You are on page 1of 25

Công ty Cổ phần In

TP Hồ Chí Minh

BÁO CÁO PHÂN TÍCH


TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN IN
GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

2|Page
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

Nội dung
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

1. Chế độ và chính sách kế toán

2. Các vấn đề và điều chỉnh Báo cáo tài chính

III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU SỬ DỤNG PHÂN TÍCH

3.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN - NGUỒN VỐN

3.3. PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.4 HỆ SỐ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Z-SCORE)

IV. CÁC HẠN CHẾ, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

3|Page
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

Công ty Cổ phần In được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4xxxxxx
do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày dd/mm/yyyy, đăng ký thay
đổi lần thứ 1 ngày dd/mm/yyyy, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày dd/mm/yyyy.

Trụ sở hoạt động

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4xxxxxx đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày
dd/mm/yyyy, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
- Sản xuất, mua bán bao bì tráng nhựa;
- Sản xuất, mua bán, in bao bì giấy các loại;
- Mua bán nguyên liệu giấy.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Bà ABC_Chức danh: Tổng Giám đốc

Thông tin khác

Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 4xxxxxx do Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày dd/mm/yyyy, Công ty được cấp phép thực hiện
dự án đầu tư “Xưởng sản xuất và in bao bì tráng nhựa” với quy mô sản xuất 1500
tấn/năm bao bì giấy, bao bì tráng nhựa; 35 triệu sản phẩm/năm in trên giấy, bao bì
tráng nhựa. Tổng vốn đầu tư của dự án là 45.000.000.000 đồng (45 tỷ đồng) (Vốn góp
của chủ sở hữu là 14 tỷ đồng góp bằng tiền mặt). Dự án đã chính thức đi vào hoạt động
từ năm 2008 và được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu
theo quy định của pháp luật (miễn giảm thuế TNDN; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng
hóa nhập khẩu)

II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY


(Các ghi chú này là một bộ phận hợp thành và cần phải được đọc cùng Báo cáo Tài ín
1. Chế độ và chính sách kế toán

Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư
244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 về việc hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán
doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

Chính sách kế toán áp dụng

Công ty áp dụng các chính sách kế toán tuân theo Luật Kế toán và các chuẩn mực kế
toán có liên quan và được cụ thể theo đặc điểm hoạt động cũng như đặc tính về các tài
sản của Công ty.

2. Các vấn đề và điều chỉnh Báo cáo tài chính

2.1 Mục đích và nguyên tắc điều chỉnh Báo cáo tài chính
Để phục vụ cho công việc Phân tích báo cáo tài chính Công ty, các số liệu được sử dụng
để phân tích báo cáo phải được trình bày và phản ánh một cách đầy đủ và chính xác
tình hình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của Công ty.

Các khoản mục được trình bày trên Báo cáo tài chính không đáp ứng tiêu chuẩn về trình
bày sẽ được điều chỉnh sang khoản mục khác phù hợp; các số liệu báo cáo không phản
ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được loại trừ khỏi BCTC,
gồm:
- Các khoản mục trình bày chưa phù hợp trên BCTC;
- Các khoản mục phản ánh không chính xác số thống kê thực tế tại thời điểm phân
tích: Số liệu trên Biên bản kiểm quỹ tiền mặt, biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên
bản kiểm kê tài sản cố định, đối chiếu công nợ và các tài liệu khác có liên quan;
- Các hoạt động thực chất không thuộc hoạt động kinh doanh của Công ty: Các giao
dịch liên quan đến thu hộ, chi hộ cho Công ty liên kết;
- Các hoạt động khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh;
Số liệu được điều chỉnh theo nguyên tắc chính xác, cân đối và phù hợp.

2.2 Báo cáo tài chính Công ty


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 30/06/2012

Doanh thu thuần 43.661 63.279 87.530 40.111


Giá vốn hàng bán 30.917 43.713 68.057 34.038
Lợi nhuận gộp 12.744 19.566 19.473 6.072
Doanh thu hoạt động tài chính 652 660 400 268
Chi phí tài chính 3.792 6.337 10.272 5.708
- Trong đó: Chi phí lãi vay 3.428 5.665 9.054 5.658
Chi phí bán hàng 1.100 1.077 2.109 1.019
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.708 5.751 6.897 3.313
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.797 7.061 594 (3.700)
Lợi nhuận khác 678 1.926 4.073 1.487
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.475 8.986 4.667 (2.213)
Chi phí thuế TNDN - - -
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6.475 8.986 4.667 (2.213)
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRƯỚC ĐIỀU CHỈNH

(Đơn vị: triệu đồng)


TÀI SẢN 2008 2009 2010 2011
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 22.970 32.871 60.742 77.511
Tiền và các khoản tương đương tiền 326 10.185 23.604 19.788
Các khoản phải thu ngắn hạn 2.969 11.621 20.702 21.800
Các khoản phải thu khác 96 25 5.981 8.257
Hàng tồn kho 16.724 10.356 15.336 28.123
Tài sản ngắn hạn khác 2.951 709 1.101 7.800
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 56.586 53.951 55.885 62.541
Phải thu dài hạn khác 25.867 25.867 25.867 25.867
Tài sản cố định (ròng) 30.561 27.879 26.672 35.793
Tài sản dài hạn khác 157 204 3.346 881
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 79.556 86.822 116.628 140.053

A. NỢ PHẢI TRẢ 65.474 66.282 87.101 106.089


I. Nợ ngắn hạn 25.272 29.428 54.976 66.287
Vay ngắn hạn 21.482 25.650 43.610 52.391
Phải trả người bán 2.141 2.806 5.173 10.568
Người mua trả tiền trước 21 110 3.303 196
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.397 476 1.222 2.130
Phải trả người lao động 215 386 1.447 982
Các khoản phải trả, phải nộp khác 15 - 222 19
II. Nợ dài hạn 40.203 36.854 32.125 39.802
Phải trả dài hạn khác 4.388 3.323 877 640
Vay và nợ dài hạn 35.815 33.531 31.248 39.162
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 14.082 20.540 29.526 33.963
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 79.556 86.822 116.628 140.053
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN SAU ĐIỀU CHỈNH

(Đơn vị: triệu đồng)


TÀI SẢN 2008 2009 2010 2011

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 19,043 20,653 34,611 43,017


Tiền và các khoản tương đương tiền 248 3,128 2,633 2,107
Các khoản phải thu ngắn hạn 2,969 11,621 20,702 16,384
Hàng tồn kho 12,875 5,195 10,176 22,963
Tài sản ngắn hạn khác 2,951 709 1,101 1,564

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 57,008 56,386 60,570 69,676


Tài sản cố định hữu hình 26,835 24,249 23,138 30,557
Tài sản cố định vô hình và dài hạn khác 30,173 32,137 37,432 39,119

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 76,051 77,040 95,181 112,694


A. NỢ NGẮN HẠN 25,272 29,428 54,976 66,287
Các khoản phải trả 2,162 2,917 8,476 10,764
Vay ngắn hạn 21,482 25,650 43,610 52,391
Phải trả ngắn hạn khác 1,627 862 2,891 3,131
B. NỢ DÀI HẠN 39,340 30,811 20,902 23,399
Vay và nợ dài hạn 34,952 27,488 20,025 22,759
Phải trả dài hạn khác 4,388 3,323 877 640
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 11,440 16,800 19,303 23,007

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 76,051 77,040 95,181 112,694


Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ SAU ĐIỀU CHỈNH


(Phương pháp gián tiếp)
(Đơn vị: triệu đồng)
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011
Lợi nhuận trước thuế 6.475 8.986 4.667
- Khấu hao TSCĐ 4.239 4.588 5.347
- Chi phí lãi vay 3.428 5.665 9.054
Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 14.142 19.239 19.069
- Tăng, giảm các khoản phải thu (8,401) (11,560) 583
- Tăng, giảm hàng tồn kho 7,680 (4,980) (12,787)
- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả,
thuế thu nhập phải nộp) (1,076) 5,143 2,292
- Tăng, giảm chi phí trả trước (47) (665) 461
- Tiền lãi vay đã trả (3,428) (5,665) (9,054)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 614 3,139 10,392
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 8,848 (1,126) 3,388
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài
sản dài hạn khác (1,616) (3,590) (15,326)
- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các
tài sản dài hạn khác 195 209 628
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (1.421) (3.381) (14.698)
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2,560 - -
- Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 30,597 74,366 107,547
- Tiền chi trả nợ gốc vay (34,046) (63,870) (96,031)
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (3,658) (6,484) (733)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (4,547) 4,012 10,783
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2,880 (495) (526)
Tiền và tương đương tiền đầu năm 248 3,128 2,633
Tiền và tương đương tiền cuối năm 3,128 2,633 2,107
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

2.3 Các vấn đề và điều chỉnh trên Báo cáo tài chính

Khoản mục Tiền và tương đương tiền


Qua việc xem sổ kế toán tiền mặt với sổ quỹ, biên bản kiểm kê chúng tôi nhận thấy đơn
vị đang phản ánh không chính xác lượng tiền mặt trên sổ kế toán và lượng tiền mặt tồn
quỹ thực tế, sự chênh lệch này là do:
- Khoản tiền Công ty nhận được từ vay ngân hàng thực tế đã chi nhưng không được
viết phiếu chi tiền mặt nên lượng tiền trên sổ lớn hơn lượng tiền thực tế;
- Nhập khống hàng tồn kho khiến lượng tiền mặt thực tế giảm;
- Các khoản chi nội bộ thực chất là các khoản chi không nằm trong hoạt động kinh
doanh của Công ty nhưng vẫn được phản ánh vào nên giảm lượng tiền tồn thực tế.
Khoản mục Hàng tồn kho
Hàng tồn kho phản ánh trên sổ lớn hơn số tồn kho thực tế kiểm kê do Công ty có một
lượng tồn kho ảo năm 2008 với tổng giá trị 3.849 triệu đồng và hóa đơn nhập kho ảo
năm 2009 với tổng giá trị 1.311 triệu đồng. Tổng các khoản điều chỉnh là 5.160 triệu
đồng.
Khoản mục Phải thu khác (nội bộ) và Tạm ứng (nội bộ)
Đơn vị đang hạch toán khoản chi không phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh của
Công ty vào Tài khoản nội bộ với tổng số tiền chi nội bộ trên TK138z là 5.416.250.000
đồng và TK141z là 6.235.900.137 đồng.
Vay và nợ dài hạn
Đơn vị đang hạch toán khoản vay hộ dài hạn công ty Liên kết trên BCĐKT (khoản mục
Phải thu dài hạn khác đối ứng Nợ dài hạn) số tiền 25.867.324.715 đồng. Thực tế khoản
vay này đang được trả nợ dần nhưng chưa được phản ánh giảm Nợ dài hạn trên sổ kế
toán, Công ty cũng chưa hạch toán số phải thu về trả hộ lãi và chênh lệch tỷ giá của
khoản vay dài hạn cho công ty Liên kết.
Một số vấn đề khác
- Khoản mục “Xây dựng cơ bản dở dang” trên BCĐKT của Công ty đang treo 1 tài sản
là Máy in có nguyên giá 1.809.524.000 nhập từ tháng 02/2011 của CTCP TMDV Thiết
kế & In Bao bì Năng động, hiện máy in này vẫn chưa được đưa vào sử dụng kể từ
ngày nhập về.
- Tuân thủ Quy chế tài chính: Công ty chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Quy
chế tài chính, một số quy chế thanh toán chưa được quy định cụ thể bằng văn bản
- Kiểm soát nội bộ: Công ty mới kiểm soát tiền mặt, doanh thu và tiền lương định kỳ;
- Hạch toán kế toán: Công ty chưa thực hiện đối chiếu các nghiệp vụ hạch toán với các
quy định hạch toán kế toán của Nhà nước;
- Quy trình quản lý công nợ, hàng tồn kho: Chưa quy định cụ thể bằng văn bản.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Những điểm nhấn tình hình tài chính Công ty

1/ Tăng trưởng doanh thu ấn tượng

Doanh thu thuần


60% 45%
38%
40%
17%
20%

0%
2009 2010 2011

Doanh thu thuần

Tốc độ tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng so với mức tăng trưởng bình quân của ngành
trong năm 2010 và 2011 tương ứng 20% và 25% thể hiện bước đột phá trong quá trình
phát triển của Công ty. Tuy nhiên, quy mô doanh thu của Công ty còn tương đối nhỏ (
dưới 100 tỷ) so với các công ty cùng ngành.

2/ Lợi nhuận gộp có xu hướng giảm dần

Tỷ trọng giá vốn - lợi nhuận gộp


Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp

30.23% 22.60%
31.63%

69.77% 77.40%
68.37%

2009 2010 2011

Lợi nhuận gộp của CP IN rất tốt, tuy nhiên xu hướng giảm do mức độ cạnh tranh trong
thị trường ngành bao bì, in ấn tăng nhanh, kèm theo biến động thị trường nguyên vật liệu
đầu vào và tỷ giá đã ảnh hướng lớn đến hiệu quả hoạt động công ty.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3/Tài sản tăng trưởng nhanh nhưng cơ cấu chưa bền vững

Tốc độ tăng trưởng tài sản- nguồn vốn khoảng gần 15%/năm. Giá trị tăng trưởng tập
trung vào nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn thể hiện CP IN đang trong quá trình mở rộng
sản suất, tăng trưởng doanh thu, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị và
nhà xưởng.

Tăng trưởng nguồn vốn Tăng trưởng tài sản


120 120

100 100

80 80

60 60
40
40
20
20
-
-
2008 2009 2010 2011
2008 2009 2010 2011
Tổng nợ ngắn hạn Tổng nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản dài hạn

Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu nguồn vốn thì CP IN đang sử dụng các khoản nợ ngắn hạn
để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Điều này dẫn tới nguy cơ CP IN mất khả năng mất cân
đối nguồn là khá cao.

Cân đối vốn - tài sản


58.82% 41.18%

2011 38.17% 61.83%


Vốn ngắn hạn
57.76% 42.24% Vốn dài hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
2010 36.36% 63.64%
Tổng tài sản dài hạn

38.20% 61.80%

2009 26.81% 73.19%


Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

4/ Quản lý vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động được cân đối trên các tài sản tạo ra dòng tiền trong tương lai và
các khoản nợ phải trả cho mục tiêu kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động của CP IN chưa
được phân tích và kiểm soát nhằm hạn chế tối đa nhu cầu vốn lưu động mà không làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Cân đối nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động
2011 2011

2010 2010

2009 2009

2008
2008
(20) - 20 40
- 10 20 30
Tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh
Nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh Nhu cầu vốn lưu động

5/Khả năng sinh lợi giảm

Biến động lợi nhuận


3000%

2000% 2133%

1000%
88% 38% -24%
0% 39% -48%
2009 2010 2011
-1000%

Lợi nhuận hoạt động Lợi nhuận ròng

Mức độ trưởng âm của cả lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng báo hiệu các khó khăn
về kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bao bì, in ấn nói riêng. Các kế hoạch cắt giảm
chi phí, quản lý hiệu quả dòng tiền, tối thiểu hóa nhu cầu vốn lưu động, tìm kiếm các
nguồn lực dài hạn thay thế là những định hướng cần thiết cho CP IN trong việc bảo toàn
và phát triển Công ty.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3.1 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU SỬ DỤNG PHÂN TÍCH


Các phương pháp được sử dụng để phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần In
bao gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tỷ lệ
Đối với phương pháp so sánh, chúng tôi đã lựa chọn ra 06 Công ty ngành Bao bì và In ấn
có hoạt động tương đồng, cùng ngành nghề với CP IN để so sánh.
Các Công ty được lựa chọn để so sánh gồm:

TT Tên công ty Mã Dữ liệu phân tích Nguồn Ghi chú


NGÀNH BAO BÌ & IN ẤN
BCTC được kiểm Hoạt động bao bì tạo doanh
1 CTCP Bao bì & In Nông nghiệp INN HNX
toán thu chính cho công ty
BCTC được kiểm Hoạt động bao bì tạo doanh
2 CTCP Bao bì PP HPB HNX
toán thu chính cho công ty
BCTC được kiểm Hoạt động bao bì tạo doanh
3 CTCP Đông Á DAP HNX
toán thu chính cho công ty
BCTC được kiểm Hoạt động bao bì tạo doanh
4 CTCP Bao bì Biên Hòa SVI HOSE
toán thu chính cho công ty
BCTC được kiểm Hoạt động in ấn tạo doanh
5 CTCP Văn hóa Tân Bình ALT HNX
toán thu chính cho công ty
BCTC được kiểm Hoạt động in ấn tạo doanh
6 CTCP SX & TM Minh Phúc MPH Công ty
toán thu chính cho công ty

Danh sách các công ty được lựa chọn không bao gồm Công ty Cổ Phần Cát Lợi (CLC) bởi
hoạt động chính của Công ty này là sản xuất và gia công nguyên liệu thuốc lá, hoạt động
sản xuất bao bì và in ấn của CLC rất nhỏ, chiếm 10% - 15% doanh thu của Công ty này.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các chỉ số tài chính của ngành bao bì và in ấn của Việt
Nam cũng như của các thị trường mới nổi (Emerging Market) trong quá trình so sánh,
phân tích tài chính CP IN.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN - NGUỒN VỐN

a) Cơ cấu Tài sản_Nguồn vốn qua các năm

Bảng: Cơ cấu Tài sản_Nguồn vốn

Cân đối vốn - tài sản


58.82% 41.18%
2011 38.17% 61.83%

57.76% 42.24% Vốn ngắn hạn


2010 36.36% 63.64% Vốn dài hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
38.20% 61.80% Tổng tài sản dài hạn
2009 26.81% 73.19%

33.23% 66.77%
2008 25.04% 74.96%

Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CP IN từ năm 2008 đến 2011 đang biến động theo chiều
hướng ngày càng bất lợi. Đến năm 2011, có tới 20% nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho các
tài sản dài hạn, khả năng mất thanh khoản, rủi ro thanh toán là rất cao.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân đối cơ cấu tài sản - nguồn vốn có thể là do khoản
vay hộ Liên kết từ năm 2008 làm suy giảm sức khỏe tài chính của Công ty. Tính đến hết
31/12/2011, CP IN đã chi trả cho khoản vay này khoảng 23 tỷ đồng bao gồm cả nợ gốc,
nợ lãi và chênh lệnh tỷ giá. Điều đáng nói ở đây là tài sản hình thành từ khoản vay này
không trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao bì, in ấn cho CP IN. Điều
này khẳng định, nếu chỉ tính đơn thuần hoạt động kinh doanh bao bì, in ấn thì cơ cấu tài
sản – nguồn vốn cũng như tình hình tài chính của CP IN sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cơ cấu tài sản - nguồn vốn

2011 35.53%
64.47% 35.79%
64.21%
Nguồn vốn ngắn hạn
2010 37.27% Nguồn vốn dài hạn
62.73% 31.74%
68.26% Tổng tài sản ngắn hạn

2009 49.08% Tổng tài sản dài hạn


50.92% 48.57%
51.43%

2008 60.18%
39.82% 50.49%
49.51%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

b) Vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động

Bảng: Vốn lưu động thường xuyên


(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Nguồn vốn dài hạn (1) 21.388 24.465 24.684 36.302


- Nợ dài hạn 9.948 7.664 5.381 13.295
-Vốn chủ sở hữu 11.440 16.800 19.303 23.007
TSCĐ và đầu tư dài hạn (2) 32.004 36.562 45.926 60.212
- TSCĐ 26.835 24.249 23.138 30.557
- Đầu tư dài hạn 5.169 12.313 22.788 29.655
Vốn lưu động thường xuyên (3)=(1)-(2) (10.616) (12.098) (21.243) (23.910)

Với cơ cấu vốn tài sản như đã phân tích ở trên, nguồn vốn lưu động thường xuyên của
Công ty luôn trong tình trạng thiếu hụt và xu hướng ngày càng tăng, tính đến năm 2011
là gần 24 tỷ đồng. Đây thực sự là một gánh nặng cho dòng tiền của Công ty cũng như
ban điều hành trong việc xoay sở tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động động kinh
doanh cũng như cân đối các khoản nợ phải trả đến hạn.

Bảng: Nhu cầu vốn lưu động (Operating Working Capital)


(Đơn vị: triệu đồng)
Khoản mục 2008 2009 2010 2011

Tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh (1) 18.795 17.526 31.978 40.911
- Các khoản phải thu 2.969 11.621 20.702 16.384
- Hàng tồn kho 12.875 5.195 10.176 22.963
-Tài sản ngắn hạn khác 2.951 709 1.101 1.564
Nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh (2) 3.559 3.392 9.698 12.895
- Phải trả người bán 2.141 2.806 5.173 10.568
- Người mua ứng trước 21 110 3.303 196
- Thuế và các khoản phải nộp 1.397 476 1.222 2.130
Nhu cầu vốn lưu động (3)=(1)-(2) 15.236 14.133 22.280 28.016
Nhu cầu VLĐ/TSLĐ (3)/(1) (%) 81,06% 80,64% 69,67% 68,48%

Trong khi vốn lưu động thường xuyên đang ngày càng thiếu hụt thì nhu cầu vốn lưu động
của CP IN lại tăng trưởng khá nhanh. Tính đến 31/12/2011 nhu cầu vốn lưu động của
Công ty là 28 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 70% tổng giá trị tài sản lưu động cùng thời
điểm. Nhu cầu vốn lưu động lớn như vậy là do CP IN chưa có kế hoạch về vốn lưu động,
cân đối giữa việc thu tiền khách hàng và thanh toán nhà cung cấp với mục tiêu giảm thiểu
tối đa có thể nhu cầu vốn lưu động nhưng vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất của Công
ty.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3.3. PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.3.1 Chỉ số tài chính về tính thanh khoản và năng lực thực hiện các nghĩa vụ
tài chính

a) Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh 2009 2010 2011


DAP 1.21 1.48 1.39
ALT 0.90 0.74 1.34
SVI 0.94 0.72 1.00
HPB (*) n/a 1.17 0.90
Ngành in bao bì 0.67 0.84 0.88
INN 0.92 1.08 0.72
Minh Phuc 0.26 0.30 0.54
CP IN 0.50 0.42 0.28

Khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu giảm dần qua các năm và đang nằm trong
khoản cực kỳ nguy hiểm, việc mất khả năng thanh khoản có thể xảy ra nếu Công ty không
có các dòng tiền hỗ trợ khả năng thanh toán. Nguyên nhân chính dẫn đến xu hương giảm
này là việc cộng hưởng giữa việc giảm mạnh lượng tiền mặt, tiền gửi của CP IN và tổng
nợ ngắn hạn có xu hướng tăng từ 54 tỷ lên 66 tỷ đồng dẫn đến chỉ số thanh toán nhanh
giảm. Trong đó, đáng kể nhất là các khoản vay ngắn hạn chiếm 80% tổng nợ ngắn hạn
tại thời điểm 31/12/2011.

Về mặt lý thuyết, khả năng thanh toán nhanh của CP IN sẽ được cải thiện rất nhiều nếu
Công ty không phải chi trả các khoản trả lãi, trả gốc cho khoản vay hộ của Liên kết thực
tế không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao bì, in ấn của CP IN. Dưới đây
là khả năng thanh toán nhanh của CP IN sau khi loại trừ khoản vay hộ nói trên.

Khả năng thanh toán nhanh 2009 2010 2011


CP IN 0.79 0.71 0.63

b) Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành 2009 2010 2011


ALT 1.90 2.08 2.84
DAP 1.59 1.87 1.74
HPB (*) 1.40 1.84 1.58
Ngành 1.17 1.46 1.54
Minh Phúc 0.99 1.07 1.38
SVI 1.29 1.12 1.31
INN 1.69 1.63 1.30
CP IN 0.70 0.63 0.65
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

Thực tế, với chỉ số được tính toán như trên, CP IN đang đối mặt với rất nhiều rủi ro về
khả năng thanh khoản trong ngắn hạn của Công ty. Với 80% nợ ngắn hạn là các khoản
vay ngắn hạn thì rủi ro mất khả năng thanh toán trong vòng 1 năm là rất cao nếu không
có các nguồn vốn bù đắp. Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành và trung bình
ngành với CP IN là tương đối lớn.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của CP IN đối mặt với khó khăn lớn về khả năng thanh
khoản như vậy là do dòng tiền, lợi nhuận để lại từ hoạt động kinh doanh của CP IN phải
chi trả cho khoản vay hộ Liên kết làm giảm tiền mặt dự trữ của Công ty ảnh hưởng nghiêm
trọng tới khả năng thanh toán hiện hành. Trường hợp loại trừ ảnh hưởng của khoản vay
hộ Liên kết thì khả năng thanh toán nhanh đạt mức khá an toàn như sau:

Khả năng thanh toán nhanh 2009 2010 2011


CP IN 0.99 0.92 1.00

c) Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời 2009 2010 2011


ALT 0.76 0.65 0.71
DAP 0.48 0.48 0.59
HPB (*) 0.71 0.32 0.41
Ngành 0.43 0.35 0.38
SVI 0.23 0.11 0.35
INN 0.42 0.48 0.22
Minh Phúc 0.03 0.09 0.09
CP IN 0.11 0.05 0.03

Khả năng thanh toán tức thời sẽ được xem xét đến khi các chỉ tiêu thanh toán nhanh,
thanh toán hiện hành vẫn nằm trong khoản an toàn hoặc trong mức rủi ro thanh khoản
thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy CP IN đang đối mặt với khả năng mất thanh khoản cao
trong ngắn hạn nên chúng tôi sẽ không tính toán bổ sung thêm nội dung này.

3.3.2 Chỉ số tài chính về hiệu quả quản lý hoạt động

a) Số ngày tồn kho bình quân

Ngày tồn kho bình quân (ngày) 2009 2010 2011


DAP 25 21 19
SVI 31 37 44
INN 77 59 46
HPB 38 36 57
Ngành 62 71 65
Minh Phúc 120 113 86
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

CP IN 107 64 89
ALT 117 162 140

Chỉ số ngày tồn kho bình quân thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của một doanh
nghiệp. Theo lý thuyết, ngày tồn kho bình quân càng thấp càng tốt, tuy nhiên trong nhiều
trường hợp ngày tồn kho bình quân tương đối lớn như trường hợp của ALT với lượng tiền
mặt đủ đáp ứng khả năng thanh toán tiền mặt đã mua tích trữ nguyên vật liệu xuất khẩu
nhằm hạn chế ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá. Ngày tồn kho bình quân của CP IN khá
cao thể hiện số dư hàng tồn kho lớn nhưng khi cân đối với khả năng thanh toán trong
ngắn hạn của CP IN thì chưa thực sự hiệu quả trong quản lý tài sản.

b) Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 2009 2010 2011


INN 43 47 18
Minh Phuc 33 25 29
Ngành 42 49 45
DAP 52 46 48
HPB 0 51 51
ALT 61 63 52
SVI 62 65 75
CP IN 61 93 77

Kỳ thu tiền bình quân đại diện cho thời gian thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Số ngày
thu tiền bình quân của CP IN là 77 ngày. So với bình quân ngành và các doanh nghiệp
tham chiếu thì số ngày thu tiền bình quân của CP IN là khá cao. Nguyên nhân có thể do
CP IN chưa có các quy định cụ thể về chính sách thương mại hiệu quả, phù hợp với tình
hình tài chính Công ty cũng như chưa có quy trình quản lý công nợ phải thu để kiểm soát
và quản lý chỉ tiêu này.

Nếu tính lãi suất cho khoảng thời gian chiếm dụng vốn này (với lãi suất tiền gửi hiện hành
9%/năm) thì chi phí cơ hội của khoản phải thu khách hàng trung bình là hơn 350 triệu
đồng. Công ty cần tăng khả năng thu nợ để tăng tiền và cải thiện khả năng thanh khoản
tiền mặt của Công ty.

c) Kỳ thanh toán phải trả bình quân

Kỳ thanh toán bình quân (ngày) 2009 2010 2011


SVI 24 63 73
CP IN 34 71 58
DAP 37 35 40
Ngành 29 32 29
HPB 20 21 24
ALT 23 29 23
INN 21 31 21
Minh Phuc 33 17 14
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

Nguyên vật liệu chính và chủ yếu của CP IN được nhập khẩu nên toàn bộ các điều khoản về
thanh toán đều được quy định khá rõ ràng trong hợp đồng và thư tín dụng (L/C). Với thời
gian thanh toán bình quân cho nhà cung cấp được nới rộng thể hiện mức độ tin tưởng của
nhà cung cấp về khả năng thanh toán của CP IN. Với kỳ thanh toán này, CP IN đang có những
điều khoản thanh toán hấp dẫn hơn so với các công ty cùng ngành khác.

d) Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản 2009 2010 2011


INN 1.3 1.49 3.28
DAP 2.50 3.00 3.00
Ngành 1.35 1.74 2.03
SVI 2.55 2.43 1.92
HPB 1.77 1.59 1.77
Minh Phuc 1.15 1.42 1.57
CP IN 0.57 0.66 0.78
ALT 0.58 0.50 0.63

ALT với lượng tiền mặt lớn, mua tích trữ nguyên vật liệu và đầu tư vào bất động sản với
đặc thù vòng quay tài sản không đều nên hiệu quả sử dụng tài sản không cao. Với mức
chênh lệch khá cao so với ngành và các công ty cùng ngành, hiệu quả sử dụng tài sản
của CP IN chưa thực sự tốt.

Tuy nhiên cần phải nói thêm rằng, thực tế, trong cơ cấu tài sản của CP IN, có một số tài
sản có giá trị lớn không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu loại trừ các
khoản này, hiệu quả sử dụng tài sản của CP IN sẽ được cải thiện nhưng so với ngành và
các công ty cùng lĩnh vực vẫn còn một khoảng cách khá xa. Cụ thể như sau:

Hiệu quả sử dụng tài sản 2009 2010 2011


CP IN 0.8 0.8 0.8
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3.3.3 Các chỉ số tài chính về khả năng sinh lời

a) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 2009 2010 2011
Minh Phuc 5.94% 13.06% 16.64%
DAP 15.80% 17.98% 14.92%
SVI 14.02% 16.72% 14.86%
CP IN 12.94% 17.01% 13.20%
Ngành 8.63% 11.29% 11.23%
Emerging Market 11.63% 11.35% 10.40%
INN 12.73% 10.08% 10.06%
HPB 0.00% 7.38% 8.63%
ALT 3.29% 2.49% 2.29%

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản của CP IN là khá cao so với trung bình nganhg và với cả
Emergin Market. Tuy nhiên, CP IN không duy trì được tỷ suất này theo xu hướng tăng
trưởng đầu vào có sự biến động lớn vào 2010 và giảm trong năm 2011. Hiệu quả sử dụng
tài sản của CP IN sẽ tốt hơn rất nhiều nếu loại trừ các tài sản không tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh để tính toán như sau:

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản 2009 2010 2011
CP IN 18.29% 21.27% 14.93%

b) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH 2009 2010 2011


SVI 41.65% 56.57% 44.99%
Minh Phuc 15.92% 30.54% 29.68%
DAP 31.83% 31.61% 26.84%
Ngành 21.92% 28.39% 22.67%
CP IN 38.54% 46.55% 20.29%
INN 21.24% 17.63% 18.83%
HPB 0.00% 12.55% 15.17%
Emerging Market 9.74% 15.15% 14.51%
ALT 4.24% 3.29% 2.91%

Hệ số sinh lời trên vốn chủ đại diện cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của Công
ty. Với tỷ lệ vốn vay cao, đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ở mức
thấp khiến ROE của CP IN nằm trong khoản hiệu quả có thể chấp nhận được. Tuy nhiên,
với các biến động mạnh về giá vốn tăng 56%, chi phí lãi vay tăng 60% và chi phí khác
tăng 60% trong năm 2011 đã làm lợi nhuận năm 2011 giảm gần 50% so với năm 2010
và ảnh hưởng trực tiếp tới ROE của năm 2011 như tính toán ở trên.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

Bảng: Tốc độ tăng trưởng doanh thu – Chi phí

Biến động doanh thu – chi phí 2009 2010 2011


Doanh thu thuần 16,98% 44,93% 38,32%
Giá vốn hàng bán 6,11% 41,39% 55,69%
Lợi nhuận hoạt động 96,43% 47,96% -6,35%
Chi phí lãi vay -27,86% 65,27% 59,83%
Chi phí khác -27,86% 65,27% 59,83%
Lợi nhuận ròng 2132,53% 38,79% -48,06%

Doanh thu thuần tăng nhưng tăng thấp hơn tốc độ tăng giá vốn và chi phí khiến lợi nhuận
ròng của công ty bị sụt giảm mạnh trong năm 2011.

c) Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/Doanh thu

Lợi nhuận gộp/Doanh thu 2009 2010 2011


CP IN 30.23% 31.63% 22.60%
Minh Phuc 13.58% 20.12% 22.43%
SVI 13.61% 13.28% 16.36%
Ngành 14.16% 16.51% 14.80%
INN 18.26% 16.18% 14.55%
Emerging Market 17.74% 18.79% 19.38%
DAP 15.26% 14.17% 12.34%
HPB 0.00% 10.57% 10.17%
ALT 9.19% 10.32% 5.48%

CP IN đạt tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu khá cao so với trung bình ngành và Emerging
Market. 2009 là năm có tỷ lệ lên tới hơn 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ này bị giảm dần qua các
năm do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực bao bì, in ấn của Công ty cũng
như biến động giá nguyên liệu và tỷ giá. Năm 2011, CP IN vẫn đạt mức 22,6%, cao nhất
trong bảng xếp hạng.

d) Hệ số Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Doanh thu

Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu của CP IN cũng đạt ở mức khá tốt
so với các công ty cùng ngành và Emerging market. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng trong xu
hướng giảm dần tương ứng với Lợi nhuận gộp trên doanh thu.

EBIT/Doanh thu 2009 2010 2011


Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

Minh Phuc 10.95% 16.20% 16.42%


CP IN 22.68% 23.15% 15.68%
Emerging Market 8.38% 9.32% 10.12%
Ngành 10.57% 11.54% 9.91%
INN 13.14% 11% 9.88%
SVI 6.93% 8.34% 9.46%
DAP 8.09% 8.03% 6.72%
HPB 5.21% 6.55% 6.18%
ALT 7.02% 7.90% 5.07%

e) Chỉ tiêu Lợi nhuận ròng/doanh thu

Lợi nhuận ròng/doanh thu 2009 2010 2011


Minh Phuc 5.08% 9.44% 9.94%
SVI 5.49% 6.88% 7.76%
Emerging Market 1.99% 5.25% 7.46%
Ngành 6.76% 7.44% 5.97%
INN 10.80% 6.74% 5.73%
CP IN 14.61% 14.05% 5.31%
DAP 6.31% 5.99% 4.98%
HPB 0.00% 4.64% 4.88%
ALT 5.38% 4.80% 3.47%

Xu hướng biến động chỉ tiêu lợi nhuận ròng từ 14.6% năm 2009 xuống còn 5.3% năm
2011 đã chứng minh việc sử dụng rất nhiều vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh
khi có biến động lớn về lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của CP IN.
Trong năm 2011, mặc dù tỷ lệ lãi gộp đạt 22.6% nhưng tỷ lệ lãi ròng của CP IN chỉ đạt
5.3%, thấp hơn so với trung bình ngành và Emerging market. Nếu bổ sung các khoản phải
trả lãi vay bảo lãnh cho Liên kết thì tỷ suất lợi nhuận ròng của CP IN sẽ tiếp tục giảm hơn
nữa.
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3.3.4 Đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ

a) Tỷ số nợ

Hệ số Nợ 2009 2010 2011


ALT 14.00% 10.00% 10.00%
Minh Phuc 62.54% 57.23% 43.92%
DAP 44% 42% 46%
HPB 0% 34.87% 47%
INN 39% 44.99% 47.93%
Ngành 43.27% 48.78% 48.29%
SVI 65% 72.48% 63%
CP IN 78.19% 79.72% 79.58%

Tỷ số Nợ của công ty cao hơn rất nhiều trung bình ngành và các công ty cùng ngành
nghề. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức rất cao trong năm 2009 và 2010 phần nào
đã phát huy tác dụng làm tăng khả năng sinh lời của CP IN nhưng khi chi phí vốn vay trở
lên đắt đỏ thì CP IN sẽ đối mặt với rủi ro thanh toán nếu không đủ luồng tiền để trả nợ.
Trường hợp loại trừ khoản vay hộ Liên kết ra khỏi công thức tính toán về tỷ trọng nợ thì
cấu trúc nguồn vốn của CP IN vẫn mất cân đối, dao động từ khoảng 71% đến 78% trên
tổng tài sản của CP IN. Chúng tôi thực sự lo ngại về các rủi ro tài chính mà CP IN phải đối
mặt nếu CP IN không có phương án, kế hoạch cải thiện cơ cấu nguồn vốn hiện tại.

b) Khả năng trả lãi vay

Khả năng trả lãi vay 2009 2010 2011


DAP 73.1 n/a n/a
HPB 9.4 7.5 14.3
SVI 9.3 11.4 11.3
Ngành 14.8 4.7 4.8
INN 10.7 7.4 4.1
Minh Phuc 2.5 4.6 3.9
ALT 6.5 4.0 2.2
CP IN 2.9 2.6 1.5

Với các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả khá cao trong cơ cấu tài sản Công
ty, khả năng trả lãi của CP IN đang khá thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Khả
năng trả lãi được chúng tôi tính toán chưa bao gồm các khoản lãi vay phải trả cho Liên
kết. Trường hợp CP IN tiếp tục phải gánh trách nhiệm chi trả các khoản lãi vay cho Liên
kết thì chỉ tiêu khả năng trả lãi của CP IN sẽ tiếp tục xấu đi. Cụ thể:

Khả năng trả lãi vay 2009 2010 2011


CP IN 2.02 2.11 1.36
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

3.4 HỆ SỐ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Z-SCORE)

Qua các chỉ số tính toán và được so sánh ở trên, Chúng tôi nhận thấy CP IN đang đối mặt
với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng thanh khoản, quản lý dòng tiền, kiểm soát
lãi vay cũng như thanh toán các khoản nợ gốc với các chủ nợ. Nhằm xác định chính xác
mức độ rủi ro của CP IN, chúng tôi đã tính toán chỉ số Z-score đo đường khả năng dẫn
tới phá sản của doanh nghiệp.

Bảng tính Z-Score của Công ty

Z Score CP IN 2009 2010 2011

1.2 x (vốn lưu động/tổng tài sản) (0.14) (0.26) (0.25)


1.4 x (LN chưa phân phối/tổng tài sản) 0.05 0.08 0.11
3.3 x (EBIT / tổng tài sản) 0.42 0.51 0.40
.6 x (thị giá VCSH/tổng nợ) 0.14 0.11 0.09
.999 x (doanh thu/tổng tài sản) 0.57 0.66 0.78
Z Score 1.04 1.10 1.14

Với các chỉ tiêu tính toán như trên còn thấp hơn rất nhiều so với mức phải xem xét điều
kiện tài chính thận trọng (1.81) thì CP IN thực sự đang đối mặt với các khó khăn về rủi ro
tài chính. Biến động về tài chính trong năm 2011 không chỉ ảnh hưởng đến riêng CP IN
mà còn ảnh hưởng tới hầu hết tất cả các doanh nghiệp trong cùng ngành với xu hướng
gia tăng rủi ro tài chính ở cả DAP, SVI, HPB như bảng dưới đây.

Z-score 2009 2010 2011


DAP 4,52 5,09 4,71
SVI 3,03 2,60 1,30
HPB 2,67 3,26 2,59
CP IN 1.04 1.10 1.14
Công ty Cổ phần In
TP Hồ Chí Minh

IV. CÁC HẠN CHẾ, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Các hạn chế của báo cáo, nguồn số liệu và phương pháp phân tích Báo
cáo tài chính

- Hạn chế của Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và tỷ lệ cho thấy cơ
cấu, biến động và hiệu quả trong quản lý tài sản, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh Công ty qua các năm trong quá khứ chứ không mang tính chất dự báo
cho kỳ hoạt động tương lai. Phương pháp phân tích dựa trên các số liệu do CP IN
cung cấp và CP IN chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu tài chính được
dùng cho mục tiêu phân tích tài chính Công ty.

- Hạn chế về số liệu so sánh: Các số liệu so sánh được tổng hợp, tính toán với nỗ lực
cao nhất từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, bao gồm cả các số liệu tài chính đã
kiểm toán được công bố trên thị trường nhằm mục tiêu tham chiếu trong quá trình
phân tích sức khỏe tài chính CP IN cho giai đoạn 2009 - 2011. Chúng tôi không đưa
ra ý kiến khẳng định về tính chính xác của các số liệu được công bố và sử dụng
tính toán trong báo cáo này.

- Hạn chế của báo cáo: Báo cáo không đưa các ý kiến khẳng định mà chỉ dùng cho
mục tiêu duy nhất làm cơ sở tham khảo cho Ban lãnh đạo CP IN đưa ra các quyết
định về quản trị tài chính của Công ty. Ban Lãnh đạo CP IN sẽ phải chịu trách nhiệm
trước các quyết định tài chính của mình.

2. Đề xuất và kiến nghị

- Công ty nên hoàn thiện các quy trình hạch toán kế toán và quy trình kiểm soát nội
bộ để nâng cao chất lượng thông tin tài chính, phục vụ tốt hơn cho quản lý tài chính
doanh nghiệp.

- Qua việc phân tích Báo cáo tài chính có thể thấy rủi ro lớn nhất của Công ty là rủi
ro về thanh toán các khoản nợ mà nguyên nhân là do cơ cấu tài chính doanh nghiệp
hiện thời sử dụng nhiều vay nợ (Nợ/VCSH = 80/20). Cơ cấu nợ/VCSH cao và tỷ
trọng nợ ngắn hạn có xu hướng lớn hơn nợ dài hạn làm gia tăng áp lực trả nợ cho
Công ty, chi phí lãi vay làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Trong thời gian tới, để có vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh với chi phí thấp hơn, đồng thời cân đối lại cơ cấu tài
chính, Công ty có thể cần kế hoạch cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý hơn bằng cách sử
dụng nhiều hơn các nguồn vốn dài hạn.

- Cân đối các dòng tiền trong hoạt động kinh doanh nhằm xác định nhu cầu vốn lưu
động tối thiểu mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của Công ty.

- Đối với quản lý tài sản cố định, trong năm 2011, công ty đã đầu tư thêm tài sản cố
định với giá trị lớn, công ty cần xem xét hiệu quả của việc sử dụng các tài sản cố
định để giảm chi phí cho công ty.

- Xây dựng và áp dụng thống nhất các quy định về chính sách thương mại, quản lý
công nợ phải thu phải trả, chính sách đối với nhà cung cấp.

You might also like