You are on page 1of 12

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN PHẠM DIỄM HẰNG

MSSV: 10520594

BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


ĐỀ: Tìm hiểu hoạt động liên quan đến tài chính, nhân sự , tổ chức, thực hiện marketing
của một doanh nghiệp.

TÌM HIỂU VỀ UNILIVER VIỆT NAM.


Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và
các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức
ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng
rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up,
Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn
hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong
lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng( Personel Care).
Unilever đã tạo được chỗ đứng khá vững trong tâm trí khách hàng, công ty luôn nổi tiếng trong
việc thấu hiểu và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Unilever sở hữu 1600 thương hiệu trong đó
400 nhãn hiệu toàn cầu luôn mang lại lợi nhuận và danh tiếng cho công ty, các sản phẩm của
công ty luôn được biết đến như là biểu tượng của chất lượng và sự tiện dụng.
Hình thành từ năm 1995, cho đến nay, doanh nghiệp đã có rất nhiều bước đột phá trong quá trình
kinh doanh của mình, đặc biệt đưa ra được một số chính sách theo chiến lược marketting mix 4P.
Các thương hiệu mạnh của Unilever luôn được làm mới liên tục để giữ lợi thế vốn có của nó.
Năm 2007, sự phát triển được định hướng bởi sự kết hợp của công nghệ - Các sản phẩm mới
cùng với sự pha trộn và sự cải tiến đã làm tăng sức mạnh cho của những thương hiệu hiện có của
Unilever trên thị trường thông qua sự khác biệt và tổ hợp các hoạt động marketing.
Năm 2007, Unilever tập trung vào một sự cải tiến lớn hơn. Clear, một loại dầu gội với công nghệ
trị gàu vượt trội, được tiến hành đồng thời ở một vài nước bao gồm ba trong số thị trường chăm
sóc tóc lớn nhất trên thế giới- Trung Quốc, Nga và Brazil. Unilever cũng đạt được một sự chuyển
đổi trong sự hoà hợp với các lục địa và các nền văn hoá, để tạo ra những thị trường mới.Ví dụ,
Unilever đã ra mắt nhãn hiệu lăn khử mùi cho nam Axe ở Nhật. Sau đó 6 tháng thì nó trở thành
dẫn đạo trên thị trường.
Unilever cũng gia tăng các hoạt động trong cả R&D và nhận ra vai trò không thể thiếu của công
nghệ trong chất lượng của sự cải tiến.

1. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2009:


Phân tích cấu trúc tài chính của công ty:
Phân tích cấu trúc tài sản:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( phần tài sản)
STT Nội dung 2009 2008
I Tài sản ngắn hạn 386.889.577.093 294.529.749.500
1 Tiền mặt 13.210.746.390 17.675.493.498
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21.700.000.000 14.000.000.000
3 Các khoản phải thu 315.512.210.024 226.887.051.103
4 Hàng tồn kho 33.571.676.282 34.983.097.252
5 Tài sản ngắn hạn khác 2.894.944.397 984.107.647
II Tài sản dài hạn 100.226.250.735 110.651.100.525
1 Tài sản cố định 20.801.661.059 33.117.671.768
Tài sản cố định hữu hình 20.301.611.059 28.681.890.006
Tài sản cố định vô hình 300.000.000 350.000.000
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 200.050.000 4.085.781.762
2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 75.923.251.911 74.660.535.815
2 Tài sản dài hạn khác 3.501.337.765 2.872.892.942
III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 487.115.827.828 405.180.850.025
Tình hình tài sản qua hai năm có nhiều biến động. Tổng tài sản năm 2009 tăng nhẹ so với năm
2008. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhẹ, tài sản dài hạn giảm nhẹ. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy
là do trong năm 2009 công ty tăng đầu tư tài chính ngắn hạn và đẩy mạnh phải thu khách hàng
và tăng nhẹ một phần tài sản ngắn hạn khác. Bên cạnh đó công ty giảm nhẹ tiền và các khoản
tương đương tiền và hàng tồn kho. Vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên. Đồng thời công ty
giảm mạnh tài sản cố định, tăng nhẹ đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài han khác làm cho tài
sản dài hạn giảm đi. Qua bảng cân đối kế toán về tài sản ta thấy trong năm 2008 công ty sử dụng
tài sản ngắn hạn đầu tư cho dài hạn. Trong năm 2009 công ty có sự điều chỉnh tăng tài sản ngắn
hạn và giảm tài sản dài hạn, sử dụng dài hạn đầu tư cho ngắn hạn
.

STT Nội dung Chênh lệch Tỷ trọng (%)


2009 2008
I Tài sản ngắn hạn 92.359.827.593 79.42 72.69
1 Tiền mặt -4.464.747.108 2.72 4.36
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 7.700.000.000 4.45 3.46
3 Các khoản phải thu 88.625.158.921 64.77 55.99
4 Hàng tồn kho -1.411.420.970 6.89 8.64
5 Tài sản ngắn hạn khác 1.910.836.750 0.59 0.24
II Tài sản dài hạn -10.424.849.790 20.58 27.31
1 Tài sản cố định -12.316.010.709 4.27 8.17
Tài sản cố định hữu hình -8.380.278.947 4.17 7.08
Tài sản cố định vô hình -50.000.000 0.06 0.09
Tài sản cố định thuê Tài chính
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang -3.885.731.762 0.04 1.01
2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.262.716.096 15.59 18.42
3 Tài sản dài hạn khác 628.444.823 0.72 0.71
III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 81.934.977.803 100 100
Phân tích cấu trúc nguồn vốn
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( phần nguồn vốn) )

STT Nội dung 2009 2008


IV Nợ phải trả 407.652.747.720 332.753.693.336
1 Nợ ngắn hạn 377.529.416.834 281.409.976.624
Nợ vay ngắn hạn ngân hàng 14.698.712.220 12.341.209.718
Lương và các khoản phải trả khác 248.259.405.749 128.945.322.302
Các khoản phải trả 114.571.298.865 140.123.444.604
2 Nợ dài hạn 30.123.330.886 51.343.716.712
V Nguồn vốn chủ sở hữu 79.463.080.108 72.427.156.689
1 Vốn chủ sở hữu 76.962.526.913 70.510.230.614
Vốn đầu tư chủ sở hữu 35.000.000.000 35.000.000.000
Thặng dư Vốn cổ phần 16.400.000.000 16.400.000.000
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2.328.605
Các quỹ 12.566.829.050 8.628.377.356
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.993.369.258 10.481.853.258
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.500.553.195 1.916.926.075
Quỹ khen thưởng, phúc Lợi 2.500.553.195 1.916.926.075
VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 487.115.827.828 405.180.850.025
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh
khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn vửa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong trong tài chính nhưng mặc khác liên quan đến hiệu
quả và rộng hơn là rủi ro trong doanh nghiệp. Dựa vào bản phân tích cấu trúc nguồn vốn qua 2
năm 2009, 2008 thì tổng nguồn vốn tăng lên, nhưng bên cạnh đó vốn chủ sở hữu giảm 2%, nợ
phải trả tăng lên 2% so với năm 2008.
Phân tích các thông số tài chính của công ty và so sánh với công ty tham chiếu
Thông số khả năng thanh toán
BẢNG THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Chỉ tiêu 2009 2008
Khả năng thanh toán hiện thời 1.025 1.047
Khả năng thanh toán nhanh 0.94 0.92
Thông số khả năng thanh toán hiện thời của năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 từ đó cho thấy
rằng mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của các khoản nợ ngắn
hạn của năm 2008 là tốt hơn so với năm 2009. Nhưng tính linh hoạt của công ty khi thanh toán
các khoản nợ thì năm 2009 lại cao hơn năm 2008 điều đó được thể hiện ở thông số thanh toán
nhanh của năm 2009 cao hơn năm 2008. Vì lượng hàng tồn kho của năm 2009 ít hơn so với năm
2008.
Thông số hoạt động
BẢNG THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG
Chỉ tiêu 2009 2008 ĐVT
Kỳ thu tiền bình quân 238 228 Ngày
Vòng quay khoản phải thu 1.51 1.58 Vòng
Thời gian giải tỏa tồn kho 26.47 38.41 Ngày
Vòng quay tồn kho 13.60 9.37 Vòng
Vòng quay tài sản 0.98 0.89 Vòng
Kỳ thu tiền bình quân của năm 2009 cao hơn so với năm 2008, lý do là vì các khoản phải thu
khách hàng của năm 2009 lớn hơn nhiều so với năm 2008. Chính vì thế mà vòng quay khoản
phải thu của năm 2009 ngắn hơn so với năm 2009 điều đó cho thấy rằng tốc độ thu tiền nợ của
năm 2009 chậm hơn so với năm 2008.
Thời gian lưu kho của năm 2009 ngắn hơn so với năm 2008 là vì giá vốn hàng bán của năm 2009
cao hơn nhiều so với năm 2008 nên công ty đẩy mạnh công tác bán hàng dẫn đến số lượng tồn
kho của năm 2009 ít hơn so với năm 2008. vì thời gian lưu kho của năm 2009 là ít ngày nên mức
độ luân chuyển tồn kho của năm 2009 hiệu quả hơn so với năm 2009 ở chổ vòng quay tồn kho
của năm 2009 cao hơn so vói năm 2008.
Thông số nợ
BẢNG THÔNG SỐ NỢ
Chỉ tiêu 2009 2008
Thông số nợ 83.687 82.125
Thông số nợ dài hạn 28.130 42.135
Thông số nợ năm 2009 cao hơn năm 2008 cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty năm
2009 giảm so với năm 2008. Bên cạnh đó nợ dài hạn của công ty có xu hướng giảm xuống so với
năm 2008 cho thấy công ty đang hướng đến việc giảm việc sử dụng vốn vay để tài trợ cho các
hoạt động của công ty, điều nay đã làm giảm khả năng rủi ro tài chính của công ty.
Thông số về khả năng sinh lợi
BẢNG THÔNG SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Chỉ tiêu 2009 2008
Lợi nhuận gộp biên 4.321 8.668
Lợi nhuận ròng biên 2.852 2.966
ROA 2.793 2.628
ROE 17.680 15.101

Qua bảng trên cho ta thấy khả năng sinh lợi ròng của năm 2009 thấp hơn năm 2008, điều này
được giải thích là vì năm 2008, công ty đạt được một khoản lợi nhuận ròng từ các hoạt động
khác không nhỏ và khá vượt bật ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hay nói cách khác, công ty
đã giảm sút về điều này ở năm 2009.
Thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ của công ty tăng so với năm. Điều đó cho
thấy mức độ sinh lợi của công ty cũng như khả năng sinh lợi trên vốn chủ có xu hướng tăng.
ROE của năm 2009 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của năm 2009 hiệu quả cao hơn
năm 2008.
2.CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Cơ chế hoạt động của các bộ phận trong công ty Unilver Việt Nam là người giám đốc được sự
giúp đỡ của các phòng ban trong việc nghiên cứu, bàn bạc, tìm giải pháp tối ưu cho những vấn
đề phức tạp. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KTKT PHÒNG KD NHÀ MÁY SX


PHÒNG TCHC

Kho thành phẩm


Kho trung chuyển Kho vật liệu

Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất. Khi được giám đốc
thông qua, mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo quy định. Các phòng chức năng
có trách nhiệm tham mưu cho toàn hệ thống. Mỗi phòng có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, có các
mặt hoạt động chuyên môn độc lập. Tuy nhiên các phòng ban này có mối liên hệ qua lại lẫn
nhau, Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban chức năng:+ Phòng tổ chức hành chính : quản lý nhân sự và công việc hành
chính+ Phòng kế toán-tài chính : Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công ty, tổ chức
kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kế kịp thời, chính xác tình hình tài sản và
nguồn vốn giúp giám đốc kiểm tra thường xuyên toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.+
Phòng kinh doanh :Thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu thông qua các hoạt động kinh doanh
từ đó lập kế hoạch kinh danh, quản lí kênh phân phối của công ty.
+ Phòng dịch vụ (bộ phận giao hàng) : Có nhiệm vụ giao hàng tới tận tay khách hàng, tiếp nhận
thông tin và xử lý mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.Nhà máy sản xuất: Có nhiệm vụ sản
xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng.Ngoài ra công ty còn có các đại lý ở các tỉnh như : Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Vinh…Với cơ chế hoạt động như trên vừa phát huy tính độc lập sáng tạo của các phòng
ban chuyên môn, các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo tính thống nhất, tập trung của toàn bộ hệ
thống tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả.

3.CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UNILIVER VIỆT NAM:


Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá
nướcngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty
đaquốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever - Việt
Namcũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã
cungcấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu
dùngViệt Nam như: kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v… Đây
khôngchỉ là mối đe dọa cho các nhà sản xuất trong nước mà còn là tấm gương để các
doanhnghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn có tầm
cỡ thế giới
Có thể nói, công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạo
nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của
công ty. Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như
pháthuy được những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng
nămcho công ty.Sau đây là một vài phân tích cơ bản về chiến lược marketing của công ty.
. Điểm mạnh của công ty: Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài
chính vững mạnh
. Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông
quacon người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của
cáctrường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá
chonguồn nhân lực của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi
thoảđáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao
nghiệp vụ của họ…
Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chútrọng
và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tínhtruyền
thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối. Công nghệhiện đại
kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõrệt.
Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng
ngoạinhập
Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách
nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đậc biệt các quan hệ công chúng được chú trọng.
Điểm yếu của công ty:
Gần đây, Unilever đã phải cắt giảm ngân sách ít nhiều do những khó khăn mà sự kiện 11-
9 gây ra cho nền kinh tế thế giới.
Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ.
Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải
nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn laođộng
dồi dào và có năng lực ở Việt Nam.
Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam,
nhất là ở vùng nông thôn.
Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever
cònchưa phù hợp với văn hoá Á Đông.
Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài
Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế
Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút
đầu tư nướcngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như
Unilever để tăng ngânsách.
Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển
hơnnhiều. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được
đầu tưthích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực.o Trong bối
cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v.. thời gian qua, nền chính trị Việt Nam
được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn
nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các
nhà đầutư nước ngoài.o Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu
vực thành thị. Tỷ lệ người tốtnghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước;
hơn nữa lao động trí óc ở Việt Namgiỏi xuất sắc về công nghệ - nên đây cũng là
một nguồn nhân lực khá dồi dào cho côngty.o Khách hàng mục tiêu của nhiều sản
phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻthế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ
18-29), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơnthế hệ trước. Họ sẽ là
người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc
chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng.o Việt Nam là một quốc gia tự do về
tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩmkhông phải chịu nhiều ràng buộc
quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác.o Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ
biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà,cô chú, v.v…), tạo nhiều cơ hội
cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu củacông ty.o Việt Nam nằm ở vị
trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiềucảng biển lớn
thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chútrọng đến
xuất khẩu trong tương lai gần.o Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu
dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất” đểkinh doanh4. Thách thức từ các yếu tố môi
trường bên ngoàio Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả
năng tiêu thụ sản phẩmcao.o Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị
trường chứng khoán còn manh mún.Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin
liên lạc, cước điện thoại, bưu điện vàInternet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế
giới. Do đó, việc đưa Internet vào kinhdoanh là không thể thực hiện được đối với
Unilever, mặc dù công ty đã nhiều lần đề cậpđến mục tiêu này như một cách tiếp
cận khách hàng và quảng bá sản phẩm thành công ở các nước công nghiệp phát
triển.
Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sáchthuế
quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever
đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,…
Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởngthụ
của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc…Một
số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sốnghưởng
thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tưtưởng
phong kiến, lễ giáo như Việt Nam.o Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ
khiến trong vài thập niên nữa, lớptrẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế
cho Unilever. Ngoài ra, nhữnggia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ
biến nhất Việt Nam), việc chọnmua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cẩp, thường
được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vìvậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân
(personal care) cao cấp khôngnhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống
riêng , widowed - goá phụ,divorced - ly dị) ở các nước tư bản.o Khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công tymẹ ở châu Âu.o Trong bối
cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới“chen chân”
vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever.Trên cơ sở những điểm mạnh -
điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever đã thựchiện chiến lược Marketing quốc tế
vào thị trường Việt Nam theo Marketing Mix 4P
1. Địa điểm phân phối (Place)
Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và
phân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm
tiêu thụ bán lẻtrực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ
theo tuyến, những nhânviên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và
cấp tín dụng cho các đơnhàng tiếp theo.Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm
sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng củahọ và tính bắt mắt sản phẩm. Ngoài
ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếpcác khoản cho vay mua
phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.
2. Sản phẩm (Product)
Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi với
nhucầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn
hiệu có uytín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S.
Sau đó, cải tiếncông thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những
nhãn hiệu này. Bên cạnhđó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng
Việt Nam để “Việt Nam hóa”sản phẩm của mình, ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa
thêm chiết xuất từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam; và
nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớnchiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu
gội Sunsilk.“Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Việt
Nam thích gì, cầngì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với họ”, ông Michel
giải thích thêm. Để cóđươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng,
công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu biết
tường tận tập quán văn hoá kinh doanh vàsở thích của người Việt Nam. Nói không
ngoa, trà và kem Wall’s có mặt khắp thế giớinhưng nếu ra khỏi Việt Nam thì
không thể tìm đâu ra loại trà xanh vị Bắc, trà lài Cây đa,kem đậu xanh, hoặc kem
khoai môn dừa, những sản phẩm có hương vị đặc trưng của Việt Nam.Với tầm
quan trọng về uy tín của thương hiệu, trong những năm qua Unilever Việt Namđặc
biệt chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng, bảo
vệsở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các sản phẩm của công ty
hiện nay đãcó thêm TEM BẢO ĐẢM HÀNG THẬT, hay LOGO CHỐNG HÀNG
GIẢ BẢO ĐẢMHÀNG THẬT nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết rõ ràng
hàng thật – hang giả và mang lại cảm giác an toàn khi sử dụng.
3.Quảng bá (Promotion)
Cũng như những công ty hàng tiêu dùng phát triển nhanh khác, Unilever Việt Nam có
haimảng chính trong hệ thống chiến lược quảng bá của mình là “Above-the-
Line”(quảng bátrực tiếp) và “Below-the-Line” (quảng bá gián tiếp).Above-the-Line là
những hoạt động quảng bá sản phẩm trên truyền hình, báo chí… nhằmđạt một hay
một số mục đích nhất định như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩmmới,
hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v… Chính nhờ chiến dịch quảng cáo trực tiếp
đúnglúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên
thị trườngchỉ trong thời gian ngắn.Còn Below-the-Line là “tất cả những hoạt động
quảng bá không qua các phương tiệntruyền thông” (theo M.Christopher, Marketing
Below-the-Lines, George Allen &Urwin, London) hay nói cách khác là “hoạt
động bán hàng phụ, kết hợp giữa bán hàngtrực tiếp (personal selling) và quảng cáo
thành một nguồn lực mang tính thuyết phục hiệuquả” (theo J.F. Engel, H.G. Wales và
M.R. Warshaw, trong Promotional Strategy, R.DIrwin, Homewood, Illinois.) Song
trên thực tế, chương trình Below-the-Line Promotion phải dựa vào quảng cáo trên các
phương tiện đại chúng và phải dựa vào những mục tiêunhắm đến, vào bản chất của
sản phẩm, loại kênh phân phối sử dụng và khách hàng mụctiêu. Cụ thể, đó là các hình
thức phổ biến thường thấy như giảm giá, coupon, tặng kèmdưới nhiều hình thức, đổi
vỏ sản phẩm này được tặng sản phẩm khác, tặng mẫu dùng thửcho khách hàng,
chương trình khuyến mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phầnquà có giá trị,
tài trợ cho các cuộc thi và những chuyên mục trên truyền hình… Nhữnghoạt động như
vậy đã tạo dựng được hình ảnh các nhãn hàng (brand imge) của Unilever nơi người
tiêu dùng.
4.Chính sách giá cả (Price)
Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập
thấp,Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại
mức giá cảhợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ
địa phương để tìmcác nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại phải nhập khẩu;
điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. Ngoài
ra, công ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu
vựcBắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Unilever cũng đã
thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể
nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các chương trình
huấn luyện sản xuất
5. Con người (People)
Ngoài 4P truyền thống của Marketing Mix, phải kể đến một P khác không kém
phầnquan trọng mà Unilever đã và đang tiếp tục phát huy, đó là nhân tố con
người.Cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, Unilever
Việt Nam luôncoi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất cho
sự phát triển bềnvững lâu dài, cả khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri thức” hoặc
“Kinh tế sinh học”. Để“hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam” và để phát triển
“hệ thống rễ” giúp công ty cóthể bám sâu vào thị trường, Unilever đã xây dựng
một đội ngũ nhân viên bản địa chuyênnghiệp và thường xuyên chú trọng đến các
chương trình huấn luyện nhân viên. Quanđiểm của Unilever là “Phát triển thông
qua con người”, nên công ty luôn quan tâm đếnquyền lợi của nhân viên và sẵn
sàng hỗ trợ họ trong các lĩnh vực công tác. Hiện nay, độingũ quản lý Việt Nam đã
thay thế các vị trị chủ chốt trước kia do các chuyên gia nướcngoài đảm
nhiệm.Trong thời gian họat động tại Việt Nam, bên cạnh chính sách phát triển
nguồn nhân lực,Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển
cộng đồng. Ý thức đầyđủ về vai trò của mình trong việc phát triển xã hội Việt
Nam, công ty đã chi không ít chocác cam kết nhân đạo, chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảmnghèo và phòng chống thiên tai như chương
trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”,chương trình “Lifeboy” phòng chống bệnh
phong hay chương trình “Vim” diễn đàn vệsinh gia đình, phòng dịch, v.v…Kế tục
bước đường phát triển thần tốc của hôm qua, kỳ vọng của Unilever Việt Nam ở
ngày mai là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam”,
xâydựng một doanh nghiệp toàn diện, thành đạt và uy tín, hoạt động sản xuất hiệu
quả, tạodựng nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, nhân viên, đối tác và cổ
đông, phát huytrách nhiệm xã hội đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển
cộng đồng.Với chiến lược Marketing trên, công ty Unilever đã chiếm được cảm
tình của đại đa sốngười tiêu dùng Việt Nam trong gần một thập niên qua. Trong
tương lai, Unilever sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm mới lạ với hi vọng là người bạn
đồng hành thân thiết với người sử dụng.

You might also like