You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

THẢO LUẬN HỌC PHẦN


KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI:
Phân tích cụ thể công ty kiểm toán đã dùng những thủ tục
kiểm toán nào để phát hiện ra sai phạm tại công ty Phà An Giang

Giáo viên hướng dẫn: Lương Thị Hồng Ngân


Nhóm thực hiện: 07
Lớp: 2221RAUD3011

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÀ AN GIANG....2
THUYẾT MINH BCTC..................................................................................3
IV. Các chính sách kế toán áp dụng............................................................3
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế
toán..............................................................................................................4
B.1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB..................................7
I. Tìm hiểu hệ thống KSNB.........................................................................7
II. Đánh giá sơ bộ RRKS.............................................................................8
III. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát...................................8
B.2. THỬ NGHIỆM CƠ BẢN........................................................................9
I. Kiểm toán TSCĐ......................................................................................9
1. Phân tích đánh giá tổng quát................................................................9
2. Thử nghiệm chi tiết............................................................................10
II. Kiểm toán chi phí khấu hao của công ty Phà An Giang.......................11
1. Phân tích đánh giá tổng quát..............................................................12
2. Thử nghiệm chi tiết............................................................................12

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 07 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
Lương Thị Hồng Ngân - giảng viên lớp Kiểm toán báo cáo tài chính 1 đã
giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt những kiến thức cơ bản, cần thiết đến với
chúng em. Từ đó chúng em vận dụng được những kiến thức quý báu này để
hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, để hoàn thành bài
thảo luận này không thể không nhắc đến những đóng góp, ý kiến của các
thành viên trong nhóm đã đoàn kết, đã có tinh thần làm việc nhóm cao và
hoàn thành bài thảo luận đúng thời hạn.
Tuy nhiên bài thảo luận của chúng em chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo
cùng các bạn trong lớp để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN PHÀ AN
GIANG

Công ty TNHH Một Thành Viên Phà An Giang được chuyển đổi từ Công ty Phà
An Giang theo Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 02/08/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang thực hiện mục tiêu chủ yếu là cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích do Nhà nước giao kế hoạch hàng năm, với ngành nghề kinh doanh chính là vận
chuyển hành khách, hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ ngang sông,
đảm bảo giao thông được an toàn, thông suốt góp phần ổn định an sinh xã hội, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
1600110119 đăng ký lần đầu ngày 19/08/2010 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày
08/10/2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp, các ngành nghề kinh
doanh của Công ty bao gồm:

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tài đường thủy;
 Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy;
 Lắp đặt hệ động lực các phương tiện vận tải thủy;
 Thi công, xây dựng công trình giao thông (cầu, đường, cống...);
 Vận tải hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ;
 Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy;
 Gia công lắp ráp, sửa chữa ponton, cầu sắt;
 Vận tải hành khách đường thủy nội địa;
 Đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (tuân thủ quy định
pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động;
 Nạo vét luồng lạch lòng sông, bến bãi;
 Thu phí cầu đường;
 Mua bán xăng, dầu, nhớt.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm tài chính và đến thời điểm
lập báo cáo này bao gồm các hoạt động sau:
 Vận tải hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ;

1
 Đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (tuân thủ quy định
pháp
 luật có liên quan trong quá trình hoạt động);
 Thu phí cầu đường;
 Mua bán xăng, dầu, nhớt.
Rủi ro tiềm tàng của TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ của công ty:
 Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm TSCĐ những nội dung không liên quan đến
TSCĐ hoặc không đúng qui định.
 TSCĐ đã ngừng sử dụng nhưng vẫn tính và trích khấu hao.
 Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử
dụng.
 Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.
 Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không
nhất quán; xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí; mức trích khấu
hao không đúng quy định; vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức
khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định.

Công ty Kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt


Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình
cần trích vào chi phí năm tài chính cuối cùng từ ngày 01/01/2020 đến ngày
31/03/2021 là 26.503.965.926 đồng nhưng Công ty đã trích vào chi phí số tiền
32.408.014.730 đồng, số trích thừa vào chi phí kinh doanh là 4.941.295.466 đồng.
Điều này làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế năm tài chính cuối cùng từ ngày
01/01/2020 đến ngày 31/03/2021 giảm đi một khoản tương ứng.

Ý kiến Kiểm toán ngoại trừ: Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của
vấn đề nêu tại đoạn "Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ", báo cáo tài chính đã
phản ánh trung mực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của
Công ty TNHH MTV Phà An Giang tại ngày 31/03/2021, cũng như kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính cuối cùng bắt
đầu từ ngày 01/01 2020 và kết thúc vào ngày 31/03/2021, phù hợp với các Chuẩn
mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có
liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính

THUYẾT MINH BCTC

2
IV. Các chính sách kế toán áp dụng

Mục 5 – Thuyết minh BCTC công ty Phà An Giang: Nguyên tắc ghi nhận và
khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định được trình bày trên báo cáo tài chính theo nguyên giá trừ đi giá trị
hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua hoặc giá thành thực
tế và các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản
cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí đã chi ra để nâng cấp tài
sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản cố định đó. Các chi phí sửa chữa
tài sản cố định được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân
bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thằng, thời gian khấu
hao tài sản cố định được căn cứ vào khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính.
Thời gian sử dụng ước tính cho một số nhóm tài sản cố định như sau:
Nhóm TSCĐ Thời gian khấu hao ước
tính
- Nhà cửa, vật kiến trúc 05 – 25 năm
- Máy móc, thiết bị 05 – 09 năm
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 06 – 15 năm
- Thiết bị dụng cụ quản lý 03 – 07 năm
- TSCĐ vô hình – Quyền sử dụng đất lâu dài Không trích khấu hao

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

5. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình


Loại tài sản 01/01/2020 Tăng Giảm31/03/2021
Nguyên giá 335.682.210.66 72.519.048.83 6.178.290.69
402.022.968.
8 2 5 805
- Nhà cửa, vật kiến 68.490.680.692 21.614.834.74 504.777.551
89.600.737.8
trúc 3 84
- Máy móc, thiết bị 3.269.237.288 983.040.000111.642.646 4.140.634.64
2
- PT vận tải, TB 262.658.041.96 49.921.174.08 5.511.965.95 307.067.250.
truyền dẫn 8 9 2 105
- Thiết bị, dụng cụ 1.264.250.720 - 49.904.546 1.214.346.17
quản lý 4
Hao mòn lũy kế 256.761.262.17 32.408.014.73 5.840.293.61 283.328.983.
9 0 6 293

3
- Nhà cửa, vật kiến 26.931.103.658 3.529.020.477 199.833.006
30.260.291.1
trúc 29
- Máy móc, thiết bị 2.157.785.806 573.127.652 111.642.646
2.619.270.81
2
- PT vận tải, TB 226.408.121.99 28.305.866.60 5.478.913.41 249.235.075.
truyền dẫn 5 1 8 178
- Thiết bị, dụng cụ 1.264.250.720 - 49.904.546 1.214.346.17
quản lý 4
Giá trị còn lại 78.920.948.489 118.693.985.
512
- Nhà cửa, vật kiến 41.559.577.034 59.340.446.7
trúc 55
- Máy móc, thiết bị 1.111.451.482 1.521.363.83
0
- PT vận tải, TB 36.249.919.973 57.832.174.9
truyền dẫn 27
- Thiết bị, dụng cụ - -
quản lý

Chi tiết nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng trong năm tài chính từ ngày
01/01/2020 đến ngày 31/03/2021 như sau:
Số tiền
- Nhận bàn giao phà 200 tấn – C200 (CT-01740) từ bến phà Vàm 798.972.236
Cống
- Nhận bàn giao phà 200 tấn – B200 (CT-01740) từ bến phà Vàm 321.428.764
Cống
- Chi phí giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng bến phà Tân 20.909.445.812
Châu
- Hoán cải các phà 12.756.411.613
- Hoán cải ponton các phà 13.839.104.880
- Ponton 300 tấn (AG-24197) phà Châu Phong – Châu Giang 6.675.726.597
- Ponton, cầu dẫn bờ Châu Phú – Phà Năng Gù 3.198.209.703
- Ponton phà AG – 23800 3.142.637.889
- Cầu dẫn và hộp sàn bở Chợ Mới – phà Thuận Giang 2.950.290.749
- Cầu dẫn và hộp sàn bờ Phú Tân – phà Thuận Giang 2.128.635.898
- Các tài sản cố định hữu hình khác 5.798.184.691
Cộng 72.519.048.832

Chi tiết nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm trong năm tài chính từ
01/01/2020 đến ngày 31/03/2021 như sau:
4
Số tiền
- Bàn giao đường tỉnh lộ 952 bến phà Tân An, bờ Tân An và trụ 391.480.531
neo 2 bờ phà Tân An cho Ủy ban nhân dân thị xã Tân Châu
- Thanh lý cầu dẫn bờ Phú Tân – phà Thuận Giang 1.374.939.783
- Thanh lý hộp sàn cầu bờ Châu Phú – phà Năng Gù 793.260.909
- Thanh lý hộp sàn cầu bờ Phú Tân – phà Thuận Giang 637.000.000
- Thanh lý cầu dẫn, lề bộ hành bờ Chợ Mới – phà Thuận Giang 567.196.772
- Thanh lý tài kéo AG – 10437 428.136.659
- Thanh lý cầu dẫn C400 bờ Châu Phú – phà Năng Gù 425.074.478
- Thanh lý bến chính bờ Chợ Mới – phà Thuận Giang do sạt lở 402.621.916
- Thanh lý trụ chống va bờ Long Xuyên – phà An Hòa 368.607.010
- Thanh lý 40 hộp sàn bở Chợ Mới – phà Thuận Giang 263.407.826
- Thanh lý hệ thống thoát nước bờ Chợ Mới – phà Thuận Giang 199.833.006
so sạt lở
- Thanh lý liên gia cường và VQĐ bờ Chợ Mới – phà Thuận 113.376.460
Giang
- Thanh lý các tài sản cố định hữu hình khác 213.355.345
Cộng 6.178.290.695

Chi tiết khấu hao tài sản cố định hữu hình tăng trong năm tài chính từ ngày 01/01/2020 đến ngày
31/03/2021 như sau:
Số tiền
- Trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong năm tài chính từ 32.408.014.730
ngày 01/01/2020 đến ngày 31/03/2021
Cộng 32.408.014.730

Chi tiết khấu hao tài sản cố định hữu hình giảm trong năm tài chính từ ngày 01/01/2020 đến ngày
31/03/2021 như sau:
Số tiền
- Hao mòn lũy kế của tài sản cố định hữu hình đã bàn giao 994.922.301
- Hao mòn lũy kế của các tài sản cố định hữu hình thanh lý 4.845.371.315
Cộng 5.840.293.616

- Giá trị còn lại tại ngày 31/03/2021 của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp,
cầm cố đảm bảo các khoản vay: 77.819.081.427
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tại ngày 31/03/2021 đã khấu hao hết nhưng vẫn
còn sử dụng: 210.605.668.908
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai:
không có.
- Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình: không có

5
Sai phạm của công ty nêu trong cơ sở ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Chi phí khấu
hao tài sản cố định hữu hình cần trích vào chi phí năm tài chính cuối cùng từ ngày
01/01/2020 đến ngày 31/03/2021 là 26.503.965.926 đồng nhưng Công ty đã trích
vào chi phí số tiền 32.408.014.730 đồng, số trích thừa vào chi phí kinh doanh là
4.941.295.466 đồng. Điều này làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế năm tài chính
cuối cùng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/03/2021 giảm đi một khoản tương ứng.

B. THỦ TỤC KIỂM TOÁN MÀ KIỂM TOÁN VIÊN THỰC HIỆN ĐỂ


PHÁT HIỆN SAI SÓT CỦA CÔNG TY PHÀ AN GIANG

Tài liệu KTV thu thập để thực hiện kiểm toán:

 Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan TSCĐ; Báo cáo tài chính, bảng
cân đối số phát sinh.

 Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ
theo từng loại

 Bảng khấu hao TSCĐ trong kỳ

 Chứng từ liên quan đến TSCĐ trong kỳ

B.1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB

KTV tiến hành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu của kiểm soát nội bộ nói chung, cũng như từng bộ phận, từng khoản mục. Trên
cơ sở hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV hình dung về khối lượng và cấp độ phức
tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về RRKS. Từ đó, KTV sẽ xác định phương
hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và
lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán:

I. Tìm hiểu hệ thống KSNB

Khi tìm hiểu hệ thống KSNB liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao của cty Phà
An Giang, KTV chú ý đến các nội dung:

- Có sự phân công trách nhiệm giữa người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý, nhượng
bán TSCĐ và người thực hiện ghi sổ hay không?

- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ có thành lập hội đồng thanh lý bao gồm các
thành viên theo quy định không?

6
- Công ty Phà An Giang có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái
TSCĐ và chi phí khấu hao hay không?

- Công ty Phà An Giang có tiến hành kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ
kế toán hay không?

- Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố định
hay tính vào chi phí niên độ hay không?

- Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không được sử dụng cũng như có thực hiện
trích khấu hao đúng như đã đăng ký hay không?

II. Đánh giá sơ bộ RRKS

Đánh giá RRKS là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn
và phát hiện các sai sót trọng yếu. Theo VSA 400 quy định: “Dựa trên sự hiểu biết
về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm
toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số
dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

KTV chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một CSDL nào đó là thấp
hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và
thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm
cơ bản phải tiến hành đối với khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức RRKS
được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế,
KTV không thực hiện các thủ tục kiểm soát, mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ
bản.

III. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB của công ty Phà An Giang gồm:

- Phỏng vấn: các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ được mua trong kỳ;

- Kiểm tra tài liệu: Kiểm tra hóa đơn mua TSCĐ, Hóa đơn thanh lý, nhượng bán
TSCĐ của công ty Phà An Giang

- Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát;

Đối với TSCĐ và chi phí khấu hao, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm soát
sau:

7
 Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái TSCĐ để xem công
việc đối chiếu có được một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách đều
đặn hay không.
 Quan sát TSCĐ tại đơn vị (Thiết bị, dụng cụ quản lý; PT vận tải, TB truyền
dẫn; Máy móc, thiết bị; Nhà cửa, vật kiến trúc) và xem xét sự tách biệt giữa
chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản tài sản.
 Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại của phiếu
đề nghị mua TSCĐ, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ.
 Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê tài sản) với việc kiểm tra chứng
từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản để xem những TSCĐ thuộc sở
hữu của đơn vị có được ghi chép vào khoản mục TSCĐ hay không.
 Đối với TSCĐ mua trong kỳ (Cầu dẫn và hộp sàn bờ, ponton các phà, phà,
các tài sản cố định hữu hình khác), cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các
thủ tục xin duyệt mua,
 Chọn mẫu một số tài sản, kiểm tra xem cách xác định nguyên giá, thời gian
sử dụng và phương pháp tính khấu hao mà đơn vị áp dụng có phù hợp và
nhất quán không.
 Lựa chọn các giao dịch phát sinh hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm
xác định thời gian khấu hao của các TSCĐ và đối chiếu với quy định của
đơn vị đồng thời xem xét thời điểm bắt đầu hay ngừng trích khấu hao đối với
các TSCĐ có kịp thời không.

IV. Đánh giá lại RRKS và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản

Sau khi đã thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV đánh giá lại RRKS cho từng
CSDL liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao của công ty là trung bình nên số
thử nghiệm cơ bản mà KTV thực hiện ở mức trung bình.

B.2. THỬ NGHIỆM CƠ BẢN

I. Kiểm toán TSCĐ của công ty Phà An Giang

1. Phân tích đánh giá tổng quát

KTV sử dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau đối với TSCĐ:

- Tính tỷ trọng từng loại TSCĐ so với tổng số

Tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị từng loại TSCĐ chia cho tổng giá trị
TSCĐ. Sau đó so sánh với năm trước để xem xét sự thay đổi về tình hình sử dụng
TSCĐ qua các năm.

8
- So sánh TSCĐ tăng, giảm trong năm kiểm toán với năm trước

Từ sổ chi tiết và sổ cái của đơn vị, KTV liệt kê các khoản mục mua vào, thanh lý,
nhượng bán TSCĐ của đơn vị trong năm. Đồng thời so sánh với các năm trước
nhằm kiểm tra tính hợp lý và tìm ra những chênh lệch lớn, bất thường, tìm hiểu
nguyên nhân của những chênh lệch đó bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý để đạt
được sự hợp lý của vấn đề. Nếu chưa thỏa đáng thì KTV đi sâu phân tích và định
hướng cho các thử nghiệm chi tiết.

2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

a. Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối
chiếu với sổ cái

- Đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái,

- Sau đó, KTV thu thập hay tự lập một bảng phân tích, trong đó liệt kê số dư đầu
kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm, để từ đó tính ra số dư cuối
kỳ. Số dư đầu kỳ được kiểm tra thông qua đối chiếu với hồ sơ kiểm toán năm
trước. Còn các TSCĐ tăng, giảm trong năm, trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thu
thập thêm bằng chứng chi tiết về các khoản tăng, giảm này.

Bảng 5.V

b. Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng TSCĐ

- Chọn mẫu từ các nghiệp vụ mua TSCĐ để lần theo đến những chứng từ liên quan
như hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác.

- Xem xét việc xác định nguyên giá của TSCĐ.

- Để phát hiện các trường hợp ghi tăng nguyên giá đối với những chi phí không đủ
tiêu chuẩn, KTV xem xét cụ thể những chứng từ, phỏng vấn các nhân viên liên
quan về từng trường hợp cụ thể. Việc nghiên cứu chính sách kế toán của đơn vị
trong giai đoạn tìm hiểu hệ thống KSNB cũng giúp KTV đánh giá khả năng xảy ra
sai sót này.

c. Chứng kiến kiểm kê TSCĐ

Khi chứng kiến kiểm kê, mục tiêu kiểm toán là sự hiện hữu tài sản trên thực tế thì
KTV sẽ tiến hành từ số liệu trên sổ chi tiết, sau đó quan sát trên thực tế xem TSCĐ
ghi trên sổ kế toán là có thực và đang được sử dụng. Đồng thời, KTV kết hợp với

9
thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan để biết được các tài sản đã lỗi thời
hoặc không được sử dụng.

d. Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ

KTV thu thập bằng chứng liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu TSCĐ,
các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế.

e. Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ TSCĐ

- Lập bảng phân tích chi phí, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng, rồi đối chiếu với số
phát sinh năm trước để phát hiện các tháng có biến động tăng, giảm bất thường, từ
đó tìm kiếm các khoản chi phí có số tiền bất thường để kiểm tra chứng từ gốc và
các tài liệu có liên quan.

- Kiểm tra TSCĐ mua dưới hình thức trả góp có được ghi tăng tài sản hay không.
Những trường hợp mua trả góp TSCĐ có thể bị bỏ sót một phần hoặc toàn bộ do
đơn vị chưa trả tiền cho nhà cung cấp. KTV xem xét việc tính nguyên giá TSCĐ
mua trả góp, phần lãi trả chậm không được ghi nhận vào nguyên giá mà phải ghi
vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán.

f. Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ trong kỳ

- Nếu mua TSCĐ mới trong năm, KTV xem xét TSCĐ cũ có được mang đi thanh
lý hay không.

- Phân tích tài khoản thu nhập khác để xác định xem có khoản thu nhập nào phát
sinh từ việc bán TSCĐ hay không.

- Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc để xem có TSCĐ nào được thanh lý trong
năm hay không.

- Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê để xem có bị mất mát, thiếu hụt
TSCĐ hay không.

g. Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC

Xem công ty Phà An Giang có công bố trong thuyết minh BCTC về:

- Chính sách kế toán đối với TSCĐ, bao gồm nguyên tắc xác định nguyên giá,
phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao.

10
- Tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại và từng nhóm TSCĐ về: nguyên giá
của TSCĐ (bao gồm số dư đầu kỳ, số tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ), giá trị
hao mòn lũy kế, giá trị còn lại – giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng để cầm cố, thế
chấp, tài sản tạm thời không sử dụng, tài sản chờ thanh lý.

II. Kiểm toán chi phí khấu hao của công ty Phà An Giang

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

 Lựa chọn các giao dịch phát sinh hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm
xác định thời gian khấu hao của TSCĐ này và đối chiếu với quy định của
đơn vị đồng thời xác định xem thời điểm bắt đầu hay ngừng khấu hao đối
với TSCĐ có kịp thời hay không.
 Thực hiện phỏng vấn hoặc thu thập văn bản phân công của đơn vị về sự
phân chia trách nhiệm giữa bộ phận chịu trách nhiệm mua sắm TSCĐ với bộ
phận sử dụng, bộ phận kế toán chi phí. Xét bảng đăng ký trích khấu hao
TSCĐ của doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền.
 KTV lựa chọn các giao dịch phát sinh hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
nhằm xác định thời gian khấu hao của các TSCĐ này và đối chiếu với quy định
của đơn vị đồng thời xác định xem thời điểm bắt đầu hay ngừng khấu hao đối
với các TSCĐ có kịp thời không.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản

1. Thủ tục phân tích đánh giá tổng quát

 KTV tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỉ số giữa chi phí khấu hao với tổng
nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ này cần tính cho từng loại TSCĐ. Thấy có sự thay
đổi giữa năm nay và năm trước nên KTV nghi ngờ về khả năng có sai phạm
trong việc tính toán Chi phí khấu hao TSCĐ.
 KTV tiến hành so sánh chi phí khấu hao kỳ kiểm toán với kỳ trước để kiểm
tra xem có biến động bất thường hay không.
 Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ có giá trị lớn.
 Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ đầu kỳ để đảm bảo tính hiện hữu của
TSCĐ. Kiểm tra phương pháp tính khấu hao, cách xác định thời gian sử
dụng hữu ích và tính toán lại giá trị khấu hao lũy kế đầu năm.

 Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ đầu tư trong kỳ (chi tiết đến từng
TSCĐ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu
liên quan (sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 211, 214, các tài khoản chi phí liên
quan, BCĐSPS, BCTC)

11
2. Thử nghiệm chi tiết
 KTV tính toán lại mức khấu hao cho một số hoặc toàn bộ TSCĐ dựa trên
Bảng tính khấu hao do công ty lập, rồi so sánh đối chiếu với số liệu tính toán
mà công ty cung cấp. (Chú ý phát hiện những trường hợp TSCĐ đã khấu hao
hết nhưng công ty Phà An Giang vẫn tiếp tục tính khấu hao)
 Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (phân bổ vào chi
phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp..) để đảm
bảo chi phí khấu hao được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận sử dụng.

 So sánh số phát sinh Có của Tài khoản 214 với chi phí khấu hao ghi trên các
tài khoản chi phí. Đồng thời với việc kiểm tra mức trích khấu hao TSCĐ,
cần phải kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối
tượng liên quan.

- Xem xét lại chính sách khấu hao của đơn vị

 Phương pháp khấu hao (theo phương pháp đường thẳng) có phù hợp với
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày
25/04/2013 của Bộ Tài Chính) hay không; việc áp dụng cách tính khấu hao
có được nhất quán hay không.
 Phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh
tế mà TSCĐ mang lại hay không.
 Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có được ước tính phù hợp không.
 Kiểm tra tính hợp lý của bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài sản
(nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại)
 Khoản mục chi phí có phân bổ căn cứ vào bộ phận và mục đích sử dụng hay
không; Nếu có TSCĐ sử dụng chung cho các bộ phận (1): Xem xét tính hợp
lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí sản
xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng
 Tính phù hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc
điểm sử dụng của đơn vị;
 Xét bảng đăng ký khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có xét duyệt của cấp có
thẩm quyền, đối chiếu trích khấu hao thực tế với bảng đăng ký khấu hao và
sổ sách ghi nhận.
 Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý hay nhượng
bán TSCĐ
 Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế
cho đến ngày thanh lý, nhượng bán.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Kiểm toán Báo Cáo Tài Chính – Đại Học Thương Mại

[2] Web Cổ phiếu 68.vn

[3] Báo cáo Kiểm toán công ty THHH một thành viên Phà An Giang năm tài chính
(01/01/2020 – 31/03/2021)

[4] Web Vietstock.vn

13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN NHÓM


Nhóm: 07
Buổi làm việc: 01
Hình thức: Zoom
Thời gian: Từ 8h30-10h, ngày
Thành viên có mặt:
1. Trịnh Thị Nga
2. Nhữ Thị Ngân
3. Hoàng Thị Ngọc
4. Lê Thị Nguyệt
5. Phạm Trang Nhung
Mục tiêu: Phân chia công việc
Nội dung làm việc:
+ Lập dàn ý, đề cương chi tiết
+ Phân chia công việc

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022


Nhóm trưởng
Ngân
Nhữ Thị Ngân

14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN NHÓM


Nhóm: 07
Buổi làm việc: 02
Hình thức: Zoom
Thời gian: Từ 8h-9h30, ngày
Thành viên có mặt:
1. Trịnh Thị Nga
2. Nhữ Thị Ngân
3. Hoàng Thị Ngọc
4. Lê Thị Nguyệt
5. Phạm Trang Nhung
Mục tiêu: Hoàn thành bài thảo luận
Nội dung làm việc:
+ Các thành viên nộp bài hoàn chỉnh
cho nhóm trưởng.
+ Nhóm trưởng đánh giá ý thức làm
bài của từng thành viên.
+ Cả nhóm thống nhất bài thảo luận
khi in bài.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2022
Nhóm trưởng
Ngân
Nhữ Thị Ngân

15

You might also like