You are on page 1of 8

1.

Ước lượng hàm cầu


2. Dự báo lượng cầu

Việc xây dựng phương trình hàm cầu cho một doanh nghiệp hoặc
cả thị trường là vấn đề khó khăn bởi vì:
• Thiếu các số liệu thống kê thu thập được từ sự quan sát diễn biến của
lượng mua và giá của một loại hàng hóa trong thời gian đủ dài.
• Diễn biến cung cầu chớp nhoáng, liên tục thay đổi theo thời gian.
• Kỹ thuật tính toán phức tạp, chỉ tìm ra một đường cầu phù hợp nhất
nhưng không phải là đường cầu đúng 100% với thực tế.
• Thiếu đội ngũ chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện.
• Thiếu kinh phí khảo sát thị trường.

=> Bản thân số liệu không có giá trị ??? mà quá


trình sắp xếp, phân tích tạo nên giá trị cho số liệu
(Kohavi, Rothleder và Simoudis, 2002)

1 1
Tại sao các nhà kinh tế gặp nhiều thất bại trong dự báo?
Tính chất phức tạp và không lường trước của nền kinh
tế đã khiến cho những vị giáo sư nổi tiếng nhất cũng
chịu búa rìu dư luận vì đã đánh giá, dự báo sai về
những cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tháng 10/2008, ngay sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) công bố dự báo tăng trưởng 2009 với kinh tế Mỹ tăng trưởng 0,1%,
EU tăng 0,2%, thế giới tăng 2,6%. Trên thực tế, các mức tăng trưởng lần lượt đạt
-3,5%, -4,2% và -2,6%. Đó là đoạn mở đầu của bài viết “Muddled Models” (tạm
dịch: các mô hình lộn xộn) trên tờ The Economist.
Ví dụ, năm 2008 GS Blanchard đã tuyên bố: “Tình hình vĩ mô vẫn ổn”, năm 2004
GS Greenspan, khi ấy là Chủ tịch cục dự trữ Liên bang Mỹ, tuyên bố: “Không có
tình trạng giá cả bị bóp méo nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc”; thậm chí, GS
Bernanke nói ở năm 2005 rằng: “Giá nhà tăng chủ yếu do nền tảng kinh tế vững
chắc”. Thực tế đã diễn ra hoàn toàn ngược lại với những dự báo này.

Tháng 9/2009, GS Paul Krugman (Nobel 2008), trong bài báo How Did
Economists Get It So Wrong? (tạm dịch: Các nhà kinh tế đã sai lầm như
thế nào?) cho rằng dự báo đúng là rất khó, Thứ nhất là con người thường
thay đổi hành vi và quan sát tin tức. Thứ hai, nền kinh tế là một cơ chế
phức tạp và luôn có các vấn đề mới phát sinh ngoài dự kiến.

Số liệu thống kê

Ước Số liệu dự
- Lập chiến lược.
- Điều chỉnh chiến lược
lượng báo về lượng - Lập kế hoạch.
hàm cầu cầu - Lập dự án kinh doanh,

Hình 1. Vai trò của việc xây dựng hàm cầu

Tình huống 1: SB Tân Sơn Nhất quá tải: “Đốt” hàng trăm tỷ đồng vì
bay chờ trên trời! Nguyên nhân có phải do số liệu dự báo sai lệch?
Nếu mỗi chuyến bay giảm được 5 phút thì sẽ tiết kiệm được 100 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, nghịch lý hiện nay là mỗi chuyến bay đang phải tăng thời gian lên 15
phút do quá tải tại Tân Sơn Nhất, vì vậy chi phí “đội” lên sẽ tăng gấp 3 lần chi phí
“tiết kiệm” được.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phục vụ 36 triệu khách năm 2017, đã vượt xa
công suất thiết kế 28 triệu hành khách/năm là nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng trên. Nguy hiểm hơn, tại cuối năm 2018, số lượng khách đã vượt 44% số liệu
dự báo về công suất quy hoạch đến 2020.

1 2
Tình huống 2: Tại sao Walt Disney kinh doanh thành công?
Tập đoàn Walt Disney mở nhiều nơi trên thế giới Tokyo (1983), Paris (1992) hay Disney
Land Hong Kong (2005). Disney World ở Florida và California đã có lợi nhuận 32 tỷ USD năm
2007, giúp Tập đoàn đứng 54 trong số 500 hãng hàng đầu thế giới theo Tạp chí Forture 500
và thứ 79 theo Finacial Times Global 500.
Ở Disney dự báo là chìa khóa của thành
công và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thu nhập ở
Disney phụ thuộc vào số lượng khách và khả
năng chi tiêu. Disney có các nhà nghiên cứu hàng
đầu, phân tích hơn 1 triệu người mỗi năm. Disney
thậm chí khảo sát 3.000 trường học ở trong và
ngoài nước Mỹ về lịch trình nghỉ lễ/nghỉ hè.

Dự báo trong khoảng 5 năm của


Disney chỉ có mức sai lệch trung bình là
5%. Ấn tượng hơn, dự báo hàng năm
của tập đoàn chỉ có sai lệch từ 0%-3%.

Ví dụ 1: Xây dựng hàm cầu hai biến


Báo cáo bán hàng đã cho thấy mối quan hệ giữa giá bán và số lượng thịt bò được
mua tại siêu thị Market-One trong tháng 11 như sau:
P 15.1 17 18.9 14.7 16.2 15.5 19.7 21.8 23.5 20.8
Q 8.23 7.56 7.25 9.88 8.65 8.98 6.82 6.04 5.67 6.73
24 24 24

Hàm cầu
20 22 22
hồi quy

16 20 20
P
P

12 18 18

8 16 16

4 14 14
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 5 6 7 8 9 10 5 6 7 8 9 10

P Q Q Q

Sử dụng số liệu thống kê, phương pháp hồi quy trong kinh tế lượng thu được
phương trình hàm cầu như sau:
Q = - 0,41P + 15,17 (D)
Hàm cầu này có hệ số góc = -0,41 là phù hợp với lý thuyết kinh tế học
8

Ví dụ 2: Xây dựng hàm cầu đa biến


 Uớc lượng hàm cầu đối với sản phẩm đường (sugar) của các hộ gia đình tại
Hoa Kỳ với số liệu trong giai đoạn 1896-1914:

Q = 92,9 - 0,34P + 0,62I


Hàm cầu này có hệ số hồi quy của Giá (P/Price) -0.34 và hệ số của Thu nhập

(I/Income) 0.62 là phù hợp với lý thuyết kinh tế học khi đường là sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu.
 Ước lượng hàm cầu về ô tô con của một công ty tại Mỹ vào năm 1986

Q = 22302 + 12,9D – 97,8I – 19,9R + 230P + 6,0N


Trong đó, Q là số lượng xe được sản xuất trong 1 quý, D là thu nhập khả dụng,
I là lãi suất của ngân hàng, R là tỷ lệ tồn kho/số bán; P là giá bán; N là giá của các
phương tiện vận tải khác.
Các hệ số hồi quy có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế học về hàm ô tô con của
một nền kinh tế.
9

1 3
Ví dụ 2: Xây dựng hàm cầu đa biến
 Ước lượng hàm cầu về tiền tệ của nền kinh tế một quốc gia trong giai đoạn 1995-
2016:

LogM = -7,528 + 1,027LogGDP - 0,682LogBankr +


+ 0,039Inflation +0,971LogGold
Hàm cầu về tiền tệ cho thấy lượng cầu về tiền tệ chịu sự tác động bởi các biến
số gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP), tiền lãi của hệ thống ngân hàng
(Bankr), tỷ lệ lạm phát (Inflation) và Giá vàng (0,971).
Các hệ số hồi quy có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế học về hàm cầu tiền tệ
của một nền kinh tế.
Các hệ số hồi quy là cơ sở để xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ nhằm quản
lý nền kinh tế

10

Việc ước lượng hàm cầu sử dụng phương pháp hồi quy (do
Francis Galton đề xuất năm 1886). Hồi quy được hiểu đơn giản là
quy về giá trị trung bình. Chúng ta đơn giản hóa hàm cầu dưới dạng
một hàm số bậc nhất dạng tuyến tính như sau:

Y = 1 + 2X
Nếu biểu diễn hàm cầu này dưới dạng một hàm số tuyến tính để
áp dụng phương pháp hồi quy thì ta có mô hình hồi quy đơn biến:

Yi = 1 + 2Xi + Ui
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, X là biến độc lập, i là quan sát, 
là các hằng số ước lượng được, Ui là sai số.
11

Do không có số liệu thống kê tổng thể PRF(Population


Regression Function) nên chúng ta thường lấy số liệu một mẫu SRF
(Sample Regression Function) để xây dựng hàm cầu. Từ đó, hàm
hồi quy mẫu được xác định như sau:
Yˆi  ˆ 1  ˆ 2 X i  ei
Ŷi : ước lượng điểm của Y

β̂1 , β̂ 2 : ước lượng điểm của β1 , β2


ei : ước lượng điểm của Ui và được gọi là phần dư (residuals)

12

1 4
Giả sử có n cặp quan sát (Xi, Yi). Tìm giá trị Ŷi sao cho Ŷi gần
giá trị Yi nhất, tức ei= |Yi - Ŷi| càng nhỏ càng tốt.

   min
n n 2

e
i 1
2
i   Yi  β̂1  β̂ 2 X i
i 1

Bài toán thành tìm β̂1, β̂ 2 sao cho f  min


Điều kiện để đạt cực trị là:
 n 
   e i2 ÷
 i 1    n
 ˆ 1

2  Yi  ˆ 1  ˆ 2 X i  0 
i 1
 n 
   e i2 ÷
 i 1 
n

  2  Y i  ˆ 1  ˆ 2 X i X  0 
 ˆ i 1
i
2
13

Đặt X là giá trị trung bình của X,Y là giá trị trung bình của Y
trong mẫu. Chúng ta có: n

 (X  X)(Y Y)
i i

xi  Xi  X β2  i 1
n

y i  Yi  Y  (X  X)
i 1
i
2

β1  Y  β 2 X
n

x y i i
β2  i 1
n

x
i 1
2
i

14
β1  Y  β 2 X

15

1 5
 Hệ số xác định R2: cho biết đường hồi quy tìm được phù hợp
với số liệu thực tế đến mức nào.

n
( x i y i ) 2
xi  Xi  X R2  i 1
n n
y i  Yi  Y ( x i2 )( y i2 )
i 1 i 1

 0 ≤ R2 ≤ 1; R2 càng gần 1 thì đường hồi quy tìm được càng


phù hợp với bộ dữ liệu. Ngược lại R2 càng gần giá trị 0 thì đường
hồi quy tìm được càng ít phù hợp với dữ liệu thực tế.

16

Ứng dụng 1: Giả sử có số liệu của một mẫu gồm 10 quan sát về
lượng mua và giá của hàng X như sau:

P 7,0 6,5 6,5 6,0 6,0 6,0 5,5 5,5 5,0 4,5
Q 28 32 30 34 32 35 40 42 48 50

a. Hãy ước lượng hàm cầu tuyến tính với mẫu số liệu thu được
ở trên?
b. Giải thích ý nghĩa của hệ số hồi quy tính được?
c. Tính hệ số xác định R2 của hàm cầu. Nêu ý nghĩa?
d. Tính độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng giá từ P1=5,2
đến P2=6,8? Muốn tăng doanh thu thì chiến lược của doanh
nghiệp là tăng giá hay giảm giá? Giải thích tại sao?
17

Ứng dụng 2: Giả sử có số liệu của một mẫu gồm 10 quan sát về
lượng mua và giá của hàng hóa X như sau:

Qi 80 74 68 60 58 52 48 46 44 40
Pi 6 10 12 14 16 18 22 24 26 32

a. Hãy ước lượng hàm cầu tuyến tính với mẫu số liệu thu được ở trên?
b. Giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy tính được?
c. Tính hệ số xác định R2 của hàm cầu. Nêu ý nghĩa?
d. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá P = 11? Muốn tăng doanh
thu thì doanh nghiệp áp dụng chiến tặng tăng giá hay giảm giá? Tại sao?
e. Tại mức giá P=15, trên thị trường có 8 công ty cùng sản xuất sản phẩm
X với tổng lượng cung là 72. Như vậy, các công ty sẽ phải đối mặt với
tình trạng gì sắp xảy ra trên thị trường? Giải pháp cần thực hiện tại các
công ty là gì?
18

1 6
Công tác lập kế hoạch được thực hiện dựa trên nhiều số liệu dự báo
(nhân sự, vốn, máy móc sử dụng...). Muốn lập kế hoạch sản xuất, dự báo
doanh thu/lợi nhuận thì cần phải dự báo về cầu thị trường.

- Kế hoạch
Số liệu Dự báo
- Chiến lược

Kết quả dự báo => Quyết định sự thành công của công tác lập
kế hoạch. Kết quả dự báo giúp nhà quản trị trả lời câu hỏi “Sẽ sản
xuất/cung ứng với số lượng bao nhiêu?” hoặc “Cần chuẩn bị bao
nhiêu yếu tố sản xuất đầu vào?”
19

Phương pháp định tính: đây là nhóm các phương pháp trưng cầu ý
kiến từ các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp:
• Lấy ý kiến của Ban quản lý.
• Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng/kỹ thuật.
• Lấy ý kiến của người mua (thị trường).
• Lấy ý kiến của nhóm chuyên gia (Delphi)
• Hội thảo khoa học

20

Tình huống 2: Quy trình sử dụng phương pháp Delphi


Delphi là một phương pháp sử dụng nhóm chuyên gia cho công tác dự báo. Bốn
tính năng quan trọng của kỹ thuật Delphi là: Câu hỏi có cấu trúc; Lặp đi lặp lại; Kiểm
soát thông tin phản hồi; Mã hóa tên của chuyên gia (bảo mật).
Bước 1: Xác định mục tiêu cần dự báo (nhu cầu thị trường, giá cả đầu vào, phản ứng của
đối thủ cạnh tranh...)
Bước 2: Lựa chọn nhóm chuyên gia phù hợp
Bước 3: Thiết lập bảng câu hỏi trưng cầu ý kiến về các biến dự báo và gửi đến từng
thành viên trong nhóm chuyên gia (mã hóa -> bảo mật tên & danh sách chuyên gia).
Bước 4: Thu thập và tổng hợp thành một báo cáo tóm tắt vòng 1.
Bước 5: Báo cáo tóm tắt kết quả vòng 1 sẽ được gửi trở lại các chuyên gia để lấy ý kiến
nhận xét (nên nhấn mạnh những ý kiến trái ngược, cực đoan, khác biệt).
Bước 6: Chuyên gia hiệu chỉnh lại các ước lượng lần trước của họ sau khi có xem xét
thông tin từ báo cáo tóm tắt vòng 1.
Bước 7: Lặp lại bước (3) đến bước (5) cho đến kết quả nhận được mang tính thống nhất
cao nhất về biến số cần dự báo.

1 7
Phương pháp định lượng: Các phương pháp dự báo định lượng
dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được
thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai.
 Phương pháp khảo sát (survey).
 Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian
+ Phương pháp trung bình giản đơn
+ Phương pháp trung bình động
+ Phương pháp trung bình động có trọng số
+ Phương pháp san mũ
 Phương pháp dự báo theo đường xu hướng
 Phương pháp hồi quy

22

GDP Money supply


8 16

15
7

14
6
13
5
12

4
11

3 10
10 20 30 40 50 60 70 80 10 20 30 40 50 60 70 80

Gold price Exchange rate


7.5 10.2

10.1
7.0
10.0

6.5 9.9

9.8
6.0
9.7

5.5 9.6
10 20 30 40 50 60 70 80 10 20 30 40 50 60 70 80

Giả định lượng mua của hàng hóa A sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng vận
động của bản thân nó trong quá khứ.
=> Xây dựng phương trình hồi quy với biến phụ thuộc là lượng cầu (Q) nhưng
biến độc lập là thời gian (t). Trong đó t nhận giá trị từ 0 đến n. Phương trình hàm xu
thế như sau: Qi = β1+ β2t
Như vậy, cứ mỗi giá trị t tăng thêm (ngày/tháng/quý/năm) thì Q sẽ thay đổi β2
23
đơn vị.

Ứng dụng 3: Giả sử có số liệu của một mẫu gồm 10 quan sát về
lượng mua của hàng hóa A theo tuần như sau:

t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Qi 20 18 25 21 28 33 31 37 40 41

a. Hãy ước lượng hàm xu hướng của lượng mua hàng hóa A với
mẫu số liệu thu được ở trên?
b. Giải thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy tính được?
c. Vẽ đường xu hướng của lượng mua hàng hóa A?
d. Tính hệ số xác định R2 của hàm số. Nêu ý nghĩa?
e. Để phục vụ công tác lập kế hoạch, hãy dự báo lượng mua của
thị trường trong tuần thứ 11, 12, 13 từ hàm xu hướng này?
24

1 8

You might also like