You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH




PROJECT
TÌM HIỂU THỰC TẾ
BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Học phần: Nguyên lý Kế toán


Mã học phần: KQ02014
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Minh Châu
Họ và tên sinh viên:

Họ và tên MSV Nhiệm vụ


Bùi Nguyễn Diệu Linh 653367 Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Vy Anh 653381
Nguyễn Phương Anh 650764
Hà Ngọc Quỳnh 651934

Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2021.

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:


- Sự cần thiết của báo cáo kế toán của doanh nghiệp: Cho phép các nhà quản trị sự
hiểu biết chính xác và cụ thể hơn về những vấn đề cần giải quyết.
- Tác dụng của báo cáo kế toán đối với các bên liên quan:
a. Doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp kiểm tra toàn diện và có hệ thống tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính
của từng bộ phận

1
b. Nhà đầu tư: Nhờ vào báo cáo đánh giá được sức khỏe của doang nghiệp: tình
hình phát triển, tốc độ tăng trưởng, quản lí chi phí và mức độ rủi do trong kinh
doanh giúp họ quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không.
- Sự cần thiết của Chứng từ trong các doanh nghiệp: Chứng từ là bằng chứng ghi
lại các hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tác dụng của chứng từ đối với các bên liên quan:
o Phản ánh chính xác, đầy đủ , kịp thời các NVKT phát sinh
o Là căn cứ duy nhất để ghi sổ kế toán
o Là phương tiện truyền đạt mệnh lệnh , chỉ thị của cấp trên
o Là căn cứ cho việc thực hiện các hoạt động kinh tế
o Là cơ sở để giải quyết các tránh chấp
o Là căn cứ để kiểm tra việc thực hiện chính sách , chế độ kế toán tài chính
- Tìm hiểu Báo cáo Kế toán và Chứng từ sẽ tăng cường kỹ năng:
o Năng động sáng tạo trong công việc
o Khả năng chịu được áp lực công việc
o Kỹ năng sắp xếp và quản lí thời gian
o Kỹ năng phân tích và quan sát tổng hợp
o Trung thực , cẩn thận
o 1.2 Mục tiêu của Project
 Mục tiêu thực hiện Project gồm các mục tiêu sau:
- Vận dụng nguyên lý kế toán để tìm hiểu Báo cáo kế toán của Doang
nghiệp.
- Vận dụng nguyên lý kế toán để lập , hiểu về quy trình luân chuyển một số
chứng từ Kế toán của các Doanh nghiệp.
1.3 Phương pháp thực hiện Project:
- Thu nhập các báo cáo Kế toán ( Bảng cân đối kế toán , Báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh) của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Khánh, vận
dụng nguyên lý kế toán để đọc , hiểu và phân tích một số chỉ tiêu trong báo cáo.

2
- Phần chứng từ được lấy: Báo cáo tài chính của công ty nộp cho Chi cục Thuế khu
vực Tứ Lộc
Phần 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 2.1 Báo cáo Kế toán


2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt
Khánh.
 Quá trình phát triển:
- Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Khánh được thành lập
vào ngày 04/06/2012,có mã số thuế: 0800988540 được đăng kí tại sở kế hoạch
đầu tư Hải Dương được kê khai tại Chi cục Thuế khu vục Tứ Lộc
- Chủ sở hữu: Nguyễn Văn Dâng
- Trụ sở chính: Đội 4 – Cộng Hòa- Gia Lương- Gia Lộc- Hải Dương
- Đã tham gia 61 gói thầu, trong đó trúng 37 gói, trượt 20 gói, 4 gói chưa có
kết quả
- Có quan hệ với 12 bên mời thầu
- Đã từng đấu thầu với 22 nhà thầu trong 33 gói thầu, thắng 10 gói, thua 20
gói, 3 gói chưa có kết quả
- Đã từng liên danh với 3 nhà thầu trong 3 gói thầu, thắng thầu 3 gói, thua 0
gói
 Ngành nghề:
- Ngành nghề chính: Lắp đặt hệ thống điện
- Ngoài ra công ty còn kinh doanh:
+ Gia công cơ khí; xử lí và tráng phủ kim loại
+ Xây dựng nhà các loại
+ Xây dựng các công trình
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
+ Hoàn thiện công trình xây dựng
+ Đại lí, môi giới, đấu giá

3
+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
+….
2.2. Vận dụng nguyên lý kế toán trong đọc, hiểu báo cáo Kế toán của Công ty
2.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán số liệu mới nhất
 

Năm 2019 Năm 2020 So sánh


(đồng) (đồng) (%)
A.Tổng tài sản 13.781.488.745 16.302.253.666 118,29

I.Tiền và các khoản đầu tư 3.952.950.192 7.631.531.601 193,06


tương đương tiền
1. Tiền mặt 3.696.515.472 6.811.838.406
2. Tiền gửi ngân hàng 257.434.720 819.693.195
II. Đầu tư tài chính 0 0 0
1. Chứng khoán kinh doanh 0 0
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày 0 0
đáo hạn
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị 0 0
khác
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài 0 0
chính
III. Các khoản phải thu 8.582.313.226 7.593.560.933 88,48

4
1. Phải thu của khách hàng 8.432.637.760 7.233.311.133
2. Trả trước cho người bán 144.256.800 360.249.800
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị 0 0
trực thuộc
4. Phải thu khác 5.418.666 0
5. Tài sản thiếu chờ xử lí 0 0
6. Dự phòng phải thu khó đòi 0 0
IV. Hàng tồn kho 509.879.297 507.768.079 99,59
1. Hàng tồn kho 509.879.297 507.768.079
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn 0 0
kho
V. Tài sản cố định 528.713.674 413.963.662 78,3
- Nguyên giá 952.227.273 952.227.273
- Giá trị hao mòn lũy kế (432.513.599) (538.263.611)
VI. Bất động sản đầu tư 0 0 0
- Nguyên giá 0 0
- Giá trị hao mòn lũy kế 0 0
VII. XDCB dở dang 0 0
VIII. Tài sản khác 207.632.356 155.429.391 74,85
1. Thuế GTGT được khấu trừ 7.857.200 0
2. Tài sản khác 199.775.156 155.429.391
B.Tổng nguồn vốn 13.781.488.745 16.302.253.666 118,29
I. Nợ phải trả 4.219.789.015 7.381.080.351 174,92
1. Phải trả người bán 3.646.189.071 6.859.428.766
2. Người mua trả tiền trước 0 408.000.000
3. Thuế và các khoản phải nộp 573.599.944 113.651.585
của nhà nước
4. Phải trả người lao động 0 0
5. Phải trả khác 0 0
6. Vay và nợ thuê tài chính 0 0
7. Phải trả nội bộ về vốn kinh 0 0
doanh
8. Dự phòng phải trả 0 0
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0

5
10. Quỹ phát triển khoa học và 0 0
công nghệ
II.Vốn chủ sở hữu 9.561.699.730 8.921.173.315 93,3
1.Vốn góp của chủ sở hữu 10.000.000.000 10.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0
4. Cổ phiếu quỹ 0 0
5. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 0 0
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở 0 0
hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa (438.300.270) (1.078.826.685)
phân phối
Nguyên tắc để lập bảng cân đối kế toán của Công ty:
- Khoá sổ kế toán trước khi lập
- Kiểm tra số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan trước khi nhập
- Không được bù trừ số dư giữa bên nợ và bên có của các tài khoản thanh toán
Phương pháp lập bảng cân đối của Công ty:
- Cột số đầu năm được lấy từ cột cuối năm của bảng CĐKT kỳ trước hoặc số đầu
năm của các tài khoản
- Cột cuối năm (hoặc cuối kì) được lấy từ số dư cuối kì của các tài khoản tổng hợp
và tài khoản chi tiết
- Các chi tiêu trong phần tài sản được lấy từ số dư bên nợ của các tài khoản
- Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn được lấy từ số dư bên có của các tài khoản
- Các trường hợp đặc biệt
+ Trường hợp 1:
Các TK có kết cấu hỗn hợp ( các TK này có số dư bên nợ hoặc bên có hoặc
đồng thời cả hai bên)
TK 131,331
Số dư bên nợ ghi vào phần tài sản
Số dư bên có ghi vào phần nguồn vốn
+ Trường hợp 2: Các tài khoản điều chỉnh
TK 214 ( Hao mòn TSCĐ)
TK 229 ( Dự phòng tổn thất giảm tài sản )

6
Các TK trên có số dư bên có nhưng được ghi vào phần tài sản bằng bút toán
đỏ ( giảm trừ )
+ Trường hợp 3:
Các tài khoản phản ánh Nguồn vốn nhưng có số dư bên Có hoặc bên
TK 421 (Chênh lệch đánh giá lại tài sản)
TK 413 (Chênh lệch tỉ giá)
TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối)
TK 419 (Cổ phiếu quỹ)
Tác dụng của bảng cân đối kế toán của Công ty:
- Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng liên quan, làm
căn cứ cho việc đánh giá năng lực tài chính, tình hình sử dụng tài sản và khai thác
nguồn vốn của đơn vị.
– Trên phương diện kinh tế, phần tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn
bộ tài sản đơn vị kế toán đang sử dụng và kiểm soát theo kết cấu nhất định.
– Tổng giá trị tài sản được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán có quan hệ tỷ lệ
thuận với quy mô đơn vị kế toán mẫu 08 thông tư 95
– Đối với đơn vị thương mại, tổng giá trị của tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng
thấp hơn với tỷ trọng của giá trị hàng tồn kho.
– Nếu tỷ lệ % của các khoản phải thu lớn thể hiện đơn vị kế toán bị chiếm dụng
vốn nhiều và khả năng thu hồi nợ phải thu là không hiệu quả…
– Phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ tài sản được hình
thành từ những nguồn nào, đánh giá kết cấu của nguồn vốn có phù hợp không, tình
trạng tài chính của đơn vị kế toán có lành mạnh hay không.
Trình bày hiểu biết một số chỉ tiêu trong bảng:
 Tài sản ngắn hạn:
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
- Chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiên” bao gồm những khoản mục:
Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng
- Chỉ tiêu này được lấy số liệu từ các tài khoản 111 và 112 để lập bảng
2.Các khoản phải thu ngắn hạn:
- Chỉ tiêu “ Phải thu ngắn hạn” gồm những khoản mục:
+ Phải thu của khách hàng
+ Trả trước cho người bán

7
+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
+ Phải thu khác
+ Tài sản thiếu chờ xử lí
+ Dự phòng phải thu khó đòi
- Chỉ tiêu này được lấy số liệu từ các tài khoản 131, 138 để lập bảng
- Giải thích ý nghĩa một số chỉ tiêu:
+ Phải thu ngắn hạn khách hàng: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của
khách hàng có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ
kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
mở theo từng khách hàng. 
+ Tiền đặt trước cho người bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho
người bán không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường
để mua tài sản nhưng chưa nhận được tài sản tại thời điểm báo cáo. Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh Nợ chi tiết của Tài khoản 331
“Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán. 
3. Hàng tồn kho:
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, được luân chuyển trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại
thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm giá trị chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang dài hạn và giá trị thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các tài khoản 151 – “Hàng mua
đang đi đường”, tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu”, tài khoản 153 – “Công
cụ, dụng cụ”, tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, tài khoản
155 – “Thành phẩm”, tài khoản 156 – “Hàng hoá”, tài khoản 157 – “Hàng gửi
đi bán”.
 Tài sản dài hạn
1. TSCĐ
- Chỉ tiêu “TSCĐ” bao gồm những khoản mục: Nguyên giá và Giá trị hao mòn
luỹ kế
- “ Nguyên giá tài sản cố định hữu hình” có ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh toàn
bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”. 
- “ Chỉ tiêu hao mòn TSCĐ” có ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã
hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số

8
liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu
hình” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). 
 Nợ phải trả
1. Nợ phải trả ngắn hạn:
- Chỉ tiêu “ Phải trả ngắn hạn” bao gồm những khoản:
+ Phải trả người bán
+ Người mua trả tiền trước
+ Thuế và các khoản phải nộp của nhà nước
- Chỉ tiêu này được lấy số liệu từ các tài khoản 331, 333để lập bảng
- Giải thích ý nghĩa một số chỉ tiêu:
+ Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn
phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc
trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải
trả cho người bán” mở chi tiết cho từng người bán. 
+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312) :Chỉ tiêu này phản ánh số tiền
người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất
động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp không quá 12 tháng hoặc
trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (không
bao gồm các khoản doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ
vào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi
tiết cho từng khách hàng. 
2. Nợ phải trả dài hạn:
+ Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh
nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở
lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo
cáo, như: Khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn
khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn… tại thời điểm báo cáo. Mã số 330 = Mã
số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã
số 337 + Mã số 338 + Mã số 339 + Mã số 340 + Mã số 341 + Mã số 342 + Mã
số 343. 
 Nguồn vốn chủ sở hữu
 Vốn góp của các chủ sở hữu ( Mã số 411).
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu vào doanh
nghiệp (đối với công ty cổ phần phản ánh vốn góp của các cổ đông theo mệnh

9
giá cổ phiếu) tại thời điểm báo cáo. Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này
có thể phản ánh số vốn được cấp nếu doanh nghiệp quy định đơn vị hạch toán
phụ thuộc ghi nhận vào TK 411.
 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( Mã số 421).
- Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa được quyết toán hoặc
chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có
của tài khoản 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”.
 So sánh một số chi tiết:
Phân tích một số chỉ tiêu và nhận định lý do tăng giảm của chỉ tiêu đó:
 Tổng tài sản ngắn hạn:( Năm 2019:13.252.774.971; Năm 2020:15.888.290.004)
- Tổng tài sản ngắn hạn tăng 19,887% vì
 Tổng tài sản dài hạn: ( Năm 2019:528.712.674; Năm 2020: 413.963.663)
- Tổng tài sản dài hạn giảm 21,703% vì giá trị hao mòn luỹ kế vào năm 2020 tăng
114.750.012 đồng
 Tổng nợ phải trả: (Năm 2020: 7.381.080.351; Năm 2019: 4.219.789.015)
- Tổng nợ phải trả tăng 74,916% vì

 Tổng nguồn vốn sở hữu: ( Năm 2020: 8.921.173.315 ; Năm 2019: 9.561.699.730)
- Giảm 6,7% vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 640.526.415 đồng
 Tổng tài sản:
- Tăng 18,29%
 Tổng nguồn vốn:
- Tăng 18,29%
2.3. Vận dụng nguyên lí kế toán trong đọc hiểu báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty
Bảng 2: Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT Chỉ tiêu Mã Năm 2019 Năm 2020 So
chỉ sánh
tiêu
Kết quả kinh doanh ghi nhận
theo báo cáo tài chính
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp [01
24.680.742.101 20.929.510.991 84.9
dịch vụ ]

10
Trong đó: - Doanh thu bán hàng [02
0 0 0
hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu ]
2 Các khoản giảm trừ doanh thu [03
85.614.081 352.434.457 411.65
([03]=[04]+[05]+[06]+[07]) ]
a Chiết khấu thương mại [04
0 0 0
]
b Giảm giá bán hàng [05
85.614.081 0 0
]
c Giá trị hàng bán bị trả lại [06
0 352.434.457 0
]
d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất [07
khẩu, thuế GTGT theo phương ] 0 0 0
pháp trực tiếp phải nộp
3 Doanh thu hoạt động tài chính [08
2.202.529 822.655 37.35
]
4 Chi phí sản xuất, kinh doanh [09
hàng hoá, dịch vụ ] 24.674.814.720 21.027.746.367 85.22
([09]=[10]+[11]+[12])
a Giá vốn bán hàng [10
23.835.430.163 19.389.751.611 81.35
]
b Chi phí bán hàng [11
0 0 0
]
b Chi phí quản lí doanh nghiệp [12
839.384.557 1.637.994.756 195.14
]
5 Chi phí tài chính [13
183.427.683 62.245.353 33.93
]
Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng [14
0 62.245.353 0
cho sản xuất kinh doanh ]
6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động [15
kinh doanh ] (260.911.854) (512.029.531) 196.25
([015]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13])
7 Thu nhập khác [16
11 0 0
]
8 Chi phí khác [17
2.262.166 40.446.453 1788
]

11
9 Lợi nhuận khác ([18]=[16]-[17] [18
(2.262.155) (40.446.453) 1788
]
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước [19
thuế thu nhập doanh nghiệp ] (263.174.009) (552.538.984) 210
([19]=[15]+[18])

 Nguồn số liệu để lập báo cáo: lấy số liệu BCTC đơn vị gửi quyết toán cho cơ quan
Thuế tại nơi đóng trụ sở chính ( Chi cục Thuế khu vực Tứ Lộc )
 Tác dụng của báo cáo
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin về thu nhập,
chi phí và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán trong 1 kỳ kế toán cụ thể. 
 Những chỉ tiêu được phản ánh trên báo cáo tài chính này chỉ rõ mức thu nhập
cũng như chi phí của các loại hoạt động khác nhau, làm căn cứ để đánh giá
khả năng sinh lời, tình hình thực hiện dự toán về thu nhập, chi phí và kết quả
hoạt động
 Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh làm cơ sở để các đối tượng sử
dụng đánh giá xu hướng phát triển của đơn vị kế toán qua các thời kỳ bằng
cách so sánh các chỉ tiêu cùng loại trên báo cáo tài chính này qua nhiều thời
kỳ kế toán khác nhau.
 Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép xác định so sánh
khả năng sinh lời, kết cấu thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán với các đơn
vị kế toán cùng ngành từ đó tìm biện pháp khắc phục những tồn tại trong
tương lai.
 Trình bày hiểu biết một số chỉ tiêu trong bảng:
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Chỉ tiêu này được lấy số liệu từ TK 511
- TK 511 có 6 TK cấp 2:
+ Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán
trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các
ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,...
+ Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành
phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản

12
này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp,
xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,...
+ Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp
cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này
chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện,
du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm
toán,...
+ Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các
nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
+ Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất
động sản đầu tư.
+ Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu
cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động
sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các
khoản doanh thu khác.
 Chi phí bán hàng
- Đây là đơn vị xây dựng nên không có chi phí bán hàng ( không có TK 641)
 Chi phí quản lí doanh nghiệp ( TK 642 )
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK
911- Xác định kết quả kinh doanh.

 Lợi nhuận chưa kế toán sau thuế chưa phân phối: (Lấy số liệu từ TK 421)
- Có 2 TK cấp 2:
+ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước.
Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm
của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố
các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện. Đầu năm sau, kế toán
kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay”
sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.

13
+ TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh
doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
 Chi phí khác
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. - Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản
811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh” trong kỳ báo cáo.
 So sánh sự biến động của một số chỉ tiêu:
- Doanh thu giảm 15.1%
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 95.14%
- Lợi nhuận chưa kế toán sau thuế chưa phân phối tăng 150.71%
( năm 2019: 438.300.270; năm 2020: 1.078.826.685)
2.4. Chứng từ kế toán:
 Trình bày cách lập một chứng từ sau đây. Lập các chứng từ đó? Hoặc thu nhập các
chứng từ đó từ công ty
1. Phiếu chi:
+ Mẫu phiếu chi:

14
15
+ Phiếu chi:
 Cách lập:
- Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.
-Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của
từng Phiếu chi. Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi
phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.
- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.
- Dòng “Lý do chi" ghi rõ nội dung chi tiền.
- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là
đồng VN, hay USD ...
- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.
 Phiếu chi được lập thành 3 liên:
- Liên 1: lưu ở nơi lập phiếu.
- Liên 2: thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng
từ gốc để vào sổ kế toán.
- Liên 3: giao cho người nhận tiền
 Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm
căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.

16
2. Phiếu nhập kho:

17
3. Hoá đơn giá trị gia tăng:

18
19
20
PHẦN 3- KẾT LUẬN
 Khẳng định lại nhận định của các em về tác dụng của báo cáo kế toán
và chứng từ kế toán trong thực tiễn.
- Kế toán là cần thiết nếu chúng ta muốn phát triển doanh nghiệp của chúng ta
trong tầm tay và bạn có thể đo lường và dự đoán. Có hệ thống theo dõi kinh
doanh tài sản, nợ phải trả, thu nhập và cho phép chúng ta thực hiện một cách
thông minh các quyết định kinh doanh dựa trên hiệu suất kinh doanh của chúng
ta đã thực hiện được và tài chính của công ty. Với một hệ thống kế toán rõ ràng,
tổ chức không chỉ có thể phân tích dữ liệu tài chính của công ty mà còn giúp
phát triển và gia tăng lợi nhuận.
- Tác dụng của chứng từ kế toán được thể hiện qua bốn điểm dưới đây:
+ Thứ nhất: Việc lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu. Nó là
khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ
của đơn vị. Nếu thiếu chứng từ sẽ không thể thực hiện được kế toán ban đầu
cũng như toàn bộ công tác kế toán.
+ Thứ hai: Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính
đã phát sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của
nghiệp vụ
+ Thứ ba: Việc lập chứng từ kế toán là để tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ
nghiệp vụ phát sinh
+ Thứ tư: Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh
 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Project
- Thuận lợi:
+Tạo nên không khí học hành vui tươi, hứng khới, năng động và sáng tạo
trong việc phát triển các kỹ năng.
+ Phù hợp với những bạn yêu thích , có năng khiếu trình bày và năng lực
khám phá.
+ Tăng cường tình đoàn kết, tinh thần xây dựng đội nhóm và thăng hoa ý
tưởng khi những chủ đề phù hợp.
- Khó khăn:
+ Không thích hợp với những bạn còn quá thụ động
+ Thời gian còn quá ít trong phân phối chương trình

21
 Mong muốn đối với môn Nguyên lí kế toán
- Học được cách thiết lập các loại sổ sách, báo cáo tài chính.
- Nắm được các nguyên tắc và yêu cầu kế toán
 Mong muốn ngay sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì?
- Kiếm được việc làm phù hợp
- Ra trường làm đúng với chuyên ngành của mình

22
Bảng phân công công việc cho các thành viên

Họ và tên MSV Nhiệm vụ đã thực hiện Thành viên trong


nhóm tự cho điểm
Nguyễn Phương Anh 650764 Làm Powerpoint 8
Nguyễn Thị Vy Anh 653381 Làm Word 9
Bùi Nguyễn Diệu Linh 653367 Làm Word 9
Hà Ngọc Quỳnh 651934 Làm Powerpoint 8

23

You might also like