You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO DỰ ÁN MNC NHÓM 10B


Đề tài:
CHIẾN LƯỢC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HÒA NHẰM ĐƯA SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN
SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

GVHD: TS. Huỳnh Thị Thúy Giang


Môn: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Lớp: K15402

TP.HCM THÁNG 4 NĂM 2018


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chương 1. CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA................................2
1.1. Về công ty ......................................................................................................2
1.2. Về sản phẩm ..................................................................................................2
1.4. Tiềm lực tài chính của công ty ......................................................................3
Chương 2. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ..............................................................6
1.1. Đặc điểm chung .............................................................................................6
1.2. Tiềm năng của sản phẩm ...............................................................................6
1.3. Tương quan tiền tệ .........................................................................................8
Chương 3. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ...........8
3.1. Hình thức đầu tư ............................................................................................8
3.2. Chiến lược phân phối.....................................................................................9
3.3. Chiến lược xúc tiến ........................................................................................9
3.4. Chiến lược giá ..............................................................................................10
Chương 4. TỐNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ .....................................................10
KẾT LUẬN ...............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i
PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...................................................................... ii
PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA THÀNH VIÊN ... iii
1

LỜI MỞ ĐẦU
Uống cà phê từ lâu đã trở thành một thú vui tao nhã và không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của người dân nhiều nơi trên thế giới. Hương vị cà phê đậm đà
đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của mỗi người chúng ta. Con người
ở các đất nước khác nhau có phong cách thưởng thức cà phê theo cách riêng của
mình: có người thích ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo,
nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để
suy ngẫm về cuộc sống, về con người; có người thích một ly cà phê uống trong sự
vội vã, tấp nập của xã hội .v.v Cà phê không đơn giản chỉ là một thức uống mà nó
còn chứa đựng cả một phong cách, một tâm hồn và cả một nét văn hóa.
Hiểu được giá trị đó Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa đã cho ra đời nhiều
loại cà phê với nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với nhịp sống của mỗi người.
Với các sản phẩm quen thuộc trên thị trường như Wake-up Café Sài Gòn; Vinacafé
3 trong 1, Vinacafé 4 trong 1,…Vinacafé Biên Hòa đã và đang khẳng định vị thế đơn
vị dẫn đầu ngành cà phê Việt Nam đặc biệt là trong phân khúc cà phê hòa tan.
Sau khi tìm hiểu về năng lực sản xuất, tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản
trị của công ty trong lĩnh vực sản xuất và phân phối cà phê, nhóm dự án đưa ra đề
xuất đưa Vinacafé Biên Hòa trở thành công ty đa quốc gia thông qua hoạt động mua
bán và sáp nhập (M&A) với công ty phân phối cà phê hòa tan CNF tại Hàn Quốc.
Các cơ sở thông tin và chiến lược sẽ được trình bày chi tiết ở các phần tiếp theo.
2

Chương 1. CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA


1.1. Về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa
Tên tiếng anh: Vinacafé Bien Hoa Joint Stock Company
Vốn điều lệ: 265.791.350.000 đồng
Trụ sở chính: KCN Biên Hòa 1, P. An Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Tên cổ phiếu: Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa; Mã cổ phiếu: VCF
Ra đời từ năm 1983, thương hiệu Vinacafé ngày nay đã trở thành một thương
hiệu lớn của Việt Nam. Hệ thống phân phối Vinacafé có mặt ở khắp các tỉnh thành
với hàng trăm nhà phân phối và bán lẻ. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị
trường Nielsen Việt Nam, Vinacafé Biên Hòa là nhà sản xuất cà phê hòa tan số 1 Việt
Nam với 41% thị phần. Theo sau là Nestlé với 26.3% và Trung Nguyên với 16% thị
phần. Bên cạnh đó, Vinacafé Biên Hòa sở hữu năng lực chế biến cà phê hòa tan lớn
nhất Việt Nam với ba nhà máy sản xuất. Nhà máy thứ 2 có công suất 800 tấn cà phê
hòa tan/năm và nhà máy thứ ba được xây dựng năm 2010 tại Đồng Nai với công suất
3200 tấn cà phê hòa tan/năm, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Từ đó có thể nhận thấy, Vinacafé Biên Hòa đã phát triển lớn mạnh, ổn định
trong thị trường trong nước. Vậy nên, nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tư ra thị trường
nước ngoài là rất cần thiết cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
1.2. Về sản phẩm
1.2.1. Mô tả sản phẩm
Cà phê hòa tan Vinacafé được chiết xuất từ những hạt cà phê xanh, sạch đem
đến hương vị thơm ngon, đậm đà cùng những trải nghiệm cà phê đầy tinh tế.Thành
phần: Đường, bột kem không sữa, muối, màu tổng hợp, cafe hòa tan (14%) – cafe
hòa tan trong thành phần là nguyên bản từ 100% hạt Robusta và Arabica.
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Sản xuất theo TCCS số 02:2014/CPBH.
Công ty sẽ hợp tác thu mua cà phê sạch từ các nhà vườn của nông dân ở khu
vực các tỉnh Tây Nguyên - nguồn nguyên liệu lâu năm của Vinacafé, để đảm bảo đủ
nguồn cung cấp quanh năm và chất lượng ổn định. Việc này sẽ giúp ổn định nguồn
nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí tìm kiếm, thu mua cho công ty.
1.2.2. Công dụng sản phẩm
Chất caffein trong cà phê giúp cho hệ thần kinh hưng phấn, tỉnh táo, suy nghĩ
linh hoạt, kích thích tuần hoàn và hô hấp. Cà phê còn có hàm lượng cao chất chống
oxy hóa, ngăn chặn các loại bệnh tim mạch, ung thư và quá trình lão hóa, ngoài ra
còn giúp bảo vệ bộ nhớ lâu dài và tránh các vấn đề liên quan đến tuổi tác.
3

1.3. Tiềm lực tài chính của công ty


1.3.1. Bảng cân đối kế toán
2017 2016
Tài sản ngắn hạn 2.829.757.572.782 2.323.304.183.347
Tài sản dài hạn 753.585.571.436 816.955.643.678
TỔNG TÀI SẢN 3.583.343.144.218 3.140.259.827.025
Nợ phải trả 2.818.126.415.213 990.163.024.175
Vốn chủ sở hữu 765.216.729.005 2.150.096.802.850
TỔNG NGUỒN VỐN 3.583.343.144.218 3.140.259.827.025
Từ bảng trên, ta có thể thấy năm 2017 có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn,
nợ phải trả tăng đáng kể và VCSH giảm đáng kể. Nguyên nhân chính là vì ngày
5/12/2017, HĐQT của công ty đã quyết định tạm ứng cổ tức bằng tiền 1.754.222 triệu
VND, làm cho khoản phải trả tăng, tổng nợ của công ty tăng, VCSH giảm. Do đó,
một vài chỉ số tài chính liên quan đến nợ ngắn hạn thay đổi đáng kể.
1.3.2. Các chỉ số tài chính:

2015 2016 2017


Tỷ số tài chính
VCF TBN VCF TBN VCF TBN
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) 2.55 1.54 2.35 1.71 1.01 1.89
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 2.13 1.17 2.16 1.32 0.91 1.33
Vòng quay các khoản phải thu 69.76 - 71.52 - 77.08 13.52
Vòng quay hàng tồn kho 6.33 - 8.72 - 8.65 15
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 4.77 1.77 5.4 1.91 4.88 -
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.19 0.98 1.17 1.03 0.97 1.39
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 1.85 1.88 1.69 1.95 2.23 -
Tỷ số nợ trên tài sản (%) 30.08 46 31.53 48 78.65 80
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) 43.01 85 46.05 94 368.28 108
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
3.7 - 0.08 - 0.8 10
(%)
Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu 1.43 1.85 1.46 1.92 4.68 -
Khả năng thanh toán lãi vay 27.36 - 36.02 - 40.7 -
ROS (%) 9.85 14 11.51 13 11.37 -
ROA (%) 11.76 14 12.1 13 10.3 7.55
ROE (%) 16.7 27 17.7 25 48.2 17.87
Trong đó: VCF: Vinacafé Biên Hòa ; TBN: Trung bình ngành
1.3.2.1. Nhóm các tỷ số thanh toán
Trong hai năm 2015 và 2016, tỷ số thanh toán của công ty tương đối cao và cao
hơn chỉ số TBN. Đây có thể xem dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng quản lý tiền mặt và
thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn của công ty tốt. Tuy nhiên, năm 2017, tỷ
số thanh toán của công ty giảm đáng kể và thấp hơn cả chỉ số TBN, nguyên nhân vì
nợ ngắn hạn tăng do chi trả cổ tức cho công ty mẹ và cổ đông như đã giải thích ở trên.
4

1.3.2.2. Nhóm các tỷ số hoạt động


Vòng quay khoản phải thu cao và tăng dần qua các năm, cho thấy công ty quản
lý khoản phải thu tốt, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao so
với TBN (năm 2017 gấp hơn 5 lần), công ty có thể gặp rủi ro khi khách hàng chuyển
sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.
Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho thấp hơn nhiều so với TBN, điều này cho thấy
công ty quản lý hàng tồn kho chưa tốt, hàng có thể bị ứ đọng.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ khá cao so với TBN: 1 đồng TSCĐ làm ra 4.88 đồng
doanh thu (năm 2017). Điều này cho thấy công ty quản lý TSCĐ hiệu quả. Bên cạnh
đó, hiệu suất sử dụng VCSH xấp xỉ TBN. Năm 2017, 1 đồng VCSH đem lại 2.23
đồng doanh thu cho cổ đông. Đây là dấu hiệu tốt giúp cổ phiếu Vinacafé Biên Hòa
thu hút nhà đầu tư và cả chủ nợ khi cần huy động vốn cho hoạt động của công ty.
1.3.2.3. Nhóm các tỷ số đòn bẩy
Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty tương đối thấp so với TBN, năm 2015 và
2016 là 30.08% và 31.53%, nghĩa là 30.08% tài sản có được do vay nợ, 69.92% còn
lại đến từ vốn cổ phần năm 2015, tương tự 31.53% và 68.47% năm 2016. Đây là con
số tương đối ổn định, công ty ít phụ thuộc vào chủ nợ, gánh nặng chi phí lãi vay và
thời gian đáo hạn không lớn. Tuy nhiên, năm 2017 tỷ số tăng tới 78.65%, nguyên
nhân nợ tăng do chi trả cổ tức cho công ty mẹ và cổ đông như đã giải thích ở trên.
Tỷ số nợ trên VCSH khá thấp vào năm 2015 và 2016, tăng cao vào năm 2017.
Nợ tăng và VCSH giảm do chi trả cổ tức cho công ty mẹ và cổ đông. Khi cần vốn,
công ty có thể vay ngân hàng nếu chi phí lãi vay có lợi hơn phát hành thêm cổ phiếu.
Tỷ lệ tổng tài sản trên tổng VCSH chuyển biến tích cực qua các năm với 4.68
năm 2017, tăng gần 3 lần so với năm 2015. Đây là con số rất đáng kể nếu xét trên số
lượng cổ đông lớn và lượng tài sản khổng lồ của Vinacafé Biên Hòa. Tương tự, công
ty có thể vay vốn nếu chi phí phát sinh có lợi hơn phát hành cổ phiếu ra ngoài.
Khả năng thanh toán lãi vay tương đối cao và có xu hướng tăng, cho thấy khả
năng bù đắp chi phí lãi vay của công ty tốt và khá ổn định. Nhà cung cấp tín dụng có
thể sẽ sẵn sàng cung cấp vốn cho công ty khi số tiền gốc vay nợ đến hạn thanh toán.
1.3.2.4. Nhóm tỷ số sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và tài sản ở mức trung bình và tương đối ổn định
qua các năm, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 11.37 đồng lợi nhuận, 100 đồng tài sản
tạo ra 10.30 đồng lợi nhuận. Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi trên VCSH tăng cao ở năm
2017, 100 đồng VCSH tạo ra 48.20 đồng lợi nhuận, như đã giải thích, VCSH giảm
nhiều do chi trả cổ tức cho công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát.
5

1.3.3. Kết quả kinh doanh

2015 2016 2017


Doanh thu 3.094.8390.016.639 3.393.920.989.835 3.340.245.564.366
Lợi nhuận sau thuế 295.350.751.731 380.948.745.220 369.342.836.155
Năm 2016, doanh thu của công ty tăng gần 10%, có giảm nhưng không đáng kể
(1.5%) ở năm 2017, tương tự, năm 2016, năm 2016 lợi nhuận sau thuế của công ty
tăng gần 30%, có giảm nhưng giảm không đáng kể (3%) ở năm 2017. Nhìn chung,
tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty ở mức tốt.
Kết luận: Sau khi phân tích báo cáo tài chính của công ty và so sánh các chỉ số
tài chính với TBN, nhận thấy tình hình tài chính của công ty mặc dù còn một số điểm
yếu nhưng nhìn chung khá ổn định, khả năng thanh toán lãi vay tốt, các chỉ số ROS,
ROA, ROE tương đối cao, tình hình kết quả kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận tốt, có
xu hướng phát triển tích cực,...Điều này cho thấy Vinacafé Biên Hòa có tiềm năng
đáp ứng việc đầu tư đưa sản phẩm cà phê hòa tan sang thị trường Hàn Quốc.
1.3.4. Cơ cấu vốn cho dự án
Công ty hiện có quỹ đầu tư phát triển với 213.510.848.947 đồng. Bên cạnh đó,
khả năng thanh toán lãi vay cao và tăng qua các năm, cho thấy công ty có thể huy
động vốn bằng cách vay ngân hàng. Vậy công ty hoàn toàn có khả năng sử dụng hai
nguồn tài trợ này để thực hiện chiến lược đầu tư sang thị trường Hàn Quốc. Cụ thể:
- Tổng vốn đầu tư dự kiến: 130 tỷ đồng
 Trích quỹ đầu tư và phát triển từ vốn chủ sở hữu: 50 tỷ VNĐ
 Vay ngân hàng: 80 tỷ VNĐ
Lí giải: Kết quả kinh doanh của Vinacafé Biên Hòa 3 năm liên tục luôn ở mức
tốt, nợ trong tầm kiểm soát (tỷ số nợ trên tổng tài sản luôn thấp hơn TBN), khả năng
thanh toán lãi vay tăng đều qua 3 năm. Do đó, công ty có thể sử dụng nguồn vốn vay
từ ngân hàng để đầu tư cho dự án. Tuy nhiên, nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro khi
đầu tư vào thị trường mới, công ty quyết định sử dụng thêm nguồn tài trợ của quỹ
đầu tư và phát triển từ vốn chủ sở hữu song song với nguồn vốn vay từ ngân hàng.
- Khả năng huy động vốn: Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế
giới. Tuy nhiên, chưa nhiều công ty Việt Nam chinh phục được thị trường này do
chưa đáp được yêu cầu về sản phẩm. Vinacafé Biên Hòa với kinh nghiệm xuất khẩu
sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản nên hoàn toàn có khả năng đáp ứng
tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Hàn. Từ đó có thể thấy, tiềm năng của dự án là rất
cao. Các cổ đông có thể tin tưởng việc đầu tư vào dự án mới này. Mặt khác, khả năng
thanh toán lãi vay của công ty tăng đều qua 3 năm cùng với kết quả hoạt động kinh
doanh tốt, ngân hàng có thể xem xét ra quyết định cho công ty vay vốn đầu tư dự án.
6

Chương 2. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG


1.1. Đặc điểm chung
Hàn Quốc là quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên với
51 triệu dân. Thủ đô Seoul là trung tâm đô thị lớn thứ tư thế giới. Hàn Quốc là quốc
gia có nền kinh tế phát triển theo phân loại của WB và IMF. Nền kinh tế dựa vào xuất
khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là
thành viên của UN, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng
là thành viên sáng lập của APEC và đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ.
1.2. Tiềm năng của sản phẩm
1.2.1. Nhu cầu của thị trường
Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 11 trên thế giới và đứng thứ hai ở
Châu Á. Cà phê hiện cũng là mặt hàng có thị phần lớn nhất trên thị trường đồ uống
Hàn Quốc với tỷ trọng khoảng 53%. Trung bình một người Hàn Quốc trưởng thành
uống một ngày từ 3 đến 5 ly cà phê. Trong đó, phổ biến nhất là cà phê hòa tan chiếm
95% lượng cà phê bán trên thị trường do tính tiện lợi và dễ sử dụng.
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc công bố số liệu cho thấy, năm 2017, quy mô thị
trường cà phê nước này đạt 11.739,75 tỷ won (gần 11 tỷ USD), lần đầu vượt ngưỡng
10.000 tỷ won. Mức giá trị này tương đương với 26,5 tỷ ly cà phê và con số tiêu thụ
trung bình là 512 ly/đầu người/năm trong tổng dân số 51,7 triệu người của Hàn Quốc.
Trong đó, cà phê hòa tan đứng đầu với 13,05 tỷ cốc. Sau đó tới cà phê hạt 4,8 tỷ cốc,
cà phê lon là 4,05 tỷ cốc, cà phê uống liền 3,1 tỷ cốc, cà phê hạt uống liền 1,6 tỷ cốc.
Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng không thích hợp để trồng cây cà
phê, nên thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Sản lượng nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc liên tục tăng (Đơn vị: triệu USD)
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam có thời điểm chiếm 34% thị phần và là top 3 quốc gia xuất khẩu cho
7

Hàn Quốc. Mặc dù chiếm gần 1/3 thị phần nhưng người Hàn ít biết đến cà phê Việt
Nam vì cà phê Việt Nam chủ yếu chỉ làm nguyên liệu đầu vào cho các thương hiệu
cà phê Hàn Quốc. Số lượng thương hiệu thuần Việt ở thị trường này chưa nhiều dù
chất lượng tốt. Một phần do cà phê Việt Nam chưa đồng nhất về kích thước, màu sắc,
đóng gói bao bì kém chưa đáp ứng tính thẩm mỹ của người tiêu dùng Hàn. Tuy nhiên,
Vinacafé Biên Hòa quyết định mở rộng thị trường tiêu dùng tại quốc gia này vì nhận
thấy dư địa và nhu cầu của thị trường cà phê hòa tan ở nước này rất lớn. Cùng với
kinh nghiệm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, Vinacafé
hoàn toàn có tiềm năng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người dân Hàn Quốc.
1.2.2. Thị hiếu tiêu dùng
Người Hàn Quốc rất coi trọng công việc. Theo khảo sát 21.000 người Hàn Quốc
ở mọi lứa tuổi, cho thấy 69,7% người được hỏi luôn cảm thấy bận rộn và chịu áp lực
thời gian. Những người ở độ tuổi 30 là những người bận rộn nhất. Vì áp lực công
việc, nên họ có khuynh hướng chọn lựa những sản phẩm có thể chế biến dễ dàng và
không tốn nhiều thời gian. Vậy nên, một gói cà phê hòa tan thơm ngon đậm đà, dễ sử
dụng sẽ là sự lựa chọn ưu tiên khi đến thị trường này.
1.2.3. Khách hàng mục tiêu
Vinacafé sẽ tập trung vào phân khúc nhân viên văn phòng. Đây là lực lượng có
mức tiêu thụ cà phê hòa tan nhiều nhất do công việc bận rộn, họ cần những sản phẩm
nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, phân khúc lao động giản đơn cũng được nhắm đến,
vì người lao động với mức thu nhập thấp quan tâm về giá cả hơn là chất lượng sản
phẩm hay thương hiệu. Do đó, với giá cả vừa phải và cạnh tranh, Vinacafé có thể mở
rộng thị trường thông qua hai đối tượng khách hàng này.
1.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Ba thương hiệu lớn hiện đang chi phối thị trường cà phê hòa tan Hàn Quốc là
Maxim (Dongsuh), French Café (Namyang) và Nescafé (Nestle). Chiếm thị phần lớn
nhất là Maxim với tỷ trọng 82% vào năm 2013, French Café (11%) và Nescafé (4%).
Các thương hiệu khác chiếm khoảng 3% thị phần còn lại. Trong đó, Maxim được biết
đến phổ biến với dòng cà phê mix đóng gói có vị ngọt béo của sữa và đường. Giá cà
phê hòa tan Maxim dao động từ 7000KRW đến 45000KRW cho một hộp 20 gói.
1.2.5. Các chính sách liên quan
Thuế suất nhập khẩu của Hàn Quốc đối với cà phê chế biến là 8%. Tuy nhiên,
do đã ký Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc với Hàn Quốc, hiện tại tất
cả các mặt hàng cà phê của Việt Nam đều được miễn thuế nhập khẩu khi vào Hàn
Quốc với điều kiện phải xuất trình C/O form AK do Bộ Công Thương Việt Nam cấp.
8

1.3. Tương quan tiền tệ


Tỷ giá ngày 30/04/2018 theo vn.exchange-rates.org: 1 KRW = 21,276 VND.
Đồ thị biến động tỷ giá KRW
thời gian gần đây cho thấy đồng
won Hàn Quốc có xu hướng tăng
giá so với đồng Việt Nam. Thêm
vào đó, đồng KRW là đồng tiền
mạnh so với VND. Xét về mặt tỷ
giá, Hàn Quốc là quốc gia phù hợp
để công ty lựa chọn mở rộng thị Đồ thị biến động tỷ giá giữa KRW và VND từ
trường tiêu dùng. đầu năm 2016 đến nay

Chương 3. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC


3.1. Hình thức đầu tư
Sau khi xem xét tình hình công ty và cân nhắc giữa các phương án, Vinacafé
Biên Hòa nhận thấy việc mua bán và sáp nhập (M&A) thông qua việc mua lại 100%
công ty phân phối CNF Korea Co.Ltd là lựa chọn tối ưu nhất. Dự tính chi phí mua lại
CNF là 55 tỷ đồng. Hình thức đầu tư này hoàn toàn được pháp luật Hàn Quốc cho
phép. Theo đó, CNF sẽ trở thành công ty con của Vinacafé Biên Hòa tại Hàn Quốc.
Sau hoạt động M&A, CNF chính thức đổi tên thành Vinacafé Korea và phân phối sản
phẩm cà phê hòa tan thông qua mạng lưới các chi nhánh tại Hàn Quốc.
CNF bắt đầu kinh doanh, phân phối cà phê hòa tan từ năm 2005. CNF là một
doanh nghiệp nhỏ với 50 nhân viên, doanh thu hằng năm từ 1-2 triệu USD. Sau hơn
10 năm hoạt động, CNF là một trong những nhà phân phối cà phê uy tín ở Hàn Quốc.
Dự định hằng năm, Vinacafé Biên Hòa sẽ sản xuất ra 1,000,000 hộp cà phê hòa
tan với giá vốn 60,880 VND mỗi hộp và bán chúng đến Vinacafé Korea. Sau đó,
Vinacafé Korea bán mỗi hộp với giá 190,000 VND cho khách hàng. Theo số liệu của
Deloitte, mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là 20% và ở Hàn là 10%. Từ
đó, Vinacafé quyết định định giá chuyển nhượng ở mức thấp (80,000 VND/hộp) trong
giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con nhằm kết chuyển thu nhập và lợi nhuận từ
nơi có thuế suất cao (Việt Nam) sang nơi có thuế suất thấp (Hàn Quốc). Điều này
giúp cho Vinacafé tối thiểu hóa số thuế phải nộp và tối đa hóa lợi nhuận thu được.
So sánh M&A và xuất khẩu gián tiếp: Thông qua mua bán và sáp nhập,
Vinacafé Biên Hòa sẽ trở thành công ty đa quốc gia. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, nhanh chóng tiếp cận và đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối.
9

Ngoài ra, công ty sẽ giảm thiểu được số tiền thuế phải nộp trên toàn cầu nhờ tận dụng
cơ hội arbitrage về thuế do chính sách thuế khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Cụ thể từ 2 bảng lợi nhuận dự tính dưới đây (số liệu dự trên 1,000,000 sản phẩm/năm),
có thể thấy, việc thành lập công ty con đem lại hiệu quả cao hơn so với xuất khẩu.
Bảng lợi nhuận dự tính theo hình thức xuất khẩu gián tiếp
Chỉ tiêu ĐVT: triệu đồng
Doanh thu 190,000
Giá vốn hàng bán 60,880
Lợi nhuận gộp 129,120
Chi phí bán hàng 41,800
- Chiết khấu cho nhà phân phối (20% giá bán) 38,000
- Chi phí marketing, quảng cáo,… (2% giá bán) 3,800
Lợi nhuận trước thuế 87,320
Thuế TNDN (20%) 17,464
Lợi nhuận sau thuế 69,856
Bảng lợi nhuận hợp nhất dự tính theo hình thức M&A

Công ty mẹ Công ty con Công ty mẹ


ĐVT: triệu đồng
Vinacafé Biên Hòa Vinacafé Korea và con
Doanh thu 80,000 190,000 190,000
Giá vốn 60,880 80,000 60,880
Lợi nhuận thuần 19,120 110,000 129,120
Chi phí khác 0 3,800 3,800
Lợi nhuận trước thuế 19,120 106,200 125,320
Thuế (20%/10%) 3,824 10,620 14,444
Lợi nhuận sau thuế 15,296 95,580 110,876
Trong năm đầu, Vinacafé BH cần chi dự kiến 55 tỷ đồng để mua lại nhà phân
phối nên thực chất lợi nhuận năm đầu của công ty sẽ ít hơn so với xuất khẩu gián tiếp
vì chi phí mua lại cao hơn chi phí chiết khẩu. Tuy nhiên, những năm sau công ty mẹ
không cần chịu chi phí mua lại trong khi xuất khẩu cần phải chiết khấu mỗi năm. Vậy
nên, xét tổng thể, hình thức M&A vẫn đem lại hiệu quả cao hơn so với xuất khẩu.
3.2. Chiến lược phân phối
Vinacafé Korea sẽ thực hiện phân phối sản phẩm cà phê hòa tan Vinacafé tại thị
trường Hàn Quốc. Hàng sẽ được thiết kế và đóng gói bao bì tại Vinacafe Biên Hòa
Việt Nam. Việc xây dựng nhãn hiệu, vận chuyển, tiêu thụ và phân phối đến tay người
tiêu dùng sẽ giống với cách thức vận hành như trước đây của Vinacafé Korea.
3.3. Chiến lược xúc tiến
Công ty sẽ dựa vào nguồn lực sẵn có, khả năng phân phối và bán hàng của
Vinacafé Korea để thực hiện các hoạt động: Marketing trực tiếp, quảng cáo, Internet,
báo chí,…kết hợp với một số hoạt động tài trợ cộng đồng như học bổng; sự kiện, hội
thảo về cà phê; tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ thương mại.
10

3.4. Chiến lược giá


Giá của đối thủ cạnh tranh ở cùng phân khúc dao động từ 7,000 KRW đến
45,000 KRW. Chi phí sản xuất một hộp cà phê hòa tan 20 gói là 60,880 VND. Với
chiến lược định giá thâm nhập thị trường, công ty dự định bán sản phẩm với giá thấp
hơn các đối thủ cạnh tranh. Công ty đưa ra giá cho một hộp cà phê 20 gói bán tại thị
trường Hàn Quốc là 190,000 VND/hộp tương đương 9,000 KRW/hộp.
Chương 4. TỐNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Sản phẩm: Cà phê hòa tan Vinacafé
- Thị trường mục tiêu: Hàn Quốc
- Quy mô hoạt động: 1,000,000 sản phẩm/năm
- Hình thức đầu tư: mua lại CNF Korea Co.Ltd và đổi tên thành Vinacafé Korea.
- Mục tiêu dự án:
 Thành lập công ty con ở Hàn Quốc thông qua hoạt động M&A, nhằm phục vụ
việc phân phối sản phẩm ở thị trường bản địa.
 Mở rộng thị trường tiêu thụ ở Hàn Quốc. Cụ thể: số lượng sản phẩm bán ra đạt
được 1,000,000 hộp vào năm đầu tiên, và tăng 5% mỗi năm cho 3 năm tiếp theo.
 Thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng. Cụ thể: Sau 4 năm thu hồi được số vốn đầu tư
130 tỷ đồng đồng thời trả hết số nợ vay ngân hàng đầu tư dự án 80 tỷ đồng.
 Xây dựng độ nhận biết về sản phẩm Vinacafé xuất xứ từ Việt Nam. Cụ thể: In
logo công ty lên bao bì sản phẩm, cho người tiêu dùng uống thử sản phẩm,...
- Lợi ích Vinacafé thu được từ dự án đầu tư: Việc thành lập công ty con ở Hàn
Quốc đánh dấu bước ngoặc đưa Vinacafé Biên Hòa trở thành một công ty đa quốc
gia. Tạo điều kiện thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, tận dụng
công suất của các nhà máy, nhân công, nguyên liệu và nguồn lực ở Việt Nam. Ngoài
ra, việc mở rộng thêm chi nhánh tại thị trường tiêu thụ khó tính như Hàn Quốc giúp
Vinacafé Biên Hòa khẳng định tên tuổi ở thị trường quốc tế trong khi nhu cầu trong
nước là có hạn. Bên cạnh đó, công ty giảm được nghĩa vụ thuế nhờ tận dụng cơ hội
chuyển giá do chính sách thuế khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
KẾT LUẬN
Dựa trên tiềm lực tài chính của công ty và mức độ khả thi trong việc thu hồi vốn
của dự án, công ty tin rằng việc đầu tư sang thị trường Hàn Quốc sẽ mang lại mức lợi
nhuận cao và ổn định qua các năm. Việc đầu tư vào dự án trên cũng giúp tăng tính
sinh lợi nguồn tiền mặt dự trữ hiện nay, đưa mức lợi nhuận của công ty Vinacafé Biên
Hòa tăng trưởng đột phá. Điều này giúp vị thế của công ty cũng được nâng lên một
tầm cao mới, mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty trên thị trường cà phê thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia – TS. Huỳnh Thị
Thúy Giang.
2. Giáo trình môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia – TS. Huỳnh Thị Thúy
Giang.
3. https://www.vinacafebienhoa.com/
4. http://finance.vietstock.vn/VCF-ctcp-vinacafe-bien-hoa.htm
5. https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS_Graph.aspx?nvp
m=1|410||||0901|||4|1|1|1|2|1|2|1|1 )
6. http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_Ec_detail.htm?No=37014
7. http://english.yonhapnews.co.kr/news/2018/02/18/0200000000AEN2018021
8000500320.html
8. http://bnews.vn/thi-truong-ca-phe-han-quoc-thiet-lap-ky-luc-moi/76608.html
9. https://vietnamcoffee.asia/ca-phe/thi-truong-ca-phe/tiem-nang-xuat-khau-
lon-o-thi-truong-ca-phe-han-quoc-32.html
10. http://vietnamexport.com/xu-huong-thi-truong-ca-phe-han-
quoc/vn2528121.htm
PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TẠI NGÀY 31/12/2017


CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA VÀ CÔNG TY CON

MÃ 31/12/2017 1/1/2017
SỖ ( VND) (VND)
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 100 2.829.757.572.782 2.323.304.183.347
Tiền và các khoản tương 110 2.495.714.686.629 1.614.295.701.893
đương tiền
Tiền 111 11.814.686.629 5.195.701.893
Các khoản tương đương tiền 112 2.483.900.000.000 1.609.100.000.000
Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - 445.000.000.000
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo 123 - 445.000.000.000
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 130 43.705.236.791 57.038.432.612
Phải thu của khác hàng 131 36.981.549.864 47.321.797.128
Trả trước cho người bán 132 751.791.204 4.061.378.970
Phải thu ngắn hạn khác 136 5.971.895.723 6.464.871.199
Dự phòng các khoản phải thu 137 - (800.614.685)
khó đòi
Hàng tồn kho 140 276.210.369.895 192.958.056.825
Hàng tồn kho 141 278.109.725.782 195.847.960.093
Dự phòng giảm giá hàng tồn 149 (1.899.355.887) (2.889.903.268)
kho
Tài sản ngắn hạn khác 150 14.127.279.467 14.011.992.017
Chi phí trả trước ngắn hạn 151 3.907.334.338 5.886.117.913
Thuế giá trị gia tăng được khấu 152 8.750.729.417 8.125.874.104
trừ
Thuế và các khoản phải thu nhà 153 1.469.215.712 -
nước
Tài sản dài hạn 200 753.585.571.436 816.955.643.678
Các khoản phải thu dài hạn 210 199.160.000 787.337.200
Phải thu dài hạn khác 216 199.160.000 787.337.200
Tài sản cố định 220 666.554.636.023 666.253.545.393
Tài sản cố định hữu hình 221 665.582.559.639 665.449.424.820
Nguyên giá 222 1.070.794.281.378 996.849.362.350
Giá hao mòn lũy kế 223 (405.211.721.739) (331.339.937.530)
Tài sản cố định vô hình 227 972.076.384 804.120.573
Nguyên giá 228 2.180.358.879 1.880.358.879
Giá hao mòn lũy kế 229 (1.208.282.495) (1.076.238.306)
Tài sản dở dang dài hạn 240 8.261.322.378 69.877.443.965
Chi phí xây dựng cơ bản dở 242 8.261.322.378 69.877.443.965
dang
Tài sản dài hạn khác 260 78.570.453.035 80.037.317.120
Chi phí trả trước dài hạn 261 24.054.252.687 25.470.707.385
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 31.642.976.938 28.975.775.617
Lợi thế thương mại 269 22.973.223.410 25.590.834.118
TỔNG TÀI SẢN 270 3.583.343.144.218 3.140.259.827.025
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 300 2.818.126.415.213 990.163.024.175
Nợ ngắn hạn 310 2.812.014.458.744 988.304.815.498
Phải trả người bán 311 392.142.293.178 342.122.116.780
Người mua trả tiền trước 312 17.118.507.057 6.600.908.908
Thuế phải nộp nhà nước 313 26.640.938.561 69.121.472.935
Chi phí phải trả 315 191.663.284.616 206.835.685.717
Phải trả ngắn hạn khác 319 1.756.282.893.506 2.212.809.257
Vay ngắn hạn 320 407.161.644.368 340.379.924.443
Quỹ khen thưởng phúc lợi 322 21.032.897.457 21.031.897.458
Nợ dài hạn 330 6.084.956.469 1.858.208.677
Phải trả dài hạn khác 337 1.011.020.719 1.858.208.677
Dự phòng phải trả dài hạn 342 5.073.935.750 -
VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 765.216.729.005 2.150.096.802.850
Vốn chủ sở hữu 410 765.216.729.005 2.150.096.802.850
Vốn cổ phần 411 265.791.350.000 265.791.350.000
- Cổ phiếu phổ thông có
quyền biểu quyết 411a 265.791.350.000 265.791.350.000
Thặng dư vốn cổ phần 412 29.974.241.968 29.974.241.968
Quỹ đầu tư phát triển 418 213.510.848.947 213.510.848.947
Lợi nhuận sau thuế chưa phân 421 260.832.034.386 1.642.561.068.149
phối
- Lợi nhuận sau thuế chưa 421a - 1.259.419.681.720
phân phối lũy kế đến cuối
năm trước
- Lợi nhuận sau thuế chưa 421b 260.832.034.286 383.141.386.429
phân phối năm nay
Lọi ích cổ đông không kiểm 429 (4.891.746.196) (1.740.706.214)
soát
TỔNG NGUỒN VỐN 440 3.583.343.144.218 3.140.259.827.025

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT CHO
NĂM KẾT THÚC NGÀY 31/12/2017 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HÒA VÀ CÔNG TY CON
Mã 2017 2016
số VND VND
Doanh thu bán hàng và cung
01 3.340.245.564.366 3.393.920.989.835
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
02 91.400.978.489 84.197.502.619
thu
Doanh thu thuần 10 3.248.844.585.8777 3.309.723.487.216
Giá vốn hàng bán 11 2.029.621.731.324 2.111.934.817.590
Lợi nhuận gộp 20 1.219.222.854.533 1.197.788.669.626
Doanh thu hoạt động tài chính 91.973.100.028 72.758.113.470
Chi phí kinh doanh 12.138.469.056 13.505.257.817
Trong đó: chi phí lãi vay 11.417.754.176 13.003.334.038
Chi phi bán hàng 127.029.878.478 708.459.088.087
Chi phí quản lý doanh nghiệp 122.937.601.813 92.965.635.938

Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30 453.090.005.234 455.616.801.254


kinh doanh
Thu nhập khác 31 382.101.620 419.297.082
Chi phí khác 32 198.292.202 713.591.298
Kết quả từ các hoạt động khác 40 183.809.418 (294.294.216)
Lợi nhuận kế toán trước thuế 50 453.273.814.652 455.322.507.038
Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 86.598.197.818 80.950.428.823
Lợi ích thuế TNDN trì hoãn 52 (2.667.201.321) (6.576.667.005)
Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 369.342.836.155 380.948.745.220
Phân bổ:
Chủ sở hữu của công ty 61 372.493.876.137 394.070.138.429
Cổ đông không kiểm soát 62 (3.151.039.982) (3.121.393.209)
Lãi trên cổ phiếu
Lãi trên cổ phiếu cơ bản 70 14.015 14.450
Bảng ước tính chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất ước tính cho một gói cà phê
Thành tiền (ĐVT: VNĐ)
hòa tan 16g
Nguyên liệu cà phê 500
Đường 50
Phụ gia 130
Chi phí xử lý chất lượng, bao bì 400
Chi phí nhân công 615
Nhiên liệu điện nước 50
Khấu hao máy móc 50
Chi phí bao bì 250
Chi phí xử lý phế thải 30
Chi phí vận chuyển 705
Chi phí phát sinh (10% tổng chi phí) 264
Tổng chi phí 3,044
PHỤ LỤC 2
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐIỂM TRUNG BÌNH GHI CHÚ


Nhóm
1 Nguyễn Ngọc An K154020081 9.8
trưởng
2 Triệu Thu Ba K154020087 8.9
3 Trần Thị Thu Hà K154020100 8.9
4 Trần Thị Kim Ngân K154020124 8.6
5 Hồ Thị Thu Nghĩa K154020127 9.3
6 Vũ Thị Quỳnh K154020143 8.7
Số điểm được đánh giá dựa trên điểm trung bình các thành viên đánh giá lần lượt lẫn
nhau theo thang điểm dưới đây:

0 1-5 6-7 8-9 10


Bị khai trừ Chưa hoàn Hoàn thành Làm tốt việc Làm tốt việc được
hoặc không thành công việc được được giao, giao, đúng hạn, có
phải thành việc được giao, kết quả đúng hạn, có chất lượng. Giúp đỡ
viên của giao, ít hợp chấp nhận chất lượng. các thành viên khác.
nhóm. tác. được. Tích cực, chủ động.

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
Tỷ Ngọc Thu Thu Kim Thu Thị
Nội dung Tổng
trọng An Ba Hà Ngân Nghĩa Quỳnh
Đề xuất ý tưởng 10% 15% 15% 15% 15% 25% 15% 100%
Xây dựng đề
10% 25% 15% 15% 15% 15% 15% 100%
cương
Thu thập thông
20% 15% 20% 15% 15% 20% 15% 100%
tin, dữ liệu
Xử lý, phân tích
20% 20% 15% 15% 15% 20% 15% 100%
dữ liệu
Viết dự án 40% 25% 15% 10% 15% 20% 15% 100%
Tổng cộng 100% 21% 16% 13% 15% 20% 15% 100%

You might also like