3. TỶ SUẤT LỢI
NHUẬN TRÊN TỔNG
TÀI SẢN-ROA 0,0955 0,0947 (0,001) (0,83) 0,10
4. TỶ SUẤT LỢI
NHUẬN VỐN CHỦ
SỞ HỮU-ROE 0,1727 0,1694 (0,003) (1,93) 0,17

Bảng 7: Thông số sinh lời năm 2021-2022


Phân tích và đánh giá:
Lợi nhuận gộp biên: Năm 2021 thông số lợi nhuận gộp biên là 0,237 tỷ đồng đến
năm 2022 tăng lên 0,245 tỷ đồng với mức chênh lệch giá trị là 0,008 tỷ đồng tương
đương với mức tỷ lệ tăng 3,41%. Điều này cho thấy lợi nhuận gộp biên tăng qua
hai năm 2021-2022. Lợi nhuận gộp biên tăng chững tỏ doanh nghiệp đó hoạt động
tốt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu – ROS: Năm 2021 có tỷ suất lợi nhuận doanh thu
(Lợi nhuận ròng biên)-ROS là 0,097 tỷ đồng đến năm 2022 giảm còn 0.084 tỷ
đồng với mức chênh lệch giá trị là giảm 0,013 tỷ đồng tương đương giảm
13,02%. Lợi nhuận ròng biên là tỷ lệ phần trăm doanh thu của một doanh nghiệp
còn lại sau khi trừđi tất cả các chi phí trên tổng doanh thu, chia cho doanh thu
thuần. Trong năm 2021, cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,097 đồng lợi
nhuận. Trong năm 2022, cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,084 đồng lợi
nhuận. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận doanh thu càng thấp, chứng tỏ công ty chưa tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán hàng. Doanh nghiệp đang chưa hoạt động tốt,
khả năng sinh lời thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA: Năm 2021 có tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản – ROA là 0,0955 đến năm 2021 không tăng cũng không giảm là
0,0947 với mức chênh lệch giá trị xấp xỉ giảm 0,001 tỷ đồng với mức tỷ lệ tương
đương giảm 0,83%. Chỉ số ROA thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được

16
đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử
dụng tài sản của doanh nghiệp. Trong năm 2021, cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản sẽ
đem lại 0,0955 đồng lợi nhuận ròng. Trong năm 2022, cứ 1 đồng đầu tư vào tài
sản sẽ đem lại 0,0947 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản giảm
doanh nghiệp tạo ra ít lợi nhuận hơn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu – ROE: Năm 2021 có lợi nhuận vốn chủ sở
hữu – ROE là 0,1727 tỷ đồng đến năm 2022 giảm còn 0,1694 tỷ đồng với mức
chênh lệch giả trị giảm 0,003 tỷ đồng tương đương giảm 1,93%. Chỉ số ROE thể
hiện được năng lực sử dụng nguồn vốn để tạo ra các khoản lợi nhuận. Đối với
các cổ đông trong doanh nghiệp thì ROE đóng một vai trò vô cùng quan trọng,
giúp họ có thể theo dõi được với một đồng vốn họ bỏ ra có thể sinh ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 2021, cứ 1 đồng vốn chủ thì tạo ra được
0,1727 đồng lợi nhuận. Trong năm 2022, cứ 1 đồng vốn chủ thì tạo ra được
0.1694 đồng lợi nhuận. Chỉ số ROE có giảm ta có thể biết được việc sử dụng vốn
của doanh nghiệp chưa được hiệu quả .

LỜI KẾT THÚC


Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi sự phải nhìn nhận
một cách khách quan từ tổng thể đến chi tiết của các thông số và tình hình kinh tế
hiện tại. Từ đó mới tổng hợp được các thông tin cần thiết và thấy được thực trạng

17
doanh nghiệp đang xảy ra để trả lời được những câu hỏi về mức độ sinh lời, những
vướng mắc, tiềm lực trong tương lai để có thể phát triển tối đa nó.
Thực tế đã chứng minh, nếu các nhà quản trị quan tâm đúng mức và áp dụng hợp
lí bảng phân tích báo cáo tài chính sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, họ
sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội phát triển hơn trong
tương lai. Những con số ‘ biết nói’ thể hiện rõ tình hình tài chính của doanh
nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động nên hướng tới. Nhóm 10 đã
phân tích, đánh giá rõ những thông số và tình hình biến động của Công ty Cổ phần
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong một cách chi tiết đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng quản lý các loại tài sản, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về
các vấn đề của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chúng em đã đề ra những biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài
chính của mình.
Trên đây là toàn bộ bài nghiên cứu đề tài “Phân tích và đánh giá tình hình tài
chính của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong’’ của nhóm 10 thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn giáo viên bộ môn ThS. Nguyễn Thị Minh Hà đã hướng dẫn
và giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện đề tài

18
LINK THAM KHẢO
Link 1: https://nhuatienphong.vn/#firstPage
Link 2: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-duy-tan/quan-
tri-tai-chinh-1/fin-301-quan-tri-tai-chinh-1-bai-tap-nhom/31639947

Các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2018-2019 giảm 28,688 triêu đồn

19

You might also like