You are on page 1of 20

EC- BANANA III

VỤTRANH CHẤP VỀ CHUỐI Chính sách nhập khẩu của Liên Minh Châu
Âu (EU) đã từ lâu là tâm điểm của sự tranhcãi. Trong thực tế, EU duy trì một hệ
thống ưu tiên cho các loại chuối do các nước Châu Phi, Caribbean và TháiBình
Dương

sản xuất xâm nhập thi trường. Kết quả là các nhà sản xuất ở vùng Caribbean luôn
có một thị phần rấtlớn trong thị trường EU, gây thiệt hại cho các nước Trung
và Nam Mỹ. Sự ưu đãi này đã làm trì hoãn quá trìnhthành lập Cộng Đồng Kinh
tế Châu Âu (EEC) và trong thực tế đã gây ra tranh cãi giữa Pháp và Đức trong
quá trìnhthương lượng thành lập EEC năm 1957. Đức đã có một chính sách tự do
thương mại cho các loại chuối kể cả cácloại chuối nhập khẩu từ các nước Mỹ La
Tinh. Trong khi đó, Pháp lại duy trì một hàng rào bảo hộ cao cho các nhàsản xuất
ở các nước thuộc địa của mình (Messerlin 2001). Những khác biệt này đã dẫn
đến một việc thiết lập hàngrào quốc gia cho hoạt động thương mại bên trong EU
dành cho thị trường Anh, Pháp và Tây Ban Nha để phục vụ
cho các
nước thuộc địa cũ. Các chính sách này là một cách hỗ trợ kém hiệu quả cho các
thuộc địa cũ. Mỗi đô lađược chuyển vào sẽ có giá là 5 đô la cho người tiêu dùng
EU mà trong đó 3 đô chui vào túi các nhà phân phối và 1đô bị tiêu phí (Borrell
1997). Trong năm

1993, trong một nổ lực để tạo một thị trường thống nhất, EU đã thực hiệnmột hệ
thống cấp phép nhập khẩu và phân phối phức tạp cho toàn liên minh. Tổ chức thị
trường chung này dựa trêncác quan hệ thương mại trong lịch sử và được thiết kế
để tiếp tục tạo một sự ưu tiên tiếp cận cho các nước ACP (các bên ký kết Hiệp
Ước Lome). Nó bao gồm hai hệ thống thuế
-
một cho các nhà cung cấp truyền thống từ các nướcACP và một cho các nhà cung
cấp không truyền thống từ các nước ACP và Mỹ La Tinh –

v
Của các mức thuế quan khác nhau.
Bỏ qua yếu tố một nhóm có chứa sợi có khả năng gây ung thư cao trong khi nhóm kia thì không. Từ
đó, sự hiện diện của chất gây ung thư trong sp chắc chắn gây ảnh hưởng đến thị hiếu và thói quen của
người tiêu dùng. Vì vậy hai nhóm sp này không thể là những sản phẩm tương tự
1. Bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá Điều VI GATT và khoản 1
Điều 2 ADA định nghĩa sản phẩm bán phá giá là một sản phẩm được đưa vào
thị trường của một thành viên khác với giá thấp hơn ‘giá trị thông thường’
(‘NV’). Luật WTO không quy định cấm hành vi bán phá giá, nhưng áp đặt
nghĩa vụ cho các thành viên WTO và điều chỉnh hành vi bán phá giá của các
thành viên WTO. Do việc bán phá giá có thể gây thiệt hại cho ngành kinh tế
nội địa của nước nhập khẩu, nên hành vi đó ‘bị lên án’.136 Từ đó, cả Điều VI
GATT và ADA đều đưa ra các quy tắc về nội dung và thủ tục điều chỉnh hành
động của một thành viên khi họ phải chống lại hoặc ‘khắc phục’ thiệt hại từ
việc bán phá giá bằng cách áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (viết tắt là
‘AD’). Cần nhấn mạnh rằng các biện pháp AD không phải là bắt buộc, mà là
một lựa chọn về chính sách của thành viên WTO. Tuy nhiên, việc áp dụng các
biện pháp, chính sách này phải tuân thủ một số trình tự cụ thể được quy định
trong GATT và ADA.137 Theo Điều VI GATT và ADA, thành viên WTO có
quyền áp đặt các biện pháp AD, nếu sau khi tiến hành điều tra phù hợp với
ADA và trên cơ sở pháp luật hiện hành đã được thông báo cho WTO, đã xác
định được rằng: (i) Có việc bán phá giá; (ii) Có thiệt hại đối với ngành kinh tế
nội địa sản xuất sản phẩm tương tự; và (iii) Có mối liên hệ nhân quả giữa việc
bán phá giá và sự thiệt hại. Như vậy, vấn đề cơ bản của luật WTO về chống
bán phá giá là việc xác định hành vi bán phá giá, việc xác định thiệt hại cũng
như việc chứng minh mối liên hệ nhân quả. (a) Việc xác định hành vi bán phá
giá Như đã nêu trên, do bán phá giá là việc đưa một sản phẩm vào tiêu thụ tại
nước khác với giá thấp hơn ‘NV’, nên việc xác định hành vi bán phá giá bắt
đầu từ việc xác định ‘NV’. Khoản 1 Điều 2 ADA định nghĩa ‘NV’ của sản
phẩm là ‘giá trị tương ứng, trong giao dịch thương mại bình thường của sản
phẩm tương tự, khi được đưa đến tiêu thụ ở nước xuất khẩu’. Cơ quan phúc
thẩm trong vụ US-Hot-Rolled Steel cho rằng khoản 1 Điều 2 đặt ra bốn điều
kiện để một giao dịch mua bán nội địa có thể được sử 136 Điều VI GATT. 137
Điều 1 ADA. CHƯƠNG 2. LUẬT WTO 619 dụng nhằm xác định NV. Những
điều kiện này là: (i) Việc bán hàng phải diễn ra ‘trong quá trình thương mại
bình thường’; (ii) Hàng được bán phải là ‘sản phẩm tương tự’; (iii) Sản phẩm
phải ‘được tiêu thụ tại nước xuất khẩu’; và (iv) Giá cả phải ‘so sánh được’. 138
Tuy nhiên, cũng có trường hợp không có ‘sản phẩm tương tự’ được ‘bán trong
giao dịch thương mại thông thường’ tại ‘nước xuất khẩu’, hoặc do điều kiện thị
trường cụ thể, hoặc do khối lượng bán hàng tại thị trường nội địa của nước xuất
khẩu thấp, nên không cho phép so sánh chính xác các giao dịch bán hàng.
Trong trường hợp này, khoản 2 Điều 2 ADA đưa ra hai cách tính thay thế nhau
theo đó biên độ phá giá có thể được xác định, đó là thông qua việc so sánh với
giá tương ứng của sản phẩm tương tự khi được xuất khẩu sang nước thứ ba phù
hợp, hoặc thông qua việc ‘áp đặt giá trị thông thường’. Theo khoản 2 Điều 2
của ADA, việc ‘áp đặt giá trị thông thường’ được tính toán trên cơ sở chi phí
sản xuất tại nước xuất xứ cộng với chi phí hợp lí về hành chính, bán hàng và
chi phí chung cũng như lợi nhuận. Sau khi xác định được NV, giá xuất khẩu
(viết tắt là ‘EP’)139 được so sánh với NV để xác định xem có việc bán phá giá
hay không. Việc so sánh này cần phải là ‘công bằng’ như quy định tại khoản 4
Điều 2 ADA. Để bảo đảm việc so sánh công bằng giữa EP và NV, khoản 4
Điều 2 quy định thêm rằng cần có sự điều chỉnh đối với NV, EP hoặc cả hai.
Khoản 4 Điều 2 quy định như sau: Đối với từng trường hợp cụ thể, có thể có sự
chiếu cố hợp lí về những sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến việc so sánh giá,
trong đó bao gồm sự khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, khối lượng thương
mại, khối lượng, đặc tính vật lí và bất kì sự khác biệt nào khác có biểu hiện ảnh
hưởng đến việc so sánh giá. Trong vụ Argentina Tiles, Ban hội thẩm thấy rằng
khoản 4 Điều 2 đã bị vi phạm do Ac-hen-ti-na chỉ tiến hành điều chỉnh đối với
một số khác biệt vật lí nhất định mà không tiến hành điều chỉnh đối với những
khác biệt 138 WTO, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ US-Hot-Rolled Steel,
đoạn 165. 139 Trong trường hợp không có giá xuất khẩu, chẳng hạn do giao
dịch là thuộc loại chuyển giao nội bộ hoặc trao đổi, khoản 3 Điều 2 ADA quy
định phương pháp khác để ‘xác định’ giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu được xác
định theo cách này dựa trên giá sản phẩm được bán cho người mua độc lập.
Nếu không thể tính giá theo cách này, cơ quan điều tra sẽ tự xác định giá hợp lí
để tính giá xuất khẩu. 620 GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
khác, do đó không được coi là đã ‘so sánh công bằng’.140 (b) Việc xác định
thiệt hại Việc thứ hai cần xác định là có ‘thiệt hại’ do bán phá giá hay không?
Vấn đề này được quy định tại Điều 3 ADA với tiêu đề ‘Xác định thiệt hại’.
Thực vậy, Cơ quan phúc thẩm trong vụ Thailand Steel coi Điều 3 tập trung vào
nghĩa vụ của một thành viên tiến hành việc xác định thiệt hại.141 Cơ quan
phúc thẩm cũng chỉ ra rằng khoản 1 Điều 3 là ‘một điều khoản có tính bao trùm,
đặt ra nghĩa vụ thực chất cơ bản của thành viên’ đối với việc xác định thiệt hại,
và ‘định hướng cho các nghĩa vụ cụ thể hơn ở các khoản sau’.142 Khoản 1
Điều 3 quy định: Việc xác định thiệt hại nhằm thực hiện Điều VI GATT 1994
phải được tiến hành dựa trên bằng chứng xác thực và thông qua điều tra khách
quan cả về hai khía cạnh: (a) Khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá
và ảnh hưởng của hàng hoá được bán phá giá đến giá trên thị trường nội địa
của các sản phẩm tương tự; và (b) Hậu quả của hàng nhập khẩu này đối với các
nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước. Khoản 1 Điều 3 được làm rõ tại
các khoản tiếp theo về: - Việc xác định khối lượng nhập khẩu và tác động của
chúng đối với giá (khoản 2 Điều 3); - Tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá
giá đối với ngành kinh tế nội địa (khoản 4 Điều 3); - Mối quan hệ nhân quả
giữa hàng nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại (khoản 5 Điều 3); - Đánh giá
việc sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự (khoản 6 Điều 3); và - Việc xác
định mối đe dọa của việc xảy ra thiệt hại đáng kể (các khoản 7 và 8 Điều 3).
Trong vụ Thailand Steel, Cơ quan phúc thẩm chỉ ra rằng khoản 1 Điều 3 cho
phép cơ quan điều tra xác định một thiệt hại dựa trên tất cả lập luận và tình tiết
có liên quan mà họ có được, chứ không chỉ những lập luận hay tình tiết được
tiết lộ hoặc được nhận thức rõ.143 Trong vụ US-Hot-Rolled Steel, Cơ quan
phúc thẩm mở rộng việc tranh luận về khoản 1 Điều 3 bằng việc đưa ra định
nghĩa về ‘bằng chứng xác thực’ và ‘việc xem xét khách quan’. 140 WTO, Báo
cáo của Ban hội thẩm, vụ Argentina-Tiles, các đoạn 610-617. 141 WTO, Báo
cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ Thailand Steel, đoạn 106. 142 Như trên. 143
WTO, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ Thailand Steel, đoạn 111.

Theo Cơ quan phúc thẩm, ‘bằng chứng xác thực’ là những bằng chứng ‘có
tính chất khẳng định, khách quan và có thể xác minh và phải có độ tin cậy’144
trong khi ‘việc xem xét khách quan’ ‘đòi hỏi rằng ngành kinh tế nội địa và tác
động của sản phẩm nhập khẩu bị phá giá được điều tra một cách không thiên vị
và không ủng hộ lợi ích của bất kì một bên liên quan, hay một nhóm các bên
liên quan nào trong quá trình điều tra.’145 Như lưu ý nêu trên, khoản 1 Điều 3
đòi hỏi việc xác định thiệt hại đối với thị trường nội địa phải bao gồm việc xem
xét: (i) Khối lượng sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá và tác động của chúng
đối với giá (khoản 2 Điều 3); và (ii) Tác động của sản phẩm nhập khẩu bị bán
phá giá đối với ngành kinh tế nội địa (khoản 4 Điều 3). Đối với yêu cầu của
khoản 2 Điều 3, Cơ quan phúc thẩm trong vụ EC-Bed Linen (Điều 21.5-India)
cho rằng sản phẩm nhập khẩu từ những nhà xuất khẩu không bị coi là bán phá
giá sẽ không được tính gộp vào khối lượng sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá
của một thành viên.146 Đối với yêu cầu thứ hai, khoản 4 Điều 3 quy định:
‘Việc xem xét tác động của sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá đối với ngành
kinh tế nội địa liên quan sẽ bao gồm việc đánh giá tất cả các yếu tố kinh tế liên
quan’. Khoản 4 Điều 3 sau đó liệt kê 15 yếu tố kinh tế liên quan, bao gồm: Các
yếu tố và chỉ số có ảnh hưởng đến tình trạng của ngành kinh tế (ví dụ, mức suy
giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất,
tỉ lệ lãi đối với đầu tư, tỉ lệ năng lực được sử dụng); các yếu tố ảnh hưởng đến
giá trong nước; mức độ của biên độ bán phá giá và ảnh hưởng bất lợi thực tế
hoặc tiềm ẩn đối với luồng tiền, lượng lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương,
tăng trưởng, khả năng huy động vốn hoặc nguồn đầu tư. Khoản 4 Điều 3 cũng
nói rõ rằng danh mục trên chưa phải là đầy đủ, và nhấn mạnh rằng việc xác
định được một hoặc một số yếu tố cũng không nhất thiết dẫn đến kết luận mang
tính quyết định. Ban hội thẩm trong vụ Thailand-HBeams cho rằng danh mục
các yếu tố nêu tại khoản 4 Điều 3 là ngưỡng tối thiểu bắt buộc.147 144 WTO,
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ US-Hot-Rolled Steel, đoạn 192. 145 WTO,
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ US-Hot-Rolled Steel, đoạn 193. Về trường
hợp cơ quan điều tra bị cho là không khách quan, xem: WTO, Báo cáo của Cơ
quan phúc thẩm, vụ ECBed Linen (Điều 21.5-India). 146 WTO, Báo cáo của
Cơ quan phúc thẩm, vụ EC-Bed Linen (Điều 21.5-India), đoạn 111. Kết luận
này được củng cố bằng việc xem xét khoản 5 Điều 3. Như trên, đoạn 112. 147
WTO, Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Thailand-H-Beams, các đoạn 7.224-7.225.
Cơ quan phúc thẩm khẳng định lại khía cạnh này trong Báo cáo của Ban hội
thẩm. 622 GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thuật ngữ ‘thiệt hại’
trong ADA được dùng để chỉ không những thiệt hại đáng kể, mà cả những đe
dọa sẽ xảy ra thiệt hại đáng kể. Khoản 7 Điều 3 ADA liệt kê các yêu cầu đối
với việc xác định ‘đe dọa sẽ xảy ra thiệt hại đáng kể’. Trong vụ Mexico-Corn
Syrup, Cơ quan phúc thẩm tuyên bố rằng trong phạm vi khoản 7 Điều 3, cơ
quan điều tra có thể đưa ra các giả định, vì các sự kiện trong tương lai ‘không
bao giờ có thể chứng minh dứt khoát bằng thực tế’.148 Tuy nhiên, khoản 7
Điều 3 chỉ ra rằng ‘tình huống mà việc bán phá giá gây thiệt hại phải được nhìn
thấy trước một cách rõ ràng và phải hiện hữu.’149 Liên quan đến vấn đề này,
đáng lưu ý là khoản 8 Điều 3 ADA đòi hỏi rằng việc áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá phải được cân nhắc và quyết định với ‘sự cẩn trọng đặc biệt’
khi xác định sự đe dọa sẽ xảy ra thiệt hại đáng kể. (c) Chứng minh mối liên hệ
nhân quả giữa sự bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại gây ra cho ngành
kinh tế nội địa Sau khi xác định được thiệt hại, bước cuối cùng cần phải làm -
đó là chứng minh mối liên hệ nhân quả. Khoản 5 Điều 3 ADA quy định rằng
việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa sự bán phá giá hàng nhập khẩu và
thiệt hại gây ra cho ngành kinh tế nội địa phải dựa trên việc xem xét tất cả các
bằng chứng liên quan. Khoản 5 Điều 3 yêu cầu về việc ‘không quy kết’
(‘non-attribution’) theo đó cần xem xét bất kì các yếu tố được biết đến nào
khác ngoài sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá, những yếu tố cũng đồng thời
gây thiệt hại đối với nền kinh tế nội địa. Những thiệt hại gây ra bởi các yếu tố
này không được quy kết cho các sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá. Trong vụ
US-Hot-Rolled Steel, Cơ quan phúc thẩm tuyên bố rằng nếu tác động của các
yếu tố khác không thể tách rời khỏi sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá, thì cơ
quan điều tra không được quy kết thiệt hại cho sản phẩm nhập khẩu đó.1
Cụ thể là XX g nhưng biện pháp lại không đáp ứng được các yêu cầu của đoạn mở đầu của điều XX về
việc
NHIÊN theo CQPT trong vụ Gasoline thì lý giải điều XX cho một biện pháp mở rộng thì nó kko chỉ đi
theo các khoản cụ thể được liệt kê từ a đến j của điều XX mà còn phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra tại
đoạn mở đầu của điều XX

You might also like