You are on page 1of 36

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


-------------------------------
Yêu cầu:
(1) Với từng tình huống, các bạn đã có được những thông tin như thế nào về
quản trị tài chính công ty.
(2) Mở rộng hơn, bạn hãy đọc báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan
trong giai đoạn 2015 - 2021, từ đó bạn có thảo luận gì về quản trị tài chính
công ty (theo các nội dung tại yêu cầu 1).

TÌNH HUỐNG 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA PHƯƠNG NAM

Công ty Cổ phần Văn Hóa Phương Nam (mã chứng khoán PNC - HOSE) vừa có văn bản gửi Sở
Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM giải trình ý kiến kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C về báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017.
Trong văn bản, PNC khẳng định, trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017, PNC và các công
ty con (gọi chung là Tập đoàn) bị lỗ 66,5 tỷ đồng và khoản lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2017 là 105,8
tỷ đồng.
Ngoài ra, ngày 31/12/2017, các khoản nợ ngắn hạn của PNC đã vượt quá tài sản ngắn hạn 180,3 tỷ
đồng.
PNC lý giải, tình hình kinh doanh khó khăn trên chủ yếu xuất phát từ việc thực hiện tái cấu trúc,
xử lý một số tài sản không phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh thay đổi sau khi có sự
thay đổi cổ đông lớn của PNC.
"Những yếu tố này cho thấy PNC khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và do vậy,
khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn là không chắc chắn", PNC thừa nhận.
Trong báo cáo của hội đồng quản trị tài liệu trình đại hội cổ đông thường niên 2018, ban lãnh đạo
công ty cho biết trong năm 2017 công ty đã phát triển hệ thống bán lẻ với 11 nhà sách mới tại Hà
Nội, Yên Bái, Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang… nâng tổng số nhà sách
của công ty đang hoạt động lên con số 57.
Tuy nhiên do áp lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ ngày càng gia tăng, việc tiêu thụ sản phẩm bị
ảnh hưởng do vấn đề vi phạm bản quyền và sách lậu, cộng với đó lỗ lũy kế tăng mạnh do dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, xử lý các khoản chi phí dở dang treo lại từ lâu, xử lý nợ khó đòi.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


1
HOSE cũng vừa có quyết định đưa cổ phiếu PNC vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/2/2018, và duy
trì diện bị kiểm soát đặc biệt, chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương
thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Trước tình hình kinh doanh bết bát, lãnh đạo PNC cho biết tới đây sẽ trình phương án tăng vốn
điều lệ lên 300 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh; đồng thời xin tiếp tục gia hạn thời gian
trả nợ vay. PNC kỳ vọng với kế hoạch trên cũng như khi nhân sự quản lý cao cấp ổn định, khả
năng hoạt động của công ty sẽ được khởi sắc, đủ luồng tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Năm 2018, PNC đặt mục tiêu đạt 800 tỷ đồng doanh thu, tăng 32% so với năm 2017; lợi nhuận
trước thuế ước đạt 20 tỷ đồng. Để thực hiện được, năm 2018 công ty sẽ tập trung tái cơ cấu hoạt
động bán lẻ và tăng vốn để bù đắp lỗ lũy kế, giải quyết nhu cầu vốn kinh doanh.
Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam sở hữu 100% vốn tại 6 công ty con, gồm sách Phương
Nam, Công ty VPP Phương Nam, In Phương Nam, bán lẻ Phương Nam và Công ty Giải trí –
Truyền thông Phương Nam.
Ngoài ra, công ty còn có 4 đơn vị liên kết, trong đó có Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam
(Phương Nam nắm 20% vốn). Đây là đơn vị sở hữu hệ thống rạp chiếu phim CGV, lớn nhất cả
nước hiện nay.
Phương Nam là một trong số ít đơn vị phát hành sách lớn nhất cả nước hiện nay với hệ thống hàng
chục cửa hàng sách và cà phê sách trên toàn quốc, nhưng năm 2017, công ty mẹ báo lỗ ròng 66 tỷ
đồng, cao nhất kể từ khi ra đời.
------------------------------------------
Nguồn: Kiều Linh (2018), Sếp Phương Nam lo công ty mất khả năng hoạt động liên tục,
http://vneconomy.vn/sep-phuong-nam-lo-cong-ty-mat-kha-nang-hoat-dong-lien-tuc-
20180228133308125.htm [truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 2 – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM


Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HNX: DBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp
nhất quý IV/2017. Theo đó, trong năm 2017, DBC ghi nhận doanh thu 5.855 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế 200 tỷ đồng, giảm lần lượt 6,4% và 56% so với năm trước.
Mảng kinh doanh chính suy giảm
Theo báo cáo, doanh thu thuần quý IV/2017 của DBC đạt 1.625 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng
kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 187 tỷ đồng, giảm 5,2%.
Trong quý, doanh thu tài chính giảm 37%, còn 9,3 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính giảm còn
mạnh hơn (-78%) còn 6,6 tỷ đồng. Điều này cộng với việc chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp gần như không tăng đã giúp lợi nhuận sau thuế quý IV đạt 64 tỷ đồng, tăng 8% so
với cùng kỳ

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


2
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của DBC đạt 5.855 tỷ đồng, giảm 6,4% so với năm trước. Lợi
nhuận gộp đạt 763 tỷ đồng, giảm 6,3%.
Cơ cấu doanh thu của DBC trong năm 2017 ghi nhận sự sụt giảm của mảng thức ăn gia súc (giảm
829 tỷ đồng, tương đương giảm 21%); mảng nguyên liệu, hàng hóa khác (giảm 262 tỷ đồng, tương
đương giảm 73%); mảng con giống (giảm 73 tỷ đồng, tương đương giảm 15%); mảng nuôi gia
công, chế biến thực phẩm (giảm 184 tỷ đồng, tương đương giảm 15%). Riêng mảng kinh doanh
dịch vụ bất động sản, hoạt động xây dựng lại cho thấy sự gia tăng rất đáng kể (tăng 830 tỷ đồng,
tương đương tăng gấp 30 lần).
Cả năm, doanh thu tài chính đạt 67 tỷ đồng, tăng 52%. Tuy nhiên chi phí tài chính vẫn duy trì ở
mức cao 113 tỷ đồng, tăng 6,3%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 15% và 17%, đạt lần lượt 182 tỷ
đồng và 192 tỷ đồng.
Khoản thu nhập khác, vốn là đóng góp quan trọng cho lợi nhuận năm trước, đã sụt giảm mạnh ở
năm 2017, chỉ còn 10 tỷ đồng. Điều này khiến lợi nhuận sau thuế 2017 của DBC chỉ còn 200 tỷ
đồng, giảm tới 56% so với năm 2016.
Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn
Về tài sản, tại ngày 31/12/2017, tổng tài sản của DBC đạt 6.989 tỷ đồng, tăng 1.460 tỷ đồng, chủ
yếu do gia tăng tài sản dài hạn (đạt 3.661 tỷ đồng).
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm tới 61% (2.038 tỷ đồng), tăng 5% so với năm
trước. Đa phần hàng tồn kho là chi phí sản xuất dở dang (1.255 tỷ đồng), nguyên vật liệu (475 tỷ
đồng). Bên cạnh đó, DBC cũng có 568 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn.
Trong cơ cấu tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tới 69% (2.528 tỷ đồng). So với năm ngoái, tài
sản cố định của DBC đã tăng thêm 80%.
Về nguồn vốn, tại ngày 31/12/2017, nợ phải trả của DBC là 4.486 tỷ đồng, tăng 1.296 tỷ đồng
(tăng 40%) so với năm ngoái. Nợ ngắn hạn chiếm 77% (3.462 tỷ đồng), tăng 31%. Như vậy, nợ
ngắn hạn của DBC đã cao hơn tài sản ngắn hạn (3.462 tỷ đồng/3.327 tỷ đồng).
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn của DBC, nợ vay chiếm tới 66% (2.294 tỷ đồng). Số nợ vay này tăng
hơn 500 tỷ đồng so với năm trước, tương đương tăng 30%. Các chủ nợ lớn nhất của DBC là Ngân
hàng Công Thương Bắc Ninh (cho vay 550 tỷ đồng), Ngân hàng Techcombank Bắc Ninh (cho vay
447,6 tỷ đồng), Ngân hàng Agribank Bắc Ninh (cho vay 295,7 tỷ đồng)…
Các khoản vay dài hạn của DBC cũng đã tăng lên đáng kể trong năm 2017, đạt 1.013 tỷ đồng
(tăng 82% so với năm trước).
Tổng cộng, nợ vay của DBC là 3.307 tỷ đồng, chiếm gần 74% tổng nợ phải trả, tăng 993 tỷ đồng
so với năm trước (tương đương tăng 43%). Số nợ vay này gấp 1,3 lần vốn chủ sở hữu của DBC tại
ngày 31/12/2017.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


3
------------------------------------------
Nguồn: Vietnam Finance (2018), Dabaco: Lãi sau thuế năm 2017 giảm 56%, nợ ngắn hạn
vượt tài sản ngắn hạn, http://bizlive.vn/news/dabaco-lai-sau-thue-nam-2017-giam-56-no-
ngan-han-vuot-tai-san-ngan-han-894920.html [truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 3a – CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG


Với khoản lỗ niên độ 2016-2017 gần 713 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 424 tỷ đồng, tổng nợ ngắn
hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh về sự tồn tại của yếu tố không chắc
chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của HVG.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi tăng vọt kéo lỗ ròng gần 713 tỷ đồng
Doanh thu thuần của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) ghi nhận 15,514 tỷ đồng, giảm 13% so
niên độ trước. Giá vốn của Công ty chiếm 14,435 tỷ đồng nên lãi gộp ở mức 1,079 tỷ đồng, tương
ứng tỷ suất lãi gộp biên giảm xuống 6.95%.
Hoạt động tài chính của HVG tiếp tục âm 525 tỷ đồng. Liên doanh liên kết kỳ này giảm lỗ khá
mạnh từ 32 tỷ đồng xuống còn 7.6 tỷ đồng. Trong khi chi phí bán hàng giảm nhẹ thì chi phí quản
lý tăng vọt gấp 2.8 lần, lên mức 756 tỷ đồng chủ yếu do dự phòng nợ phải thu khó đòi chiếm tới
566 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 70.5 tỷ đồng.
Theo đó, HVG lỗ thuần 688 tỷ đồng, trong khi niên độ trước vẫn có lãi hơn 47 tỷ đồng. Cuối cùng,
HVG lỗ ròng gần 713 tỷ đồng, trong khi niên độ trước chỉ lỗ 49 tỷ đồng.
Nợ và hàng tồn kho vẫn ngất ngưởng
Theo báo cáo tài chính kiểm toán niên độ 2016-2017 của HVG, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh,
HVG đã phát sinh khoản lỗ sau thuế trong năm tài chính là gần 713 tỷ đồng. Ngoài ra, lỗ lũy kế
gần 424 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn cũng đã vượt quá tài sản ngắn hạn gần 819 tỷ đồng. Các điều
kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng
kể về khả năng hoạt động liên tục của HVG.
Tại thời điểm 30/09/2017, tổng tài sản của HVG giảm mạnh từ 16,603 tỷ đồng của đầu kỳ xuống
còn 13,876 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng giảm từ 4,621 tỷ đồng xuống mức 3,695 tỷ đồng, trong đó
dự phòng giảm giá tăng mạnh hơn gấp đôi lên mức 51.5 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương
giảm mạnh từ 618 tỷ đồng xuống còn 206 tỷ đồng.
Điều đáng ghi nhận là nợ phải trả có dấu hiệu giảm từ 13,336 tỷ đồng của đầu kỳ xuống 11,378 tỷ
đồng. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 10,687 tỷ đồng, còn dài hạn chiếm 690 tỷ đồng. Tuy
nhiên, vay ngắn hạn giảm 580 tỷ đồng nhưng vẫn ở mức cao tới 7,069 tỷ đồng. Trong đó gồm
khoản vay 3,283 tỷ đồng và gần 21 triệu USD từ BIDV; hơn 1,290 tỷ đồng và 7.95 triệu USD từ
Vietcombank; 227 tỷ đồng và 12.63 triệu USD từ VietinBank; hơn 125 tỷ đồng và hơn 1 triệu
USD từ PGBank; gần 100 tỷ đồng và 4.58 triệu USD từ OCB; hơn 86 tỷ đồng và 160,230 USD từ

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


4
Agribank; 2 triệu USD từ Indovina; 25 tỷ đồng từ United Overseas; hơn 34 tỷ đồng từ SGB; hơn
1.3 triệu USD từ NVB; và 878,500 USD từ HDBank.
Vay dài hạn của HVG giảm xuống 671 tỷ đồng. Và với mức lỗ lũy kế gần 424 tỷ đồng thì vốn chủ
sở hữu của HVG giảm xuống mức 2,499 tỷ đồng.
HVG có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương 1,386 tỷ đồng, trong khi từ hoạt
động đầu tư âm 756 tỷ đồng. Còn lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 1,040 tỷ đồng
chủ yếu do tiền chi trả nợ gốc vay tới 15,350 tỷ đồng.
Theo HVG, tại báo cáo tài chính này, Ban giám đốc đã lập lợi nhuận và dòng tiền kế hoạch trong
12 tháng tiếp theo mà dự kiến sẽ được tạo ra từ hoạt động kinh doanh và bao gồm việc thanh lý
một phần giá trị các khoản đầu tư, cơ cấu lại Công ty. Theo đó, HVG cho biết có thể hoàn trả các
khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong năm tài chính tiếp theo. Các bên liên quan của
HVG cũng cam kết sẽ không yêu cầu Công ty thanh toán cho các khoản nợ đã đề cập cho đến khi
trách nhiệm pháp lý cho các bên thứ ba được giải quyết.
Báo cáo tài chính của HVG cũng cho biết đã hoàn tất nghiệp vụ và thu tiền liên quan đến việc
thanh lý CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC). Đồng thời, HVG cũng đang trong quá trình
thống nhất các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng với đối tác để hoàn tất việc chuyển
nhượng hơn 50% vốn tại CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF).
------------------------------------------
Nguồn: Thái Hương (2018), Hùng Vương: Lỗ tới 713 tỷ đồng, nợ vẫn ngất ngưởng,
https://vietstock.vn/2018/01/hung-vuong-lo-toi-713-ty-dong-no-van-ngat-nguong-737-
576395.htm [truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 3b – CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG (tt)


Hùng Vương cho biết nguyên nhân chính dẫn tới thua lỗ là thiếu hụt nguyên liệu và áp lực tài
chính từ các dự án dở dang.
CTCP Hùng Vương (HVG) vừa có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giải trình
phương án khắc phục lỗ luỹ kế. Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả
nước nhưng hoạt động kinh doanh của Hùng Vương trong những năm gần đây gặp khá nhiều khó
khăn. Công ty đã lỗ ròng lần lượt là 49 tỷ và 713 tỷ đồng trong 2 năm tài chính gần nhất. Lỗ lũy kế
trên báo cáo hợp nhất tính đến 30/9/2017 là 424 tỷ đồng.
Lý giải về khoản lỗ tới 713 tỷ đồng của niên độ 2016-2017, Hùng Vương cho biết có một số
nguyên nhân như:
1. Thiếu hụt nguyên liệu:

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


5
Năm 2017 chứng kiến giá xuất khẩu cá tra tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại. Nhưng, trái
ngược với nhu cầu không ngừng tăng của thị trường, nguồn cung cá tra nguyên liệu mỗi ngày một
giảm.
Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đã bắt đầu từ nửa cuối năm 2016 và kéo dài đến đầu năm 2018
chưa có dấu hiệu hồi phục. 11 nhà máy với 15.000 lao động của Hùng Vương hoạt động ở mức độ
cầm chừng, giảm 50% công suất, chủ yếu tái chế hàng trong kho để duy trì xuất khẩu.
Nguyên liệu không đủ, chi phí cố định lớn, cộng thêm chi phí trợ cấp cho người lao động trong
thời gian tạm ngưng sản xuất, làm cho giá thành sản xuất tăng 30%.
Giá xuất khẩu cho dù tăng mạnh cũng không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến báo cáo kết quả kinh doanh bị lỗ.

2. Chi phí lãi vay và áp lực tài chính từ các dự án đầu tư dở dang:
Hùng Vương cho biết với sự đồng tình của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, sự ủng hộ của
cơ quan lãnh đạo các tỉnh An Giang, Long An, Bình Định, cũng như cam kết đồng hành của các
ngân hàng, từ năm 2015 đến cuối năm 2017, Công ty Cổ phần Hùng Vương đã triển khai thực
hiện các đề án phát triển về chăn nuôi heo theo mô hình công nghệ cao và xây dựng kho lạnh
60.000 pallet vận hành hoàn toàn bằng robot.
Đến nay, một số công trình đã được hoàn tất đến 80%, nhưng việc giải ngân từ phía ngân hàng lại
bị trì hoãn. Có những dự án phải sử dụng hoàn toàn nguồn vốn ngắn hạn của Công ty mà không có
sự hỗ trợ nào từ phía ngân hàng cam kết.
Tổng số vốn mà phía ngân hàng cam kết tài trợ cho các dự án nói trên là 1.508 tỷ, tương ứng với
70% tổng giá trị đầu tư các dự án, thực tế mới chỉ giải ngân được 484 tỷ, nghĩa là chưa được 1/3
giá trị cam kết.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


6
Tổng số vốn Công ty đã bỏ ra lên đến 640 tỷ, được trích từ nguồn vốn ngắn hạn, với lãi suất bình
quân 9%/năm. Điều này là gây ra tình trạng mất cân đối vốn nghiêm trọng cho Công ty. Trong khi
các dự án còn dở dang chưa thể tạo ra lợi nhuận thì Công ty vẫn phải gồng gánh chi phí lãi vay
phát sinh mỗi ngày. Có thể thấy, mặc dù tổng dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn cuối kỳ tại 30/9/2017
đã giảm 969 tỷ so với đầu kỳ , tương đương 11%, nhưng chi phí lãi vay của cả năm 2017 lại tăng
đến 8%.

Biến động giá cổ phiếu HVG trong 3 năm


Bán công ty con, bán bất động sản để khắc phục
Về phương án khắc phục lỗ luỹ kế trong năm 2018, Hùng Vương cho biết đã lên kế hoạch thoái
vốn một số công ty con như Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (100%), Công ty Cổ phần Thức
ăn chăn nuôi Việt Thắng (trên 50%). Hiện Hùng Vương đã hoàn tất thoái vốn khỏi Sao Ta và thoái
một phần vốn khỏi Việt Thắng.
Công ty cũng lên kế hoạch thanh lý một số bất động sản như lô đất 765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình
Hổ tại Tp.HCM và đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình
trạng thiếu hụt nguyên liệu.
Về vay nợ, công ty dự kiến thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung-dài
hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang. Đồng thời, khoanh nợ và có chính sách ưu
đãi lãi suất đối với các khoản nợ hiện tại.
------------------------------------------
Nguồn: Trường An (2018), Thủy sản Hùng Vương dự tính bán một loạt công ty con và bất
động sản, đóng cửa nhiều nhà máy để khắc phục khoản lỗ 700 tỷ, http://cafef.vn/thuy-san-
hung-vuong-du-tinh-ban-mot-loat-cong-ty-con-va-bat-dong-san-dong-cua-nhieu-nha-may-
de-khac-phuc-khoan-lo-700-ty-20180401092528212.chn [truy cập ngày 04/04/2018]

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


7
TÌNH HUỐNG 4 – CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2017 của SFG tiếp tục dương hơn 102 tỷ đồng và đặc biệt Công
ty không vay nợ tài chính dài hạn... Nhờ đó, bức tranh kết quả kinh doanh của SFG đang cho thấy
sự ổn định và với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận lên 115 tỷ trong năm 2018 là có khả thi!.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017 của CTCP Phân bón miền Nam (HOSE: SFG), tại
thời điểm cuối năm 2017, tổng tài sản cúa SFG tăng lên 1,238 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 6%.
Trong đó nằm nhiều ở khoản mục Hàng tồn kho khi tăng từ mức 392 tỷ đồng của đầu kỳ lên 518
tỷ đồng. Ngược lại, Phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể từ mức 459 tỷ đồng xuống còn 332 tỷ
đồng.
Tiền và các khoản tương đương ở mức 79 tỷ đồng và tại SFG kỳ này xuất hiện khoản mục Đầu tư
tài chính ngắn hạn 70 tỷ đồng, là khoản tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng tại BIDV và Agribank với lãi
suất 7%/năm.
Trong khi vay nợ tài chính ngắn hạn vẫn duy trì xấp xỉ đầu kỳ ở mức 464 tỷ đồng thì điều đặc biệt
đáng ghi nhận ở SFG là không vay nợ tài chính dài hạn.
Đáng chú ý, lưu chuyển tiền thuần của SFG năm nay vẫn tiếp tục dương 102 tỷ đồng. Còn lưu
chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm chủ yếu do mua sắm, xây dựng tài sản cố định và đầu tư
tài sản dài hạn khác.
Trong năm 2017, SFG đã chi tạm ứng cổ tức năm 2017 và còn lại của năm 2016 tổng số tiền hơn
57 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2017, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn là cổ đông lớn nhất
của SFG với tỷ lệ sở hữu 65.05% vốn, tương ứng hơn 311.5 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần năm 2017 sau kiểm toán của SFG đạt hơn 2,382.5 tỷ
đồng, tăng nhẹ so năm 2016. Lợi nhuận gộp ở mức 232 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên
vẫn duy trì ở mức 9.7% cho thấy tính ổn định của SFG khá cao. Theo đó, sau khi trừ các loại chi
phí, SFG lãi ròng gần 92 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 91 tỷ của năm 2016. EPS tương ứng đạt 1,920
đồng.
Được biết, năm 2018 SFG đặt kế hoạch doanh thu tăng lên mức 2,650 tỷ đồng, còn lợi nhuận là
115 tỷ đồng, đều tăng khá so với thực hiện năm 2017.
Về giá cổ phiếu, theo dữ liệu điều chỉnh, trong vòng 12 tháng qua, cổ phiếu SFG tăng hơn 4%, lên
mức gần 13,000 đồng/cp.
------------------------------------------
Nguồn: Thái Hương (2018), SFG: Điều gì làm nên bức tranh 2017 ổn định và kỳ vọng 2018 khả
thi?, https://vietstock.vn/2018/03/sfg-dieu-gi-lam-nen-buc-tranh-2017-on-dinh-va-ky-
vong-2018-kha-thi-737-590258.htm, [truy cập ngày 30/03/2018]

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


8
TÌNH HUỐNG 5 – TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH
(NDH) Tính đến cuối năm 2017, Gỗ Trường Thành đã cơ cấu khoản nợ ngắn hạn hơn 2.637,4 tỷ
đồng xuống thành 396 tỷ đồng.
Nợ nần vốn là nỗi lo dai dẳng của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF). Tại
thời điểm đầu năm 2016, công ty có khoản nợ vay ngắn hạn 2.637 tỷ đồng, chiếm 73% tổng nguồn
vốn, gồm hai khoản lớn là 933,7 tỷ vay ngân hàng và 1.367,7 tỷ vay các bên liên quan.
Đối với khoản vay ngân hàng, chủ nợ lớn nhất của TTF là Ngân hàng Việt Á với con số hơn 730
tỷ đồng. Mức lãi suất của tất cả các khoản vay ngân hàng này dao động từ 10,25% đến 11% đối
với khoản vay bằng VNĐ, từ 5% đến 6,9% đối với khoản vay bằng USD. Mặt khác, các khoản
vay ngân hàng quá hạn nhưng chưa thanh toán tính đến cuối năm 2016 lên đến 810 tỷ đồng.
Còn khoản vay các bên liên quan chủ yếu là Tân Liên Phát – công ty con của Tập đoàn Vingroup.
Đây là khoản vay chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông mà Tân Liên Phát kế thừa từ CTCP Đầu tư
Xây dựng Đại An trị giá 603,5 tỷ đồng với lãi suất 10%/năm và 598,4 tỷ ký kết trực tiếp với nhóm
công ty TTF lãi suất 10%/năm 3 tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo bằng lãi suất huy động tiền gửi
cá nhân cộng biên độ 5%/năm.
Có thể thấy các khoản vay của TTF đều có lãi suất rất cao và chính nó đã ngốn hàng tỷ đồng lợi
nhuận mỗi quý. Tuy nhiên, trong năm 2017, TTF đã lần lượt tái cơ cấu khoản vay này. Tính đến
31/12/2017, công ty chỉ còn 396 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn lãi suất cao trong khi nợ vay dài hạn
tăng thêm 500 tỷ đồng và người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.220,8 tỷ đồng. Cụ thể, TTF đã
chuyển khoản vay chuyển đổi với Tân Liên Phát thành khoản người mua trả tiền trước 1.162 tỷ
của Tập đoàn Vingroup. Vào giữa tháng 5/2017, TTF ký với Vingroup thỏa thuận nguyên tắc về
chỉ định nhà cung cấp chiến lược trị giá 16.000 tỷ đồng và khoản tiền trên chính là khoản cọc của
Vingroup.
Đồng thời, công ty đã trả nợ Ngân hàng Việt Á từ 730 tỷ xuống 252 tỷ đồng cùng các ngân hàng
khác. Hiện ngoài nợ Việt Á 252 tỷ đồng, nợ Đông Á 124,3 tỷ chính là khoản lớn nhất. Nguồn tiền
TTF dùng trả nợ đến từ việc tăng vốn thành công thêm 700 tỷ thực hiện vào cuối tháng 12/2017.
Mặc dù theo kế hoạch TTF tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng nhưng tỷ lệ thành công chỉ 70% cũng
giúp giải quyết phần nào vấn đề nợ nần.
Như vậy, TTF đã coi như tạm xong việc cơ cấu nợ vay, trả bớt các khoản nợ ngắn hạn lãi suất cao
thành khoản trả trước của người bán và khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, một vấn đề nan giải và
cũng dai dẳng không kém chính là hàng tồn kho. Tại thời điểm cuối năm 2017, TTF có hàng tồn
kho trị giá 1.638,3 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm bao gồm 982,8 tỷ nguyên liệu,
vật liệu và 542,3 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


9
Theo ban lãnh đạo TTF tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, hàng tồn kho chủ yếu là gỗ tồn lâu năm
không phù hợp để sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty sẽ cần phải thanh lý và có khả năng bị lỗ.
Chia sẻ thẳng thắn tại đại hội, ông Mai Hữu Tín – Tổng giám đốc TTF cho biết sẽ giải quyết vấn
đề hàng tồn kho ngay đầu năm 2018 để “đau một lần nữa rồi thôi”. Và ông Tín cũng cho biết năm
2018 có thể lỗ lớn, nguyên nhân không thanh lý hàng tồn kho ngay trong năm 2017 là để tránh
việc cổ phiếu công ty bị hủy niêm yết do thua lỗ.
Ngay khi tiếp nhận và đầu tư vào TTF, nhóm cổ đông mới cùng ban lãnh đạo mới của TTF đã xác
định hai vấn đề cần giải quyết sớm là "sạch nợ và sạch hàng tồn kho". Như vậy, kết thúc năm
2017, ban lãnh đạo TTF phần nào đã giải quyết xong bài toán nợ nần và tồn kho chính là đích đến
tiếp theo.
Để hồi sinh công ty bên bờ vực hủy niêm yết và nợ nần, ngoài phương án tăng vốn và hợp tác với
Vingroup thì ban lãnh đạo còn đưa ra giải pháp khai thác mảng rừng và minh bạch thông tin hơn.
Cụ thể, TTF đang có trên 88,6 triệu m2 rừng đã trồng từ nhiều năm trước, một số rừng đã đến giai
đoạn khai thác, ban lãnh đạo đang cân nhắc phương án khai thác hoặc bán mảng rừng để tăng
cường khả năng tài chính. Đồng thời, công ty khởi động dự án triển khai và ứng dụng phần mềm
quản trị doanh nghiệp SAP nhằm tăng cường kiểm soát, quản lý và minh bạch TTF.
Quý vừa qua, kết quả kinh doanh của công ty khởi sắc với 606,8 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng
trưởng 131% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng 22,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 145
tỷ. Nhờ đó, lũy kế cả năm, doanh thu thuần TTF tăng hơn gấp đôi lên 1.363 tỷ đồng, lãi gộp 301 tỷ
đồng và lãi ròng 26,4 tỷ đồng, EPS đạt 146 đồng.
Trên thị trường chứng khoán, một tháng qua cổ phiếu TTF giao dịch khá tích cực khi giá tăng từ
7.000 đồng/cp lên 8.240 đồng/cp cùng khối lượng gia tăng đột biến, đặc biệt là phiên 30/1 thanh
khoản đạt 8 triệu đơn vị. Tuy nhiên, phiên 31/1, cổ phiếu đã giảm xuống 7.700 đồng/cp.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


10
------------------------------------------
Nguồn: Ngọc Điểm (2018), TTF tái cơ cấu nợ tạm xong, đích đến 2018 là giải quyết hàng tồn
kho "quá đát", http://ndh.vn/ttf-tai-co-cau-no-tam-xong-dich-den-2018-la-giai-quyet-hang-
ton-kho-qua-dat--20180131043327976p4c147.news, [truy cập ngày 30/03/2018]

TÌNH HUỐNG 6 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN HẠ TẦNG


THÁI BÌNH DƯƠNG
Việc tiếp tục lỗ nặng gần 50 tỷ đồng trong năm 2017 sau khi lỗ 37 tỷ đồng năm trước đó dường
như là dấu chấm hết cho nỗ lực tái cơ cấu của CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái
Bình Dương (HOSE: PPI).
Khởi đầu tái cơ cấu suôn sẻ…
Trở về quá khứ một chút, sau khi cổ phần hóa, năm 2003, PPI bắt đầu mở rộng kinh doanh từ
mảng xây lắp sang lĩnh vực bất động sản và đến năm 2007 thì mảng này “áp đảo”, luôn giữ trên
mức 65% trong cơ cấu doanh thu cho đến năm 2009. Năm 2010, dù hoạt động xây lắp có kết quả
tốt hơn nhưng doanh thu bất động sản của PPI vẫn đang tăng.
Giai đoạn 2006-2010 ghi nhận chặng đường vẻ vang nhất đối với PPI, cả doanh thu và lợi nhuận
cùng tiến theo sức nóng của thị trường bất động sản. Doanh thu PPI từ con số 50 tỷ đồng trong
năm 2006 đã lên đến 435 tỷ đồng vào năm 2010, tương ứng tốc độ tăng trưởng trung bình hơn
88%. Lãi ròng thì tăng trưởng đến hơn 300% từ hơn 1 tỷ lên gần 40 tỷ đồng.
Nhưng khi thị trường bất động sản trong nước đóng băng thì PPI gặp ngay khó khăn. Theo đó, ba
năm từ 2011-2013, doanh thu và lợi nhuận của PPI đều ở mức rất thấp, đặc biệt năm 2013 chỉ
quanh ngưỡng 100 tỷ đồng doanh thu và 100 triệu đồng lợi nhuận được doanh nghiệp lý giải bởi

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


11
gặp khó khăn về nguồn vốn. Cũng trong giai đoạn này, PPI đã tự “lấy đá ghè chân” khi gia tăng
vay nợ (theo giải thích của Công ty do vốn điều lệ nhỏ trong khi việc phát hành huy động vốn
không thuận lợi buộc phải vay từ ngân hàng). Điều này khiến tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
thuần giảm từ 0.48% năm 2012 còn 0.1% năm 2013, ROA thì giảm từ 0.13% còn 0.01%; lãi cơ
bản mỗi cổ phiếu (EPS) giảm từ 73 đồng/cp còn 8 đồng/cp. Đến cuối năm 2013, các khoản nợ
phải trả của PPI ở mức 511 tỷ đồng, chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn.
Quyết định tái cơ cấu mạnh mẽ đã được ban lãnh đạo PPI đưa ra ngay sau đó và cũng lập tức có
kết quả khả quan ban đầu dù rằng vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Cụ thể, hai năm 2014 và 2015, PPI
ghi nhận doanh thu lần lượt 353 tỷ và 439 tỷ đồng, lãi ròng gần 23 tỷ và 29 tỷ đồng. So với kết quả
từ 2011-2013 thì rõ ràng con số doanh thu và lợi nhuận năm 2014 và 2015 đã là một nỗ lực lớn.
Trên sàn, đà rơi cổ phiếu PPI từ năm 2010 kéo dài hết năm 2013 được chặn đứng trong năm 2014.
PPI từ mức đáy 3,000 đồng/cp đã tăng mạnh để vượt mệnh giá 10,000 đồng/cp (mức cao nhất đạt
được là 13,600 đồng/cp vào ngày 20/11/2014), thanh khoản cổ phiếu trong năm 2014 đã tăng gấp
5 lần so với giai đoạn 2011-2013, đạt 220,000 cp/phiên.
… nhưng giờ đã thất bại?
Có một điểm đáng chú ý tại PPI trong quá trình tái cơ cấu từ năm 2014 đó là Công ty đã huy động
thêm nguồn vốn lớn từ các cổ đông để bổ sung vốn lưu động cũng như hỗ trợ hoạt động kinh
doanh xây lắp và bất động sản.
Cụ thể, qua hai lần phát hành thêm, PPI đã huy động được gần 300 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu,
vốn điều lệ qua đó cũng tăng gấp 3, lên hơn 480 tỷ đồng.
Những tưởng lợi nhuận từ hai năm 2014 và 2016 cùng với số tiền gần 300 tỷ đồng huy động được
sẽ giúp PPI có thêm cơ sở vững chắc để tiếp tục tăng trưởng thì ngược lại, kết quả kinh doanh
Công ty lại lao dốc mạnh và còn tệ hơn cả giai đoạn 2011-2013.
Năm 2016, PPI bất ngờ báo lỗ 37 tỷ đồng, chính thức xóa tan thành quả của hai năm trước đó khi
phát sinh lỗ lũy kế hơn 13 tỷ đồng. Chưa dừng lại, PPI cũng vừa công bố BCTC quý 4/2017 với
con số lỗ hơn 26 tỷ đồng, kéo lỗ cả năm lên gần 50 tỷ đồng. Như vậy, với hai năm lỗ liên tiếp, có
thể nói nỗ lực tái cơ cấu của PPI dường như đã thất bại.
Theo giải trình của PPI, nguyên nhân thua lỗ trong năm vừa qua là do phải tăng trích lập dự phòng
các khoản phải thu. Một số công trình cũ bị cắt giảm khối lượng khiến doanh thu giảm. Hơn nữa,
các công trình đang thực hiện triển khai chậm do nhiều yếu tố khách quan, trong năm 2017 Công
ty có ít đơn hàng nhưng vẫn chịu chi phí quản lý, lãi vay.
Tại thời điểm cuối năm 2017, PPI có khoản phải thu khách hàng gần 255 tỷ đồng và hiện đang
trích lập gần 29 tỷ đồng. Các khoản phải thu khác gần 79 tỷ đồng, hiện đã trích lập 18.5 tỷ. Bên
cạnh đó, PPI có tổng nợ ngắn hạn hơn 248 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với giá trị tài sản ngắn hạn
chỉ 201 tỷ đồng vào 31/12/2017.
Trên sàn, giá cổ phiếu PPI hiện giao dịch ở 1,800 đồng/cp, mức thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


12
Kết quả kinh doanh PPI từ 2010 - 2017 (Đvt: Triệu đồng)

Biến động giá PPI từ khi niêm yết

------------------------------------------
Nguồn: Tri Nhân (2018), PPI: Cuộc tái cơ cấu đã thất bại?,
https://vietstock.vn/2018/02/ppi-cuoc-tai-co-cau-da-that-bai-737-581210.htm, [truy cập
ngày 30/03/2018]

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


13
TÌNH HUỐNG 7 – CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 1 VIỆT NAM
Sở GDCK Hà Nội đề nghị TH1 báo cáo giải trình nguyên nhân tình trạng bị hủy niêm yết bắt buộc
do thua lỗ 3 năm liên tục, lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Còn đơn vị kiểm toán thì nghi
ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Nhưng Ban lãnh đạo TH1 vẫn tự tin đặt kế hoạch 2018 có lãi.
Ngày 23/02, Sở GDCK Hà Nội đã nhận được BCTC kiểm toán năm 2017 của CTCP Xuất nhập
khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam (Generalexim, HNX: TH1). Sau khi xem xét, Sở nhận thấy kết quả sản
xuất kinh doanh của TH1 bị lỗ trong 3 năm liên tục (2015, 2016, 2017) và lỗ lũy kế vượt quá số
vốn điều lệ thực góp tại BCTC kiểm toán 2017. Như vậy, cổ phiếu TH1 thuộc trường hợp bị hủy
niêm yết theo quy định. Sở đề nghị TH1 báo cáo giải trình nguyên nhân tình trạng bị hủy niêm yết.
Nhà băng nào đang "ngồi trên đống lửa" tại TH1?
Theo báo cáo kiểm toán 2017, đơn vị kiểm toán có nhấn mạnh rằng, tại ngày 31/12/2017, TH1 có
nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 220 tỷ đồng, lỗ lũy kế 276 tỷ đồng, vốn chủ sở
hữu âm gần 93 tỷ đồng và toàn bộ các khoản vay vốn ngân hàng đã quá hạn thanh toán, các khoản
nợ quá hạn không có khả năng thu hồi tăng lên (vay ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền gốc gần
641 tỷ đồng và các khoản lãi vay phải trả tương ứng gần 152 tỷ đồng)... Những sự kiện này cho
thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt
động liên tục của TH1.
Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2017, TH1 có hơn 331 tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu đến từ các
công ty như XNK Phước Tiếng, Thanh Phát HQ, Thanh Phát, Trung Thành, Thực phẩm C.M.T,
Kim loại Việt Nam...
Các chỉ tiêu tài chính của TH1 trong thời gian qua
Đvt: Triệu đồng

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


14
Nguồn: VietstockFinance

Còn TH1 đang vay ngắn hạn gần 651 tỷ đồng, trong đó bằng VNĐ tại VietABank (282 tỷ đồng);
còn lại là vay bằng USD tại SHB (131 tỷ đồng), Vietinbank (64.5 tỷ đồng), Agribank (45.6 tỷ
đồng), Vietcombank (36 tỷ đồng), BIDV (48 tỷ đồng), VietABank (20 tỷ đồng). Vay dài hạn
BIDV gần 52 tỷ đồng.
Lãnh đạo nói gì về tình hình bết bát của Công ty?
Theo Ban giám đốc TH1, sở dĩ hoạt động kinh doanh thua lỗ do Công ty có những khoản nợ đọng
khó đòi trong thời gian dài, khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến hạn gặp nhiều khó khăn do
đó việc huy động vốn để kinh doanh không thuận lợi dẫn đến doanh thu bị giảm sút và không đạt
kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, do đặc thù của Công ty là hoạt động thương mại không gắn liền với
sản xuất, chế biến nên chưa chủ động nguồn hàng cung cấp; hơn nữa biến động của thị trường,
chính sách cũng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Với nguồn lực hạn chế, Công ty gần như
ngừng kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng do nhu cầu vốn lớn, lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro
như gạo, hạt điều, sắn lát.
Ban lãnh đạo TH1 nhấn mạnh, lợi nhuận âm hoàn toàn không xuất phát từ hoạt động kinh doanh
chính mà do trích lập toàn bộ khoản công nợ khó đòi trong năm qua (175 tỷ đồng) và lãi vay vốn
ngân hàng của các khoản nợ chưa có khả năng thanh toán là gần 25 tỷ đồng.
HĐQT và Ban Tổng giám đốc TH1 cho biết đã xây dựng kế hoạch tài chính để có khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn thông qua việc tái cơ cấu nợ với ngân hàng, đẩy mạnh công tác thu hồi
nợ, và thanh lý một số khoản đầu tư, tài sản của Công ty. Do vậy báo cáo tài chính của Công ty
được lập trên cơ sở hoạt động liên tục.
Kế hoạch nào để vực dậy TH1?
Trong ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 09/03 sắp tới, Ban lãnh đạo TH1 đề ra kế hoạch năm 2018
với tổng doanh thu gần 369 tỷ đồng và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi gần 31 tỷ đồng, nhờ
đó lợi nhuận sau thuế mang về 11.5 tỷ đồng.
TH1 vẫn định hướng xuất nhập khẩu là hoạt động cốt lõi lâu dài của Công ty, tuy nhiên sẽ có
những điều chỉnh nhằm tăng giá trị gia tăng theo hướng lựa chọn mặt hàng, tham gia từ khâu gieo

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


15
trồng, chế biến và gia nhập hệ thống phân phối. Trong đó, hồ tiêu vẫn là mặt hàng chủ lực với lợi
thế về nhà máy, kho bãi. TH1 dự kiến sẽ thực hiện xuất khẩu 2,000 tấn hồ tiêu với kim ngạch 7
triệu USD trong năm 2018.
Còn nhập khẩu sẽ giữ nguyên các mặt hàng như máy móc, thiết bị... kim ngạch nhập khẩu sẽ là 4
triệu USD, tỷ suất lợi nhuận là 1.5%/doanh thu.
Bên cạnh đó, Công ty tập trung nhập khẩu trực tiếp và phân phối trong nước các sản phẩm sữa
Cowala từ Newzealand. Đối với việc độc quyền phân phối sữa Cowala, trong năm 2017, TH1 đã
tổ chức được hệ thống trên 20 tỉnh thành với doanh số trung bình hàng tháng gần 1 tỷ đồng. Dự
kiến năm 2018 doanh thu hoạt động này đạt 50 tỷ đồng và lợi nhuận là 2.5 tỷ đồng.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ, TH1 tiếp tục khai thác cho thuê diện tích
thương mại tại tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, nâng cao chất lượng của hệ thống kho bãi...
Về hoạt động tài chính, TH1 cho biết sẽ từng bước tái cấu trúc tài chính, trích lập dự phòng toàn
bộ nợ xấu, tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính tốt để hợp tác tái cấu trúc toàn diện Công ty.
Cổ phiếu èo uột, biến động cổ đông lớn
Tại thời điểm cuối năm 2017, cổ đông lớn của TH1 gồm bà Lê Thị Lan góp 28 tỷ đồng, chiếm
20.73%; ông Nguyễn Văn Huyên 26.96 tỷ đồng, chiếm 19.91%; ông Nguyễn Vĩnh Huy 21.5 tỷ
đồng với 15.88%; còn lại các cổ đông khác.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 1/2018, bà Lê Thị Lan đã rút vốn hoàn toàn khỏi TH1, thay vào đó là sự
xuất hiện của cổ đông lớn Đinh Đức Tùng với tỷ lệ sở hữu 20.73%, tương ứng hơn 2.8 triệu cp.
Với tình hình kinh doanh bết bát, cổ phiếu TH1 cũng có sự phản chiếu tương ứng khi giảm gần
90% kể từ khi niêm yết dù thời điểm giữa năm 2017 đã có sự bứt phá lên hơn 11,000 đồng/cp
nhưng cũng nhanh chóng rớt về lại 5,000 đồng/cp như hiện nay.

Biến động cổ phiếu TH1 trong vòng 12 tháng qua.

Nguồn: VietstockFinance

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


16
------------------------------------------
Nguồn: Hoàng Nguyên (2018), Trước án hủy niêm yết, bị nghi ngờ hoạt động liên tục, TH1 sẽ
chèo chống ra sao?, https://vietstock.vn/2018/03/truoc-an-huy-niem-yet-bi-nghi-ngo-hoat-
dong-lien-tuc-th1-se-cheo-chong-ra-sao-741-584751.htm [truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 8 – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG


Kết thúc năm 2017, Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) tiếp tục báo lỗ nặng hơn 465.5 tỷ đồng
nhưng HĐQT vẫn mạnh dạn đưa ra kế hoạch lãi 188 tỷ đồng năm 2018.
Lỗ lũy kế 2,872 tỷ đồng sắp vượt vốn thực góp
Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý 4 năm 2017, OGC đạt doanh thu thuần hơn 235 tỷ đồng, giảm
34% so cùng kỳ năm trước, tuy nhiên giá vốn hàng bán giảm 81% dẫn đến lãi gộp tăng 74%, đạt
hơn 189 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản chi phí tài chính ghi nhận âm 97.6 tỷ đồng do giảm các khoản lãi vay ngân
hàng quá hạn đã trích trước theo phương án xử lý nợ. Ngoài ra, các công ty liên doanh liên kết bắt
đầu có lãi 90 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 48 tỷ.
Tuy nhiên, trong kỳ, OGC phải tiếp tục trích lập thêm các khoản công nợ quá hạn dẫn đến chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng thêm 294 tỷ đồng, lên mức gần 599 tỷ đồng. Kết quả là OGC chịu lỗ
212 tỷ đồng trong quý 4/2017.
Cả năm 2017, OGC đạt doanh thu gần 1,134 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước nhưng lãi gộp
vẫn tăng cao hơn, đạt gần 610 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý vẫn là chi phí quản lý doanh nghiệp của
OGC trong năm ở mức 1,011 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước.
Cũng bởi chi phí quản lý ở mức cao mà OGC tiếp tục chịu lỗ thêm gần 466 tỷ đồng trong năm
2017, ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp thua lỗ. Kết quả này nâng lỗ lũy kế của OGC tại thời điểm cuối
năm 2017 lên gần 2,872 tỷ đồng, sắp vượt qua vốn điều lệ thực góp là 3,000 tỷ đồng.
Kế hoạch lãi 188 tỷ đồng năm 2018 liệu có khả thi?
Cùng với thời điểm công bố báo cáo tài chính quý 4/2017, HĐQT cũng đã thông qua chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh trong năm 2018. Theo đó, Công ty dự kiến doanh thu hợp nhất 2018 đạt 1,393
tỷ đồng và lãi ròng 188 tỷ đồng.
Kế hoạch này của OGC thực chất vẫn khả thi trong trường hợp Công ty không thực hiện trích lập
dự phòng như năm 2016 và 2017. Riêng năm 2017, nếu không phải trích lập dự phòng gần 860 tỷ
đồng thì OGC vẫn có lãi trước thuế 439 tỷ đồng.
Muốn như vậy thì OGC phải tìm cách thu hồi công nợ phải thu của Công ty đã kéo dài trong nhiều
năm qua, chẳng hạn như một số khoản phải thu ngắn hạn có giá trị lớn như CTCP Đầu tư và Xây
dựng Sông Đà gần 673 tỷ đồng đã phát sinh từ khá lâu, hay phải thu tại Công ty TNHH VNT 447

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


17
tỷ đồng, phải thu về cho vay ngắn hạn tại CTCP Thương mại và Đầu tư Mạnh Hà hơn 555.6 tỷ
đồng…
Tính đến cuối năm 2017, OGC có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn 1,519 tỷ đồng, phải thu
ngắn hạn khác 2,597 tỷ đồng, phải thu khách hàng ngắn hạn 181 tỷ đồng và phải thu dài hạn khác
hơn 506 tỷ đồng. OGC cũng đã trích lập tổng cộng hơn 3,420 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khó đòi
và hơn 1,018 phải thu dài hạn khó đòi.
Ngoài ra, OGC còn có dư nợ vay hơn 1,286 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2017.
------------------------------------------
Nguồn: Phương Châu (2018), Tiếp tục lỗ nặng 465 tỷ năm 2017, OGC vẫn lên kế hoạch lãi 188
tỷ đồng năm 2018, https://vietstock.vn/2018/01/tiep-tuc-lo-nang-465-ty-nam-2017-ogc-
van-len-ke-hoach-lai-188-ty-dong-nam-2018-737-580999.htm, [truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 9 – CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT


(ĐTTCO) - CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) từng rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi Chủ
tịch HĐQT của doanh nghiệp bị bắt vì hành vi “lừa dối khách hàng”.
Sau nhiều nỗ lực nhằm tái cơ cấu hoạt động, JVC đang dần vượt qua được giai đoạn khó khăn,
nhưng với khoản lỗ lũy kế lên đến 1.300 tỷ đồng thì việc gầy dựng lại hình ảnh của doanh nghiệp
không hề đơn giản.
CP ra khỏi diện kiểm soát
Hoạt động kinh doanh của JVC gặp khó khăn từ 2016 do những sai phạm của cựu Chủ tịch
HĐQT. Việc lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp bị khởi tố đã ảnh hưởng nặng nề do hoạt động
kinh doanh bị gián đoạn, ngân hàng không tài trợ vốn và khách hàng, nhà cung cấp có nguy cơ
không hợp tác. Nhờ sự hỗ trợ kiên định từ cổ đông chiến lược là Hitachi (Nhật Bản) và nỗ lực của
ban điều hành mới, JVC đã từng bước lấy lại uy tín đối với khách hàng, nhà cung cấp và ngân
hàng.

Cụ thể, đối tác Hitachi đã giao lại cho JVC phân phối ở thị ĐHCĐ của JVC đặt ra mục
trường miền Nam từ tháng 3-2017, thị trường này JVC bị cắt tiêu doanh thu năm 2017 ước
hợp đồng năm 2016 và đối tác có ý định chuyển sang nhà phân đạt 630 tỷ đồng, lợi nhuận đạt
phối khác. Thời gian thanh toán đơn hàng và hạn mức tín dụng khoảng 19 tỷ đồng. Tuy nhiên
cũng được đối tác kéo dài hơn so với trước đó. tỷ lệ cổ tức dự kiến cho năm
Nhờ sự trợ giúp kịp thời này, JVC vẫn giữ được nền tảng cơ bản 2017 vẫn là 0% nếu vẫn còn
trên thị trường và đưa hoạt động kinh doanh ổn định trở lại. lỗ lũy kế.

Các đối tác đã quyết định hợp tác chặt chẽ trở lại với JVC. Đối tác Hitachi đã trao lại cho JVC,
quyền khai thác 14 tỉnh phía Nam, đồng thời nâng tầm quan hệ trên cơ sở niềm tin mới. Đối tác

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


18
Fujifilm cũng đã ổn định kênh phân phối film chụp tại miền Bắc với JVC dù trước đây đã bị tước
quyền trao cho đối tác khác từ 2016 khi xảy ra khủng hoảng. JVC cũng mở rộng danh mục sản
phẩm như hệ thống kiểm soát chống nhiễm khuẩn Sakura, siêu âm xách tay SonoSite Fuji (Top 5
thị phần). Bản thân JVC cũng vẫn giữ được thế mạnh kinh doanh của mình với đội ngũ 200 nhân
viên với 35 kỹ thuật viên kinh nghiệm, lành nghề được đào tạo tại các tập đoàn thiết bị y tế nước
ngoài và có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phức tạp.
JVC hiện là đại lý duy nhất có khả năng và được chuyển giao hoạt động bảo trì, dịch vụ máy từ
Hitachi. Tập đoàn này không phát triển đội ngũ bảo trì tại Việt Nam mà sử dụng nguồn nhân sự
của JVC. Các vấn đề về tài chính cũng được JVC xử lý triệt để, các khoản phải thu, nợ khó đòi đã
được trích lập dự phòng đầy đủ. Các ngân hàng BIDV, Techcombank, TPBank đã cấp hạn mức tín
dụng trở lại 150 tỷ đồng cho JVC.
Kết quả kinh doanh của JVC đã cho thấy sự hồi phục khả quan khi 6 tháng đầu năm 2017, JVC đạt
256 tỷ đồng doanh thu thuần (kỳ kế toán của JVC bắt đầu từ ngày 1-4-2017 đến ngày 31-3-2018).
Tương tự, lợi nhuận gộp đạt 65 tỷ đồng, tăng 45% nhờ biên gộp tăng mạnh lên 25,5% từ mức
18,1%, chi phí bán hàng tăng gần 3 lần từ mức 18 tỷ đồng năm lên 51 tỷ đồng trong kỳ này nhờ
đẩy mạnh xúc tiến bán hàng. Bù lại, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm hơn 70% xuống 16 tỷ
đồng do không phải dự phòng phải thu khó đòi. Hỗ trợ quảng cáo từ nhà cung cấp mang lại 7,5 tỷ
đồng.
Do vậy, JVC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4,6 tỷ đồng (so với mức lỗ 46 tỷ đồng cùng kỳ 2016).
Nhờ kết quả kinh doanh tăng trở lại, JVC đã được HOSE ra quyết định chuyển JVC từ diện kiểm
soát sang diện cảnh báo kể từ ngày 15-12-2017.
2 phương án thoát lỗ
Dù không còn trong tình trạng thua lỗ, nhưng JVC vẫn còn điểm tồn tại về tài chính là khoản lỗ
lũy kế hơn 1.300 tỷ đồng từ các năm trước. Theo phân tích của CTCK MB (MBS), khoản lỗ lũy
kế là hậu quả của quá khứ sẽ khiến cho JVC gặp nhiều trở ngại, do CP mới chỉ được đưa ra khỏi
diện kiểm soát nhưng vẫn nằm trong diện cảnh báo nên chưa được cho vay ký quỹ. Doanh nghiệp
cũng chưa thể chia cổ tức cho cổ đông dù kinh doanh có lãi và có dòng tiền thực dương.
Để quá trình hồi phục có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông thông qua việc đánh giá các chỉ
tiêu tài chính trọng yếu, thì JVC cần có kế hoạch xử lý khoản lỗ lũy kế này và các khoản phải thu
khó đòi thông qua các biện pháp kỹ thuật để làm sạch báo cáo tài chính của mình.
Trên thực tế, trường hợp như của JVC trên thị trường đã có tiền lệ và đã được giải quyết hiệu quả
nhờ các biện pháp xử lý tái cấu trúc công ty. Các công ty sau khi loại bỏ được gánh nặng quá khứ
đều kinh doanh tốt, đem lại lợi ích cho cổ đông. Theo MBS, về lý thuyết JVC có thể sử dụng
nhiều biện pháp tái cấu trúc, nhưng có 2 phương án có thể thực hiện. Phương án đầu tiên là tiến
hành sáp nhập 1 công ty khác vào JVC. Công ty mới giữ nguyên tên JVC nhưng thay đổi ghi giảm
vốn điều lệ tương ứng để bảo đảm xóa khoản lỗ lũy kế. Do đó, công ty mới không còn lỗ lũy kế và
được thị trường đánh giá đúng và đủ giá trị của JVC.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


19
Phương án 2, JVC sẽ tiến hành tách khoản phải thu khó đòi thành công ty khác. JVC mới thành
lập chỉ giữ lại phần đang hoạt động tốt và tiếp tục hoạt động đồng thời loại bỏ phần lỗ lũy kế. Phần
tài sản xấu chuyển sang công ty mới tiếp tục thu hồi trong tương lai. Trường hợp thu hồi được,
phần thu được sẽ được phân chia theo quyền lợi tương ứng tỷ lệ sở hữu của cổ đông.
------------------------------------------
Nguồn: Kim Giang (2018), JVC thoát lỗ nhưng chưa thoát hiểm,
http://saigondautu.com.vn/chung-khoan/jvc-thoat-lo-nhung-chua-thoat-hiem-53528.html
[truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 10 – CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ


Theo công bố tại buổi tổng kết năm 2017, Ban lãnh đạo Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan
Dầu khí (HOSE: PVD) chỉ chia sẻ con số hoạt động kinh doanh của năm 2017 là không lỗ nhưng
không cho biết con số lãi cụ thể. Và đến nay theo báo cáo tài chính hợp nhất thì con số cuối cùng
được đưa ra là lãi ròng cả năm hơn 26 tỷ đồng nhưng lại không nhờ hoạt động kinh doanh chính.
"Điểm nhấn" hoàn nhập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của các năm 2013, 2014 và 2015
Trong quý 4/2017, PVD ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 1,188 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng
kỳ 2016. Tuy nhiên, giá vốn cũng tăng mạnh khi chiếm tới 1,163 tỷ đồng nên lãi gộp lui về mức
gần 25 tỷ đồng, giảm 64% so cùng kỳ.
Thêm vào đó, hoạt động tài chính âm gần 15 tỷ đồng (cùng kỳ âm 48 tỷ đồng). Liên doanh liên kết
cũng âm hơn 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 58 tỷ đồng. Trong khi chi phí bán hàng giảm
nhẹ về gần 10 tỷ đồng thì chi phí quản lý lại tăng 47%, lên mức 128 tỷ đồng.
Theo đó, PVD lỗ thuần gần 140 tỷ đồng trong quý 4. Tuy nhiên nhờ ghi nhận hơn 476 tỷ đồng lợi
nhuận khác, đột biến so mức gần 75 tỷ đồng của cùng kỳ (khoản thu nhập khác này không được
thuyết minh cụ thể mà chỉ ghi chung chung là Các khoản khác). Đồng thời được hoàn nhập hơn 54
tỷ đồng tiền thuế hoãn lại. Sau cùng, PVD lãi ròng gần 254 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 4/2017 của PVD

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


20
Lũy kế cho cả năm 2017, doanh thu thuần giảm mạnh từ mức 5,360 tỷ đồng xuống còn 3,902 tỷ
đồng. Lãi gộp vỏn vẹn 182 tỷ đồng, lao dốc so mức 832 tỷ của năm 2016. Theo đó, PVD lỗ thuần
gần 477 tỷ đồng nhưng nhờ lợi nhuận khác cứu cánh (632 tỷ đồng) nên cả năm ghi nhận lãi ròng
26 tỷ đồng, giảm 80% so năm 2016, tương ứng EPS chỉ 22 đồng.
Theo PVD, sở dĩ lợi nhuận kỳ này tăng vọt nhờ số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động tăng so với
cùng kỳ năm trước (quý 4/2017 là 3.6 giàn so với 2.1 giàn của quý 4/2016). Thêm vào đó, PVD
tiếp tục thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí và tinh gọn bộ máy.
Trong quý 4/2017, PVD đã thực hiện hoàn nhập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của các năm
2013, 2014 và 2015 chưa sử dụng hết theo quy định.
Được biết, tại thời điểm cuối năm 2017, quỹ đầu tư phát triển của PVD ở mức 1,568 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2017, tiền và các khoản tương đương của PVD giảm từ mức 2,782 tỷ đồng
xuống 1,803 tỷ đồng. Dự phòng phải thu khó đòi tăng 78% lên mức gần 322 tỷ đồng. Vay nợ tài
chính ngắn hạn cũng tăng gần gấp đôi lên 1,342 tỷ đồng, còn dài hạn giảm khá xuống mức 3,329
tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kỳ này dương 118 tỷ đồng, còn hoạt động tài
chính âm tới 753 tỷ đồng do trả nợ gốc vay.
Cổ phiếu vẫn trên đà tăng, PVD tiếp tục đưa ra kỳ vọng cho 2018!
Trước đó, vào đầu tháng 1/2018, PVD công bố thông tin trên trang web về buổi tổng kết hoạt động
sản xuất kinh doanh năm 2017 vào ngày 28/12. Theo đó, Tổng giám đốc Phạm Tiến Dũng cho
biết, năm 2017 tuy PVD tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng giá dầu, thế
nhưng PVD đã đạt được những kết quả khả quan. PVD đã thành công trong công tác phát triển
dịch vụ ra nước ngoài với 4 giàn khoan đang có việc làm tại Thái Lan, Myanmar, Malaysia và
Algeria. Bên cạnh đó, một số các đơn vị thành viên của PVD đã thành công đưa các dịch vụ kỹ
thuật khác cung cấp tại thị trường nước ngoài như PVD Offshore, PVD Tech, PVD Training, đóng
góp đáng kể vào doanh thu của Tổng Công ty.
Ban lãnh đạo PVD cho biết, cùng với việc thị trường dầu khí đang có những tín hiệu tích cực khi
giá dầu đã tăng trên 70 USD/thùng và đơn giá cho thuê giàn khoan trong khu vực đang dần được
cải thiện, PVD kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn trong thời gian
tới.
Về giá cổ phiếu, PVD đang có mức tăng khá trong vòng 1 quý vừa qua khi leo tới gần 99%, nhưng
phiên ngày 30/01 đã quay đầu đỏ điểm về mức 29,500 đồng/cp. Khối lượng giao dịch bình quân
rất cao với hơn 4 triệu cp/phiên.

Biến động cổ phiếu PVD trong vòng 12 tháng qua

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


21
Nguồn: VietstockFinance

------------------------------------------
Nguồn: Hoàng Nguyên (2018), Đằng sau kết quả "không lỗ" năm 2017 của PVD,
https://vietstock.vn/2018/01/dang-sau-ket-qua-khong-lo-nam-2017-cua-pvd-737-
580303.htm, [truy cập ngày 23/03/2018]

TÌNH HUỐNG 11 – CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI


Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của Hoàng Anh Gia Lai giảm mạnh từ 1.032 tỷ đồng xuống còn
371,6 tỷ đồng...
Báo cáo hợp nhất năm 2017 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã chứng khoán
HAG- HOSE) cho thấy có sự xáo trộn lớn về các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh.
Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 của Hoàng Anh Gia Lai đạt 4.841 tỷ
đồng, giảm 27,8% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn giảm mạnh từ 1.032 tỷ đồng
xuống còn 371,6 tỷ đồng, chênh lệch hơn 660 tỷ đồng sau kiểm toán.
Nguyên nhân chênh lệch được trình bày rõ như: tăng giá vốn hàng bán chủ yếu do giảm lợi nhuận
chưa được thực hiện của các công ty nội bộ và công ty liên kết 65,94 tỷ đồng; tăng chi phí tài
chính sau kiểm toán do chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay lại của các công ty con 130 tỷ đồng,
cùng với thuế nhà thầu tại nhóm công ty Lào, Campuchia tăng 12 tỷ đồng; tăng lỗ công ty liên kết
11 tỷ đồng.
Cũng tại báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có nhấn mạnh đến yếu tố nợ ngắn hạn của tập đoàn
này đã vượt quá tài sản ngắn hạn 3.563 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn của Hoàng Anh Gia Lai vào
cuối năm 2017 là 8.815 tỷ đồng trong khi nợ ngắn hạn là 12.378 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại ngày 31/12/2017, Hoàng Anh Gia Lai cũng đã vi phạm một số điều khoản của các
khoản vay và trái phiếu.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


22
"Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi
ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn", kiểm toán viên cho hay.
Tổng giám đốc của Hoàng Anh Gia Lai - ông Võ Trường Sơn đã có văn bản gửi Sở Giao dịch
chứng khoán Tp.HCM để giải trình về nội dung trên.
Theo ông Sơn, Hoàng Anh Gia Lai đang trong quá trình cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh
theo hướng đầu tư mạnh vào mảng cây ăn trái và tham gia vào chuỗi giá toàn cầu bằng các kênh
xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn, củng cố mảng cao su, thanh lý mảng thủy điện, đàm
phán với đối tác để bán dự án Myanmar.
Ngoài ra, Hoàng Anh Gia Lai cũng đang xúc tiến nghiệp vụ phát hành chứng khoán để huy động
vốn nhằm giải quyết khó khăn về thanh khoản. Đồng thời, đang bàn bạc với các ngân hàng có liên
quan để điều chỉnh các điều khoản ràng buộc trong các hợp đồng tín dụng không còn phù hợp với
tình hình hiện tại.
"Vì vậy, chúng tôi tin rằng công ty sẽ vượt qua khó khăn và chúng tôi tiếp tục lập báo cáo tài
chính trên cơ sở hoạt động liên tục", ông Võ Trường Sơn cho hay.
Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính 2017 của Hoàng Anh Gia Lai cho rằng chưa có đầy đủ bằng
chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi trên 4.000 tỷ đồng từ các công ty liên quan.
Về vấn đề này, ông Sơn cho biết, do các bên liên quan này đang vận hành nhiều dự án kinh doanh
khá đa dạng như bất động sản, trồng trọt, chăn nuôi với khối tài sản đa dạng, trong đó nhiều dự án
đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa tạo ra lợi nhuận và dòng tiền thặng dư, rất
khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản và dòng tiền trả nợ cho tập đoàn.
"Chúng tôi tin rằng khi các dự án kinh doanh của các bên liên quan này đi vào vận hành thương
mại và có lợi nhuận thì việc đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu sẽ trở nên dễ dàng
hơn và kiểm toán viên sẽ có đủ thông tin để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ", ông Sơn quả quyết.
Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai liên tục trễ hẹn trong việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán. Ngày
6/2/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Hoàng Anh
Gia Lai và Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai nhắc nhở việc chậm nộp
báo cáo tài chính kiểm toán 2 năm liên tiếp.
Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico sẽ bị huỷ niêm yết bắt buộc nếu vẫn chậm nộp báo
cáo tài chính kiểm toán năm 2017 bởi hai năm trước đó (năm 2015 và 2016) cả hai doanh nghiệp
này đều đã chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán.
Song sau đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia
Lai và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai được gia hạn thời gian công bố
báo cáo tài chính năm 2017 đã kiểm toán trong thời hạn 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán theo quy định
tại Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 6.10.2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


23
Sau thông tin lợi nhuận giảm mạnh sau kiểm toán, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai đã giảm
sàn còn 6.150 đồng/cổ phiếu.
------------------------------------------
Nguồn: Kiều Linh (2018), Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai giảm sàn sau “cú sốc” kiểm toán,
http://vneconomy.vn/co-phieu-hoang-anh-gia-lai-giam-san-sau-cu-soc-kiem-toan-
2018040217120231.htm, [truy cập ngày 04/04/2018]

TÌNH HUỐNG 12 – CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT ĐẠT
Năm 2017, Phát Đạt đã trả dứt điểm các khoản nợ tại ngân hàng Techcombank tài trợ dự án The
EverRich Infinity và các khoản nợ tại Ngân hàng Đông Á.
Sáng 30/3/2018, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã tổ chức Đại hội cổ đông thường
niên năm 2018, bàn thảo và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Năm 2017, kết quả kinh doanh của Phát Đạt khá ấn tượng với doanh thu hơn 1.326 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế gần 440 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm sáng mà ban điều hành Phát Đạt nhấn mạnh tại
đại hội chính là việc công ty đã trả dứt điểm các khoản nợ tại Ngân hàng Techcombank tài trợ cho
dự án The EverRich Infinity và các khoản nợ tại Ngân hàng Đông Á.
Điều này khiến chi phí lãi vay phải trả của Phát Đạt giảm đáng kể. Cộng với việc, tổng chi phí của
công ty năm 2017 giảm đến 18,5% so với năm trước, trong khi tổng doanh thu tăng so với năm
2016 nên biên lợi nhuận của công ty đạt được khá cao, lên đến 33,16%.
Phát Đạt cũng đảm bảo được tính thanh khoản cho các nguồn vốn huy động. Cụ thể, trong năm
2017, hệ số thanh khoản nhanh đạt 1.6 lần, tăng 3.7 lần so với năm 2016; hệ thanh khoản ngắn hạn
đạt 7.3 lần, tăng 1.5 lần so với năm 2016.
“Việc duy trì tỷ số thanh khoản luôn được đảm bảo ở mức an toàn đã chứng minh Phát Đạt luôn
duy trì cơ cấu thanh khoản ổn định, giữ đúng cam kết đối với nhà đầu tư”, ông Bùi Quang Anh
Vũ, Phó Tổng giám đốc đầu tư Công ty Phát Đạt nhấn mạnh.
Năm 2018, Phát Đạt đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng,
tập trung vào chiến lược phát triển các quỹ đất sạch, thực hiện tái cơ cấu tài chính và phát triển
doanh nghiệp gắn liền sứ mệnh hỗ trợ cộng đồng.
Ngoài việc tiếp tục triển khai các dự án hiện tại, Phát Đạt sẽ tiếp tục tìm kiếm, lập nghiên cứu, đề
xuất thực hiện các dự án mới. Tổng giá trị đầu tư dự kiến của Phát Đạt năm 2018 vào khoảng
3.528 tỷ đồng.
Về tình hình triển khai các dự án, ông Bùi Quang Anh Vũ cho biết: Dự án The EverRich Infinity
tại quận 5 đã được bàn giao; dự án The Millennium tại Bến Vân Đồn (quận 4) tốc độ bán hàng đạt
trên 87%, dự kiến nghiệm thu hoàn thành và bàn giao cho khách hàng từ tháng 6/2018.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


24
Trong năm 2018, song song với việc hoàn tất thủ tục chuyển nhượng dự án cho đối tác, công ty sẽ
tiến hành xúc tiến và phát triển những dự án hiện có như dự án Bàu Cả - Quảng Ngãi, dự án Phú
Quốc Resort, đồng thời triển khai các dự án BT đã ký kết.
Một trong những giải pháp phát triển quỹ đất sạch mà Phát Đạt đã thực hiện và quyết tâm theo
đuổi là các dự án BT (xây dựng – chuyển giao) theo chủ trương “đổi đất lấy hạ tầng”.
Tài liệu đại hội cổ đông 2018 cho thấy, Phát Đạt đang triển khai 2 dự án BT là dự án BT đầu tư
xây dựng mới Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng (Q.3, TP.HCM), dự án BT hạ tầng kỹ thuật nội
bộ khu Cổ Đại (Q.9, TP.HCM.
Phát Đạt cũng đang đề xuất, nghiên cứu dự án BT Bệnh viện huyện Bình Chánh (TP.HCM), vốn
đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng và 3 dự án BT đầu tư phát triển hạ tầng khác, vốn đầu tư lên tới
21.600 tỷ đồng.
Tại đại hội, cổ đông cũng đã thông qua tờ trình phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ. Theo đó, tỷ lệ trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu 20%/ vốn cổ phần; cổ đông sở hữu 5
cổ phiếu thì nhận được 1 cổ phiếu.
Đại hội cổ đông cũng đã thông qua số lượng phát hành là 44.398.184 cp, tổng giá trị phát hành
444 tỷ đồng trong năm 2018. Thời gian thực hiện trong quý 2/2018 ngay sau khi có sự chấp thuận
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
------------------------------------------
Nguồn: Hoàng Sơn (2018), Thoát gánh nặng nợ nần, Phát Đạt đặt tham vọng lớn cho năm
2018, https://thuonggiaonline.vn/thoat-ganh-nang-no-nan-phat-dat-dat-tham-vong-lon-
cho-nam-2018-13786.htm, [truy cập ngày 04/04/2018]

TÌNH HUỐNG 13 – CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM


Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Vinamilk đang chậm lại ở mức dưới 10% mỗi năm. Song chi
phí nuôi bộ máy, quản lý doanh nghiệp, tiếp thị - quảng cáo… cùng quy mô nợ ngày càng “phình”
to gần 10.800 tỷ đồng khiến lợi nhuận bị co hẹp.
Doanh nghiệp nghìn tỷ, lợi nhuận tăng 5%?
Sáng 31/3, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) đã tổ chức ĐHCĐ thường niên nhằm
thông qua các nội dung chính: kế hoạch kinh doanh năm 2018, chia cổ tức, phát hành và niêm yết
cổ phiếu…
Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của Vinamilk đang chậm lại khi lợi nhuận chỉ
tăng trưởng 4-5%, đi “thụt lùi” so với các doanh nghiệp lớn trên sàn như Hoà Phát, Vingroup,
Masan… đang tăng trưởng ở mức hai con số. Cụ thể, năm 2017 doanh thu của Vinamilk chỉ tăng
9% đạt hơn 51.000 tỷ đồng, chủ yếu là doanh thu hàng nội địa đạt 43.572 tỷ đồng, tăng 14% so

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


25
với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 12.229 tỷ đồng và lãi sau thuế 10.278 tỷ đồng, tăng trưởng
9,8% so với năm trước.
Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản là 32%, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu là 44%, chỉ xấp xỉ năm
trước.
Tại ngày 31/12/2017, tổng tài sản của Vinamilk tăng 18% lên mức 34.667 tỷ đồng. Vốn điều lệ
công ty vẫn giữ nguyên mức 14.515 tỷ đồng, song vốn chủ sở hữu đã tăng lên 23.873 tỷ đồng.
Năm 2018 kế hoạch tăng trưởng chỉ duy trì như năm trước, gồm: doanh thu 55.500 tỷ đồng (tăng
8,5%), lợi nhuận trước là 12.800 tỷ đồng và sau thuế lãi 10.752 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng gần 5%
so với năm trước.
Tỷ lệ cổ tức năm 2017 là 50% bằng tiền, được chi trả thành 3 đợt cho cổ đông. Công ty dự kiến
vẫn chia cổ tức 50% bằng tiền trong năm nay.
Trước kết quả kinh doanh tăng trưởng ì ạch, cổ đông chất vấn ban lãnh đạo về chiến lược trong
thời gian tới, định hướng cho thị trường xuất khẩu, sản xuất sản phẩm sữa Oganic… Dường như
Vinamilk đang “ngủ quên” trên chiến thắng để các tập đoàn lớn khác như Hoà Phát dễ dàng vượt
mặt?
Lãnh đạo Vinamilk thừa nhận sự tăng trưởng ì ạch này đã được nội bộ nhìn nhận, song giải thích
“bất động sản đang ở thời điểm tăng trưởng cao, trong khi tốc độ tăng trưởng ngành sữa chỉ
khoảng 5-7%. Doanh nghiệp nào muốn lấy thị phần thì phải có mức tăng trưởng trên 7%”.
Hiện nay, Vinamilk đang chiếm 58% thị phần sữa nội địa và công ty đặt mục tiêu trong 5 năm tới
sẽ 60% thị phần, tính trung bình mỗi năm tăng 1% thị phần (riêng năm 2017 tăng 2%).
“Sự phát triển nhanh hay chậm của mỗi doanh nghiệp là kế hoạch dài hạn, không thể so sánh giữa
ngành sản xuất tiêu dùng và bất động sản. Ngành sữa vẫn còn cơ hội phát triển trong 5-10 năm
tới”, lãnh đạo Vinamilk giãi bày.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2018 khiêm tốn, ban lãnh đạo công ty giải thích là đưa ra “con số tối
thiểu”, bởi có mảng hoạt động xuất khẩu hiện công ty chưa chủ động được. Năm 2017, công ty đặt
kế hoạch xuất khẩu tăng 8% doanh thu song thực tế lại vẫn giảm. Các sản phẩm truyền thống gồm
sữa bột dinh dưỡng trẻ em, sữa tươi, sữa chua… vẫn đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng. Còn các sản
phẩm phi truyền thống như sữa đậu nành hạt óc chó, nước giải khát… đang bám sát kế hoạch 5
năm tới.
Ngoài ra, công ty đang tập trung đầu tư vùng nguyên liệu, sản xuất sữa Organic… để nhanh chóng
chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu.
Về phát triển hai thị trường Myanmar và Trung Quốc trong kế hoạch 10 năm tới, lãnh đạo cho biết
công ty đã kết hợp với F&N điều tra thị trường Myanma xong, hiện đang tìm kiếm nhà phân phối
để tiến sâu vào đây với chủ trương thận trọng trong việc xuất khẩu. Còn thị trường Trung Quốc
hiện do gặp vướng mắc nên đang chờ đoàn kiểm tra của nước này sang đánh giá, kiểm tra…

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


26
Nợ thuế, nợ quỹ phúc lợi...
Sức khoẻ tài chính của “bò sữa” Vinamilk cũng luôn được giới đầu tư quan tâm. Nhiều năm qua,
Vinamilk duy trì lượng tiền mặt rất lớn, khoảng hơn 963 tỷ đồng đến cuối năm 2017, tăng 47% so
với năm trước. Tiền mặt chủ yếu được gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, đem lại nguồn thu lãi đáng kể.
Mặc dù là “vua” tiền mặt, song quy mô nợ của Vinamilk năm vừa qua bất ngờ tăng mạnh 54,8%
lên mức 10.794 tỷ đồng, đây là mức nợ cao kỷ lục. Hệ số nợ/tổng tài sản tăng lên mức 31%, hệ số
nợ/vốn chủ sở hữu là 45%. Trong số này, Vinamilk cũng “tích cực” đi vay nợ (543 tỷ đồng), nợ
tiền nhà cung cấp (3.965 tỷ đồng), nợ người mua hàng trả tiền trước (360 tỷ đồng)…
Đáng chú ý, có tiếng là doanh nghiệp nộp thuế lớn song đến cuối năm 2017, Vinamilk vẫn ghi
nhận hơn 383,3 tỷ đồng tiền nợ thuế phải nộp về Ngân sách Nhà nước và nợ khoảng 203 tỷ đồng
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Ngoài ra, công ty còn phải trả vào Quỹ khen thưởng và phúc lợi gần 692,5 tỷ đồng, tăng hơn 50%
so với số nợ của năm trước.
Điều thú vị hơn ở cách “điều chuyển vốn” của Vinamilk là dùng tiền gửi để đảm bảo khoản vay
ngân hàng khi mà có tới 9.929 tỷ đồng tiền gửi tại nhiều ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng, chi phí lãi vay của Vinamilk bằng VND còn thấp hơn lãi gửi tiết kiệm
1-2 tháng của nhiều ngân hàng. Đơn cử, năm 2017, Vietcombank cho VNM vay 1.100 tỷ đồng với
lãi suất chỉ 4,9%/năm và công ty đã tất toán xong nợ ngay trong năm… Agribank cũng “ưu ái”
cho công ty vay 100 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm và không có tài sản đảm bảo.
Hay VNM vay 108,2 triệu USD từ Well Fargo với lãi suất 3,94%/năm. Còn Sumitomo Mítui
Banking Corporation cho VNM vay ngoại tệ, tương đương 363 tỷ đồng với lãi suất 3,04%/năm,
được đảm bảo tiền gửi và tài sản cố định có giá trị ghi sổ lần lượt gần 83 tỷ đồng và 389,6 tỷ
đồng…
Báo cáo của Vinamilk giải thích “nhờ chính sách của một số ngân hàng cho vay dựa trên giá trị
hoá đơn phải trả của Vinamilk cho nhà cung cấp, nên vòng quay khoản phải trả giảm xuống còn
8,21 lần so với 10,29 lần của năm trước”, tức giảm đáng kể áp lực trả nợ cho công ty.
Chính phủ chưa có ý kiến cho SCIC thoái vốn
Trong vòng 5 năm qua, Vinamilk đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô doanh nghiệp, mở
rộng đầu tư nhà máy, sản phẩm mới… trở thành doanh nghiệp tỷ đô hấp dẫn nhất trên sàn chứng
khoán. Thị giá cổ phiếu đã tăng liên tục từ mức 28.000 đồng/CP vào thời điểm tháng 3/2012, lên
mức đỉnh kỷ lục 214.500 đồng/CP vào tháng 3/2018, tăng 766%.
Cổ phiếu VNM trở thành hàng hiếm được các quỹ đầu tư, tổ chức lớn tích cực mua vào, gia tăng
sở hữu như: F&N Dairy Investments Pte,Ltd nắm 16,5% cổ phần, F&N Bev Manufacturing
Pte,Ltd nắm 2,7%, Platium Victory Pte,Ltd nắm 10,04%. Cổ đông nhà nước SCIC hiện sở hữu
36% cổ phần, tương ứng 522,55 triệu cổ phiếu VN. Theo kế hoạch, SCIC sẽ tiếp tục thoái vốn
khỏi Vinamilk và là cơ hội để các nhà đầu tư ngoại “bạo tiền” tham gia mua cổ phần.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


27
Dù các quỹ ngoại vẫn đang ngóng chờ SCIC thoái vốn, song lãnh đạo Vinamilk cho biết SCIC đã
báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, nhưng chưa nhận được ý kiến của Chính phủ.
------------------------------------------
Nguồn: Thu Hằng (2018), Tăng trưởng ì ạch, “bò sữa” Vinamilk bỗng gánh nợ khủng,
https://thuonggiaonline.vn/tang-truong-i-ach-bo-sua-vinamilk-bong-ganh-no-khung-
13805.htm, [truy cập ngày 04/04/2018]

TÌNH HUỐNG 14 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ HOÀNG HUY


Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 đã thông qua việc CTCP đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (mã:
HHS) mua lại 20 triệu cổ phiếu quỹ. Lợi nhuận công ty hai năm qua sụt giảm mạnh, giá cổ phiếu
HHS lao dốc chỉ ngang giá trà đá.
Lợi nhuận ngày càng “mỏng”
Theo Biên bản và Nghị quyết Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2018 (ngày 12/2), cuộc họp
này đã thông qua 8/9 nội dung trình lên. Riêng nội dung phương án phân phối lợi nhuận năm
2017, chia cổ tức tiền mặt 3,8% (tương ứng số tiền thanh toán là 102,5 tỷ đồng) đã không được
các cổ đông biểu quyết thông qua.
Báo cáo hoạt động kinh doanh cho thấy, năm 2017 tiếp tục là năm làm ăn khó khăn của Hoàng
Huy với các chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2017 chỉ đạt
gần 1.235 tỷ đồng, hoàn thành 72,6% kế hoạch đề ra. Các khoản chi phí bán hàng, quản lý doanh
nghiệp vẫn duy trì ở mức xấp xỉ năm trước, lần lượt ở mức 7,7 tỷ đồng và 6 tỷ đồng. Chi phí tài
chính giảm mạnh, gần như không đáng kể.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm so với năm trước, chỉ đạt 129,2 tỷ đồng. Lợi
nhuận trước thuế đạt 130,7 tỷ đồng, chỉ đạt 80,2% kế hoạch và sau thuế đạt 92,14 tỷ đồng. Lãi
mỏng nên HĐQT trình chia cổ tức chỉ 3,8% bằng tiền mặt, song ĐHCĐ đã phủ quyết.

Ngoài mảng kinh doanh xe tải chủ lực vẫn đem lại doanh thu, năm 2017 HHS đã thâu tóm xong
90% cổ phần công ty TNHH Pruksa Viêt Nam để trực tiếp đầu tư dự án bất động sản rộng 20 ha
tại Hải Phòng. Hiện dự án này đã hoàn thành trên 55% nhà ở xã hội, đang đầu tư xây dựng 2 block
nhà 3-5 tầng.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


28
Ngoài ra, HHS cũng bắt tay hợp tác với CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (mã: TCH) để
triển khai 3 dự án bất động sản tại Hải Phòng.
Với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo Hoàng Huy đã trình kế hoạch kinh
doanh năm 2018 với chỉ tiêu thấp hơn năm vừa qua. Cụ thể, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu
năm 2018 đạt 1.050 tỷ đồng, giảm 15% so với năm 2017. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 100 tỷ
đồng, giảm 30,7 tỷ đồng so với năm trước.
Ban giám đốc Hoàng Huy cho rằng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 2018 trên cơ sở tính toán
kỹ lưỡng tới yếu tố tăng trưởng do những yếu tố khách quan của năm 2017. Mục tiêu chính của
năm 2018 là ổn định doanh số và lợi nhuận.
Tung chiêu “mua cổ phiếu quỹ”
Một nội dung quan trọng đã được ĐHCĐ thường niên 2018 thông qua là Hoàng Huy sẽ thực hiện
mua lại tối đa 20 triệu cổ phiếu HHS làm cổ phiếu quỹ. Việc mua cổ phiếu công ty sẽ nhằm giảm
số lượng cổ phiếu lưu hành, gia tăng giá trị cho cổ đông. Nguồn để mua 20 triệu cổ phiếu quỹ sẽ
lấy từ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo riêng tại thời điểm
31/12/2017.
Với vốn điều lệ 2.747 tỷ đồng, HHS hiện niêm yết 274.744.063 cổ phiếu trên sàn HoSE, song chỉ
có 269.744.063 cổ phiếu lưu hành và 5 triệu cổ phiếu quỹ. Mặc dù kết quả kinh doanh sút, song cổ
phiếu HHS liên tục được hỗ trợ bởi những thông tin “nóng” từ phía lãnh đạo doanh nghiệp và cổ
đông lớn TCH với sự kiện roadshow hoành tráng diễn ra năm 2017.
Cổ phiếu HHS đã thu hút dòng tiền đầu cơ khi liên tục có “sóng” mạnh ở vùng giá đáy lịch sử 5
năm qua. Hồi tháng 2/2017, giá cổ phiếu HHS giảm mạnh về chỉ còn 3.870 đồng/CP, sau đó liên
tục tăng trần, giảm sàn và chạm mức đỉnh 5.840 đồng/CP vào ngày 15/12/2017, thanh khoản cao
nhất lên tới 6,4 triệu đơn vị. Trong 2 tháng đầu năm 2018, HHS lại giảm rất mạnh tới 30% thị giá
và mấy phiên gần đây hồi phục lên mức 4.500 đồng/CP.
Tính theo mức giá hiện tại 4.500 đồng/CP, dự kiến Hoàng Huy sẽ phải chi ra 90 tỷ đồng để mua
được 20 triệu cổ phiếu quỹ hoặc số tiền lớn hơn khi thị giá HHS “bay” cao trên sàn.
Câu hỏi đặt ra là vì sao HHS muốn gom 20 triệu cổ phiếu quỹ trong khi công ty đang cần ưu tiên
nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư bất động sản quy mô lớn?
Trong ngắn hạn, việc HHS mua lượng lớn cổ phiếu quỹ sẽ giúp công ty “làm đẹp” ngay một vài
chỉ số tài chính dù doanh thu và lợi nhuận không đổi. Nhất là khi chỉ số EPS năm 2017 giảm mạnh
xuống mức 341 đồng/CP do lợi nhuận sụt giảm mạnh.
ROE (lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu) là 2,86 và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản) là 2,73…
đều giảm gần một nửa so với năm 2016.
Tuy nhiên, việc HHS chi tiền mua cổ phiếu quỹ trong giai đoạn công ty đang cần nguồn vốn tập
trung kinh doanh, đầu tư hàng loạt dự án bất động sản liệu có cần thiết và phù hợp với “sức khoẻ”
tài chính hiện tại?

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


29
Theo BCTC năm 2017 đã kiểm toán, tổng tài sản của Hoàng Huy tăng lên 3.378 tỷ đồng, trong đó
chiếm tới 72,2% là tài sản ngắn hạn, tương đương 2.442 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và các khoản
tương đương tiền đã “bốc hơi” tới 79,23% chỉ còn 145,9 tỷ đồng. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
tăng 7,7% lên 1.024 tỷ đồng và hơn 530 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn. Hàng tồn kho cuối kỳ
tăng gấp đôi lên 900 tỷ đồng…
Đáng chú ý, các khoản phải thu chiếm tới 659 tỷ đồng, chiếm tới 19,5% tổng tài sản, chủ yếu là
phải thu từ khách hàng, trả trước cho người bán, công nợ phải thu dài hạn…
Trong khi đó, nợ phải trả của HHS dù chỉ có 158 tỷ đồng song cũng tăng gần gấp đôi so với năm
trước, chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn.
Do đó, khi công ty đăng kí mua lại cổ phiếu quỹ vào thời điểm có nguồn vốn nhàn rỗi song các
nguy cơ rủi ro về tài chính vẫn hiện diện, hoặc chưa xoay sở được nguồn tiền thì kế hoạch mua cổ
phiếu quỹ sẽ bất thành.
Trong bối cảnh công ty làm ăn sa sút, lợi nhuận kém đi, cổ đông cũng hoài nghi động thái mua cổ
phiếu quỹ của ban lãnh đạo HHS là “né” chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông, nhằm giữ lại tiền lãi ở
doanh nghiệp. Bởi suốt từ năm 2012 đến 2016, HHS liên tục chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng
vốn kèm với chia tiền mặt với tỷ lệ thấp (năm 2015: cổ tức tiền mặt 10%, năm 2016 là 4%). Nhờ
đó công ty đã liên tục tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên mức hiện tại 2.747 tỷ đồng.
Việc phát hành cổ phiếu ồ ạt đã dẫn tới pha loãng cổ phiếu, khiến thị giá HHS lao dốc không
phanh và nằm ở vùng giá “trà đá” nhiều năm dù quy mô công ty vẫn không ngừng “phình to”.
------------------------------------------
Nguồn: Thu Hằng (2018), Vì sao Hoàng Huy “vội vã” mua 20 triệu cổ phiếu quỹ?,
https://thuonggiaonline.vn/vi-sao-hoang-huy-voi-va-mua-20-trieu-co-phieu-quy-
12836.htm, [truy cập ngày 04/04/2018]

TÌNH HUỐNG 15 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH
Dòng tiền kinh doanh âm nặng, lãi của CII có thực chất?
Năm 2017, CII ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.040 tỷ đồng, tăng 68% so với năm trước. Lợi
nhuận gộp đạt 412 tỷ đồng, giảm 1%.
Trong năm, các loại chi phí vẫn tăng đều đặn: chi phí tài chính tăng 16% lên 534 tỷ đồng; chi phí
bán hàng tăng 8% lên 27 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng 76% lên 488 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ doanh thu tài chính tăng 46%, đạt tới 2.189 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế vọt
lên 1.689 tỷ đồng, tăng 42% so với năm trước.
Kết thúc năm tài chính 2017, CII lãi ròng 1.520 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2016.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


30
Có thể nói, mức lãi "khủng" của CII năm qua chủ yếu đến từ doanh thu tài chính. Tuy nhiên, trong
cơ cấu doanh thu tài chính, có tới 1.606,5 tỷ đồng (chiếm 74% doanh thu tài chính năm 2017) là
lãi từ việc đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào công ty con.
Nhìn trên bảng lưu chuyển tiền tệ có thể thấy mục "lãi từ hoạt động đầu tư" ghi nhận số âm (-
1.995,9 tỷ đồng). Như vậy, một phần lớn lợi nhuận năm 2017 của CII chỉ là lãi ghi nhận trên sổ
sách chứ không thu được tiền về.
Trong khi đó, năm qua, bảng tài sản của CII lại cho thấy sự gia tăng rất lớn của hàng tồn kho, các
khoản phải thu, chi phí sản xuất dở dang… Cụ thể: hàng tồn kho tăng 7,8 lần, lên mức 870 tỷ
đồng; các khoản phải thu tăng 1,7 lần, lên mức 4.959 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn tăng 1,6 lần,
lên mức 3.845 tỷ đồng và đặc biệt là khoản lợi thế thương mại lên tới 2.017 tỷ đồng, tăng gấp 5,8
lần do hợp nhất CII B&R, CIIE&C, VPII…
Chính vì vậy, dòng tiền kinh doanh năm 2017 của CII đã rơi vào tình trạng âm nặng (-443 tỷ
đồng).
Đáng chú ý, đây là năm thứ 4 liên tiếp dòng tiền kinh doanh của CII rơi vào tình trạng âm (2014: -
390 tỷ đồng; 2015: -260 tỷ đồng; 2016: -430 tỷ đồng).
Tăng mua sắm, dòng tiền đầu tư âm ngàn tỷ
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư cho thấy dù đã giảm mạnh việc chi tiền cho mua sắm tài sản
cố định nhưng năm 2017, CII vẫn chi ra 1.226 tỷ đồng cho việc này. (báo cáo cho thấy tài sản cố
định năm 2017 đã tăng gấp 9 lần, lên mức 5.533 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Công ty cũng chi ra 1.447 tỷ đồng để cho vay, mua công cụ nợ của các công ty khác
(tăng 11 lần) và 315 tỷ đồng để góp vốn vào các đơn vị. Vì vậy dù đã thu hồi về 1.843 tỷ đồng
nhưng dòng tiền từ hoạt động đầu tư của CII vẫn âm tới 1.067 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, dòng tiền đầu tư của CII âm nặng (năm 2016: -1.681 tỷ đồng; năm
2015: -3.041 tỷ đồng).
Nợ vay tăng vòn vọt
Hệ quả tất yếu của việc dòng tiền kinh doanh và dòng tiền đầu tư âm là CII buộc phải tăng cường
vay nợ để bù đắp dòng tiền. Trên thực tế, tình trạng nợ của CII năm qua đã tăng vòn vọt.
Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2017, nợ phải trả của CII là 13.127 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với đầu
năm. Trong đó, nợ ngắn hạn là 4.071 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần; nợ dài hạn là 9.056 tỷ đồng, tăng
gấp 2,3 lần.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, nợ vay chiếm 54,6% và tăng gấp 3,7 lần (đạt giá trị 2.223 tỷ đồng).
Trong cơ cấu nợ dài hạn, nợ vay chiếm 79% và tăng gấp 2,4 lần (đạt giá trị 7.166 tỷ đồng).
Tổng cộng, nợ vay của CII là 9.389 tỷ đồng, chiếm 71,5% nợ phải trả, bằng 45% tổng tài sản và
tăng gấp 1,6 lần so với đầu năm.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


31
Vốn chủ sở hữu của CII năm qua cũng tăng 1,7 lần, lên mức 7.639 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng
nói là vốn chủ sở hữu không tăng nhờ vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần mà đến từ
lợi ích cổ đông không kiểm soát và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Như vậy, với mức tăng như trên, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu của CII đã tăng từ 0,83 lần lên 1,23
lần.
Mức độ sử dụng nợ vay của CII hiện đang rất lớn. Dòng tiền vay – trả trong năm 2017 đã tăng khá
mạnh so với năm trước. Cụ thể, tiền thu từ đi vay đạt 6.315 tỷ đồng (tăng gấp 1,3 lần so với năm
2016); tiền trả nợ gốc vay đạt 3.907 tỷ đồng (tăng 1,3 lần). Dù lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
dương hơn 600 tỷ đồng, CII vẫn không tránh khỏi thực tế là ngày càng phụ thuộc vào việc đi vay
nợ (dù là vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu).
Nhớ hồi tháng 8/2017, Tổng giám đốc của CII, ông Lê Quốc Bình khẳng định từ năm 2018, dòng
tiền của CII sẽ dương trở lại. Tuy nhiên, với thực tế âm triền miên 4 năm qua và gánh nặng nợ vay
đang tăng mạnh, không có gì đảm bảo rằng dòng tiền của CII sẽ có cải thiện trong năm 2018.
Cũng giống như rất khó để tin rằng trong năm nay, CII sẽ có lợi nhuận “tiền tươi thóc thật” chứ
không còn là lãi nhờ hạch toán.
------------------------------------------
Nguồn: Thụy Khanh (2018), CII: Dòng tiền kinh doanh còn âm đến bao giờ?,
https://www.stockbiz.vn/News/2018/3/5/796817/cii-dong-tien-kinh-doanh-con-am-den-
bao-gio.aspx, [truy cập ngày 04/04/2018]

TÌNH HUỐNG 16 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HOÀNG HUY
Mua dồn dập cổ phiếu quỹ
Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán: TCH) mới đây có tờ
trình gửi các cổ đông xin ý kiến về việc tiếp tục mua thêm 20 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ của
công ty nhằm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành, gia tăng giá trị cho cổ đông. Tờ trình này sẽ được
thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường dự kiến diễn ra vào ngày 12/2/2018 tới đây.
Theo đó, TCH sẽ thực hiện mua lại tối đa 20 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, chia thành 2 đợt
trong năm tài chính 2018, mỗi đợt tối đa 10 triệu cổ phiếu. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận chưa
phân phối còn lại và thặng dư vốn cổ phần. Phương thức giao dịch qua thỏa thuận và khớp lệnh.
Cũng hồi đầu tháng 1/2018, TCH đã có báo cáo về việc hoàn tất mua hơn 9,7 triệu cổ phiếu làm
cổ phiếu quỹ. Trước đó, tại cuộc họp HĐQT ngày 9/10/2017, các cổ đông đã thông qua quyết định
mua lại tối đa 18 triệu cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, theo trình bày tại cuộc họp mới nhất hôm 18/11,
do giới hạn quy định về nguồn vốn mua nên số lượng cổ phiếu mua vào được quyết định là 11
triệu cổ phiếu thay vì 18 triệu cổ phiếu.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


32
Vì sao chỉ trong vài tháng, doanh nghiệp này lại dồn dập gom cổ phiếu của chính mình như vậy?
Ngược lại thời điểm đầu tháng 10/2017, khi đó TCH có gần 363 triệu cổ phiếu đang lưu hành và
không nắm giữ cổ phiếu quỹ nào. Giá cổ phiếu TCH thời điểm đó được cho là giảm khá sâu so với
vài tháng trước, giao dịch chỉ quanh mức 16.200 đồng/cổ phiếu.
Còn hiện tại, cổ phiếu TCH niêm yết trên sàn HOSE có thị giá dao động từ 21.000 – đến 23.000
đồng/cổ phiếu. Cú tăng điểm này của TCH không thể không nói đến vai trò gom cổ phiếu quỹ của
chính Hoàng Huy.
Cổ đông băn khoăn
Như đã nói ở trên, trong báo cáo của TCH, việc mua cổ phiếu nhằm “giảm lượng cổ phiếu đang
lưu hành, làm gia tăng giá trị cho cổ đông”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, mua cổ phiếu quỹ sẽ
giúp doanh nghiệp làm đẹp một vài chỉ số tài chính, cụ thể là EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần),
ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) tăng
lên, kể cả khi doanh thu và lợi nhuận không đổi.
Thế nhưng có một điểm hết sức mâu thuẫn rằng, tại nhiều doanh nghiệp hầu như việc gom cổ
phiếu quỹ không đem lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh chính và không tạo ra giá trị cho cổ
đông. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nếu triển vọng doanh nghiệp không tốt, cớ gì lãnh đạo mạo hiểm
mua lại cổ phiếu của chính mình? Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, tiền mặt được
coi trọng vì có tính thanh khoản cao hơn, thì việc bỏ ra số tiền lớn mua cổ phiếu không thể không
khiến cổ đông đắn đo.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


33
Tại thời điểm 31/12/2017, TCH có 456 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Nếu thực hiện
thành công giao dịch mua lại 20 triệu cổ phiếu quỹ ước tính TCH phải bỏ ra tới 440 tỷ tiền mặt.
Cho nên, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ khiến doanh nghiệp có thể mất đi khoản tiền đề phòng bù đắp
cho việc đầu tư trung, dài hạn, cổ đông cũng phải chấp nhận thực tế là hoạt động của doanh nghiệp
thêm rủi ro và rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào.
Về cách thức mua, TCH công bố rằng theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu không mua
đủ qua khớp lệnh thì có thể thông qua giao dịch thỏa thuận. Với hình thức này, cổ đông cũng có
thể đặt câu hỏi về danh tính bên bán và có hay không việc sử dụng tiền của doanh nghiệp để giúp
một hoặc một số cổ đông đặc biệt thoái vốn ở giá tốt?
Nhìn chung, có thể tại thời điểm đăng ký mua, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi, nhưng nguy
cơ rủi ro về tài chính cũng rất khó đoán định, ví dụ, không thu được các khoản nợ đến hạn, chậm
trả của khách hàng... Khi đó, kế hoạch mua cổ phiếu quỹ bất thành, hoặc thiếu hụt dòng tiền sẽ
làm suy yếu khả năng thanh toán và trả nợ của công ty.
Con dao hai lưỡi
Liên quan đến việc mua bán cổ phiếu quỹ, luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc công ty Luật Inteco
cho rằng, những lợi ích từ việc mua bán cổ phiếu quỹ là không cần bàn thêm vì nó có rất nhiều.
Bản chất đó là cách thức để công ty kiếm lợi nhuận trên chính cổ phiếu của mình thông qua cơ chế
giao dịch thị trường chứng khoán. Việc kiếm lợi nhuận như vậy là hoàn toàn chính đáng và được
pháp luật cho phép, cũng là cách để doanh nghiệp tự bình ổn mặt hàng và giá cả của chính mình
trên thị trường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trên thị trường vốn, có khá nhiều chiêu trò và xảo thuật để có thể thay
đổi cách nhìn của thị trường về công ty hoặc thậm chí là cách thức để vun vén lợi ích cho cổ đông
là thành viên ban lãnh đạo hoặc người có liên quan. Việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm lượng
tiền mặt tại công ty. Vốn chủ sở hữu phản ánh ở mục B, phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán
sẽ giảm đi một lượng tương đương.
Theo phân tích luật sư Phong, thông thường nguồn ngân quỹ sử dụng để mua cổ phiếu quỹ được
huy động từ vốn thặng dư cổ phần hoặc lợi nhuận chưa chia. Đây là cách tốt nhất để công ty “giấu
tiền”, né tránh việc chia lợi tức cho cổ đông.
Mặt phải của việc mua lại cổ phiếu quỹ là gia tăng độ cô đặc của cổ phiếu, tạo sự khan hiếm của
hàng hóa trên thị trường, nâng cao giá trị mang lại cho cổ đông. Tuy nhiên mặt trái là đẩy cổ đông
ra kiếm lợi trên thị trường thay vì thu lợi cả trên hai mặt trận là thị trường chứng khoán và lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Luật sư Phong khuyến cáo, cần cảnh giác với giao dịch bất thường về mua bán cổ phiếu quỹ, vì đó
có thể là cách mà doanh nghiệp có thể chuyển tiền và lợi nhuận từ túi công ty sang túi cổ đông
lớn, gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ. Mua bán cổ phiếu quỹ là con dao hai lưỡi cả về mặt kinh tế và
pháp luật, hay nói cách khác, tồn tại nhiều kẽ hở hợp pháp để cổ đông có thể đánh võng trên thị
trường, vun vén riêng cho lợi ích của mình.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


34
Trao đổi với PV, một chuyên gia tài chính nhận định, nhìn vào lịch sử giao dịch của các cổ phiếu
có truyền thống hay mua cổ phiếu quỹ cho thấy, sau động thái này, giá cổ phiếu không hẳn có sự
bứt phá mạnh mẽ. Về mặt nào đó, đây là chiêu nhằm đẩy giá cổ phiếu tăng cao hơn.
Sau mỗi lần thông báo mua cổ phiếu quỹ, thị giá cổ phiếu lại chứng kiến một cú hích. Hơn nữa,
việc mua cổ phiếu quỹ cũng cho thấy doanh nghiệp không ưu tiên sử dụng vốn để đầu tư mở rộng
kinh doanh, hay đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng.
Điều này có thể sẽ giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì thế, mua cổ
phiếu quỹ có nên và có thực sự đạt mục đích bình ổn giá cổ phiếu, mang lại lợi ích cho cổ đông
hay chỉ là bình phong cho các mục đích khác là một câu hỏi đầy nghi vấn trước cách công bố
thông tin “nửa kín, nửa hở” của các doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, nhà đầu tư chứng kiến một loạt doanh nghiệp công bố phương án hoặc đăng ký
thực hiện mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp công bố mua
nhiều, nhưng thực tế lại không mua bao nhiêu. Điển hình là trường hợp Tổng công ty Khí Việt
Nam - CTCP (GAS). Đó là đầu năm 2015 - vốn là đại gia tiền mặt, GAS đăng ký mua lượng lớn
cổ phiếu rồi “thất hứa”. Việc GAS thất hứa khiến nhà đầu tư đặt ra những câu hỏi nghi ngờ về
kịch bản “làm giá” khi doanh nghiệp công bố một đằng, làm một nẻo. Một nhóm cổ đông nắm
được thông tin có lợi ích, còn thiệt hại thuộc về những nhà đầu tư tin theo “miếng bánh” cổ phiếu
quỹ, nhưng thực tế chỉ là “bánh vẽ”. Từ những sự việc trên cho thấy, một câu hỏi được đặt ra là
vẫn chưa thể giải đáp ai sẽ giám sát, đánh giá sự trung thực của doanh nghiệp trong thông tin công
bố có khả năng ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư?
------------------------------------------
Nguồn: Minh Minh (2018), Tài chính Hoàng Huy dồn dập mua cổ phiếu quỹ: Con dao hai lưỡi?,
http://www.nguoiduatin.vn/tai-chinh-hoang-huy-don-dap-mua-co-phieu-quy-con-dao-hai-
luoi-a357948.html, [truy cập ngày 04/04/2018]

TÌNH HUỐNG 17 – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH
Tình hình tài chính của HBC khá căng thẳng. Khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ đạt 0,21
lần. Khả năng thanh toán bằng tiền mặt ở mức là 0,045 lần.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất
quý IV năm 2017. Theo đó, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2017 lần lượt đạt
16.035 tỉ đồng và 860 tỉ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó đáng chú ý là nợ vay ngắn hạn tăng gần gấp
đôi, dự phòng tăng, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm gần ngàn tỉ đồng.
Cụ thể, dự phòng các khoản phải thu của HBC tăng mạnh từ 279 tỉ đồng lên 328 tỉ đồng. Trong
năm 2017, công ty ghi nhận dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 934 tỉ đồng.

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


35
Phân tích một cách kỹ lưỡng sẽ thấy, tình hình tài chính của HBC khá căng thẳng. Ở chỉ tiêu khả
năng thanh toán ngắn hạn chỉ đạt 0,21 lần. Khả năng thanh toán nhanh của HBC chỉ ở mức 0,96
lần. Khả năng thanh toán bằng tiền mặt của HBC cũng ở mức cực kỳ thấp là 0,045 lần.
Xét ở khả năng cân đối vốn thì tình trạng của HBC cũng ở mức rất đáng báo động. Cụ thể, chỉ tiêu
tỉ lệ nợ đạt 0,82 lần. Đòn bẩy chỉ ở mức 5,6 lần. Khả năng thanh toán lãi vay ở mức 0,16 lần.
Kết quả kinh doanh quý 4 năm 2017, công ty ghi nhận doanh thu thuần 4.497 tỉ đồng, tăng gấp
rưỡi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 418 tỉ đồng, tỉ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ
8,6% lên 9,3%.
Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm 41,6% xuống 43 tỉ đồng nhưng chi phí tài chính lại
tăng 53% lên 55,8%, chủ yếu tăng ở chi phí trả lãi vay. Ngoài ra, chi phí quản lý của công ty cũng
tăng vọt từ 100 tỉ lên gần 150 tỉ đồng.
Do vậy, lợi nhuận sau thuế của Hòa Bình chỉ còn tăng 30,5% đạt 210 tỉ đồng. Lũy kế cả năm,
công ty đạt 15.497 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 56% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt
842 tỉ đồng, tăng 58%.
Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của HBC ở mức 13.928 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 21% so đầu
kỳ. Tổng tài sản ngắn hạn ở mức 11.586 tỉ đồng, tăng hơn 17%.
Bên cạnh đó, tổng các khoản nợ ngắn hạn của HBC cũng xấp xỉ bằng tổng tài sản ngắn hạn khi lên
mức 10.826 tỉ đồng, tăng gần 22% so đầu kỳ. Trong đó, tổng các khoản vay nợ ngắn hạn là 4.276
tỉ đồng, chiếm tỉ trọng tới gần 40% nợ ngắn hạn và so với con số đầu kỳ thì tăng gần gấp đôi.
Tổng nợ dài hạn của HBC giảm gần 14% xuống mức gần 634 tỉ đồng. Trong đó, các khoản vay nợ
dài hạn giảm tỉ trọng xuống còn 53% trong tổng nợ dài hạn, giá trị giảm từ 434 tỉ đồng xuống còn
336 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự phòng phải trả dài hạn của HBC tăng tới gần 50% từ 114 tỉ đồng lên
168 tỉ đồng.
------------------------------------------
Nguồn: Nguyễn Duy (2018), Nợ ngắn hạn tăng mạnh, dòng tiền hoạt động kinh doanh của
Công ty Xây dựng Hoà Bình âm gần ngàn tỉ, https://baocungcau.net/no-ngan-han-tang-
manh-dong-tien-hoat-dong-kinh-doanh-cua-cong-ty-xay-dung-hoa-binh-am-gan-ngan-ti-
d156483.html, [truy cập ngày 04/04/2018]

Giảng viên: TS. Lê Hoàng Vinh, vinhlh@uel.edu.vn


36

You might also like