You are on page 1of 74

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


-------------------------

Khoa: Tài chính doanh nghiệp


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA- RƯỢU-GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB)

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022


Danh sách thành viên và phần công việc
NHÓM 10 LỚP 11.03
STT Họ và tên Công việc
Nguyễn Thị Thoan Phần 3.8.3 và phần 3.8.4
33- LT2
(Nhóm trưởng) Tổng hợp bài

21- LT2 Vũ Việt Hoàng Phần 3.9.3

27- LT3 Trần Thị Yến Phần 3.2 và phần 3.3


26- LT3 Tô Thị Huyền Trang Phần 3.9.1 và phần 3.9.2
33- LT3 Hoàng Mai Trang Phần 3.6 và phần 3.7
31- LT2 Nguyễn Thị Ngọc Ánh Phần 3.8.1 và phần 3.8.2
1- LT2 Nghiêm Minh Dũng Phần I và phần phần 3.1
4- LT2 Phan Thị Huyền Phần II
28- LT1 Trịnh Thị Hiền Phần 3.4 và phần 3.5
18- LT2 Nguyễn Văn Hà Hiển Phần kết luận
MỤC LỤC

PHẦN I. TRÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY SAB ............................................ 1
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA- RƯỢU- GIẢI KHÁT SÀI GÒN . 5
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................................................................5
2. Phân tích ma trận SWOT ..............................................................................................................7
PHẦN III. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ CÔNG TY SAB ......................... 9
3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty ..............................................................9
3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của DN ....................................................................................16
3.3 Phân tích hoạt động tài trợ của DN thông qua chỉ tiêu Vốn lưu chuyển (VLC) và Hệ
số tài trợ thường xuyên (Htx) ............................................................................................................20
3.4 Phân tích tình hình tài sản ..........................................................................................................22
3.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..............................................29
3.6. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp.....................................................................33
3.7. Phân tích khả năng thanh toán .................................................................................................38
3.8. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỦA DN .......................................................42
3.8.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. .................................................................42
3.8.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động .....................................................................44
3.8.3: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho ...................................................................46
3.8.4: Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ........................................................49
3.9 Phân tích khả năng sinh lời .......................................................................................................52
3.9.1 Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh(BEP)...................................52
3.9.2 PHÂN TÍCH HỆ SỐ SINH LỜI RÒNG CỦA TÀI SẢN (ROA) .......................................................57
3.9.3 Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) ......................................................62
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 67
1. Kết quả đạt được .............................................................................................................................67
2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................................................68
3. Biện Pháp ..........................................................................................................................................69
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................... 71
PHẦN I. TRÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY SAB
1. Bảng cân đối kế toán công ty SAB
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU MS 31/12/2020 31/12/2019 31/12/2018
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 16.086.282 15.490.813 11.527.824
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 987.217 2.341.351 2.540.016
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 13.901.000 11.783.000 7.143.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 662.415 775.262 1.352.954
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 161.895 278.522 859.788
2. Trả trước cho người bán 132 4.111 7.964 31.576
4. Phải thu ngắn hạn khác 136 820.264 816.888 502.378
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137 -323.855 -328.112 -40.788
IV. Hàng tồn kho 140 382.894 513.935 441.938
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 152.756 77.265 49.916
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 5.716.097 5.848.217 5.932.483
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 318.486 322.008 321.018
1. Phải thu về cho vay dài hạn 215 4.000 4.000 4.000
II. Tài sản cố định 220 1.513.885 1.413.215 1.626.480
1. Tài sản cố định hữu hình 221 649.410 544.185 749.264
2. Tài sản cố định vô hình 227 864.476 869.029 877.216
III. Bất động sản đầu tư 230 3.178 3.570 3.962
IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 11.253 183.332 101.997
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 11.253 183.332 101.997
V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 3.664.793 3.693.422 3.662.587
1. Đầu tư vào công ty con 251 2.837.213 2.837.213 2.731.388
VI. Tài sản dài hạn khác 260 204.502 232.670 216.439
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 21.802.379 21.339.030 17.460.307
C- NỢ PHẢI TRẢ 300 4.172.197 4.795.124 4.353.796
I. Nợ ngắn hạn 310 3.962.483 4.566.918 4.118.949
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 2.474.871 3.022.301 2.370.788
2. Người mua trả tiền trước 312 9.254 6.613 239
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 421.408 216.567 490.139

1
4. Phải trả người lao động 314 115.925 162.719 114.398
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315 63.578 179.412 186.052
6. Phải trả ngắn hạn khác 319 821.621 879.883 883.627
7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 55.826 99.423 73.706

II. Nợ dài hạn 330 209.714 228.206 234.847


1. Phải trả dài hạn khác 337 51.602 51.602 51.602
2. Dự phòng phải trả dài hạn 342 82.323 92.606 99.247
3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343 75.789 83.998 83.998
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 17.630.183 16.543.906 13.106.512
I. Vốn chủ sở hữu 410 17.630.183 16.543.906 13.106.512
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 6.412.812 6.412.812 6.412.812
2. Quỹ đầu tư phát triển 418 760.820 760.820 760.820
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 10.456.551 9.370.274 5.932.880

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 21.802.380 21.339.030 17.460.308

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH


Đvt:triệu đồng
CHỈ TIÊU MS Năm 2020 Năm 2019
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 31.286.457 39.830.365
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3.563 1.829
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 31.282.894 39.828.536
4. Giá vốn hàng bán 11 26.512.305 35.043.871
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 4.770.589 4.784.665
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.197.236 2.970.222
7. Chi phí tài chính 22 42.935 42.139
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - -
8. Chi phí bán hàng 25 2.388.495 1.875.598
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 331.852 594.830
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 5.204.543 5.242.320

2
11. Thu nhập khác 31 4.027 6.594
12. Chi phí khác 32 2.928 14.221
13. Lợi nhuận khác 40 1.099 -7.627
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 5.205.642 5.234.693
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 577.119 717.303
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 26.716 -30.811
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 4.601.807 4.548.201

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU MS Năm 2020 Năm 2019
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận kế toán trước thuế 1 5.205.642 5.234.694
2. Khấu hao và phân bổ 2 140.049 238.031
3. Các khoản dự phòng 3 34.825 342.159
4. Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản
4 2.679 1.032
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
5. Lãi từ hoạt động đầu tư 5 -3.156.225 -2.941.727
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
8 2.226.970 2.874.189
những thay đổi vốn lưu động
7. Biến động các khoản phải thu 9 80.808 573.259
8. Biến động hàng tồn kho 10 130.390 -71.298
9. Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả
11 -561.690 436.508
khác
10. Biến động chi phí trả trước 12 -38.845 -15.963
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15 -516.357 -774.648
12. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 17 -82.728 -72.591
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
20 1.238.548 2.949.456
doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các
21 -97.863 -71.848
tài sản dài hạn khác

3
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các
22 552 1.958
tài sản dài hạn khác
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn
23 -15.191.000 -13.543.000
vị khác
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ
24 13.073.000 8.903.000
của đơn vị khác
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 - -85.825
6.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được
27 3.150.927 2.609.907
chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 935.616 -2.185.808
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 -3.527.034 -962.142
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -3.527.034 -962.142
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 -1.352.870 -198.494
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 2.341.351 2.540.016
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
61 -1.262 -172
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 =
70 987.219 2.341.350
50+60+61)

4
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA- RƯỢU- GIẢI KHÁT
SÀI GÒN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Bia- Rượu- Giải khát Sài Gòn
- Tên quốc tế: SAIGON BEER - ALCOHOL - BEVERAGE CORPORATION
- Tên viết tắt: SABECO
- MST: 0300583659
- Trụ sở chính: 187 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
- Loại hình công ty: Công ty cổ phần ngoài NN
- Người đại diện: SEAH JOO LIM RAYMOND
- Điện thoại: 028 38 270 946
- Fax: (+84)2838296856
- Email: sabeco@sabeco.com.vn
- Website: http://http://sabeco.com.vn
- Vốn điều lệ: 6.412.811.860.000 đồng (Sáu ngàn bốn trăm mười hai tỷ tám
trăm mười một triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn).
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 641,281,186 cp
- Mã chứng khoán: SAB
- Nhóm ngành: Sản xuất
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn (“Tổng Công ty")
được thành lập dưới hình thức Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số
74/2003/QĐ-BCN do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành ngày 6
tháng 5 năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bia Sài Gòn và chuyển các đơn vị:
Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Nước Giải khát Chương Dương và Công ty Thủy
tinh Phú Thọ thành các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Vào ngày 11 tháng 5 năm
2004, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 37/2004/QĐ-BCN tái cơ
cấu lại Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Hoạt động của Tổng
Công ty được cấp phép theo Giấy phép kinh doanh số 4106000286 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 1 tháng 9 năm 2006.
Tổng Công ty được cổ phần hóa theo Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 28
tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
5
phố Hồ Chí Minh cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty CỔ phần SỐ
4103010027 ngày 17 tháng 4 năm 2008. Tại ngày này, Tổng Công ty dưới hình thức là
Công ty cổ phần mới thành lập đã nhận bàn giao toàn bộ tài sản và nợ phải trả từ Tổng
Công ty Nhà nước.
Tổng Công ty có 24 Công ty con và 24 công ty liên kết như được trình bày trong
Thuyết minh số 18 của báo cáo tài chính hợp nhất. Hoạt động chính của Tổng Công ty
và các Công ty con là:
• Sản xuất và kinh doanh bia, rượu, nước giải khát và các sản phẩm liên quan, bao
gồm vật liệu và bao bì;
• Cung cấp dịch vụ vận tải, hậu cần và kho bãi;
• Sản xuất sản phẩm cơ khí, xây dựng kết cấu thép và cung cấp dịch vụ cơ khi lắp
đặt; và
• Xây dựng và cung cấp dịch vụ bất động sản.
Vượt qua rất nhiều nhiều khó khăn, công ty đã liên tục cho ra đời hàng loạt
thương hiệu được người tiêu dùng đón yêu mến. Có thể kể đến các cột mốc vô cùng
đáng nhớ của SABECO như vào năm 1985, Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức được
lắp đặt dây chuyền chiết lon đầu tiên ở Việt Nam và cho ra mắt bia lon có thương hiệu
Saigon Premium Export. Kể từ đó, cho đến năm 2017, SABECO đã liên tiếp cho ra
đời các sản phẩm có chất lượng cao như Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager, Bia
333, Bia Saigon Special…
− Vị thế công ty
 Là đơn vị dẫn đầu toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa
phương và đất nước.
 Đơn vị hàng đầu trong chính sách xây dựng và phát triển thị trường, hệ thống
phân phối trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm Bia của Việt Nam với sản lượng tiêu
thụ chiếm giữ trên 35% thị phần (nguồn: Công ty Navigos, 2007).
 Công tác xã hội: 1997 đã ủng hộ 812,4 triệu đồng; năm 2006 đã ủng hộ 3,3 tỷ
đồng.
 Danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm" Bia Sài Gòn trong 22 năm.

6
 Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng
bình chọn liên tục trong 11 năm từ 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004,
2005, 2006, 2007.
 Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế
tổ chức tại Australia năm 1999, 2000 và 2001
2. Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh (S)
• Thị trường lớn, thương hiệu uy tín, chất lượng mẫu mã đa dạng, sản phẩm đứng
vững trên thị trường.
• Hệ thống sản xuất tiên tiến, hệ thống phân phối rộng khắp.
• Đội ngũ nhân viên tận tâm, có kỹ năng, gắn bó với công ty.
• Sở hữu nhiều bất động sản có giá trị.
• Đã xuất khẩu sản phẩm bia ở 24 nước trên Thế giới.
Điểm yếu (W)
• Tốc độ phát triển chưa đồng đều ở các ngành sản xuất.
• Chi phí sản xuất cao, chưa cung cấp được những thiết bị có chất lượng cao theo
yêu cầu.
• Nhiều nhà máy sản xuất bia, nhưng quy mô nhỏ, quy hoạch phát triển hạn chế,
khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm.
• Nguyên liệu chính chủ yếu phải nhập khẩu.
• Các sản phẩm mang tính phổ thông chưa cao cấp.
• Hệ thống phân phối chưa mạnh ở miền Bắc
Cơ hội (O)
• Nhu cầu tiêu dùng tăng.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
• Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.
• Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới.
• Công ty đã cổ phần hóa.
Thách thức (T)
• Cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty nước ngoài.
• Giá nguyên vật liệu tăng.
• Thuế tiêu thụ đặc biệt cao.
7
Kết hợp S-O
• Tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Tập trung vào những người đàn ông trong độ tuổi cho phép.
• Đẩy mạnh sản xuất chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường nước
ngoài.
• Kết hợp với kinh doanh nhà hàng khách sạn.
Kết hợp W-O
• Mở rộng thị phần ở khu vực miền Bắc.
• Tập trung phát triển sản phẩm bia rượu.
• Tăng hiệu suất sản xuất để tiết kiệm chi phí.
• Sản xuất sản phẩm cao cấp.
• Hợp tác với các đối tác lớn để tận dụng công nghệ và quản lý tiên tiến.
Kết hợp S-T
• Điều chỉnh giá hợp lý, thu hút khách hàng bằng các dịch vụ kèm theo.
• Tận dụng uy tín, chính sách người VN sử dụng hàng VN để tăng tiêu thụ.
• Tăng cường uy tín thương hiệu.
Kết hợp W-T
• Cố thủ ở các vùng thị trường đang chiếm lĩnh. Ngừng mở rộng ra các thị trường
mới.
• Tập trung đầu tư sản xuất vào sản phẩm bia rượu.
Đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ kĩ thuật và quản lý cao, nâng cao
tính tự chủ cho công ty.

8
PHẦN III. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ CÔNG TY SAB
3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

BẢNG 1: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH


ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)
1. Tổng tài sản (TS) Trđ 21,802,379 21,339,030 463,349 2.17
2. Vốn chủ sở hữu (VC) Trđ 17,630,182 16,543,906 1,086,276 6.57
Năm 2020 Năm 2019
3. Tổng mức luân
Trđ 34,484,157 42,805,351 (8,321,194) -19.44
chuyển (LCT)
3.1. Doanh thu thuần về
Trđ 31,282,894 39,828,535 (8,545,641) -21.46
bán hàng
3.2. Doanh thu tài chính Trđ 3,197,236 2,970,222 227,014 7.64
3.3. Thu nhập khác Trđ 4,027 6,594 (2,567) -38.93
4. Lợi nhuận trước
Trđ 5,205,642 5,234,694 (29,052) -0.55
thuế và lãi vay (EBIT)
4.1. Lợi nhuận trước
Trđ 5,205,642 5,234,694 (29,052) -0.55
thuế
4.2. Chi phí lãi vay Trđ 0 0 0 0
5. Lợi nhuận sau thuế
Trđ 4,601,706 4,548,201 53,505 1.18
(NP)
6. Dòng tiền thuần
Trđ (1,352,872) (961,378,244) 960,025,372 -99.86
(LCtt; NC)
6.1. Lưu chuyển tiền
Trđ 1,238,545 2,949,456 (1,710,911) -58.01
thuần từ kinh doanh
6.2. Lưu chuyển tiền
Trđ 935,616 (2,185,808) 3,121,424 -142.80
thuần từ đầu tư
6.3. Lưu chuyển tiền
Trđ (3,527,033) (962,141,892) 958,614,859 -99.63
thuần từ tài chính

❖ Nhận xét:
9
 Nhận xét khái quát:
Tổng tài sản năm 2020 = 21,802,379 trđ cho thấy công ty có quy mô lớn, do
vậy công ty có tiềm lực về kinh tế và có khả năng cạnh tranh so với các công ty khác
hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh. So với đầu năm, tổng tài sản có xu hướng
tăng nhẹ.
Vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng. Tổng luân chuyển
thuần, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, dòng tiền thu về trong năm và dòng tiền thuần
có xu hướng giảm.
 Nhận xét chi tiết:
Tổng tài sản phản ánh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, năm 2020 so với
năm 2019 tổng tài sản tăng từ 21,339,030 triệu đồng lên 21,802,379 triệu đồng (tăng
463,349 triệu đồng) tương ứng 2.17% cho thấy quy mô kinh doanh của công ty đang
được mở rộng giúp gia tăng năng lực cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường của
doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu phản ánh quy mô nguồn vốn được tạo ra từ bên trong doanh
nghiệp. Năm 2020 so với năm 2019 vốn chủ sở hữu tăng từ 17,630,182 triệu đồng lên
16,543,906 triệu đồng (tăng 1,086,276 triệu đồng) tương ứng tăng 6,57% cho thấy quy
mô vốn chủ sở hữu tăng thêm giúp cho công ty tăng khả năng tự chủ tài chính. Tỷ lệ
tăng của tài sản 2,17% thấp hơn tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu 6,57%, công ty đã chủ
động huy động thêm nguồn vốn nội sinh để đáp ứng nhu cầu tăng thêm về tài sản.
Điều này thể hiện mức độ đảm bảo tài chính của DN với các khoản nợ, mức độ độc lập
tài chính của doanh nghiệp tăng. Công ty giảm được nhu cầu huy động vốn từ nguồn
viện trợ từ bên ngoài, giảm bớt áp lực thanh toán, áp lực thanh toán.
Luân chuyển thuần phản ánh quy mô doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp.
Năm 2020 so với năm 2019 LCT giảm từ 42,805,351 triệu đồng xuống 34,484,157
triệu đồng (giảm 8,321,194 triệu đồng) tương ứng giảm 19.44% cho thấy quy mô
doanh thu của doanh nghiệp có giảm, quy mô tiêu thụ và khả năng thu hồi vốn của DN
giảm, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp là chưa đáp ứng với thị trường.
EBIT năm 2020 là 5,205,642 triệu đồng, năm 2019 là 5,234,694 triệu đồng
tương ứng giảm 0.55% cho thấy quy mô lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra trong kỳ không
xét đến chi phí vốn giảm, chính sách quản lý chi phí của doanh nghiệp còn chưa hiệu
quả.
10
Lợi nhuận sau thuế năm 2020 so với năm 2019 tăng từ 4,548,201 triệu đồng lên
4,601,706 triệu đồng tăng 53,505 triệu đồng tương ứng tăng 1,18% cho thấy lợi nhuận
cuối cùng dành cho chủ sở hữu tăng, doanh nghiệp hoạt động tốt. Tỷ lệ giảm của LCT
19.44% lớn hơn tỷ lệ giảm của EBIT 0.55% cho thấy chi phí sản xuất kinh doanh có
xu hướng giảm, doanh nghiệp còn cần quản lý chi phí tốt hơn. Doanh nghiệp giảm huy
động vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài, giúp công ty giảm được chi phí lãi vay, giảm áp
lực thanh toán, áp lực trả nợ.
Dòng tiền thuần cho biết quy mô lượng tiền là thặng dư hay thâm hụt trong kỳ.
Năm 2020 dòng tiền thuần -1,352,872 triệu đồng tăng 960,025,372 triệu đồng so với
năm 2019, tương ứng tăng 99.86%. Dòng tiền thuần nhỏ hơn 0 cho thấy dòng tiền thu
về lớn hơn dòng tiền chi ra chứng tỏ khả năng tạo tiền của DN chưa đáp ứng nhu cầu
chi ra nhưng đang có xu hướng khắc phục giúp công ty gia tăng khả năng đầu tư sinh
lời.
Như vậy, trong năm tới công ty cần: rà soát lại chi tiết các khoản doanh thu, thu
nhập của doanh nghiệp xem loại doanh thu thu nhập nào đang biến động giảm mạnh từ
đó đưa ra biện pháp chặn đà sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp. Tăng cường công
tác quản trị chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận sau thuế. Bên
cạnh đó, DN cần có biện pháp quản lý chi phí liên quan trực tiếp trong sản xuất kinh
doanh hiệu quả, doanh nghiệp thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất
kinh doanh, xác định mức chi phí cho từng bộ phận, có biện pháp gia tăng doanh thu
tương xứng với tiềm năng hiện có của DN và tương xứng với tốc độ tăng của vốn.
Tích cực trong công tác huy động vốn từ chủ sở hữu kết hợp đòn bẩy tài chính để cải
thiện hiệu quả kinh doanh của công ty.

11
BẢNG 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CƠ BẢN
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)
1. Hệ số tự tài trợ (Ht) Lần 0.81 0.78 0.03 4.30
- VCSH Trđ 17,630,182 16,543,906 1,086,276 6.57
- TS Trđ 21,802,379 21,339,030 463,349 2.17
2. Hệ số tài trợ thường
Lần 3.12 2.87 0.25 8.82
xuyên (Htx)
- NVDH Trđ 17,839,896 16,772,112 1,067,784 6.37
Nợ dài hạn Trđ 209,714 228,206 (18,492) -8.10
VCSH Trđ 17,630,182 16,543,906 1,086,276 6.57
-TSDH Trđ 5,716,098 5,848,218 (132,120) -2.26
Năm 2020 Năm 2019
3. Hệ số chi phí (Hcp) Lần 0.87 0.89 (0.03) -3.04
- Tổng CP Trđ 29,882,451 38,257,150 (8,374,699) -21.89
- LCT Trđ 34,484,157 42,805,351 (8,321,194) -19.44
NP Trđ 4,601,706 4,548,201 53,505 1.18

❖ Nhận xét:
 Nhận xét khái quát:
Từ bảng phân tích trên, ta thấy các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cơ bản
của công ty có dấu hiệu cần được quan tâm lưu ý.
 Nhận xét chi tiết:
Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp đầu năm và cuối kỳ lần lượt là 0.78 và 0.81
nghĩa là đầu năm VSCH tài trợ 78% tổng TS, cuối kỳ tài trợ 81% tổng TS. Như vậy hệ
số tự tài trợ cả đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 0.5 chứng tỏ khả năng độc lập tài chính
của doanh nghiệp tốt, rủi ro thanh toán, rủi ro tài chính ở doanh nghiệp an toàn, việc sử
dụng tốt đòn bẩy tài chính sẽ góp phần làm khuếch đại ROE. So với đầu năm, hệ số tự
tài trợ tăng 0,03 lần tương ứng tỷ lệ tăng là 4.3%. Đây là dấu hiệu tốt. Nguyên nhân là
trong năm 2019, công ty đã huy động thêm nguồn vốn chủ là 1,086,276 trđ trong khi

12
tổng tài sản tăng 463,349 trđ. Tuy nhiên Ht còn thấp nên trong năm tới, công ty cần gia
tăng vốn chủ để tăng tiềm lực về tài chính.
Hệ số tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp đầu năm và cuối kỳ lần lượt là
3.12 và 2.87 nghĩa là đầu năm nguồn vốn dài hạn tài trợ 312% tài sản dài hạn, cuối kỳ
nguồn vốn dài hạn tài trợ 287% tài sản dài hạn. Như vậy hệ số tự tài trợ cả đầu năm và
cuối kỳ đều lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng NVDH tài trợ cho toàn bộ
TSDH và 1 phần TSNH nên doanh nghiệp đảm bảo cân đối về thời gian giữa TS và
NV. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao do nợ dài hạn có lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn
và chi phí sử dụng vốn chủ cao hơn chi phí sử dụng vốn vay.
Cuối kỳ so với đầu năm hệ số tài trợ thường xuyên tăng 0.25 với tỉ lệ tăng 8.82% là do
tốc độ tăng của NVDH lớn hơn tốc độ tăng của TSDH cho thấy trong năm doanh
nghiệp huy động được nhiều nguồn vốn dài hạn, hạn chế đầu tư vào TSDH. Chính
sách huy động vốn của DN tăng cường sử dụng vốn dài hạn điều này làm giảm áp lực
về khả năng thanh toán, áp lực trả nợ tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao do lãi suất kỳ
hạn dài cao hơn. Do vậy doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng NVDH hiệu quả để tiết
kiệm chi phí cho DN.
Hệ số chi phí của doanh nghiệp kỳ phân tích và kỳ gốc lần lượt là 0.87 và 0.89
nghĩa là kỳ phân tích để tạo ra 1đ doanh thu thì cần 0.87đ chi phí, kỳ gốc để tạo ra 1đ
doanh thu thì cần 0.89đ chi phí. Như vậy cả kỳ phân tích và kỳ gốc hệ số chi phí của
doanh nghiệp đều xấp xỉ 1 cho thấy DN làm ăn có lãi tuy nhiên chỉ số này khá cao và
có xu hướng tăng là dấu hiệu tiêu cực. Doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp nhằm
tăng trưởng doanh thu đồng thời giảm bớt chi phí từ đó hạ thấp Hcp.
Kỳ phân tích và kỳ gốc hệ số chi phí giảm 0.03 với tỉ lệ giảm 3.04% là do cả
tổng chi phí và luân chuyển thuần tăng nhưng tốc độ tăng của luân chuyển thuần lớn
hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. Hcp giảm cho thấy công ty đã bỏ ra ít chi phí hơn để
thu về được 1đ doanh thu chứng tỏ công ty đã sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn
các khoản chi phí, công ty cần tiếp tục phát huy.
Nhìn chung cấu trúc tài chính của công ty đang trong trạng thái ổn định, tuy
nhiên có một số biến động đáng kể, hệ số tài trợ thường xuyên tăng, công tác quản trị
chi phí chưa hiệu quả khi hệ số chi phí của doanh nghiệp tăng, cấu trúc tài chính cơ
bản ổn định, chính sách tài trợ nhìn chung là phù hợp. Doanh nghiệp cần có những
biện pháp cụ thể để điều chỉnh chính sách quản trị chi phí, duy trì và phát triển tình
13
hình hoạt động SXKD, đồng thời đảm bảo cấu trúc tài chính lý tưởng và linh hoạt
trong từng thời kỳ.

BẢNG 3: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỜI


Đvt: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
a. LNST Trđ 4,601,706 4,548,201 53,505 1.18
b. EBIT Trđ 5,205,642 5,234,694 (29,052) -0.55
c. LCT Trđ 34,484,157 42,805,351 (8,321,194) -19.44
d. TS bình quân Trđ 21,570,706 19,399,670 2,171,036 11.19
e. VCSH bình quân Trđ 17,087,045 14,825,209 2,261,836 15.26
1. ROS = (a)/(c) Lần 0.13 0.11 0.03 25.59
2. BEP = (b)/(d) Lần 0.24 0.27 (0.03) -10.56
3. ROA = (a)/(d) Lần 0.21 0.23 (0.02) -9.01
4. ROE = (a)/(e) Lần 0.27 0.31 (0.04) -12.22

❖ Nhận xét:
 Nhận xét khái quát:
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy cả 4 chỉ tiêu ở năm 2020 và 2019 đều
dương -> hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Kết quả so
sánh năm 2020 và 2019 các chỉ tiêu sinh lời đều tăng cho thấy hiệu quả sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp đang tăng lên.
 Nhận xét chi tiết:
Hệ số sinh lời hoạt động (ROS): năm 2020 là 0,13 nghĩa là trong một đồng luân
chuyển thuần doanh nghiệp có được 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này năm
2020 so với năm 2019 tăng 0,03 tỷ lệ tăng là 25.59% cho thấy doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa cao. Tình hình đó là do trong năm
2020, lợi nhuận sau thuế tăng nhưng tăng ít và luân chuyển thuần thì giảm nhiều. Công
tác quản trị chi phí có hiệu quả hơn. Vì vậy, muốn tăng ROS thì phải giảm chi phí trên
1 đồng doanh thu, hay phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí.
Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): năm 2020 là 0,24 nghĩa là bình quân 1
đồng vốn kinh doanh tạo ra được 0,24 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu
14
này giảm 0.03 lần so với năm 2019, tỷ lệ giảm 10.56% cho thấy doanh nghiệp đang sử
dụng vốn chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do trong năm 2020, EBIT và vốn kinh doanh
bình quân đều giảm. Hệ số này càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong
việc thu hút vốn đầu tư trên thị trường đặc biệt là từ các chủ nợ.
Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA): năm 2020 là 0,21, cho biết bình quân 1
đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra được 0,21 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ
tiêu này giảm 0.02 lần so với năm 2019, tỷ lệ giảm 9.01% cho thấy doanh nghiệp sử
dụng tài sản chưa hiệu quả. Tình hình đó là do trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế và
vốn kinh doanh bình quân đều giảm. ROA giảm chủ yếu là do tốc độ tăng của LNST
1,18% nhỏ hơn tốc độ tăng của TS bình quân 11,19%. ROA của doanh nghiệp chưa
cao, nghĩa là khả năng tạo ra lợi nhuận chưa cao, hiệu quả sử dụng chi phí kém. Bên
cạnh đó, tỉ lệ chênh lệch của ROS là 25.59%, trong khi tỉ lệ chênh lệch của ROA là -
9.01%, cho thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm, vì ROA =
ROS x Hkd.
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2020 là 0,27 có nghĩa là bình quân
1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,27 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao càng tạo
điều kiện thuận lợi cho DN thu hút vốn đầu tư trên thị tường đặc biệt là từ các cổ đông.
Chỉ tiêu này giảm 0.04 lần so với năm 2019, tỷ lệ giảm 12.22% cho thấy khả năng sinh
lời của vốn chủ giảm đi do sự giảm đi của LNST và tăng lên của VCSH bình quân,
điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong quá trình hoạt động, vậy nên
doanh nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể nhằm cân đối giữa những khoản mục của
nguồn vốn.
❖ Kết luận:
Mức sinh lời của công ty trong năm 2020 có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả
chưa tốt trong công tác quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ tăng
trưởng thấp nguyên nhân có thể là do tình hình dịch bệnh gây khó khăn trong việc sản
xuất và tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhưng đồng thời cũng
phát sinh thêm nhiều chi phí khác khiến tỷ lệ chi phí giảm không đáng kể, lợi nhuận
giảm nhiều. Doanh nghiệp cần có các biện pháp làm giảm hệ số chi phí, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh để làm tăng khả năng sinh lời của doanh
nghiệp.

15
3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của DN

BẢNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN


Đvt: triệu đồng
31/12/2020 31/12/2019 So sánh

Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Chênh Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng trọng
lệch (%)
(%) (%) (%)

C- NỢ PHẢI TRẢ 4.172.197 19,14 4.795.124 22,47 -622.927 -12,99 -3,33

I. Nợ ngắn hạn 3.962.483 94,97 4.566.918 95,24 -604.435 -13,24 -0,27

1. Phải trả người


2.474.871 62,46 3.022.301 66,18 -547.430 -18,11 -3,72
bán ngắn hạn

2. Người mua trả


9.254 0,23 6.613 0,14 2.641 39,94 0,09
tiền trước

3. Thuế và các
khoản phải nộp Nhà 421.408 10,63 216.567 4,74 204.841 94,59 5,89
nước

4. Phải trả người lao


115.925 2,93 162.719 3,56 -46.794 -28,76 -0,64
động

5. Chi phí phải trả


63.578 1,60 179.412 3,93 -115.834 -64,56 -2,32
ngắn hạn

6. Phải trả ngắn hạn


821.621 20,74 879.883 19,27 -58.262 -6,62 1,47
khác

7. Quỹ khen thưởng,


55.826 1,41 99.423 2,18 -43.597 -43,85 -0,77
phúc lợi

II. Nợ dài hạn 209.714 5,03 228.206 4,76 -18.492 -8,10 0,27

1. Phải trả dài hạn


51.602 24,61 51.602 22,61 0 0,00 1,99
khác

2. Dự phòng phải
82.323 39,25 92.606 40,58 -10.283 -11,10 -1,33
trả dài hạn

3. Quỹ phát triển


75.789 36,14 83.998 36,81 -8.209 -9,77 -0,67
khoa học và công
16
nghệ

D - VỐN CHỦ SỞ
17.630.183 80,86 16.543.906 77,53 1.086.277 6,57 3,33
HỮU

I. Vốn chủ sở hữu 17.630.183 100,00 16.543.906 100,00 1.086.277 6,57 0,00

1. Vốn góp của chủ


6.412.812 36,37 6.412.812 38,76 0 0,00 -2,39
sở hữu

2. Quỹ đầu tư phát


760.820 4,32 760.820 4,60 0 0,00 -0,28
triển

3. Lợi nhuận sau


10.456.551 59,31 9.370.274 56,64 1.086.277 11,59 2,67
thuế chưa phân phối

TỔNG CỘNG
21.802.380 100,00 21.339.030 100,00 463.350 2,17 0,00
NGUỒN VỐN

❖ Nhận xét về nguồn vốn


- Khái quát:
+ Tổng giá trị nguồn vốn tại thời điểm đầu năm là 21339.030 triệu đồng, cuối
năm là 21.802.380 triệu đồng ⇒ Đây là công ty có quy mô lớn. Cuối năm so với đầu
năm, tổng giá trị nguồn vốn đã tăng 463.335 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 2,17% => Quy
mô nguồn vốn của công ty tăng, đó là do nợ phải trả giảm, cụ thể là nợ phải trả giảm
622.927 triệu đồng, tương ứng giảm 12,99%, vốn chủ sở hữu tăng 1.086.277 triệu
đồng, tỷ lệ tăng là 6,57%, nhưng do tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng giá trị
nguồn vốn lớn nên mặc dù mức tăng thấp hơn mức giảm của nợ phải trả nhưng vẫn
kéo tổng giá trị vốn tăng trong năm.
+ Về cơ cấu nguồn vốn: Đầu năm và cuối năm tỷ trọng nợ phải trả đều nhỏ hơn tỷ
trọng vốn chủ sở hữu. Cụ thể tỷ trọng nợ phải trả cuối năm là 19,14% và đầu năm là
22,47%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu cuối năm là 80,86% và đầu năm là 77,53% ⇒ chứng
tỏ mức độ nợ của công ty khá thấp, mức độ tự chủ tài chính ngày càng cao. Tại thời
điểm cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng nợ đã giảm 3,33%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu
tăng 3,33% ⇒ chứng tỏ mức độ tự chủ tài chính của công ty ngày càng tăng..
- Phân tích chi tiết:
+ Nợ phải trả: cuối năm so với đầu năm đã giảm 622.927 triệu đồng, tỷ lệ giảm
12,99%, đó là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cùng giảm, trong đó nợ ngắn hạn giảm
17
604.435 triệu đồng, giảm 13,24%; nợ dài hạn giảm 18.492 triệu đồng, giảm 8,10% ⇒
nợ ngắn hạn giảm nhiều và nhanh hơn.
+ Về cơ cấu nợ phải trả: đầu năm và cuối năm, tỷ trọng nợ ngắn hạn đều lớn
hơn tỷ trọng nợ dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm là 94,97% và đầu năm
là 95,24%; tỷ trọng nợ dài hạn cuối năm là 5,03% và đầu năm là 4,76% => áp lực
thanh toán nợ của công ty khá cao. Tuy nhiên, cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng nợ
ngắn hạn giảm; tỷ trọng nợ dài hạn tăng 0,27% => áp lực trả nợ giảm không đáng kể.
+ Nợ ngắn hạn: cuối năm so với đầu năm đã giảm 604.435 triệu đồng, tỷ lệ giảm
là 13,24%, đó là do phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động, chi phí phải
trả ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác và quỹ khen thưởng, phúc lợi giảm; bên cạnh đó,
người mua trả tiền trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước tăng lên.
Chỉ tiêu có mức giảm lớn nhất là phải trả người bán ngắn hạn cuối năm so với đầu
năm đã giảm 604.435 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 13,24% => chứng tỏ công ty đã thanh
toán các khoản phải trả ngắn hạn, giúp cho công ty giảm được áp lực trả nợ.
+ Chỉ tiêu có mức tăng lớn nhất: là thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối
năm so với đầu năm tăng 204.841 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 94,59%. Tuy nhiên phải lưu
ý nếu khoản này còn trong thời hạn thanh toán hoặc được phép gia hạn thì tăng chỉ tiểu
này hợp lí vì giúp công ty có thêm nguồn vốn tài trợ nhu cầu cho quá trình sản xuất
kinh doanh mà không phải đi vay làm gia tăng áp lực vay.
+ Chỉ tiêu người mua trả tiền trước ngắn hạn cuối năm so với đầu năm đã tăng
2.641 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 39,94% => chứng tỏ công ty đã khẳng định được uy tín
với khách hàng làm tăng phần vốn chiếm dụng được của khách hàng => giúp công ty
giảm áp lực huy động vốn vay và tiết kiệm chi phí vốn. Tuy nhiên, công ty phải xem
xét đến việc đáp ứng việc giao hàng đúng hạn cho khách hàng để đảm bảo uy tín thì
việc tăng khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn mới hợp lí.
+ Chỉ tiêu phải trả người lao động giảm, cuối năm so với đầu năm giảm 46.794
trđ, tỷ lệ giảm 28,76% => Công ty đảm bảo thanh toán khoản này đúng hạn cho người
lao động thì mới được đánh giá là hợp lí, còn nếu không thì không hợp lí.
+ Chỉ tiêu chi phí phải trả người bán ngắn hạn giảm, cuối năm so với đầu năm
giảm 547.430 trđ, tỷ lệ giảm 18,11%.
+ Chỉ tiêu phải trả ngắn hạn khác giảm, cuối năm so với đầu năm giảm 58.262
trđ, tỷ lệ giảm 6,62%. chứng tỏ công ty đã giảm khoản tín dụng ngắn hạn khác, giúp
18
cho công ty giảm được áp lực trả nợ. Tuy nhiên, phải căn cứ vào số liệu chi tiết để làm
rõ, nếu khoản phải trả ngắn hạn khác đến thời hạn thanh toán thì giảm chỉ tiêu này là
hợp lí còn nếu còn trong thời hạn thanh toán là không hợp lí.
+ Chỉ tiêu quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 43.597 trđ, tỷ lệ giảm 43,85%. Để
xem xét chỉ tiêu này giảm có hợp lí hay không thì công ty phải đảm bảo vẫn duy trì
đáp ứng đầy đủ nhu cầu phúc lợi công cộng, đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động thì việc giảm chỉ tiêu này là hợp lí, ngược lại là bất hợp lí.
+ Về cơ cấu nợ ngắn hạn: cuối năm và đầu năm, phải trả người bán ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất đầu năm là 66,18% , cuối năm là 62,46%, thứ hai là phải
trả ngắn hạn khác, chỉ tiêu này tăng đầu năm là 19,27% , cuối năm là 20,74% => Như
vậy, phần lớn nguồn vốn ngắn hạn của công ty chủ yếu là huy động từ chiếm dụng từ
nhà cung cấp, tình hình đó làm công ty tăng áp lực trả nợ. Đòi hỏi công ty cần phải
thường xuyên theo dõi để thanh toán kịp thời khi đến hạn.
+ Nợ dài hạn: cuối năm so với đầu năm đã giảm 18.492 triệu đồng, tỷ lệ giảm là
8,10%, đó là do dự phòng phải trả dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 10.283 triệu
đồng, tỷ lệ giảm là 11,10% và quỹ phát triển khoa học và công nghệ giảm 8.209 triệu
đồng, giảm 9,77%.
+ Về cơ cấu nợ dài hạn: dự phòng phải trả dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trên 39,25%, cho thấy công ty luôn trích lập dự phòng tốt.
+ Vốn chủ sở hữu: cuối năm so với đầu năm đã tăng 1.086.277 triệu đồng, tỷ lệ
tăng là 6,57%, đó là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Cụ thể là:
+ Quỹ đầu tư phát triển cuối năm so với đầu năm không đổi, duy trì ở mức
760.820 triệu đồng chứng tỏ công ty đã dùng lợi nhuận giữu lại để thực hiện tái đầu tư
đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
những năm sau từ đó giúp công ty tăng khả năng tự chủ tài chính
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm so với đầu năm đã tăng
1.086.277 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 11,59%. Nguyên nhân có thể do công ty hoạt động
sản xuất kinh doanh có lãi khiến LNST tăng lên.
+ Về cơ cấu vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu, đầu năm là 56,64%, cuối năm là 59,31% điều này
cho thấy tài sản thuần của công ty chủ yếu có được từ lợi nhuận chưa phân phối.

19
⇒ Kết luận: Quy mô nguồn vốn tăng, cơ cấu nguồn vốn thể hiện mức độ tự chủ tài
chính cao, mức đô nợ thấp và mức độ tự chủ tài chính đã có xu hướng tăng. Trong nợ
phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn thể hiện áp lực trả nợ cao và áp lực trả nợ
tăng. Qua đó công ty cần quản lí chặt chẽ nhằm tận dụng các khoản chiếm dụng nhưng
tránh tình trạng nợ quá hạn làm giảm uy tín của mình.

3.3 Phân tích hoạt động tài trợ của DN thông qua chỉ tiêu Vốn lưu chuyển (VLC)
và Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)

BẢNG 5: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ DÀI HẠN (THÔNG QUA CHỈ TIÊU
VLC, Htx)
Đvt: triệu đồng

31/12/2020 31/12/2019 So sánh

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ
Chênh Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng
lệch (%)
(%) (%)

1. Nguồn vốn dài hạn 17.839.897 81,83 16.772.112 78,60 1.067.785 6,37

a. Nợ dài hạn 209.714 0,96 228.206 1,07 -18.492 -8,10

b. Vốn chủ sở hữu 17.630.183 80,86 16.543.906 77,53 1.086.277 6,57

2. Tài sản dài hạn 5.716.097 26,22 5.932.483 27,80 -216.386 -3,65
II. Hệ số tài trợ thường xuyên Htx =
3,1210 2,8272 0,2938 10,39
(1)/(2)
III. Vốn lưu chuyển (trđ) = NVDH -
12.123.800 10.839.629 1.284.171 11,85
TSDH

❖ Nhận xét:
- Khái quát: dựa vào bảng trên ta thấy hoạt động tài trợ của DN cuối năm 2020
đã thay đổi so với cuối năm 2019 trên tất cả phương diện quy mô, tỷ lệ và cơ cấu vốn
lưu chuyển của DN. Do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ bản
đó trong hoạt động tài trợ của DN.
- Chi tiết:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên:

20
- Cuối năm 2020 là 3,1210 lần, đầu năm 2020 là 2,8272 lần. Cuối năm tăng so
với đầu năm 0,2938 lần với tỷ lệ tăng 10,39%. Chi tiết ta thấy NVDH tăng và TSDH
giảm. Cụ thể NVDH tăng 1.067.785 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 6,37%, TSDH giảm
216.386 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 3,65%. ⇒ NVDH tăng nhanh hơn so với mức giảm
của TSDH.
- Mặt khác ta thấy cả cuối năm và đầu năm 2020, hệ số tài trợ thường xuyên của
DN đều lớn hơn 1 => Cho thấy doanh nghiệp đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài
sản dài hạn, bên cạnh đó còn có một phần dư để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nguồn
vốn dài hạn là những khoản vốn vay có thời gian đáo hạn dài (>1 năm) trong khi tài
sản dài hạn là những tài sản có tính thanh khoản thấp, chu kỳ vòng quay vốn kéo dài.
Như vậy chính sách tài trợ này đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn và hạn
chế rủi ro.
+ Vốn lưu chuyển:
- Đầu năm, cuối năm đều dương, cụ thể đầu năm là 10.839.639 trđ, cuối năm là
12.123.800 trđ. Cuối năm so với đầu năm, vốn lưu chuyển tăng 1.284.171 trđ, tỷ lệ
tăng 11,85%.
=> Cho thấy công ty đủ NVDH để tài trợ cho TSDH. Tại thời điểm đầu năm, công
ty đã sử dụng 16.772.112 trđ NVDH để tài trợ cho TSDH, cuối năm, công ty đã sử
dụng 17.839.897 trđ NVDH để tài trợ cho TSDH => Điều đó cho thấy hoạt động tài
trợ của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tức là 1 phần nguồn vốn
dài hạn sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
- Vốn lưu chuyển có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của 2 nhân tố nguồn
vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Cụ thể:
+ Tài sản dài hạn: cuối năm 2020 là 5.716.097 trđ, đã giảm so với năm 2019 là
216.386 trđ với tỷ lệ giảm là 3,65%. Điều này cho thấy trong năm 2020, DN giảm tập
trung vào mua sắm, đầu tư thêm tài sản cố định, từ đó làm giảm quy mô sản xuát kinh
doanh qua đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Và TSDH có tính thanh khoản thấp
nên việc giảm TSDH có thể làm tăng tính thanh khoản, tăng khả năng thanh toán của
DN, đồng thời giúp DN giảm áp lực huy động vốn.
+ Nguồn vốn dài hạn (gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) cuối năm 2020 là
17.839.897 trđ đã tăng so với năm 2019 là 1.067.785 trđ với tỷ lệ tăng là 6,37%.

21
Nguồn vốn dài hạn tăng giúp doanh nghiệp ổn định nguồn vốn lâu dài từ đó giúp hoạt
động sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn, không bị ngắt quãng.
⇒ Kết luận: như vậy, tình hình tài trợ của DN đã có dấu hiệu cải thiện theo chiều
hướng tốt vì DN luôn có đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này
dẫn đến nguyên tắc cân bằng tài chính được đảm bảo. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro nên
DN cũng cần kiểm tra, rà soát lại tài sản dài hạn cũng như nguồn vốn dài hạn, như vậy
sẽ giúp DN hạn chế rủi ro một cách tối ưu nhất.

3.4 Phân tích tình hình tài sản

BẢNG 6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN


Đvt: triệu đồng
Chênh lệch đầu năm so
Cuối năm Đầu năm
với cuối năm
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng trọng
(tr.đồng) (tr.đồng) (tr.đồng) (%)
(%) (%) (%)
A. TÀI SẢN
16.086.281 73,78 15.490.810 72,59 595.471 3,84 1,19
NGẮN HẠN
I. Tiền và các
khoản tương 987.217 6,14 2.341.350 15,11 -1.354.133 -57,84 -8,98
đương tiền
1.Tiền 42.217 4,28 56.350 2,41 -14.133 -25,08 1,87
2. Các khoản
tương đương 945.000 95,72 2.285.000 97,59 -1.340.000 -58,64 -1,87
tiền
II.Đầu tư tài
chính ngắn 13.901.000 86,42 11.783.000 76,06 2.118.000 17,98 10,35
hạn
1.Đầu tư nắm
giữ đến ngày 13.901.000 100 11.783.000 100 2.118.000 17,98 0
đáo hạn

II.Các khoản 662.415 4,12 775.262 5,00 -112.847 -14,56 -0,89

22
phải thu
ngắn hạn
1.Phải thu
ngắn hạn của 161.896 24,44 278.521 35,93 -116.625 -41,87 -11,49
khách hàng
2.Trả trước
cho người bán 4.110 0,62 7.964 1,03 -3.854 -48,39 -0,41
ngắn hạn
3.Phải thu
820.264 123,83 816.889 105,37 3.375 0,41 18,46
ngắn hạn khác
4. Dự phòng
phải thu ngắn -323.855 -48,89 -328.112 -42,32 4.257 -1,30 -6,57
hạn khó đòi
IV.Hàng tồn
382.894 2,38 513.934 3,32 -131.040 -25,50 -0,94
kho
1. Hàng tồn
406.785 106,24 548.140 106,66 -141.355 -25,79 -0,42
kho
2. Dự phòng
giảm giá hàng -23.891 -6,24 -34.206 -6,66 10.315 -30,16 0,42
tồn kho
V. Tài sản
ngắn hạn 152.755 0,95 77.264 0,50 75.491 97,70 0,45
khác
1.Chi phí trả
trước ngắn 102.509 67,11 66.757 86,40 35.752 53,56 -19,29
hạn
2.Thuế giá trị
gia tăng được 20.163 13,20 10.507 13,60 9.656 91,90 -0,40
khấu trừ
3.Thuế phải
30.083 19,69 0,21 0 30.083 19,69
thu Nhà nước
B. TÀI SẢN
5.716.096 26,22 5.848.216 27,41 -132.120 -2,26 -1,19
DÀI HẠN

I.Các khoản 318.487 5,57 322.008 5,51 -3.521 -1,09 0,07

23
phải thu dài
hạn
1. Phải thu về
cho vay dài 4.000 1,26 4.000 1,24 0 0 0,01
hạn
2. phải thu dài
347.355 109,06 350.942 108,99 -3.587 -1,02 0,08
hạn khác
3. Dự phòng
phải thu dài -32.868 -10,32 -32.934 -10,23 66 -0,20 -0,09
hạn khó đòi
II.Tài sản cố
1.513.886 26,48 1.413.215 24,16 100.671 7,12 2,32
định
1.Tài sản cố
649.410 42,90 544.185 38,51 105.225 19,34 4,39
định hữu hình
Nguyên giá 3.656.722 241,55 3.412.801 241,49 243.921 7,15 0,05
Giá trị hao
-3.007.312 -198,65 -2.868.616 -202,99 -138.696 4,83 4,34
mòn luỹ kế
2.Tài sản cố
864.476 57,10 869.030 61,49 -4.554 -0,52 -4,39
định vô hình
Nguyên giá 993.804 65,65 992.772 70,25 1.032 0,10 -4,60
Giá trị hao
-129.328 -8,54 -123.742 -8,76 -5.586 4,51 0,21
mòn luỹ kế
III.Bất động
3.178 0,06 3.570 0,06 -392 -10,98 -0,01
sản đầu tư
Nguyên giá 7.859 247,29 7.859 220,14 0 0 27,15
Giá trị hao
-4.681 -147,29 -4.289 -120,14 -392 9,14 -27,15
mòn luỹ kế
IV.Tài sản dở
11.252 0,20 183.331 3,13 -172.079 -93,86 -2,94
dang dài hạn
1.Xây dựng cơ
11.252 100,00 183.331 100,00 -172.079 -93,86 0
bản dở dang
V.Đầu tư tài
3.664.792 64,11 3.693.422 63,15 -28.630 -0,78 0,96
chính dài hạn

1.Đầu tư vào 2.837.212 77,42 2.837.212 76,82 0 0 0,60

24
các công ty
con
2.Đầu tư vào
các công ty
liên kết và cơ
613.705 16,75 613.705 16,62 0 0 0,13
sở kinh doanh
đồng kiểm
soát
3.Đầu tư góp
vốn vào các 785.952 21,45 785.952 21,28 0 0 0,17
đơn vị khác
4.Dự phòng
đầu tư tài -592.946 -16,18 -564.316 -15,28 -28.630 5,07 -0,90
chính dài hạn
5.Đầu tư nắm
giữ đến ngày 20.869 0,57 20.869 0,57 0 0 0
đáo hạn
VI.Tài sản
204.501 3,58 232.670 3,98 -28.169 -12,11 -0,40
dài hạn khác
1.Chi phí trả
84.484 41,31 81.391 34,98 3.093 3,80 6,33
trước dài hạn
2.Tài sản, thuế
thu nhập hoãn 105.289 51,49 132.105 56,78 -26.816 -20,30 -5,29
lại
3.Thiết bị, vật
tư, phụ tùng
14.728 7,20 19.174 8,24 -4.446 -23,19 -1,04
thay thế dài
hạn
TỔNG TÀI
21.802.377 100 21.339.026 100 463.351 2,17 0
SẢN

❖ Nhận xét
− Đánh giá khái quát

25
+ Giá trị tổng tài sản cuối năm 2020 là 21.802.377 triệu đồng, đầu năm 2020 là
21.339.026 triệu đồng, chứng tỏ doanh nghiệp có quy mô lớn. Cuối năm so với đầu
năm, tổng tài sản tăng 463.351 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 2,17%, cho thấy quy mô tài sản
công ty tăng, đó là do TSNH tăng 595.471 trđ, tỷ lệ tăng là 3,84%, TSDH giảm
132.120 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 2.26%.
+ Về cơ cấu tài sản: ở đầu năm và cuối năm, tỷ trọng TSNH đều lớn hơn TSDH,
cụ thể là tỷ trọng TSNH cuối năm là 73,78% đầu năm là72,59%, tỷ trọng tài sản dài
hạn cuối năm là 26,22%, đầu năm là 27,41%. Chứng tỏ mức độ đầu tư cho TSNH là
cao và cho TSDH là thấp. Nhưng cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng TSNH tăng
1,19% và tỷ trọng TSDH đã giảm 1,19% => chứng tỏ công ty vẫn đang đẩy mạnh đầu
tư cho TSNH.
− Đánh giá chi tiết
+ TSNH: Cuối năm so với đầu năm tăng tăng 595.471trđ, tỷ lệ tăng là 3,84%. Đó
là do tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, tài sẳn ngắn hạn khác tăng. Bên
cạnh đó, các khoản hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và các khoản
tương đương tiền lại giảm xuống.
Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền, cuối năm so với đầu năm đã giảm -1.354.133 trđ,
tỷ lệ giảm là 8,98%. Cụ thể:
 Tiền giảm -14.133 trđ, tỷ lệ giảm là 25.08%. Cho thấy công ty đang giảm dự trữ
vốn bằng tiền.
 Các khoản tương đương tiền giảm -1.340.000 trđ, tỷ lệ giảm là 58.64 %, tỷ
trọng là giảm là 1.87%.
+ Đây là tài sản có tính thanh khoản cao, tạo khả năng chủ động thanh toán và
vận dụng cơ hội đầu tư nếu có. Tuy nhiên việc giảm tiền được coi là hợp lý hay không
còn phải căn cứ vào kế hoạch ngân quỹ và kế hoạch chi tiêu của công ty. Nếu tiền
giảm quá kế hoạch ngân quỹ và kế hoạch chi tiêu của công ty sẽ xảy ra tình trạng
không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và không đủ nguồn tiền
mặt đối phó với các tình huống bất ngờ như: thiếu hụt doanh thu; sửa chữa thay thế
máy móc; hoặc các trường hơp bất khả kháng không nằm trong kế hoạch; và ngược
lại, nếu nằm trong kế hoạch ngân quỹ và kế hoạch chi tiêu thì sẽ giúp công ty chủ động
trong việc thanh toán nhanh các khoản khi cần thiết.
26
− Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2020 là 662.415 trđ, đầu năm 2020 là
775.262 trđ, cuối năm so với đầu năm giảm 112.847 trđ, tỷ lệ giảm là 14,56%, tỷ trọng
các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm tăng 4,12%% (giảm so với đầu năm là 0,89%).
Chỉ tiêu này ở cuối năm và đầu năm đều nhỏ, hơn hết lại đang có xu hướng giảm, cho
thấy công tác thu hồi nợ của DN đang rất hiệu quả.
− Trong chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn thì chỉ tiêu phải thu khách hàng
ngắn hạn giảm nhiều nhất, cuối năm so với đầu năm, chỉ tiêu này giảm 116.625 trđ, tỷ
lệ giảm là 41,87 %; Nhìn chung, các khoản phải thu ngắn hạn đang có xu hướng giảm,
dự phòng phải thu ngắn hạn tăng nhẹ, các khoản phải thu khác tăng. Cho thấy chất
lượng nợ phải thu của doanh nghiệp đang diễn ra hiệu quả. Công ty cần tiếp tục phát
huy những ưu điểm trong khả năng thu hồi nợ của mình. Bên cạnh đó cần phải trích
lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi một cách hợp lý để nguồn vốn không bị chiếm
dụng và có khả năng trang trải các nghĩa vụ khác.
− Chỉ tiêu có mức tăng lớn nhất là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Cuối năm
so với đầu năm, tăng 2.118.000trđ, tỷ lệ tăng là 17,98%. Cho thấy các khoản tiền gửi
ngân hàng có kỳ hạn, các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn có mục đích thu
lãi hàng kì, cho vay lấy lãi... đang có xu hướng tăng mạnh. Những khoản đầu tư này sẽ
giữ nguyên giá trị và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó do tính chất
của khoản đầu tư này nên dẫn đến việc bị hạn chế và chuyển đổi thành tiền, nên khi
khoản đầu tư này tăng quá cao sẽ ảnh ưởng tới thanh khoản của DN.
− Hàng tồn kho: Cuối năm so với đầu năm, giảm 231040 trđ, tỷ lệ giảm là 25,5
%. Cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm đúng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác
động tích cực đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc thành phẩm đang chờ tiêu thụ trong kho
giảm làm giảm đi số lượng hàng tồn kho và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
− Chỉ tiêu TSNH khác: cuối năm so với đầu năm tăng 75.491 trđ, tỷ lệ tăng là
97,7% => là do chi phí trả trước ngắn hạn, thuế gtgt được khấu trừ, thuế và các khoản
phải thu của Nhà nước đều tăng. Chỉ tiêu chi phí trả trước ngắn hạn cuối năm so với
dầu năm tăng 35.751 trđ, tỷ lệ tăng là 53,56% - có thể do doanh nghiệp đang đẩy tăng
khoản trả trước tiền đi thuê cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sxkd bia. Bên cạnh đó,
thuế gtgt được khấu trừ cuối năm so với đầu năm tăng 9.656 trđ, tỷ lệ tăng 91,90%,
thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 30.083 trđ => cho thấy trong năm 2020
doanh nghiệp đã tăng lượng hàng hoá mua vào, giảm lượng hàng hoá bán ra.
27
− Về cơ cấu TSNH: ở đầu năm và cuối năm, đầu tư tài chính ngắn hạn luôn chiếm
tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 86,42%, cuối năm là 76,06 %. Thứ hai là tài sản ngắn
hạn khác chiếm tỷ trọng đầu năm là 0,95%, cuối năm là 0,5 % => Như vậy phần lớn
TSNH đầu tư cho tài chính ngắn hạn. Nguyên nhân là do những khoản đầu tư này sẽ
đem về những khoản lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
+ TSDH: Cuối năm so với đầu năm giảm 132.120 trđ, tỷ lệ giảm là 2,26 % => Là
do các khoản đầu tư dài hạn giảm, tài sản dở dang dài hạn, các khoản đầu tư tài chính
dài hạn, tài sản dài hạn khác giảm. Bên cạnh đó, các khoản tài sản cố địn tăng lên. Cụ
thể:
− TSCĐ: Cuối năm so với đầu năm tăng 100.671 trđ, tỷ lệ tăng là 26,48 %, trong
đó, TSCĐ hữu hình tăng 105.225trđ, tỷ lệ tăng là 19,34 %, TSCĐ vô hình giảm 4.554
trđ, tỷ lệ tăng là 0,52%. TSCĐ tăng chủ yếu là do TSCĐ hữu hình tăng.
− Chỉ tiêu các khoản phải thu dài hạn trong đó chỉ bao gồm chỉ tiêu phải thu dài
hạn khác. Cuối năm so với đầu năm giảm 3.587 trđ, tỷ lệ giảm là 1,02 % => có thể là
do doanh nghiệp
− Chỉ tiêu tài sản dở dang dài hạn: Cuối năm so với đầu năm giảm 172.079 trđ, tỷ
lệ giảm là 93,86 % => là do công ty giảm chi phí xây dựng cơ bản dở dang cho thấy
doanh nghiệp giảm đầu tư vào các công trình xây dựng có thể là nhà xưởng hay nhà
nghỉ cho công nhân. Xem xét tiến độ đầu tư có đúng theo kế hoạch hay không, nếu
đúng kế hoạch và phù hợp với khả năng của DN có thể tận dụng khai thác năng lực
− Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cuối năm so với đầu năm giảm 28.630trđ, tỷ lệ giảm là 0,73%. Chủ yếu là do dự
phòng đầu tư tài chính dài hạn giảm, cụ thể là giảm 28.630. Cho thấy các khoản đầu tư
chưa nhiều rủi ro.
− Về cơ cấu TSDH: ở đầu năm và cuối năm, đầu tư tài chính dài hạn luôn chiếm
tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 63,15 %, cuối năm là 64,11 % => Cho thấy doanh nghiệp
chú trọng đầu tư cho tài chính dài hạn, vì tài chính dài hạn có vai trò quan trọng có
hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển lâu dài lâu dài của doanh. nghiệp.
❖ Kết luận: Qua phân tích trên cho thấy, quy mô vốn của công ty đã bị thu
hẹp do các khoản tài sản dở dang dài hạn và HTK giảm. Công ty cũng đang đẩy mạnh
đầu tư tài chính. Để mở rộng qui mô vốn và để kinh doanh sản xuất đạt hiệu quả cao
hơn, công ty nên:
28
− Nghiên cứu các biện pháp tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm.
− Tăng cường công tác quản trị, sử dụng chính sách tín dụng thương mại một
cách hợp lí để giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn và mất vốn trong tương lai.
− Cần tập trung đầu tư cho tài sản cố định hữu hình nhằm sửa chữa và cải thiện
năng lực sản suất hiện tại.
− Xây dựng chính sách hàng tồn kho hợp lí để phù hợp với tình hình nên kinh tế
hiện nay

3.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

BẢNG 7: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm N Năm N-1 Chênh lệch %
1. Doang thu về BH và CCDV 31.286.457 39830365 -8.543.908 -21,45
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3.563 1829 1.734 94,81
3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 31.282.894 39.828.535 -8.545.641 -21,46
4. Giá vốn hàng bán 26.512.305 35.043.871 -8.531.566 -24,35
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
4.770.589 4.784.664 -14.075 -0,29
cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.197.236 2.970.222 227.014 7,64
7. Chi phí hoạt đọng tài chính 42.934 42.138 796 1,89
8. Chi phí bán hàng 2.388.495 1.875.597 512.898 27,35
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 331.851 594.830 -262.979 -44,21
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 5.204.545 5.242.321 -37.776 -0,72
11. Thu nhập khác 4.026 6.594 -2.568 -38,94
12. Chi phí khác 2.928 14.221 -11.293 -79,41
13. Lợi nhuận khác 1.099 -7.626 8.725 -114,41
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
5.205.644 5.234.695 -29.051 -0,55
thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
577.119 717.303 -140.184 -19,54
nghiệp hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 26.815 -30.810 57.625 -187,03

29
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.601.706 4.548.201 53.505 1,18
18. Hệ số LNST/LCT 0,13 0,11 0,03 25,59
19. Hệ số LNTT/LCT 0,15 0,12 0,03 23,44
20. Hệ số LNKD/DTKD 0,15 0,12 0,03 23,24
21. Hệ số LNBH/DTTBH 0,15 0,12 0,03 26,94
22. Hệ số CPBH/DTTBH 0,08 0,05 0,03 62,13
23. Hệ số CPQLDN/DTTBH 0,01 0,01 0,00 -28,97
24. LCT=DTTBH+DTTC+TNK 34.484.156 42.805.351 -8.321.195 -19,44
25.TCP=LCT-LNST 29.882.450 38.257.150 -8.374.700 -21,89
26. Hệ số GVHB 0,85 0,88 -0,03 -3,68
27. Hệ số CPBH 0,08 0,05 0,03 62,12
28.Hệ số CPQLDN 0,01 0,01 0,00 -28,97
29. Hệ số chi phí 0,87 0,89 -0,03 -3,04

❖ Nhận xét
Từ bảng phân tích trên, cho thấy kết quả kinh doanh của công ty khá khả quan. Tổng
lợi nhuận sau thuế năm 2020 so với năm 2019 đã tăng 53.505 triệu đồng tương ứng
với 1,18%. Việc tăng quy mô lợi nhuận là cơ sở để công ty tăng trưởng ổn định. Tuy
nhiên, năm 2020 so với năm 2019 hệ số chi phí bán hàng tăng lên và hệ số lợi nhuận
sau thuế để lại giảm xuống. Để có đánh giá toàn diện hơn ta cần phải phân tích chi tiết.
Công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn chuyên sản xuất các mặt hàng bia
rượu, nước uống, nước giải khát. Trong năm 2020 Tổng luân chuyển thuần là
34.484.156 trđ giảm -8.321.195 trđ so với 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,44% so
với 2019.
+ Hoạt động kinh doanh:
− Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là nguồn doanh thu có khả
năng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp. Trong năm 2020, doanh thu về
bán hàng và cung cấp dịch vụ là 31.286.457trđ, giảm 8.543.908 trđ so với năm 2019
tương ứng tỷ lệ giảm -21,45 %. Nguyên nhân là do năm 2020 bùng phát dịch COVID-
19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Sản phẩm của công ty không phải là hàng hóa thiết yếu nên
sức mua hàng hóa của người tiêu dùng giảm, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

30
− Các khoản giảm trừ doanh thu: năm 2020 so với năm 2019 tăng 1.734 trđ
tương ứng với tỷ lệ tăng 94,81%. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề hàng hóa bị trả
lại, công ty cần nhanh chóng xác định các nguyên nhân hàng hóa bị trả lại xem phát
sinh từ đâu để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy
tín của công ty; ngoài ra nguyên khác đến từ chính sách chiết khấu thương mại của
công ty, chính sách chiết khấu thương mại chưa thực sự hiệu quả trong bối cảnh năm
2020 gắn liền với dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp khách hàng đối tác cũng lâm vào
hoàn cảnh khó khăn, vì vậy công ty cần điều chỉnh lại mức độ chiết khấu tương ứng để
phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
− Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2020 so với năm
2019 đã giảm 8.545.641 trđ tương ứng tỷ lệ giảm 21,46 %. Nguyên nhân là do doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 21,45 % và các khoản giảm trừ doanh thu tăng.
− Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng
chi phí của DN. Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm giá vốn của thành phẩm đã
bán và giá vốn của dịch vụ đã cung cấp. Năm 2020 so với năm 2019, giá vốn hàng bán
giảm 8.531.566trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 24,35%. Giá vốn hàng bán giảm như vậy
là do trong năm 2020 xảy ra đại dịch COVID-19 gây tác động tiêu cực đến nền kinh
tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sức tiêu thụ
đối với sản phẩm giảm nên công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm chi phí
hoạt động sản xuất, công ty giảm định mức sản xuất dẫn đến giá vốn hàng bán giảm.
Hệ số giá vốn hàng bán năm 2020 giảm 0,0324 lần tương ứng tỷ lệ giảm 3,68% so với
năm 2019, hệ số này cho thấy công ty sử dụng giá vốn chưa hợp lý, hiệu quả, công ty
nên có sự đàm phán với các nhà cung cấp vật liệu đầu vào, đặc biệt là những nhà cung
cấp lâu năm để hưởng những ưu đãi về giá vốn hàng bán tốt hơn, công ty cũng nên
nghiên cứu về nhu cầu thị trường hiện tại để từ đó tích trữ nguyên vật liệu đầu vào 1
cách phù hợp.
− Chi phí bán hàng: năm 2020 so với năm 2019 tăng 512.898 trđ, tương ứng tỷ
lệ tăng 27,35%. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng chi phí vận chuyển hàng hóa cho
khách hàng, ngoài ra cũng là do tăng chi phí thuê nhân viên bán hàng và chi phí mua
công cụ dụng cụ dùng cho bán hàng. Hệ số chi phí bán hàng năm 2020 so với năm
2019 tăng 0,0293 lần tương ứng tỷ lệ tăng 62,12%. Hệ số chi phí bán hàng tăng thể
hiện công ty sử dụng lãng phí, chưa hiệu quả chi phí bán hàng, từ đó công ty cần kiểm
31
tra, rà soát lại để cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết đồng thời phân bổ 1 cách
hợp lý.
− Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2020 so với năm 2019 giảm 262.979 trđ
tương ứng tỷ lệ giảm 44,21%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,0043 lần so
với năm 2019 tương ứng tỷ lệ giảm 24,93%, thể hiện hiệu quả quản trong việc chi chi
phí quản lý doanh nghiệp của công ty giamr, công ty đã sử dụng khoản chi phí này
chưa hợp lý và hiệu quả.
+ Hoạt động tài chính
− Doanh thu từ hoạt động tài chính: năm 2020 so với năm 2019 tăng 227.014
trđ tương ứng tỷ lệ tăng 7,64%. Cho thấy các khoản đầu tư cho hoạt động tài chính
đang đem lại hiệu quả.
− Chi phí hoạt động tài chính: năm 2020 so với năm 2019 tăng 769 trđ tương
ứng tỷ lệ tăng 1,89 %, chủ yếu là chi phí lãi vay. Nguyên nhân là do tăng lỗ chênh lệch
từ tỷ giá hối đoái đã thực hiện năm 2020 tăng so với năm 2019.
+ Hoạt động khác
− Thu nhập khác năm 2020 so với năm 2019 giảm 25 68 trđ tương ứng tỷ lệ giảm
38,94%, chi phí khác năm 2020 so với năm 2019 giảm 11.293 trđ tương ứng tỷ lệ giảm
79,41%, lợi nhuận khác trong năm 2020 so với năm 2019 tăng 8.725trđ tương ứng
114,41%.
❖ Kết luận: Trong năm 2020, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp có sự sụt
giảm tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đạt hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh được cải thiện hơn so với
năm 2019, , tuy nhiên việc sử dụng chi phí của công ty chưa thật sự phát huy hiệu
quả,mặc dù hệ só chi phí năm 2020 giảm nhưng hệ số chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp lại tăng so với năm 2019.Vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra các biện
pháp quản lý chi phí 1 cách tốt hơn ,đồng thời đưa ra biện pháp giúp thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm trong bối cảnh dịch bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất kinh
doanh

32
3.6. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

BẢNG 8: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ


ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)
A. Các khoản phải thu 976,901 1,093,271 -116,369 -10.64
I. Các khoản phải thu ngắn hạn 662,415 775,262 -112,847 -14.56
1. Phải thu ngắn hạn của khách
161,895 278,522 -116,626 -41.87
hàng
2. Trả trước cho người bán ngắn
4,111 7,964 -3,853 -48.38
hạn
3. Phải thu ngắn hạn khác 820,264 793,796 26,467 3.33
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
-323,855 -328,112 4,256 -1.30
đòi
5. Tài sản thiếu chờ xử lý 0 23,092 -23,092 -100
II. Các khoản phải thu dài hạn 314,486 318,008 -3,522 -1.11
1. Phải thu dài hạn khác 347,355 350,943 -3,587 -1.02
2. Dự phòng phải thu dài hạn khó
-32,869 -32,934 65 -0.2
đòi
B. Các khoản phải trả 4,172,197 4,795,125 -622,928 -12.99
I. Các khoản phải trả ngắn hạn 3,962,483 4,566,918 -604,435 -13.24
1. Phải trả người bán ngắn hạn 2,474,871 3,022,301 -547,430 -18.11
2. Người mua trả tiền trước ngắn
9,254 6,613 2,640 39.93
hạn
3. Thuế phải nộp Nhà nước 421,408 216,567 204,841 94.59
4. Phải trả người lao động 115,924 162,719 -46,794 -28.76
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 63,578 179,412 -115,833 -64.56
6. Phải trả ngắn hạn khác 821,621 879,883 -58,262 -6.62
7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 55,826 99,423 -43,597 -43.85
II. Các khoản phải trả dài hạn 209,714 228,207 -18,492 -8.10
1. Phải trả dài hạn khác 51,602 51,602 0 0
2. Dự phòng phải trả dài hạn 82,323 92,606 -10,283 -11.1

33
3. Quỹ phát triển khoa học và công
75,789 83,998 -8,209 -9.77
nghệ

BẢNG 9: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CÔNG NỢ


Đvt: triệu đồng
Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch
(%)
1. Hệ số các khoản phải thu (lần)
0.0448 0.0512 -0.0064 -12.54
= CKPThu/TTS
Các khoản phải thu 976,901 1,093,271 -116,369 -10.64
Tổng tài sản 21,802,379 21,339,031 463,349 2.17
2. Hệ số các khoản phải trả (lần)
0.1914 0.2247 -0.0333 -14.84
= CKPTrả/TTS
Các khoản phải trả 4,172,197 4,795,125 -622,928 -12.99
3. Hệ số CK phải Thu/CK phải
0.2341 0.228 0.0061 2.697
trả(lần)

BẢNG 10: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NỢ


Đvt: triệu đồng

Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Tuyệt đối
(%)
1. Hệ số thu hồi nợ (lần)
= DTT về bán hàng và CCDV/ 43.5187 37.429 6.0896 16.27
CKPThu NH bq
Danh thu bán hàng và cung cấp dịch
31,282,894 39,828,536 -8,545,642 -21.46
vụ
Các khoản phải thu ngắn hạn bình
quân = (CKPThu NH đầu năm + cuối 718,839 1,064,109 -345,270 -32.45
năm)/2
Các khoản phải thu ngắn hạn đầu năm 775,262 1,352,955 -577,692 -42.7
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 662,415 775,262 -112,848 -14.56
2. Kỳ thu hồi nợ bình quân (ngày)
8.2723 9.6182 -1.3459 -14
= 360/ HS thu hồi nợ

34
3. Hệ số hoàn nợ (lần)
6.2167 8.0692 -1.8525 -22.96
= DVHB/ CKPTrả NH bq
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 26,512,306 35,043,871 -8,531,565 -24.35
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
4,264,700 4,342,934 -78,234 -1.8
= (CKPtrả NH đầu năm + cuối năm)/2
Các khoản phải trả ngắn hạn đầu năm 4,566,918 4,118,949 447,968 10.88
Các khoản phải trả ngắn hạn cuối năm 3,962,483 4,566,918 -604,435 -13.24
4. Kỳ trả nợ bình quân (ngày)
57.9087 44.6143 13.2944 29.8
=360/ HS hoàn trả nợ

❖ Nhận xét:
− Khái quát:
+ Tổng các khoản phải thu cuối năm 2020 so với đầu năm giảm 116,369 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 10.64%. Đồng thời hệ số các khoản phải thu cuối năm 2020 cũng
giảm. Điều này cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng cũng như tỷ trọng vốn bị chiếm
dụng trong tổng tài sản của doanh nghiệp giảm đi. Từ đó cho thấy tình hình thu hồi nợ
của doanh nghiệp được cải thiện
+ Tổng các khoản phải trả cuối năm 2020 so với đầu năm giảm 622,928 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 12.99% chứng tỏ số vốn đi chiếm dụng đã giảm đi. Đồng thời hệ số
các khoản phải trả cuối năm 2020 cũng giảm. Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả
cuối năm 2020 giảm do hệ số hoàn trả nợ giảm và kỳ trả nợ bình quân tăng. Từ đó cho
thấy qui mô vốn đi chiếm dụng, mức độ đi chiếm dụng đã giảm đi.
− Đánh giá chi tiết
+ Các khoản phải thu: Cuối năm so với đầu năm năm giảm 116,369 triệu đồng
với tỷ lệ giảm 10.64%. Chứng tỏ phần vốn bị chiếm dụng giảm, có thể là do tình hình
dịch bệnh khó khăn nên doanh nghiệp đang có xu hướng thu hẹp quy mô tài sản, thắt
chặt chính sách tín dụng đối với các khách hàng nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém. Do
các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn đều giảm đi. Cụ thể:
• Các khoản phải thu ngắn hạn: cuối năm so với đầu năm năm giảm
112,847 triệu đồng với tỷ lệ giảm 14.56%. Trong đó chủ yếu là do phải thu ngắn hạn
của khách hàng giảm đi. Tình hình đó cho thấy doanh nghiệp có mức độ rủi ro công nợ
giảm đi
35
• Các khoản phải thu dài hạn: cuối năm so với đầu năm giảm 3,522 triệu
đồng với tỷ lệ giảm 1.11%, có thể là do doanh nghiệp giảm đi các khoản phải thu về
tiền lãi cho vay, cổ tức…
• Hệ số các khoản phải thu: cuối năm và đầu năm lần lượt là: 0.0448;
0.0512, hệ số các khoản phải thu giảm đi cho thấy việc cải thiện được thu hồi nợ, giảm
thiểu rủi ro ứ đọng và mất vốn trong trường hợp đối tác không trả được nợ. Cuối năm
so với đầu năm giảm 0.0064 lần với tỷ lệ giảm 12.54% chứng tỏ áp lực cho việc huy
động vốn của doanh nghiệp giảm đi, nguy cơ thất thoát vốn giảm đi.
• Hệ số thu hồi nợ: năm 2020 là 43.5187, tăng 1,4311 so với năm 2019,
tương ứng với tỷ lệ 16.27%. Từ đó kỳ thu hồi nợ bình quân giảm 1.3459 ngày (tỷ lệ
giảm 14%), cho thấy thời gian vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp đang giảm, tình
hình quản trị của công ty đang được cải thiện. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
năm 2020 nhanh hơn so với năm 2019 phản ánh công tác quản trị của công ty được cải
thiện, giảm rủi ro khi thu hồi nợ.
+ Các khoản phải trả:
Cuối năm 2020 là 4,172,197 triệu đồng giảm so với đầu năm là 622,928 triệu đồng với
tỷ lệ giảm là 12.99%. Các khoản phải trả giảm là do các khoản phải trả ngắn hạn giảm
604,435 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 13.24% và do các khoản phải trả dài hạn giảm
18,492 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 8.10%. Các khoản phải trả ngắn hạn giảm không
nhỏ chủ yếu là do phải trả người bán ngắn hạn giảm 547,430 triệu đồng (tỷ lệ giảm
18.11%) chứng tỏ nhà cung cấp đã giảm cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp
khiến cho doanh nghiệp tăng áp lực huy động vốn vay, vốn chủ đó là các khoản có chi
phí vay cao hơn. Phải trả ngắn hạn khác giảm 58,262 triệu đồng (tỷ lệ giảm 6.62%)
chỉ tiêu này giảm có thể là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nền kinh tế tiềm
ẩn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp đối tác hạn chế việc cho vay nợ để tránh thất thoát
vốn và nợ xấu, nợ khó đòi. Bên cạnh đó, người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng, cần
xem xét thời gian của hợp đồng để đánh giá, nếu còn trong thời hạn thì được đánh giá
là hợp lý và ngược lại. Ngoài ra, phải trả người lao động giảm do trong năm 2020
doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh nên đã cắt giảm bớt lao động
và giờ làm của lao động. Đồng thời, DN cũng cố gắng thực hiện tốt các nghĩa vụ thanh
toán với nhà cung cấp, người lao động để giữ uy tín, giảm áp lực thanh toán mặc dù
tình hình kinh tế khá khó khăn
36
• Hệ số các khoản phải trả: cuối năm và đầu năm lần lượt là 0.1914 và
0.2247 đều lớn chứng tỏ mức độ đi chiếm dụng vốn khá cao cho thấy việc huy động
vốn từ nguồn tín dụng thương mại khá dồi dào tuy nhiên rủi ro khá cao, chi phí vay
lớn, làm giảm uy tín. Tuy nhiên, cuối năm so với đầu năm đã giảm 0.0333 lần với tỷ lệ
giảm 14.84% cho thấy mức độ đi chiếm dụng vốn có xu hướng giảm đi, doanh nghiệp
giảm áp lực trả nợ.
• Hệ số hoàn trả nợ: năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 1.8525 lần (tỷ lệ
giảm 22.96%) và kỳ trả nợ bình quân tăng 13.2944 ngày (tỷ lệ tăng 29.8%), cho thấy
thời gian chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đã tăng lên trong năm 2020 nhờ đó giúp
doanh nghiệp giảm được áp lực huy động nguồn vốn vay, vốn chủ. Mặt khác công ty
hoàn trả nợ muộn hơn khá nhiều so với năm 2019, công tác hoàn trả nợ chưa tốt. Việc
chiếm dụng vốn càng lâu sẽ càng giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn dùng cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng cần lưu ý về thời hạn trả
nợ tránh tình huống quá hạn khiến cho uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút. Doanh
nghiệp cần đi sâu phân tích các khoản phải trả để có các biện pháp thích hợp để quản
lý. Bên cạnh đó, cần đối chiếu thời hạn trả nợ thực tế với thời hạn theo hợp đồng để có
đánh giá chính xác hơn.
• Đối chiếu các khoản phải thu với các khoản phải trả: hệ số các khoản
phải thu so với các khoản phải trả cuối năm và đầu năm lần lượt là: 0.2341 và 0.228.
Cuối năm so với đầu năm tăng 0.0061 lần với tỷ lệ tăng 2.697% cho thấy doanh
nghiệp đã có sự thay đổi trong chính sách tín dụng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp khi có nguồn vốn dồi dào nhờ hoạt động vay tín dụng, tăng cường
áp dụng đòn bẩy tài chính.
❖ Kết luận: Qua bảng phân tích trên ta thấy, công nợ phải thu và công nợ phải trả
của DN đang có xu hướng giảm. Quy mô tín dụng thương mại của DN vẫn còn thấp,
chính sách tài trợ cũng như chính sách huy động vốn của DN chưa ổn định.
❖ Biện pháp: Các nhà quản trị cần xem xét và xác định được nguyên nhân khiến
cho chính sách tín dụng của DN chưa phát huy hiệu quả để có biện pháp mở rộng quy
mô tín dụng hơn với cả bên bán và bên mua. Đồng thời tăng cường công tác quản lý,
thu hồi nợ tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vốn. Mặt khác, công ty cũng cần lập kế
hoạch trả nợ chi tiết, hợp lý nhằm hạn chế rủi ro thanh toán, đảm bảo uy tín cho công
ty
37
3.7. Phân tích khả năng thanh toán
BẢNG 11: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 tuyệt đối
(%)
(trđ)
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng
5.2256 4.4502 0.7755 17.426
quát = TTS/ NPT
Tổng tài sản (TTS) 21,802,379 21,339,031 463,349 2.17
Nợ phải trả (NPT) 4,172,197 4,795,125 -622,928 -12.99
2. Hệ số khả năng thanh toán nợ
4.0596 3.392 0.6677 19.68
ngắn hạn = TSNH/NNH
Tài sản ngắn hạn (TSNH) 16,086,281 15,490,813 595,468 3.844
Nợ ngắn hạn (NNH) 3,962,483 4,566,918 -604,435 -13.24
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0.2491 0.5127 -0.2635 -51.404
= Tiền và CKTĐT/ NNH
Tiền và các khoản tương đương tiền 987,217 2,341,351 -1,354,134 -57.84

Chênh lệch
Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 tuyệt đối
(%)
(trđ)
5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
318.4055 290.1633 28.2423 9.73
= EBIT/ LVPT
EBIT 5,205,642 5,234,694 -29,052 -0.55
Lãi vay phải trả 16,349 18,040 -1,691 -9.38
6. Hệ số chi trả bằng tiền
0.2904 0.6791 -0.3887 -57.24
= LCT trong kì/ Nợ NH bq
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
1,238,546 2,949,457 -1,710,911 -58.01
kinh doanh
Nợ ngắn hạn bình quân
4,264,700 4,342,934 -78,234 -1.801
= (NNHđk + NNHck)/2

38
❖ Nhận xét: Các hệ số khả năng thanh toán của công ty biến động theo 2 hướng.
Trong khi hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số
khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng thì hệ số khả
năng chi trả nợ ngắn hạn lại giảm xuống. Cụ thể:
− Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (KNTT tổng quát):
+ Cuối năm 2020 là 5.2256 lần phản ánh 1 đồng nợ phải trả của doanh
nghiệp được bảo đảm bằng 5.2256 đồng tài sản. Đầu năm là 1,6094 lần phản ánh 1
đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 4.4502 đồng tài sản. Nhưng cuối năm 2020 so
với đầu năm 2020, hệ số KNTT tổng quát tăng 0.7755 lần với tỷ lệ tăng là 17.426%
cho thấy KNTT tổng quát của doanh nghiệp tốt hơn, làm giảm rủi ro trong thanh toán.
Nguyên nhân là do nợ phải trả của công ty giảm, doanh nghiệp đã tăng cường thực
hiện các nghĩa vụ với nhà cung cấp, người lao động khi đến hạn nhằm tăng độ uy tín
cho doanh nghiệp mình. Hệ số KNTT tổng quát ở cả 2 thời điểm đều quá cao thì cầu
xem lại vì khi đó việc sử dụng đòn bảy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả.
+ Hệ số KNTT tổng quát ở đầu năm vào cuối năm đều lớn hơn 1 cho thấy
công ty luôn bảo đảm KNTT cho những khoản nợ. Nhìn chung, hệ số này tăng lên
giúp đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tuy nhiên không chỉ dựa vào chỉ
tiêu này để đánh giá KNTT của doanh nghiệp vì có những tài sản rất có khả năng
chuyển dổi thành tiền trong tổng tài sản cũng như những khoản nợ dài hạn có thời gian
trả nợ lâu dài.
− Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
+ Cuối năm 2020 là 4.0596 lần phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp được bảo đảm bằng 4.0596 đồng. Tài sản ngắn hạn. Đầu năm là 3.392 lần phản
ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3.392 đồng tài sản ngắn hạn. Nhưng cuối
năm 2020 so với đầu năm 2020, hệ số KNTT ngắn hạn tăng 0.6677 lần với tỷ lệ tăng
là 19.68 % cho thấy KNTT ngắn hạn của doanh nghiệp tốt hơn, làm giảm rủi ro trong
thanh toán. Hệ số KNTT ngắn hạn của DN tăng lên là do tài sản ngắn hạn tăng
595,468 trd với tỷ lệ tăng 3.844% và nợ ngắn hạn giảm -604,435 trd với tỷ lệ giảm
13.24%. Hệ số này tăng được đánh giá là hợp lý.
+ Hệ số KNTT ngắn hạn cả đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 cho thấy
doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn và vẫn còn
dư 1 phần để tiếp tục chi trả cho nợ dài hạn, như vậy DN đã đảm bảo nguyên tắc cân
39
bằng tài chính, an toàn và hạn chế rủi ro. Công ty đảm bảo sự chủ động trong thanh
toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên công ty cũng nên lưu ý khi hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn quá lớn sẽ làm tăng chi phí vốn
− Hệ số khả năng thanh toán nhanh: đầu năm 2020 là 0.5127 và cuối năm 2020
là 0.2491. Như vậy hệ số KNTT cuối năm 2020 đã giảm 0.2635 lần so với đầu năm,
tương ứng với tỷ lệ giảm 51.404%. Cả đầu năm và cuối năm, hệ số KNTT nhanh đều
nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của DN không khả quan, đang gặp khó
khăn. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền chưa đủ để trang trải các khoản nợ.
Tuy nhiên. Trong thực tế, các khoản nợ này chưa đến hạn thanh toán thì khả năng
thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn được xem là khả quan. Tiền và tương đương
tiền ít nguyên nhân là do DN chưa thể thu được tiền bán hàng từ khách hàng, từ đối tác
trong bối cảnh dịch khó khăn, các chính sách giãn cách xã hội do nhà nước ban hành.
Bên cạnh đó DN đang sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền này để đầu tư tạo ra
nguồn thu.
− Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
+ Hệ số này cuối năm 2020 là 318.4055 lần phản ánh 1 đồng chi phí lãi
vay được đảm bảo bằng 318.4055 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. So với 2019,
hệ số này tăng 28.2423 lần với tỷ lệ tăng là 9.73%. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận
trước lãi vay và thuế 2020 so với 2019 giảm 29,052 trd với tỷ lệ giảm 0.55 %, và chi
phí lãi vay giảm 1,691 trd với tỷ lệ giảm là 9.38%
+ Hệ số KNTT lãi vay ở năm 2020 và 2019 đều lớn hơn 1 cho thấy doanh
nghiệp có khả năng chi trả lãi vay bằng chính kết quả gia tăng từ quá trình hoạt động
trong kỳ. Hệ số này càng cao, càng tạo ấn tượng tốt với các chủ nợ từ đó tạo điều kiện
cho doanh nghiệp khi cần huy động vốn. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có
khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm nảo cho tình hình thanh toán của doanh
nghiệp lành mạnh
− Hệ số chi trả bằng tiền
+ Năm 2020, hệ số này là 0.2904 lần phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn bình quân
được đảm bảo bằng 0.2904 đồng lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm
2020 so với năm 2019, hệ số này giảm 0.3887 lần với tỷ lệ giảm là 57.24% cho thấy
khả năng chi trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm. Nguyên nhân là do lưu chuyển

40
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 1,710,911trd ứng với tỷ lệ giảm là 58.01%,
nợ ngắn hạn bình quân giảm 78,234 trd với tỷ lệ giảm 1.801%.
+ Hệ số này cả 2020 và 2019 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp không đảm
bảo KNTT chi trả nợ ngắn hạn. Vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra biện
pháp để tăng thu giảm chi từ đó cải thiện tình hình lưu chuyển tiền thuần đồng thời cơ
cấu lại vốn huy động theo hướng tăng vay nợ dài hạn, giảm vay nợ ngắn hạn từ đó
giúp DN giảm áp lực thanh toán trong ngắn hạn.
+ Lưu chuyển tiền tệ thuần âm s ẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghệp khi ứng
phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền dự trữ cuối kì suy giảm, tình hình
lưu chuyển thuần âm có dấu hiệu hông tốt với khả năng thanh toán
+ Cả đầu và cuối năm 2020 đều âm và đang có xu hướng giảm trong diễn biến
tình hình dịch bệnh căng thẳng. Nguyên nhân là do lưu chuyển thuần trong năm 2020
giảm mạnh cho thấy quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang giảm sút, ảnh
hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ nói riêng cũng như an ninh tài chính doanh
nghiệp nói chung. Nguyên nhân là do công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ
sản phẩm, thu tiền bán hàng...trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Vì thế cần chủ động
cân đối dòng tiền đảm bảo chi trả nợ ngắn hạn khi đến hạn.
❖ Kết luận: Qua tính toán và phân tích, về cơ bản khả năng thanh toán của DN
vẫn được đảm bảo tuy nhiên cần cải thiện hơn nữa.
❖ Biện pháp: Để đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ của DN trong khi vẫn
đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả cao thì DN cần phải:
− Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản theo
quy mô nợ và thời gian nợ, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu nhằm thu hồi nguồn
vốn bị chiếm dụng;
− Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách
hàng, đôn thúc thu hồi đối với nợ dây dưa, kéo dài. Nhanh chóng thu hồi các khoản
thu đồng thời tăng lượng tiền mặt;
− Tăng cường thắt chặt các khoản đi vay nhằm giảm thiểu chi phí lãi vay;
− Sử dụng các nghiệp vụ thị trường hối đoái nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong
các hoạt động thanh toán của công ty

41
3.8. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
3.8.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.

BẢNG 12: PT HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH


Đvt: triệu đồng
Đơn Chênh Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
vị lệch %
1. Hskd = LCT/Skd Lần 1,5987 2,2065 -0,6078 -27,55
LCT = DT thuần+DTTC + TNk Trđ 34.484.157 42.805.352 -8.321.195 -19,44
Skd = (Tổng TSck + Tổng
Trđ 21.570.706 19.399.670 2.171.036 11,19
TSđk)/2
2. Hđ = Slđ/ Skd Lần 0,7319 0,6964 0,0356 5,11
Slđ = (TSNH ck + TSNH đk)/2 Trđ 15.788.547 13.509.320 2.279.228 16,87
3. SVlđ = LCT/Slđ Vòng 2,1841 3,1686 -0,9845 -31,07
4. Mức độ ảnh hưởng của Hđ đến
Hskd Lần ∆Hskd (Hđ) = (Hđ1-Hđ0) SVlđ0 0,1127
5. Mức độ ảnh hưởng của SVlđ
đến Hskd Lần ∆Hskd (SVlđ) = (SVlđ1-SVlđ0) Hđ1 -0,7206
Tổng hợp Lần ∆Hskd (Hđ) + ∆Hskd (SVlđ) -0,6078

❖ Khái quát:
− Dựa vào bản tính trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ
phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn đã giảm từ 2,2065 lần (năm 2019) thành
1,5987 lần (năm 2020). Chỉ tiêu này cho biết, bình quân cứ 1 đồng vốn tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được 2,2065 đồng luân chuyển thuần trong năm
2019 và 1,5987 đồng luân chuyển thuần trong năm 2020. Ngoài ra hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh năm 2020 so với năm 2019 của doanh nghiệp đã giảm 0,6078 lần
tương đương với tốc độ giảm 27,55% phản ảnh hiệu quả khai thác và sử dụng các loại
tài sản của doanh nghiệp bị suy giảm, điều này tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời
của DN. Nguyên nhân chính dẫn đến Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm là do
LCT giảm 8.321.195 triệu đồng (19,44%) đồng thời Skđ tăng 2.171.036 triệu đồng
(11,19%). Hiệu suất sử dụng VKD giảm là một xu hướng biến động không tốt đối với
doanh nghiệp, để có những phân tích chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu
trên.
❖ Phân tích chi tiết:
42
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy
là do ảnh hưởng bới 2 nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn và số vòng quay vốn lưu động.
− Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ). Hệ số đầu tư ngắn hạn phản ánh cấu trúc
về chính sách đầu tư của doanh nghiệp, trong tổng vốn mà doanh nghiệp đã huy động
được thì doanh nghiệp đầu tư vào ngắn hạn là bao nhiêu. Nhân tố này có tác động
cùng chiều với hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố
khác không đổi, khi hệ số đầu tư ngắn hạn tăng 0,0356 lần (5,11%) làm cho hiệu suất
sử dụng vốn kinh doanh tăng 0.1127 lần. Nguyên nhân Hđ có xu hướng tăng như vậy
là do cơ cấu đầu tư vốn của doanh nghiệp có sự thay đổi, tăng đầu tư ngắn hạn và giảm
các khoản đầu tư dài hạn. Cụ thể tổng tài sản bình quân năm 2020 so với năm 2019 đã
tăng 2.171.036 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,19%, trong khi đó tổng tài sản ngắn hạn bình
quân lại tăng 2.279.228 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16,87%, chứng tỏ doanh nghiệp đang ưu
tiên hết phần vốn tăng thêm để đầu tư ngăn hạn và còn rút bớt một phần tài sản dài
hạn. Việc Slđ tăng cùng với LCT giảm một lượng lớn đã khiến cho số vòng quay VLĐ
giảm mạnh 31,07% và làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Việc ưu tiên cho
sự an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán trong nền kinh tế biến động do dịch covid là
một lựa chọn đúng đắn nhưng cần cân nhắc về các khoản đầu tư để tránh lẵng phí vốn.
− Nhân tố số vòng quay VLĐ (SVlđ): Nhân tố này có tác động cùng chiều với
hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,
số vòng quay VLĐ giảm 0,9845 lần (31,07%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh giảm đi 0,6078 lần. Nguyên nhân số vòng quay VLĐ giảm là do LTC giảm
mạnh 19,44% đồng thời vốn lưu động bình quân lại tăng 16,87%. Mặt khách quan là
do tác động của quan hệ cung-cầu, việc tiêu thụ sản phẩm bia, rượu, nước giải khát
gặp nhiều khó khăn do lệnh cách li, cấm tụ tập đông người từ đó dẫn đến hàng tồn kho
tăng và doanh thu thuần bán hàng giảm. Do nhưu cầu về bia rượu trong tình hình dịch
bệnh không cao nên doanh nghiệp cần giảm sản lượng sản xuất tránh tình trạng tồn
kho gây lãng phí. Người dân ngày càng quan tâm hơn về hấn đề sức khỏe nên có thể
nghiên cứu phát triển các sản phẩm nước giải khát mới tốt cho sức khỏe, tăng sức đầy
kháng.
❖ Kết luận: Hiệu suất sử dụng VKD trong năm 2020 có sự suy giảm tương đối
lớn so với năm 2019 (giảm 0,6078 lần). Tuy nhiên trước tác động của dịch bệnh covid
19 điều này là việc khó có thể tránh khỏi. Ta có thể thấy việc tổ chức quản lý của công
ty đã có sự thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế như đảm bảo độ an toàn trong cơ
cấu vốn, giảm đầu tư dài hạn. Nhưng dịch bệnh còn kéo dài nên doanh nghiệp cần xem
xét điều chỉnh lại chính sách đầu tư để thích ứng và phát triển một cách bền vững,
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tránh lãng phí.

43
3.8.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
BẢNG 13: PT TỐC ĐỘN LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG
Đvt: triệu đồng
Đơn Năm Tỷ lệ
Chỉ tiêu Năm 2020 Chênh lệch
vị 2019 (%)
1. Số vòng luân chuyển VLĐ:
vòng 2,1841 -31,07 -0,9845 -31,0693
SVlđ = LCT/Slđ
LCT = DT thuần+DTTC +
Trđ 34.484.157 -19,44 -8.321.195 -19,4396
TNk
Slđ = (TSNH ck + TSNH đk)/2 Trđ 15.788.547 16,87 2.279.228 16,8715
2. Kỳ luân chuyển VLĐ:
Ngày 164,8257 45,07 51,2102 45,0732
Klđ = SN/SVlđ
lct = LCT/SN Trđ 95.789 -19,44 -23.114 -19,4396
3. Mức độ ảnh hưởng của Slđ
Lần -0,4574
đến SVlđ ∆SVlđ (Sld) = LCT0/Slđ1-SVlđ0
Mức độ ảnh hưởng của Slđ
Ngày 19,1687
đến Klđ ∆Klđ (Sld) = Slđ1/lct0-Klđ0
4. Mức độ ảnh hưởng của LCT
Lần -0,5270
đến SVlđ ∆SVlđ (LCT) = SVlđ1-LCT0/Slđ1
Mức độ ảnh hưởng của LCT
Lần 32,0415
đến Klđ ∆Klđ (LCT)= Klđ1-Slđ1/lct0
Lần ∆SVlđ (Slđ)+ ∆SVlđ (LCT)= ∆SVlđ -0,9845
5. Tổng hợp
Ngày ∆Klđ (Slđ)+∆Klđ (LCT)=∆Klđ 51,2102
6. Số vốn lưu động tiết kiệm
Trđ 4.905.387
hay lẵng phí ST (+,-) = lct1 * ∆Klđ
Vòng quay VLĐ tb ngành: 2,48 vòng.
❖ Khái quát:
Qua bảng phân tích trên ta thấy: số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2020 là
2,1841 vòng tức là trong kì sản xuất kinh doanh năm 2020 của công ty cổ phần Bia-
Rượu- Nước giải khát Sài Gòn thì vốn lưu động luân chuyển được 2,1841 lần. So với
năm 2019 là 3,1686 vòng, số vòng luân chuyển VLĐ biến động giảm với mức giảm
0,9845 vòng và tỷ lệ giảm mạnh là 31,07%. Đồng thời kéo dài kì luân chuyển vốn lưu
động của công ty từ 113,62 ngày vào năm 2019 thành 164,83 ngày năm 2020, từ đó đã
làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm gây lãng phí lượng vốn lớn là
44
4.905.387 trđ. Chỉ tiêu số Vòng quay VLĐ của trung bình ngành là 2,48 vòng, bé hơn
so với SVlđ của DN năm 2019 nhưng lại lớn hơn vào năm 2020 và lớn hơn 0,296 vòng
tương ứng với 13,55%. Có thể thấy tốc độ luân chuyển vốn của DN giảm và thấp hơn
so với trung bình ngành. Nguyên nhân chính dẫn dến SVlđ giảm là do LTC giảm mạnh
19,44% đông thời Slđ lại tăng 16,87%. Xu hướng biến động giảm của tốc độ luân
chuyển vốn ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính công ty gây ứ đọng, lãng phí
vốn lớn ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp do vậy cần tìm hiểu chi tiết
nguyên nhân làm tốc độ luân chuyển vốn giảm mạnh để đưa ra giải pháp kịp thời. Để
có những phân tích chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu trên.
❖ Phân tích chi tiết:
Tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy là do
ảnh hưởng bới 2 nhân tố: Vốn lưu động bình quân và luân chuyển thuần.
− Nhân tố vốn lưu động bình quân (Slđ): nhân tố này có mối quan hệ ngược
chiều với tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Bình quân vốn lưu động trong
năm 2020 có sự biến động so với năm 2019, trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi khi vốn lưu động bình quân trong năm 2020 tăng 2.279.228 trđ (16,87%) đã làm
cho số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2020 giảm 0,4574 lần và kỳ luân chuyển
vốn lưu động trong năm tăng 19,17 ngày. Nguyên nhân khiến vốn lưu động bình quân
tăng là do số dư vốn lưu động tại thời điểm đầu và cuối năm 2020 đều lớn hơn so với
năm 2019. Từ bảng cân đối kế toán có thể thấy doanh nghiệp đã tăng đầu tư vào tài
chính ngắn hạn một lượng vốn lớn 2.118.000 đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự
tăng lên này. Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì ưu
tiên đầu tư tài chính là một lựa chọn tốt.
− Chỉ tiêu Luân chuyển thuần (LCT): Nhân tố này có ảnh hưởng cùng chiều
với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi, luân chuyển thuần năm 2020 đã giảm 8.321.195 ứng với 19,44% so với năm 2019
làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,5270 vòng và kì luân chuyển vốn lưu động
tăng 32,0415 ngày. Điều này cho thấy đây là nhân tố tác động mạnh làm giảm tốc độ
luân chuyển vốn lưu động gây nguy cơ rủi ro tới tình hình tài chính trong doanh
nghiệp. Nguyên nhân làm cho lưu chuyển thuần năm 2020 giảm mạnh chủ yếu là do
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 giảm 8.545.642 trđ, bên cạnh đó
thu nhập khác cũng giảm nhẹ 2.567 trđ, riêng doanh thu từ hoạt động TC tăng 227.014
trđ. Trên thực tế, ngành kinh doanh bịa rượu, nước, giải khát phục thuộc nhiều vào các
hoạt động tụ tập lễ hội nhà hàng, quán ba nên dưới tác động của dịch covid 19 và lệnh
cấm tụ tập thì việc luân chuyển thuần giảm là hợp lý. Mặt chủ quan là doanh nghiệp đã

45
chủ động giảm sản lượng sản xuất (giá vốn hàng ván giảm 8.531.566 so với năm 2019)
từ đó dẫn đến giảm doanh thu. Đây là một quyết định khá sáng suốt của công ty để
giảm lượng hàng hóa tồn kho tránh lãng phí vốn. Nhưng cần có các biện pháp phù hợp
như phát triển sản phẩm mới, hay đầu tư marketing để nâng cao doanh thu bán háng.
Bên cạnh đó thì hoạt động đầu tư TC của doanh nghiệp phát triển tốt có thể tăng đầu
tư.
❖ Kết luận: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty cổ phần Bia- Rượu-
Nước giải khát Sài Gòn có xu hướng giảm mạnh vào năm 2020 (số vòng quay vlđ giả
31,07%), và tốc độ luân chuyển cũng chậm hơn so với trung bình ngành. Nguyên nhân
chính dẫn đến sự thay đổi này là sự giảm mạnh của LCT (một phần do doanh nghiệp
giảm sản lượng hàng hóa sản xuất ra) và nguyên nhân khách quan là sự ảnh hưởng của
đại dịch covid 19. Vì vậy để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và sử dụng vốn lưu
động tiết kiệm hơn, công ty cần thực hiện các biện pháp như: Xây dựng chính sách
quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm trong từng khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh, phát triển thêm các sản phẩm đồ uống mới tốt cho sức khỏe, áp dụng
chính sách marketing và đa dạng hình thức bán hàng để tăng doanh thu, khả năng đầu
tư tài chính của công ty cũng tốt nên có thể tăng đầu tư để tăng thu nhập từ tài chính.

3.8.3: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho


BẢNG 14: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. GVHB (GV) 26.512.305 35.043.871 -8.531.566 -24,35
2. HTK bình quân (Stk) 448.414 477.936 -29.522 -6,18
3. gv = GV/360 73.645,2917 97.344,0861 -23.698,7944 -24,35
I. SVtk = GV/Stk (lần) 59,1246 73,3234 -14,1987 -19,36
II. Ktk = 360/ SVtk (ngày) 6,0888 4,9098 1,1791 24,01
III. Mức độ ảnh hưởng
Do Stk ảnh hưởng đến
∆SVtk (Stk)=GV0/STK1 – SVTK0 = 4,8274
SVtk
Do Stk ảnh hưởng đến Ktk ∆Ktk (Stk)=Stk1/gv0 – KTK0 = -0,3033
Do GVHB ảnh hưởng đến
∆SVtk (GV)=SVTK1 – GV0/STK1 = -19,0261
SVtk
Do GVHB ảnh hưởng đến ∆Ktk (GVHB)= KTK1 – STK1/gv0 = 1,4824

46
Ktk
∆SVtk =∆SVtk (Stk)+ ∆SVtk (GVHB)= -14,1987
Tổng hợp ảnh hưởng
∆Ktk = ∆Ktk (Stk)+∆Ktk (GVHB)= 1,1791
IV. VLĐ tiết kiệm = gv1×∆Ktk= 86.833,3686
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019 - 2020 của Công ty SAB
Qua bảng phân tích ta thấy: Số vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 59,1246 vòng
(2020) và 73,3234 vòng (2019) cho biết bình quân trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh
doanh hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2020 và năm 2019 quay được lần lượt là
59,1246 vòng và 73,3234 vòng. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho lần lượt là 6,0888 ngày
(2020) và 4,9098 ngày (2019), cho biết trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh hàng tồn
kho quay một vòng cần 6,0888 ngày (2020) và 4,9098 ngày (2019). Qua đó ta thấy,
năm 2020 so với năm 2019, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đã giảm, cụ thể: số vòng
quay hàng tồn kho giảm 14,1987 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,36%, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho tăng 1,1791 ngày tương ứng tỷ lệ tăng 24,01%, từ đó công ty
lãng phí 1 lượng vốn hàng tồn kho là 86.833,3686 triệu đồng. Điều này cho thấy, trong
năm 2020, thời gian quay vòng hàng tồn kho bị kéo dài gây bất lợi đối với doanh
nghiệp, thể hiện doanh nghiệp bán hàng không tốt, tốc độ tiêu thụ sản lượng hàng hóa
chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Đây là diễn biến xấu đối với một
công ty, để tìm hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu:
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty có sự thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: hàng tồn kho bình quân và giá vốn hàng bán.
− Nhân tố hàng tồn kho bình quân (Stk): Trong điều kiện các nhân tố
khác không đổi, trị giá hàng tồn kho bình quân có mối quan hệ cùng chiều với kỳ luân
chuyển hàng tồn kho và ngược chiều với số vòng luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể,
khi so sánh năm 2020 với năm 2019 trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hàng
tồn kho bình quân giảm 29.522 triệu (6,18%) đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho
tăng 4,8274 vòng, đồng thời làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 0,3033 ngày.
Hàng tồn kho bình quân giảm như vậy, nguyên nhân chủ quan là do công ty thực
hiện chính sách giảm dự trữ hàng hóa, nguyên nhân khách quan là do trong năm 2020
xảy ra đại dịch COVID-19 gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Trong năm 2020, nhu cầu về vật liệu
sản xuất bia giảm sút, dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất của công ty bị đình trệ, bên

47
cạnh đó công ty còn chịu áp lực từ các khoản chi phí rất lớn để duy trì hoạt động như:
chi phí thuê mặt bằng, chi trả lãi vay ngân hàng, chi phí thường xuyên khác… nên
công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất, dẫn đến
lượng hàng hóa sản xuất ra giảm, lượng hàng tồn kho giảm sút.
− Nhân tố Giá vốn hàng bán: Nhân tố này có tác động cùng chiều với tốc
độ luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá
vốn hàng bán giảm 8.531.566 triệu đồng tướng ứng với tỷ lệ 24,35% làm cho tốc độ
luân chuyển giá vốn hàng bán giảm 19,0261 vòng, đồng thời kỳ luân chuyển hàng tồn
kho tăng 1,4824 ngày.
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng
của các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khách quan là do tình hình đại dịch
Covid-19, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân chủ quan là do trong năm 2020, nhu
cầu về vật liệu sản xuất bia rượu và nước giải khát giảm sút, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa
giảm, số lượng hàng bán ra giảm nên công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt
giảm chi phí hoạt động sản xuất, công ty giảm định mức sản xuất dẫn đến giá vốn
hàng bán giảm. Ngoài ra, cũng có thể là do trình độ tay nghề của người lao động được
cải thiện, công ty cũng đầu tư thêm nhà xưởng và máy móc thiết bị giúp tăng hiệu quả
sản xuất nên chi phí giá thành sản phẩm giảm làm cho giá vốn hàng bán cũng giảm.
Sở dĩ giá vốn hàng bán và hàng tồn kho đều giảm nhưng số vòng quay hàng tồn
kho vẫn giảm, kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng là do mức độ giảm của giá vốn hàng
bán lớn hơn hàng tồn kho (24,35% > 6,18%). Dựa vào BCKQKD của công ty ta thấy
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang giảm, cụ thể: năm 2020 là
31.286.457 triệu đồng, năm 2019 là 39.830.365 triệu đồng. So sánh năm 2020 với năm
2019 thì doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đã giảm 8.543.908 triệu đồng tương
ứng với mức giảm tương đối là 21,45%. Như vậy, số vòng quay hàng tồn kho giảm, kỳ
luân chuyển hàng tồn kho tăng và doanh thu của doanh nghiệp giảm phản ánh doanh
nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm dẫn đến phải thu hẹp quy mô
sản xuất, giảm bớt dự trữ hàng tồn kho.
❖ Kết luận: Qua phân tích trên ta thấy, hàng tồn kho bình quân năm 2020 giảm,
giá vốn hàng bán giảm dẫn đến tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm. Trong bối cảnh
tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn ra, để thích ứng với tình hình dịch bệnh,
48
công ty cần tăng cường sự linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh
hiệu quả nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm giúp nâng cao sản lượng, từ
đó góp phần tăng lợi nhuận.

3.8.4: Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
BẢNG 15: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CÁC KHOẢN PHẢI THU
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Tỷ lệ
Tuyệt đối
(%)
1. DTTBH 31.282.894 39.828.536 -8.545.642 -21,46
2. CKPTNH bình quân (Spt)
718.839 1.064.108 -345.269 -32,45
= (CKPTNH đk + CKPTNH ck)/2
3. d = DTTBH/360 86.896,9278 110.634,8222 -23.737,8944 -21,46
I. SVpt = DTTBH/Spt (vòng) 43,5186 37,4290 6,0896 16,27
II. Kpt = Spt/d (ngày) 8,2723 9,6182 -1,3459 -13,99
III. Mức độ ảnh hưởng
Do Spt ảnh hưởng đến SVpt ∆SVpt (Spt) = DTT0/SPT1 -SVPT0 = 17,9777
Do Spt ảnh hưởng đến Kpt ∆Kpt (Spt) =SPT1/d0 – KPT0 = -3,1208
Do DTT ảnh hưởng đến SVpt ∆SVpt (DTT) = SVPT1 – DTT0/SPT1 = -11,888
Do DTT ảnh hưởng đến Kpt ∆Kpt (DTT) = KPT1 – SPT1/d0 = 1,7749

Tổng hợp ảnh hưởng ∆SVpt =∆SVpt (Spt) + ∆SVpt (DTT) = 6,0896
∆Kpt = ∆Kpt (Spt) + ∆Kpt (DTT) = -1,3459
IV. VLĐ tiết kiệm = d1×∆Kpt = -116.953
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019 - 2020 của Công ty SAB

❖ Nhận xét:
− Khái quát: Qua phân tích bảng trên ta thấy, năm 2019 trong một chu kỳ sản
xuất kinh doanh các khoản phải thu của công ty quay được 37,4290 vòng, kỳ luân
chuyển bình quân của các khoản phải thu là 9,6182 ngày. Năm 2020, trong một chu kỳ
sản xuất kinh doanh số vòng quay các khoản phải thu là 43,5186 vòng, kỳ luân chuyển
bình quân của các khoản phải thu là 8,2723 ngày. Năm 2020 so với 2019, tốc độ luân
49
chuyển các khoản phải thu đã tăng. Cụ thể, số vòng quay các khoản phải thu tăng
6,0896 vòng với tỷ lệ tăng 16,27%, kỳ luân chuẩn các khoản phải thu giảm 1,3459
ngày với tỷ lệ giảm 13,99%. Đây là diễn biến tốt đối với một công ty, để có được
những đánh giá chính xác, ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu.
Tốc độ luân chuyển CKPTNH của công ty có sự thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: CKPTNH bình quân và doanh thu thuần bán hàng.
+ Nhân tố CKPTNH bình quân (Spt): Nhân tố này có tác động ngược chiều với
tốc độ luân chuyển CKPTNH. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không thay
đổi, CKPTNH bình quân đã giảm 345.269 triệu đồng (32,45%) đã làm cho số vòng
quay CKPTNH tăng 17,9777 vòng, đồng thời làm cho kỳ luân chuyển CKPTNH giảm
3,1208 ngày.
CKPTNH bình quân có sự giảm xuống như vậy chủ yếu là do sự giảm đột biến các
chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn của khách hàng (từ 278.522 triệu đồng năm 2020 giảm
xuống còn 161.895 triệu đồng năm 2019) và Trả trước cho người bán ngắn hạn (từ
7.964 triệu đồng năm 2020 giảm xuống còn 4.110 triệu đồng năm 2019). Điều này cho
thấy các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu được thu hồi một cách
hiệu quả, dòng tiền của công ty được cải thiện, công ty khắc phục được tình trạng bị
chiếm dụng vốn, đây là một trạng thái tích cực cho công ty. Tuy nhiên chỉ tiêu phải thu
khác lại tăng, nguyên nhân tăng là do khoản phải thu tiền lãi từ cho vay, tiền gửi ngân
hàng và trái phiếu tăng (từ 303.797 triệu đồng năm 2019 tăng lên 319.447 triệu đồng
năm 2020). Như vậy trong năm 2020 công ty đã đẩy mạnh chính sách đầu tư, cho vay,
tạo tiềm năng để công ty khắc phục và quay lại sản xuất bình thường sau đại dịch
Covid-19. Mặc dù chỉ tiêu CKPTNH này có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ luân
chuyển CKPTNH nhưng khi chỉ tiêu này quá thấp, công ty cũng phải xem xét, tình
trạng này sẽ dẫn đến mất khách hàng do công ty đang quá thận trọng trong việc cấp tín
dụng. Điều này giúp công ty ngăn ngừa rủi ro về các khoản tài chính khó đòi nhưng sự
thận trọng này sẽ khiến khách hàng khó chịu, không hài lòng và bỏ lỡ một số khách
hàng tiềm năng cho công ty.
+ Nhân tố Doanh thu thuần bán hàng: Nhân tố này có tác động cùng chiều với
tốc độ luân chuyển CKPTNH. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,
doanh thu thuần bán hàng giảm 8.545.642 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 21,46% làm

50
cho tốc độ luân chuyển CKPTNH giảm 11,888 vòng, đồng thời kỳ luân chuyển
CKPTNH tăng 1,7749 ngày.
Chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy chủ yếu
là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các chỉ tiêu doanh thu bán hàng hóa, doanh
thu bán nguyên vật liệu và doanh thu bán thành phẩm đều giảm. Doanh thu thuần giảm
mạnh cho thấy hoạt động của DN đang có dấu hiệu sa sút, kém hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh. Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy
có thể do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về nguyên nhân
khách quan, do ảnh hưởng của Covid-19, tình hình sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó
khăn, thị trường xuất khẩu bị đứt đoạn, đơn hàng giảm mạnh. Thị trường nội địa cạnh
tranh gay gắt, dịch bệnh Covid-19 đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các chính sách
giãn cách xã hội của nhà nước cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình làm cho sức mua
của người tiêu dùng kém. Về mặt chủ quan, DN đã nới lỏng chính sách bán chịu với
các khách hàng tiềm năng, lâu năm để giữ chân họ, còn đối với nhóm khách hàng nhỏ
lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém thì DN bắt đầu thắt chặt nhằm giảm tình trạng không thu
hồi được nợ nếu khách hàng có nguy cơ phá sản (điều này khá phổ biến trong tình
hình dịch bệnh hiện nay). Tuy nhiên với chính sách cứng rắn này có thể dẫn đến mất
một vài nhóm khách hàng.
Như vậy, tốc độ luân chuyển CKPTNH trong năm 2020 của công ty là 43,5186
vòng, tăng 6,0896 vòng so với năm 2019 đã giúp công ty tiết kiệm 116.953 triệu đồng
vốn lưu động. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm đột biến CKPTNH (32,45%) trong
khi chỉ tiêu doanh thu thuần chỉ giảm 21,46%. So sánh với vòng quay các khoản phải
thu trung bình ngành là 14,67 vòng thì ta có thể thấy công ty SAB có chỉ số này đang
gần gấp 3 lần so với trung bình ngành, chứng tỏ công ty SAB đang có chỗ đứng lớn
mạnh trong ngành hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, dù tốc độ luân chuyển vốn trong thanh
toán của công ty tăng như vậy nhưng doanh thu lại đang có xu hướng sụt giảm, điều
đó đặt ra dấu hỏi lớn cho công ty rằng liệu chính sách tín dụng thương mại đã đủ mạnh
hay chưa, doanh nghiệp cần xem xét lại liệu có phải vì thắt chặt tín dụng dẫn đến giảm
doanh thu hay không và cần tìm ra các biện pháp phù hợp.

❖ Biện pháp khuyến nghị: Trong thời gian tới để tăng tốc độ luân chuyển các
khoản phải thu, DN có thể áp dụng các biện pháp sau:
51
+ Thứ nhất, cần có chính sách bán hàng phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài
(kết hợp giữa bán lẻ và bán buôn. nếu là trước đây chủ yếu ưu tiên bán buôn), xây
dựng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng
sản phẩm đáp ứng nhu cầu từng phân khúc khách hàng, thị trường; đẩy mạnh phát huy
các kênh phân phối hàng hiện có.
+ Thứ hai, doanh nghiệp cần tập trung vào tăng doanh thu, tăng sản lượng, chất
lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường.
+ Thứ ba, doanh nghiệp cần xem xét nới lỏng các chính sách ưu đãi, tập trung vào
khâu tiêu thụ tại các sàn thương mại điện tử, logistics.

3.9 Phân tích khả năng sinh lời


3.9.1 Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh(BEP)

BẢNG 16: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CƠ BẢN CỦA
VỐN KINH DOANH (BEP)
ĐVT: triệu đồng
Chênh Tỷ lệ
STT Chỉ tiêu Đvt Kỳ này Kỳ trước
lệch (%)

Hệ số sinh lời cơ bản VKD


1 Lần 0,2413 0,2698 -0,0285 -10,56
BEP = EBIT/Skd

EBIT Trđ 5.205.642 5.234.693 -29051 -0,55

Tài sản bình quân (Skd) Trđ 21.570.704,5 19.399.669 2171035,5 11,19

Hệ số đầu tư ngắn hạn


2 Lần 0,7319 0,6964 0,0356 5,11
Hđ = Slđ/Skd

Tài sản ngắn hạn bình quân (Slđ) Trđ 15.788.547,5 13.509.319,5 2279228 16,87

Số vòng luân chuyển VLĐ


3 Lần 2,1841 3,1686 -0,9845 -31,07
SVlđ = LCT/Slđ

Tổng luân chuyển thuần (LCT) Trđ 34.484.157 42.805.351 -8.321.194 -19,44

Hệ số sinh lời trước lãi vay và


4 Lần 0,1510 0,1223 0,0287 23,44
thuế [Hhđ = EBIT/LCT]

- Ảnh hưởng do nhân tố Hđ Lần ΔBEP(Hđ) = (Hđ1 - Hđ0).SVlđ0.Hhđ0 = 0,0138

52
- Ảnh hưởng do nhân tố SVlđ Lần ΔBEP(SVlđ) = Hđ1.(SVlđ1 -SVlđ0).Hhđ0 = -0,0881

- Ảnh hưởng do nhân tố ROS Lần ΔBEP(Hhđ) = Hđ1.SVlđ1.(Hhđ1 - Hhđ0) = 0,0458

Tổng hợp Lần ΔBEP = -0,0285

Đánh giá khái quát:


Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) của
(SAB) năm 2020 là 0,2413 lần, năm 2019 hệ số này là 0,2698 phản ánh bình quân mỗi
đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,2413 đồng
lợi nhuận ở năm 2020 và 0,2698 đồng lợi nhuận ở năm 2019 khi không tính đến ảnh
hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Năm 2020 so với năm 2019 tỷ hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh đã giảm
0,0285 lần tương đương giảm 10,56%. Sự sụt giảm này thể hiện khả năng sinh lời cơ
bản của vốn kinh doanh của SAB bị giảm sút, có thể đánh giá hiệu quả công tác tổ
chức, quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2019 đến 2020 không
được tốt, khiến giảm khả năng thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn vay. Nguyên nhân
do lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) giảm nhẹ 29.051 triệu với tỷ lệ giảm 0,56%
trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng 11,19%.
Song xét thấy BEP của doanh nghiệp trong 2 năm đều khá cao, khả năng cao là
lớn hơn lãi suất tiền vay, do đó chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn có xu hướng
tích cực, tạo cơ sở khuếch đại ROE.
Cụ thể, hệ số sinh lời cơ bản của vốn doanh nghiệp giảm chủ yếu đến từ 3 nhân
tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số sinh
lời trước lãi vay và thuế (EBIT). Đi sâu phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy:
❖ Phân tích chi tiết:
(1) Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)
Hệ số đầu tư ngắn hạn có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời cơ bản của vốn
kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn hạn
tăng 0,0356 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,11% làm cho hệ số sinh lời cơ bản vốn
kinh doanh tăng 0,0138 lần.
Nguyên nhân hệ số đầu tư ngắn hạn có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của
tài sản ngắn hạn bình quân (Slđ) là 16,87% lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh
bình quân (Skd) với tốc độ tăng là 11,99%. Vốn kinh doanh tăng do doanh nghiệp tăng
53
quy mô và tỷ trọng tài sản ngắn hạn, cụ thể tổng tài sản bình quân năm 2020 so với
năm 2019 tăng 2.171.035,5 triệu đồng trong đó tài sản ngắn hạn bình quân tăng
2.279.228 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là xuất phát từ khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn bình quân tăng 3.379.000 triệu đồng (tỷ lệ 35,71%) do tăng
lượng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, cùng với đó là sự giảm xuống 776.400 triệu
đồng (tỷ lệ giảm 31,81%) của khoản tiền và tương đương tiền do doanh nghiệp đã
quyết định phân phối khoản cổ tức lớn cho các cổ đông lên đến 2.244 tỷ đồng và thanh
toán các khoản phải trả ngắn hạn.
Do ảnh hưởng của dịch Covid bùng phát và Nghị định 100 đã ảnh hưởng tiêu cực
đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó thay vì dùng khoản lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì công ty đã dùng để chi trả
cổ tức nhằm mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư và tăng lượng tiền gửi ngắn hạn nhằm
thu tiền từ tiền lãi để tránh ứ đọng và lãng phí tiền mà ít phải lo về rủi ro đầu tư.
Hđ tăng giúp gia tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, thể hiện đây là chính
sách đầu tư hợp lý trong thời điểm này cụ thể doanh thu tài chính năm 2020 tăng
227.014 triệu đồng tương đương 7,64%. Nhưng doanh nghiệp cũng cần tập trung quản
lý công tác quản trị dòng tiền và chính sách đầu tư để giảm rủi ro thanh toán các nghĩa
vụ đến hạn.
(2) Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ)
Tiếp theo là nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động, nhân tố này có tác động
cùng chiều với hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi, SVlđ giảm 0,9845 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 31,07% làm
cho BEP giảm 0,0881, tạo ra những tác động tiêu cực đến BEP.
Sự biến động của số vòng luân chuyển vốn lưu động là do tổng luân chuyển
thuần (LCT) giảm 8.321.195 triệu động với tỷ lệ giảm là 19,44% trong khi tài sản ngắn
hạn bình quân (SVlđ) tăng 16,87%.
Về nguyên nhân khách quan, sản lượng tiêu thụ năm 2020 thấp hơn năm 2019
dẫn đến tổng luân chuyển thuần giảm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tin đồn
thất thiệt, Covid-19, Nghị định 100 và lũ lụt kéo dài. SAB chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
việc thay đổi chủ trương, chính sách của Nhà nước như sau: Trong khi Covid-19 gây
ra thiệt hại ngắn hạn, thì Luật phòng chống tác hại rượu bia lại có ảnh hưởng nặng nề
trong dài hạn. Nghị định 100 của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 quy định các
54
hình thức xử phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh
hưởng của bia rượu với bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu hoặc hơi thở.
Bên cạnh đó, nỗ lực trong công tác tiêu thụ sản phẩm của SAB chưa bù đắp được
những ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố khách quan trên. Trong đó, LCT giảm chủ yếu do
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 8.545.642 triệu đồng với tỷ lệ
giảm 21,46%. Cả Nghị định 100 và Covid-19 đều khiến cho hoạt động kinh doanh của
SAB bị chậm lại, đặc biệt gây ra những thay đổi to lớn trong hành vi người tiêu dùng
khi mà người tiêu dùng hướng đến kênh tiêu thụ mang về và kênh thương mại hiện đại
nhiều hơn. Vì vậy, công ty đã chuyển hướng tập trung sang các kênh tiêu thụ mang về
và tăng cường các hoạt động khuyến mại. Công ty cũng cho ra mắt hai sản phẩm mới
là Bia Lạc Việt và Bia Saigon Chill và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu
dùng.
Số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm làm sụt giảm hệ số sinh lời ròng vốn
kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như năm 2020 doanh nghiệp đã có
những xúc tiến lớn trong công tác bán hàng và công tác tổ chức quản lý và sử dụng
vốn lưu động nhắm duy trì hoạt động kinh doanh và nhanh chóng thích ứng với xu
hướng tiêu dùng mới.
Song xét mối liên hệ giữa Hđ và SVlđ, SAB lựa chọn chiến lược tập trung vốn vào
đầu tư ngắn hạn nhằm tránh lãng phí tiền. Điều này khiến cho hệ số đầu tư ngắn hạn
tăng làm ROA tăng 0,0120, nhưng mức tăng này vẫn không bù đắp được mức giảm
của số vòng luân chuyển VLĐ làm cho ROA giảm 0,0766. Do đó chính sách đầu tư
này chưa thể bù đắp được sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ dẫn đến giảm hiệu suất sử
dụng vốn kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn.
Do đó, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thông qua việc
áp dụng các chiến lược Marketing tăng doanh thu bán hàng và chính sách đầu tư đầu
tư và phân bổ vốn một cách hợp lí để tăng doanh thu tài chính. Bên cạnh đó, công ty
cũng cần chú trọng sử dụng VLĐ tiết kiệm và hiệu quả.
(3) Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế (Hhđ)
Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến BEP là hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế, Hhđ
có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh. Cụ thể, trong
điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế tăng 0,0287
lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,44% làm cho BEP tăng 0,0458 lần.
55
Nguyên nhân sự biến động của Hhđ là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm
0,55% nhỏ hơn tốc độ giảm của luân chuyển thuần là 19,44%. Sự biến động này là do
những thách thức lớn về dịch bệnh liên quan đến thị trường chính như sự cạnh tranh
của các hãng bia, rượu nước ngoài có thương hiệu với tiềm lực tài chính mạnh và dày
dặn kinh nghiệm. Các công ty này đang tiếp tục đầu tư mạnh vào các hoạt động tiếp
thị và bán hàng nhằm gia tăng thị phần như Sappro và AB InBev, đó là chưa kể đến sự
cạnh tranh từ các công ty đối thủ trong nước và các sản phẩm nhái trên thị trường.
Những yếu tố này làm cho luân chuyển thuần giảm mạnh. Để hạn chế từ những ảnh
hưởng bên cạnh việc đẩy mạnh các chiến lược Marketing đã kể trên, SAB thực hiện
các giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm giúp tỷ
lệ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào và bao bì của năm 2020 thấp hơn đáng kể so với
năm 2019 cụ thể chi phí nguyên vật liệu giảm 305.524 triệu đồng (tỷ lệ giảm 15,08%)
Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế tăng làm BEP tăng so với năm trước là cơ sở
tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh và nâng
cao công tác quản trị doanh thu chi phí sao cho phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh
doanh, cụ thể doanh nghiệp có thể tập trung nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động, đưa ra các biện pháp hợp
lí tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp như lập kế hoạch cung ứng và thực hiện mua dự
phòng các nguyên liệu đầu vào để đảm bảo việc sản xuất liên tục, cân đối và kiểm soát
chặt chẽ lượng bia sản xuất hàng ngày và hàng tuần, phối hợp chặt chẽ với các công ty
thương mại, đơn vị vận chuyển và kho vận nhằm hạn chế lượng bia tồn kho tại các nhà
máy hay tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của SABECO nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm và hạn chế các sản phẩm sai lỗi bán ra thị trường.
❖ Kết luận:
Tổng quan chung, hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh năm 2020 giảm so với
năm 2019 nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình quân năm 2020
so với năm trước đều tăng, song tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 1,18% nhỏ hơn
tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân là 11,19%.
Các nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số sinh lời hoạt động có biến động tích cực
đến ROA, trong khi số vòng luân chuyển vốn lưu động lại có xu hướng giảm tác động
tiêu cực đến ROA. Xét thấy, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ROE là SVlđ chính tỏ
công tác quản trị vốn lưu động gắn với chính sách đầu tư và công tác tiêu thụ sản
56
phẩm của SAB khó có thể bù đắp hết những tổn thất trực tiếp từ các nhân tố khách
quan không thể kiểm soát, đặc biệt là đại dịch Covid -19.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn
lưu động để có thể thay số vòng quay vốn lưu động một cách hợp lý đồng thời tiếp tục
đẩy mạnh công tác quản trị doanh thu chi phí, chính sách tiêu thụ sản phẩm và chính
sách đầu tư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quản trị dòng tiền
một cách chặt chẽ, nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán.

3.9.2. Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)


BẢNG 17: PHÂN TÍCH ROA
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG
Chênh Tỷ lệ
STT Chỉ tiêu Đvt 2020 2019
lệch (%)
Hệ số sinh lời ròng của
1 Lần 0,2133 0,2344 -0,0211 -9,01
VKD ROA = LNst/Skd
Lợi nhuận sau thuế (LNst) Trđ 4.601.707 4.548.201 53.506 1,18
2.171.035,
Tài sản bình quân (Skd) Trđ 21.570.704,5 19.399.669 11,19
5
Hệ số đầu tư ngắn hạn
2 Lần 0,7319 0,6964 0,0356 5,11
Hđ = Slđ/Skd
Tài sản ngắn hạn bình
Trđ 15.788.547,5 13.509.319,5 2.279.228 16,87
quân (Slđ)
Số vòng luân chuyển
3 VLĐ Lần 2,1841 3,1686 -0,9845 -31,07
SVlđ = LCT/Slđ
Tổng luân chuyển thuần
Trđ 34.484.157 42.805.352 -8.321.195 -19,44
(LCT)
Hệ số sinh lời hoạt động
4 Lần 0,1334 0,1063 0,0272 25,59
ROS = LNst/LCT
- Ảnh hưởng của nhân tố
Lần ΔROA(Hđ) = (Hđ1 - Hđ0).SVlđ0.ROS0 = 0,0120

- Ảnh hưởng của nhân tố
Lần ΔROA(SVlđ) = Hđ1.(SVlđ1 -SVlđ0).ROS0 = -0,0766
SVlđ

57
- Ảnh hưởng của nhân tố
Lần ΔROA(ROS) = Hđ1.SVlđ1.(ROS1 - ROS0) = 0,0435
ROS
Tổng hợp Lần ΔROA = -0,0211

❖ Đánh giá khái quát:


Nhìn chung, hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) của Sabeco (SAB)
năm 2020 là 0,2133 lần, phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh thu được
0,2133 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, hệ số này là 0,2344 lần tức là bình quân sử
dụng một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất thì doanh nghiệp thu được 0,2344
đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2020 so với năm 2019, ROA đã giảm 0,0211 lần tương đương giảm 9,01%.
Điều này cho thấy khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh bị giảm, có thể đánh giá
hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ năm
2019 đến 2020 không được tốt. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh
bình quân năm 2020 so với năm trước đều tăng, song tốc độ tăng của lợi nhuận sau
thuế là 1,18% nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân là 11,19%. Song
trong cả 2 năm, ROA của doanh nghiệp đều cao hơn so với chỉ số ngành (theo
Stockbiz.vn ROA ngành thực phẩm và đồ uống là 0,0697) chính tỏ hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh của SAB tốt hơn so với mặt bằng chung. Do vậy doanh nghiệp cần tìm
hiểu rõ nguyên nhân sự biến động để có thể nhanh chóng tăng được mức độ tăng
trưởng. Đồng thời phát triển các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh mới để
phù hợp với đặc điểm và môi trường kinh doanh trong thời gian sắp tới.
Việc hệ số sinh lời ròng của vốn doanh nghiệp (ROA) giảm chủ yếu đến từ 3
nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ
số sinh lời hoạt động (ROS). Do đó, ta cần đi sâu phân tích chi tiết để tìm ra hướng
giải quyết cụ thể nhất.
❖ Phân tích chi tiết:
(1) Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)
Đầu tiên là nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), nhân tố này có tác động cùng
chiều với hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố
khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn hạn tăng 0,0356 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là
5,11% làm cho hệ số sinh lời ròng vốn kinh doanh tăng 0,0120 lần.

58
Nguyên nhân hệ số đầu tư ngắn hạn có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của
tài sản ngắn hạn bình quân (Slđ) là 16,87% lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh
bình quân (Skd) với tốc độ tăng là 11,99%. Vốn kinh doanh tăng do doanh nghiệp tăng
quy mô và tỷ trọng tài sản ngắn hạn, cụ thể tổng tài sản bình quân năm 2020 so với
năm 2019 tăng 2.171.035,5 triệu đồng trong đó tài sản ngắn hạn bình quân tăng
2.279.228 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là xuất phát từ khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn bình quân tăng 3.379.000 triệu đồng (tỷ lệ 35,71%) do tăng
lượng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, cùng với đó là sự giảm xuống 776.400 triệu
đồng (tỷ lệ giảm 31,81%) của khoản tiền và tương đương tiền do doanh nghiệp đã
quyết định phân phối khoản cổ tức lớn cho các cổ đông lên đến 2.244 tỷ đồng và thanh
toán các khoản phải trả ngắn hạn. Do ảnh hưởng của dịch Covid bùng phát và Nghị
định 100 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
do đó thay vì dùng khoản lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh
thì doanh nghiệp đã dùng để chi trả cổ tức nhằm mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư và
tăng lượng tiền gửi ngắn hạn nhằm thu tiền từ tiền lãi để tránh ứ đọng và lãng phí tiền
mà ít phải lo về rủi ro đầu tư.
Hđ tăng giúp gia tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, thể hiện đây là chính
sách đầu tư hợp lý trong thời điểm này, cụ thể doanh thu tài chính năm 2020 tăng
227.014 triệu đồng tương đương 7,64%. Nhưng doanh nghiệp cũng cần tập trung quản
lý công tác quản trị dòng tiền và chính sách đầu tư để giảm rủi ro thanh toán các nghĩa
vụ đến hạn.
(2) Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ)
Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) có tác động cùng chiều với hệ số sinh
lời ròng của vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số
vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,9845 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 31,07%
làm cho hệ số sinh lời ròng vốn kinh doanh giảm 0,0766 lần.
Nguyên nhân sự biến động của số vòng luân chuyển vốn lưu động là do tổng luân
chuyển thuần (LCT) giảm 8.321.195 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,44% trong khi tài
sản ngắn hạn bình quân (SVlđ) tăng 16,87%. Trong đó, LCT giảm chủ yếu do doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, cụ thể giảm 8.545.642 triệu đồng với
tỷ lệ giảm 21,46% so với năm 2019.

59
Về nguyên nhân khách quan, sản lượng tiêu thụ năm 2020 thấp hơn năm 2019
dẫn đến tổng luân chuyển thuần giảm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tin đồn
thất thiệt, Covid-19, Nghị định 100 và lũ lụt kéo dài. SAB chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
việc thay đổi chủ trương, chính sách của Nhà nước như sau: Trong khi Covid-19 gây
ra thiệt hại ngắn hạn, thì Luật phòng chống tác hại rượu bia lại có ảnh hưởng nặng nề
trong dài hạn. Nghị định 100 của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 quy định các
hình thức xử phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh
hưởng của bia rượu với bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu hoặc hơi thở.
Xét mặt chủ quan, nỗ lực trong công tác tiêu thụ sản phẩm của SAB chưa bù đắp
được những ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố khách quan trên. Cả Nghị định 100 và
Covid-19 đều khiến cho hoạt động kinh doanh của SAB bị chậm lại, đặc biệt gây ra
những thay đổi to lớn trong hành vi người tiêu dùng khi mà người tiêu dùng hướng
đến kênh tiêu thụ mang về và kênh thương mại hiện đại nhiều hơn. Vì vậy nhằm thích
ứng với các điều kiện kinh tế - xã hội, doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung sang
các kênh tiêu thụ mang về và tăng cường các hoạt động khuyến mại. Doanh nghiệp
cũng cho ra mắt hai sản phẩm mới là Bia Lạc Việt và Bia Saigon Chill.
Số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm làm sụt giảm ROA. Tuy nhiên, trong
bối cảnh khó khăn như năm 2020 doanh nghiệp đã có những xúc tiến lớn trong công
tác bán hàng, công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động nhằm duy trì hoạt
động kinh doanh và nhanh chóng thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới. Song xét mối
liên hệ giữa Hđ và SVlđ, ta thấy SAB lựa chọn chính sách tập trung vốn vào đầu tư
ngắn hạn nhằm tránh lãng phí tiền. Điều này khiến cho Hđ tăng làm ROA tăng 0,0120,
nhưng mức tăng này vẫn không bù đắp được mức giảm của SVlđ làm cho ROA giảm
0,0766. Do đó chính sách đầu tư này chưa thể bù đắp được sự sụt giảm về sản lượng
tiêu thụ dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng vốn.
Khi tinh hình dịch bệnh được kiểm soát, SAB cần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm thông qua việc áp dụng các chiến lược Marketing tăng doanh thu; chính sách
đầu tư phù hợp cho việc đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lí để tăng doanh thu tài
chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng sử dụng VLĐ tiết kiệm và hiệu
quả.
(3) Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)
60
Cuối cùng là nhân tố hệ số sinh lời hoạt động (ROS), nhân tố này cũng có tác
động cùng chiều với hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh. Trong điều kiện các nhân
tố khác không đổi, hệ số sinh lời hoạt động tăng 0,0272 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là
25,59% làm cho hệ số sinh lời ròng vốn kinh doanh tăng 0,0435 lần và có tác động
tích cực đến ROA.
Nguyên nhân hệ số sinh lời hoạt động tăng là do lợi nhuận sau thuế (LNst) tăng
1,18% trong khi tổng luân chuyển thuần (LCT) giảm 19,44%. Điều này là nhờ vào
việc tiết giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí bao bì và chi phí vận chuyển, cũng như
quản lý tốt hơn chi phí sản xuất chung. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 331.852 triệu
đồng, giảm 262.978 triệu đồng (44,21%) so với năm 2019 do cùng kỳ năm trước. Mặc
dù trong năm có nhiều hoạt động tiếp thị và chương trình khuyến mại hơn nhưng
SABECO đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí nhằm giảm thiểu tác động của
việc giảm doanh thu.
Hệ số sinh lời hoạt động tăng làm cho hệ số sinh lời ròng vốn kinh doanh tăng,
có thể thấy công tác quản trị doanh thu chi phí tại thời điểm này là hợp lí. Doanh
nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản trị doanh thu chi phí sao cho phù hợp với
đặc thù ngành nghề kinh doanh, cụ thể doanh nghiệp có thể tập trung nâng cao chất
lượng sản xuất sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động,
đưa ra các biện pháp hợp lí tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
❖ Kết luận chung:
Nhìn chung, hệ số sinh lời ròng vốn kinh doanh năm 2020 giảm so với năm
2019, nguyên nhân do lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) giảm nhẹ 29.051 triệu
với tỷ lệ giảm 0,56% trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng 11,19%.
Hai nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế có biến
động tích cực đến BEP, trong khi số vòng luân chuyển vốn lưu động lại có xu hướng
giảm tác động tiêu cực đến BEP. Xét thấy, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hệ sinh
lời cơ bản vốn kinh doanh là SVlđ chính tỏ công tác tổ chức, sử dụng và quản lý vốn
lưu động còn chưa hợp lý. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng công tác tổ chức
quản lý, sử dụng vốn lưu động để có thể thay số vòng quay vốn lưu động một cách hợp
lý đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác quản trị doanh thu chi phí, chính sách tiêu thụ
sản phẩm và chính sách đầu tư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng

61
cần tận dụng đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE, tạo cơ sở tăng khả năng sinh lời
và kết quả kinh doanh.

3.9.3 Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
BẢNG 18: PHÂN TÍCH ROE
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
(%)
1. Hệ số sinh lời VCSH
0,2693 0,3068 -0,0375 -12,22
ROE = LNst/Svc
LNst 4.601.707 4.548.201 53.506 1,18
Svc = (VCck + Cdk)/2 17.087.044,5 14.825.209 2.261.835,5 15,26
2. Hệ số tự tài trợ
0,7921 0,7642 0,0279 3,65
Ht = Svc/Skd
Skd = (TSck + TSdk)/2 21.570.704,5 19.399.668,5 2.171.036 11,19
3. Hệ số đầu tư ngắn hạn
0,7319 0,6964 0,0355 5,1
Hđ = Slđ/Skd
Slđ = (TSNHck + TSNHdk)/2 15.788.547,5 13.509.318,5 2.279.229 16,87
4. Số vòng luân chuyển vốn
lưu động 2,1841 3,1686 -0,9845 -31,07
SVlđ = LCT/Slđ
LCT = DT thuần + DT tài
34.484.157 42.805.352 -8.321.195 -19,44
chính + Thu nhập khác
5. Hệ số sinh lời hoạt động
0,1334 0,1063 0.0271 25,49
ROS = LNst/LCT
Mức độ ảnh hưởng các nhân
tố đến ROE
1. Ảnh hưởng của nhân tố Ht ∆ROE(Ht ) = (1/Ht1 - 1/Ht0 ).Hđ0 .SVlđ0 .ROS0 -0,0108
2. Ảnh hưởng của nhân tố Hđ ∆ROE(Hđ ) = 1/Ht1 .(Hđ1 -Hđ0 ).SVlđ0 .ROS0 0,0151
3. Ảnh hưởng của nhân tố SVlđ ∆ROE(SVlđ ) = 1/Ht1 .Hđ1 .(SVlđ1 -SVlđ0 ).ROS0 -0,0967
4. Ảnh hưởng của nhân tố ROS ∆ROE(ROS) = 1/Ht1 .Hđ1 .SVlđ1 .(ROS1 -ROS0 ) 0,0547
∆ROE =
Tổng hợp -0,0377
∆ROE(Ht )+∆ROE(Hđ )+∆ROE(SVlđ )+∆ROE(ROS)

62
❖ Nhận xét:
 Phân tích khái quát:
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2020 là 0,2693 lần, tức là trong năm
2020 bình quân 1 đồng VCSH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra
được 0,2693 đồng lợi nhuận ròng. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2019 là
0,3068 lần, tức là trong năm 2019 bình quân 1 đồng VCSH tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,3068 đồng lợi nhuận ròng. Trong cả hai năm, ROE
đều lớn hơn so với ROE trung bình ngành (0,1203 lần). So với mặt bằng chung của
các doanh nghiệp trong cùng ngành thì hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp
đang tốt hơn. Điều này có thể là do công tác quản trị vốn của doanh nghiệp tốt hơn
những doanh nghiệp khác trong cùng ngành. ROE năm 2020 có xu hướng giảm so với
năm 2019, cụ thể giảm 0,0375 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 12,22%, chứng tỏ trong
năm 2020 hiệu quả sử dụng vốn chủ của doanh nghiệp giảm sút, có thể do công tác
quản trị vốn của doanh nghiệp chưa được tốt, hoặc cũng có thể do 1 số yếu tố khách
quan từ bên ngoài như đại dịch, điều này có thể làm giảm uy tín của doanh nghiệp, gây
bất lợi trong việc thu hút các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNst là
1,18% thấp hơn so với tốc độ tăng của VCSH bình quân là 15,26%.
 Phân tích chi tiết:
Hệ số sinh lời VCSH chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư
ngắn hạn, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động.
1. Hệ số tự tài trợ (𝐇𝐭 )
Nhân tố Ht có tác động ngược chiều với hệ số sinh lời VCSH (ROE). Cụ thể, trong
điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số tự tài trợ tăng 0,0279 lần tương ứng với tỉ
lệ tăng 3,65% làm cho hệ số sinh lời VCSH giảm 0,0108 lần. Nguyên nhân có sự thay
đổi Ht như vậy là do tốc độ tăng của VCSH bình quân (15,26%) lớn hơn tốc độ tăng
của vốn kinh doanh bình quân (11,19%). Ta thấy, Ht ở cả 2 năm 2020 và 2019 đều lớn
hơn 0,5 chứng tỏ mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp tương đối cao, việc tăng
Ht giúp doanh nghiệp tăng mức độ tự chủ tài chính. Hệ số tự tài trợ tăng làm cho ROE
giảm, doanh nghiệp giảm sử dụng đòn bẩy tài chính, giữ mức độ tự chủ tài chính ở
mức tương đối cao. Nguyên nhân chủ quan có thể do chủ trương của doanh nghiệp là
tập trung huy động vốn chủ, giữ huy động vốn vay ở mức tương đối thấp để giảm rủi
ro và những áp lực tài chính, giảm tác động tiêu cực của thị trường. Năm 2020 xảy ra
63
đại dịch, rủi ro tài chính tương đối cao, BEP năm 2020 là 0,2413 giảm so với năm
2019, có thể BEP<i (lãi vay bình quân) nên chính sách huy động vốn theo hướng tăng
cường huy động vốn chủ có thể có hiệu quả, giúp doanh nghiệp giảm những tác động
tiêu cực của đòn bảy tài chính, vì vậy chính sách này có thể được xem là hợp lí. Doanh
nghiệp cần tiếp tục xây dựng chính sách huy động vốn hợp lí, phù hợp với thị trường
tài chính, đặc điểm kinh doanh và rủi ro tài chính. Tuy nhiên khi đại dịch đi qua và thị
trường ổn định trở lại, doanh nghiệp có thể cân nhắc tăng cường huy dộng vốn vay,
tăng sử dụng đòn bảy tài chính, có thể từ đó giúp tăng ROE.
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn (𝐇đ )
Nhân tố Hđ có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH (ROE). Cụ thể, trong
điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn hạn tăng 0,0355 lần tương
ứng với tỷ lệ tăng 5,1% làm cho hệ số sinh lời VCSH tăng 0,0151 lần. Nguyên nhân có
sự thay đổi Hđ như vậy là do tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (16,87%) lớn
hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân (11,19%). Ta thấy, năm 2020 TSNH
của doanh nghiệp tăng 595.469 Trđ so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 3,84%,
trong khi đó TSDH năm 2020 lại giảm 132.120 Trđ so với năm 2019 tương ứng với tỷ
lệ giảm 2,26%, dẫn đến tổng tài sản năm 2020 của doanh nghiệp chỉ tăng 463.349 Trđ
so với năm 2019 tương ứng với tỉ lệ tăng 2,17%. TSNH tăng chủ yếu là do đầu tư tài
chính ngắn hạn tăng (2.118.000 Trđ). Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2020 tăng chủ
yếu là do tăng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - ngắn hạn, cho thấy có thể trong giai
đoạn đại dịch thì doanh nghiệp đang cẩn trọng với các quyết định đầu tư để giảm tối
đa các tác động tiêu cực và rủi ro tài chính của thị trường. Đồng thời hàng tồn kho
giảm (131.041 Trđ) cũng có thể là tín hiệu tốt do thị trường giai đoạn này đang khá trì
trệ do tác động của các biện pháp phòng dịch, việc giảm hàng tồn kho giúp giảm lượng
vốn lưu động bị tồn đọng. TSDH giảm chủ yếu là do tài sản dở dang dài hạn giảm
(172.079 Trđ). Nguyên nhân chính là do các công trình xây dựng cơ bản dở dang lớn
như: Cải tạo nhà xưởng, đầu tư thiết bị nấu tại nhà máy bia Sài Gòn- Nguyễn Chí
Thanh giảm (88.575 Trđ), Hệ thống lọc bia giảm (78.260 Trđ). Đây có thể là tín hiệu
tốt khi doanh nghiệp đang đẩy nhanh việc hoàn thành TSCĐ để đưa vào phục vụ quá
trình sản xuất kinh doanh, sau giai đoạn đại dịch có thể phục vụ cho mục tiêu dài hạn,
tăng mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung hệ số đầu tư ngắn hạn tăng tác động
tương đối tích cực đối với hệ số sinh lời VCSH, tuy nhiên về lâu dài thì doanh nghiệp
64
vẫn nên có những chính sách hợp lí hơn giữa đầu tư vốn cố định và vốn lưu động để
duy trì ổn định doanh nghiệp trong tương lai.
3. Số vòng luân chuyển vốn lưu động (𝐒𝐕𝐥đ )
Nhân tố SVlđ có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH (ROE). Cụ thể,
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm
0,9845 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 31,07% làm cho hệ số sinh lời VCSH giảm
0,0967 lần. Nguyên nhân có sự thay đổi như vậy là do luân chuyển thuần giảm
(8.321.195 Trđ) trong khi vốn lưu động bình quân tăng (2.279.229 Trđ), tốc độ giảm
của luân chuyển thuần (19,44%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân
(16,87%). Nguyên nhân khách quan có thể là do môi trường kinh doanh không thuận
lợi, đại dịch bùng phát, các biện pháp phòng dịch khiến hoạt động sản xuất kinh doanh
bị đình trệ. Còn về chủ quan có thể là do công tác quản lí và sử dụng vốn lưu động
chưa hiệu quả, chiến lược marketing và chính sách tín dụng thương mại chưa được tốt.
Năm 2019, số vòng luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp (3,1686) cao hơn
trung bình ngành (2,74), tuy nhiên năm 2020 số vòng luân chuyển vốn lưu động của
doanh nghiệp (2,1841) thấp hơn trung bình ngành. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn, DTT của doanh nghiệp giảm
8.545.642 Trđ, nguồn thu nhập khác cũng giảm 2.567 Trđ. DTT giảm đáng kể như vậy
nguyên nhân chính là do doanh thu bán hàng hóa giảm 5.806.195 Trđ, trong khi hàng
bán bị trả lại tăng 1.734 Trđ. Đây có thể là tác động rõ rệt của đại dịch khiến cho hoạt
động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, các đối tác, các đại lý và các cửa
hàng bán lẻ cũng gặp khó trong việc tiêu thụ sản phẩm nên lượng hàng bán bị trả lại
cũng tăng cao. Số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm làm ROE giảm 0,0967 lần, hệ
số đầu tư ngắn hạn tăng làm cho ROE tăng 0,0151 lần, như vậy có thể chiến lược của
doanh nghiệp là tăng cường đầu tư vốn lưu động, giảm sử dụng đòn bẩy kinh doanh để
giảm rủi ro tài chính trong thời kỳ đại dịch. Mức tăng ROE do hệ số đầu tư ngắn hạn
tăng cũng chỉ bù đắp được phần nào mức giảm ROE do số vòng luân chuyển vốn lưu
động giảm, nhìn chung chính sách chưa thật sự hợp lí. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh
luân chuyển thuần và sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm và hiệu quả. Doanh
nghiệp cần chú trọng công tác tiêu thụ sản phẩm, áp dụng chiến lược marketing một
cách hợp lí để tăng doanh thu bán hàng, chính sách đầu tư phù hợp và sử dụng vốn
một cách hợp lí để tăng doanh thu tài chính và thu nhập khác. Doanh nghiệp cũng cần
65
phải chú trọng hơn đến công tác quản trị dòng tiền, quản trị công nợ và các chính sách
tín dụng thương mại, tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho, dự báo biến động của
thị trường để duy trì hàng tồn kho ở mức hợp lí, tránh lãng phí vốn lưu động.

4. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)


Nhân tố ROS có tác động cùng chiều với hệ số sinh lời VCSH (ROE). Cụ thể,
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời hoạt động tăng 0,0271 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 25,49% làm cho hệ số sinh lời VCSH tăng 0,0547 lần. Trong
cả hai năm, hệ số sinh lời hoạt động của doanh nghiệp đều lớn hơn 10% cho thấy khả
năng sinh lời của doanh thu đang tương đối tốt. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do
LNst tăng 53.506 Trđ trong khi luân chuyển thuần giảm 8.321.195 Trđ. Điều này cho
thấy công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp tương đối tốt và đạt hiệu quả, tuy
nhiên công tác quản trị doanh thu chưa hiệu quả. Cụ thể, giá vốn hàng bán giảm
8.531.566 Trđ, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 262.978 Trđ, chi phí khác giảm
11.293 Trđ, chi phí thuế TNDN hiện hành giảm 140.184 Trđ. Mặc dù luân chuyển
thuần giảm do gặp phải những khó khăn của thị trường, cũng có thể là do công tác
quản trị doanh thu chưa tốt nhưng việc quản trị chi phí tốt vẫn giúp lợi nhuận sau thuế
tăng, qua đó làm cho ROE vẫn tăng, đây vẫn có thể coi là tín hiệu tích cực, tuy nhiên
còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi luân chuyển thuần giảm mạnh như vậy.Vì vậy, doanh
nghiệp cần tiếp tục cải thiện công tác quản trị doanh thu và chi phí, tập trung nâng cao
chất lượng sản phẩm, xây dựng được quy trình bán hàng chuẩn, tiếp cận được nguồn
khách hàng tiềm năng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động,
giảm chi phí sản xuất bằng cách đàm phán với bên cung cấp nguyên vật liệu về việc
mua với giá chiết khấu, xây dựng danh mục chi phí hợp lí hơn để dễ theo dõi, kiểm tra,
quản lí.
❖ Kết luận:
Nhìn chung, hệ số sinh lời VCSH năm 2020 giảm so với năm 2019, nguyên nhân
chủ yếu xuất phát từ việc luân chuyển thuần giảm, công tác quản trị doanh thu chưa
đạt hiệu quả, doanh nghiệp tăng cường đầu tư vốn lưu động. Vì vậy, doanh nghiệp cần
xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp với sự biến động của thị trường và chiến
lược của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý sự gia tăng của rủi ro tài chính và chi phí lãi
vay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần áp dụng những chiến lược để gia tăng sức tiêu thụ
66
sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao số vòng luân chuyển vốn lưu động, giúp vốn quay
vòng nhanh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh đó cũng cần tăng
cường công tác quản trị doanh thu và chi phí, từ đó nâng cao kết quả sản xuất kinh
doanh, tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG
1. Kết quả đạt được
Tổng quan tình hình hoạt động tài chính tại SAB cuối năm 2020 so với đầu năm
2020 thông qua các chỉ tiêu đánh giá mà có thể đưa ra các kết luận sau:
Quy mô nguồn vốn tăng, cơ cấu nguồn vốn thể hiện mức độ tự chủ tài chính cao,
mức đô nợ thấp và mức độ tự chủ tài chính đã có xu hướng tăng. Trong nợ phải trả, nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn thể hiện áp lực trả nợ cao và áp lực trả nợ tăng. Tình
hình tài trợ của DN đã có dấu hiệu cải thiện theo chiều hướng tốt vì DN luôn có đủ
nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này dẫn đến nguyên tắc cân
bằng tài chính được đảm bảo. Trong năm 2020 có sự tăng nhẹ về tài sản của công ty
nhưng tập trung chủ yếu vào sự tăng trưởng đầu tư tài chính ngắn hạn, trong đó tiền và
các khoản tương đương tiền có sự sụt giảm đáng kể, cho thấy trong tình hình dịch
bệnh phức tạp, doanh nghiệp đang bị thu hẹp quy mô sản xuất, quy mô đầu tư, năng
lực sản xuất giảm, tình hình sử dụng vốn chưa thực sự mang lại hiệu quả và đang gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Trong năm 2020 doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ có sự sụt giảm, tuy nhiên lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn
được đảm bảo ổn định và có tính tặng nhẹ có được từ việc có sự giảm mạnh của chi
phí giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp và các chi phí khác.
Cuối năm 2020 so với đầu năm, quy mô các khoản phải thu và phải trả của doanh
nghiệp đều giảm xuống; hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả và hệ số
các khoản phải thu so với các khoản phải trả cũng bị giảm xuống. Điều đó cho thấy
quy mô vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng đều giảm, mức độ bị chiếm dụng vốn và
đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng giảm xuống. Cho thấy DN đã chủ động
thanh toán các khoản vốn đi chiếm dụng và yêu cầu khách hàng hoàn trả nguồn vốn bị
chiếm dụng, tuy nhiên tốc độ khá chậm. Quy mô tín dụng thương mại của DN vẫn còn
thấp, chính sách tài trợ cũng như chính sách huy động vốn của DN chưa ổn định. Các
hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đa phàn có su hướng tăng, duy chỉ hệ số
thanh toán chi trả bằng tiền và hệ số thanh toán nhanh có phần sụt giảm do sự sụt giảm
67
của tiền và các khoản tương đương tiền, cũng như lưu chuyển tiền thuần trong hoạt
động kinh doanh.
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN giảm chủ yếu do ảnh hưởng của nhân
tố số vòng quay vốn lưu động. HSkđ cuối năm 2020 giảm so với đầu năm phản ánh
hiệu quả khai thác, xử lý, phân phối vốn kinh doanh của DN chưa hiệu quả. Hiệu suất
sử dụng vốn kinh doanh giảm chủ yếu là do khâu tiêu thụ sản phẩm khó khăn, trì trệ,
lượng hàng tồn kho bị ứ đọng...cùng với sự tác động xấu của đại dịch Covid19. Tốc độ
luân chuyển vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm mạnh vào năm 2020 (số
vòng quay vlđ giảm 31,0693%), và tốc độ luân chuyển cũng chậm hơn so với trung
bình ngành. Tốc độ lưu chuyển HTK của cuối năm 2020 giảm so với đầu năm chủ yếu
là do giá vốn hàng bán giảm. Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh giảm nguyên nhân
do lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình quân đều tăng. Các nhân tố hệ số đầu tư
ngắn hạn, hệ số sinh lời hoạt động có biến động tích cực đến ROA, trong khi số vòng
luân chuyển vốn lưu động lại có xu hướng giảm tác động tiêu cực đến ROA. Hệ số
sinh lời ròng vốn kinh doanh năm 2020 giảm so với năm 2019, nguyên nhân do lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) giảm nhẹ. ROE cuối năm so với đầu năm giảm
xuất phát từ việc luân chuyển thuần giảm, công tác quản trị doanh thu chưa đạt hiệu
quả, doanh nghiệp tăng cường đầu tư vốn lưu động.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Qua việc phân tích các báo cáo tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bia- Rượu-
Nước giải khát Sài Gòn cho thấy được tình hình hoạt động của công ty đang gặp phải
một số hạn chế sau:
− Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng tới khả
năng thanh toán của doanh nghiệp bị sụt giảm, khả năng ứng phó với các cơ hội kinh
doanh giảm, rủi ro thanh toán cao khi hầu hết tài sản ngắn hạn tập trung vào đầu tư tài
chính, khả năng thanh toán nhanh của DN không khả quan, đang gặp khó khăn. Lượng
tiền và các khoản tương đương tiền chưa đủ để trang trải các khoản nợ. Tuy nhiên,
trong thực tế, các khoản nợ này chưa đến hạn thanh toán thì khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp vẫn được xem là khả quan. Tiền và tương đương tiền ít
nguyên nhân là do DN chưa thể thu được tiền bán hàng từ khách hàng, từ đối tác trong
bối cảnh dịch khó khăn, các chính sách giãn cách xã hội do nhà nước ban hành.

68
− Hàng tồn kho bình quân giảm, nguyên nhân chủ quan là do công ty thực hiện
chính sách giảm dự trữ hàng hóa, nguyên nhân khách quan là do trong năm 2020 xảy
ra đại dịch COVID-19 gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm 2020, nhu cầu về bia rượu
giảm sút, dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất của công ty bị đình trệ, bên cạnh đó công
ty còn chịu áp lực Nghị định 100 của Chính phủ về hạn chế tác hại của rượu bia, các
khoản chi phí rất lớn để duy trì hoạt động như: chi phí thuê mặt bằng, chi trả lãi vay
ngân hàng, chi phí thường xuyên khác… nên công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất,
cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất, dẫn đến lượng hàng hóa sản xuất ra giảm, lượng
hàng tồn kho giảm sút.
− Giá vốn hàng bán giảm là do trong năm 2020 xảy ra đại dịch COVID-19 gây
tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Trong năm 2020, nhu cầu về tiêu thụ rượu bia giảm sút, số lượng
hàng bán ra giảm nên công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm chi phí hoạt
động sản xuất, công ty giảm định mức sản xuất dẫn đến giá vốn hàng bán giảm
− Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, có 2 nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất là do năm 2020 bùng phát dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, sản phẩm của công ty không phải là hàng hóa thiết yếu nên sức mua hàng hóa của
người tiêu dùng giảm, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn hàng và cung cấp dịch vụ
giảm. Nguyên nhân thứ hai là do các khoản giảm trừ doanh thu tăng, chủ yếu là do vấn
đề hàng hóa bị trả lại, ngoài ra còn đến từ chính sách chiết khấu thương mại của công
ty, chính sách chiết khấu thương mại chưa thực sự hiệu quả trong bối cảnh năm 2020
gắn liền với dịch bệnh, đồng thời người tiêu dùng hạn chế sử dụng rượu bia khi phải
thực hiện giãn cách xã hội.
− Chi phí bán hàng tăng do tăng chi phí hỗ trợ bán hàng, chi phí quảng cáo
khuyến mại. Chi phí tăng do doanh nghiệp tăng cường tiếp thị quảng cáo đến khách
hàng, kích thích mua hàng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

3. Biện Pháp
Từ phân tích, đánh giá trên đã cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình
tài chính, hoạt động của Tổng Công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn
69
trong năm 2020.Trước những đánh giá về tình hình quản lí, điều hành hoạt động của
công ty ta đưa ra một số đề xuất sau:
− Xây dựng chính sách quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý: tiết
kiệm trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển thêm các sản phẩm
đồ uống mới tốt cho sức khỏe, áp dụng chính sách marketing và đa dạng hình thức bán
hàng để tăng doanh thu, khả năng đầu tư tài chính của công ty cũng tốt nên có thể tăng
đầu tư để tăng thu nhập từ tài chình.
− Nâng cao chất lượng dòng tiền: Qua phân phân tích trên ta thấy lưu
chuyển tiền thuần năm 2020 dương chứng tỏ doanh nghiệp đã cân đối đủ dòng tiền,
cho thấy khả năng tạo tiền của doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu chi ra, đồng thời làm
gia tăng quy mô vốn bằng tiền. Tuy nhiên, đó là con số ở thời điểm xét trong thời kì
thì dòng tiền của công ty chưa thực sự tốt. Do sự biến động nền kinh tế trước đại dịch
Covid làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm đã giảm sút trong khi các chi phí khác
không thay đổi nhiều. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp để dòng tiền ổn ổn định
hơn. Tiếp tục đẩy mạnh các nguồn lực hỗ trợ, cải tiến mô hình tổ chức, nâng cao hiệu
quả làm việc, có như vậy mới tạo ra hiệu quả hoạt động cao, gián tiếp góp phần nâng
cao năng lực tài chính của doanh nghiệp
− Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Trong nămg 2020 khi có tác
động của dịch bệnh cũng như Nghị định 100 của chính phủ làm hạn chế đi khả năng
tiêu thụ các đồ uống truyền thông nói chung cũng như đồ uống có cồn nói riêng, đồng
thời lượng hàng hóa bị trả lại ảnh hưởng đáng kể đến kết quả doanh thu của doanh
nghiệp. Do đó cần phải cải tạo lại quy trình sản xuất sản phẩm nhằm đem lại những
sản phẩm mới, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng, đồng thời kiểm
tra thắt chặt quản vị hàng hóa bị trả lại, tìm ra nguyên nhân từ đó có những biện pháp
phù hợp để tránh bị thất thoát doanh thu.

70
Tài liệu tham khảo
[1] ACB, "Cafef - Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn," [Online].
Available: https://s.cafef.vn/hose/SAB-tong-ctcp-bia-ruou-nuoc-giai-khat-sai-
gon.chn.
[2] H. N. Giang, "Bao cáo lần đầu hồi phục sao thời kỳ dịch bệnh Tổng CTCP
Bia – Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HOSE: SAB)," [Online]. Available:
https://bom.so/6U6MF2.

71

You might also like