You are on page 1of 38

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Trên hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của nền kinh tế thế giới,
công nghệ hiện đại đã trở thành động lực then chốt và đặt vai trò quan trọng trong
sự thịnh vượng của một quốc gia. Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng đã hưởng
ứng nhằm tạo ra một quốc gia hiện đại hơn, nơi mà có sự giao thoa hài hòa giữa nền
kinh tế truyền thống và công nghệ hiện đại. Trong hệ thống ngành tài chính, Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) đang nổi lên như một hình mẫu
tiêu biểu cho sự chuyển đổi đột phá bằng việc ứng dụng Fintech vào các hoạt động
ngân hàng.

Fintech, với sức mạnh biến đổi, không chỉ là một xu hướng mà còn là bước
nhảy vọt, đã và đang mang đến vô vàn triển vọng tích cực trong lĩnh vực tài chính
nói chung và TPBank nói riêng. Thông qua việc áp dụng các giải pháp tiên tiến,
TPBank không chỉ mở rộng phạm vi giao dịch trực tuyến mà còn tối ưu hóa trải
nghiệm khách hàng, tạo nên một cầu nối linh hoạt giữa thị trường tài chính truyền
thống và môi trường công nghệ số.

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ trình bày những thay đổi đầy ấn
tượng của TPBank, để khám phá xem cách TPBank làm thế nào vượt qua giới hạn
của mình thông qua ứng dụng Fintech, mở ra một thế giới ngân hàng số hiện đại,
linh hoạt và đặc sắc cho người dùng hơn.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ


PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK)

1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được thành lập vào
ngày 5/5/2008. Tháng 8/2008, khai trương TPBank chi nhánh Hà Nội, chính thức
tham gia mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam - SmartLink. Tháng 10/2008, khai
trương TPBank chi nhánh TPHCM, TPBank cho ra mắt dịch vụ Internet Banking
dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Vào tháng 8/2010, TPBank đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, tháng
12/2010 tăng lên 3.000 tỷ đồng. Đến tháng 12/2013, ngân hàng chính thức ra mắt
nhận diện thương hiệu mới. Tháng 9/2014, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ra
mắt phiên bản eBank trên nền tảng công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hoá cả
2 nền tảng Internet Banking và Mobile Banking. Tại Hà Nội, tháng 12/2014 đã diễn
ra sự kiện đánh dấu vị thế mới của TPBank - khai trương trụ sở mới.

Tổng tài sản của ngân hàng vào tháng 7/2016 đạt trên 83.200 tỷ đồng. Đến
tháng 8/2016, ngân hàng cho ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard. Vào
2/2017, TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động đầu tiên (24/7
LiveBank). Sau đó, 10/2017 ngân hàng cho ra mắt dịch vụ thanh toán qua quét mã
QR.

Tháng 4/2018, 555 triệu cổ phiếu (TPB) được niêm yết thành công trên sàn
chứng khoán TPHCM, nâng vốn điều lệ từ 6.718 tỷ đồng vào tháng 8/2018 lên
8.566 tỷ đồng vào tháng 10/2018. Cũng vào tháng 10/2018, cổ phiếu của TPBank
được giao dịch ký quỹ sau 6 tháng niêm yết.

Tháng 12/2020, ngân hàng niêm yết bổ sung hơn 215 triệu cổ phiếu, nâng
tổng số lượng cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE lên 1.072 triệu cổ phiếu, vốn
điều lệ cũng tăng từ 8.566 tỷ đồng lên 10.716,7 tỷ đồng. Tháng 12/2021, vốn điều lệ
đã tăng lên hơn 15.817 tỷ đồng.

Năm 2022, ngân hàng liên tục cho ra mắt các sản phẩm ứng dụng công nghệ
thuận tiện cho khách hàng, trong đó phải kể đến hệ thống Ngân hàng tiện lợi
TPBank LiveBank+ đầu tiên tại Việt Nam.

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Tiên Phong đã đạt tổng tài sản lên đến hơn 206 tỷ đồng và có gần 60 chi
nhánh trên toàn quốc.

2. Thành tích của TPBank


Với sứ mệnh trở thành tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững,
mang lại lợi ích cho khách hàng, TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản
phẩm tài chính hiệu quả nhất đến khách hàng. Đối tượng khách hàng mà TPBank
hướng đến là khách hàng trẻ và năng động. Vì vậy, tất cả những dịch vụ, sản phẩm
của TPBank đều phát triển dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, với mục tiêu là đi
đầu về Ngân hàng số.

Trong suốt hơn 15 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Tiên Phong cũng đã gặt hái được những thành tựu nhất định. Không chỉ được
đánh giá cao bởi khách hàng trong nước, TPBank cũng thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, TPBank cũng được đánh giá cao bởi các
tổ chức uy tín trong nước và quốc tế, liên tục được bình chọn và trao những giải
thưởng danh giá, điển hình có thể kể đến:

● Danh hiệu “Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam”


● Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức B1 với triển vọng ổn định
● Top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam
● Huân chương Lao động hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng và nhiều
giải thưởng danh giá khác.

Ngoài ra, TPBank liên tục lọt top các bảng xếp hạng được đánh giá bởi các tổ
chức uy tín cả trong nước và quốc tế.

3. Tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh chung của TPBank

3.1. Khái quát về tổng tài sản của TPBank giai đoạn 2019 - 2022

Trải qua năm 2022 nền kinh tế Việt Nam đã chịu rất nhiều khó khăn và biến
động. Thấm nhuần các chủ trương, chính sách của Chính phủ và chỉ đạo điều hành
của Ngân hàng nhà nước trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong giai
đoạn nhiều thách thức, khó khăn, trong năm 2022 Ngân hàng TMCP Tiên Phong
(TPBank) đã đề ra những định hướng phát triển phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô
và thực tiễn của thị trường.
Nhờ vào những bước tiến đổi mới, sáng tạo TPBank đã đưa ra thị trường
hàng loạt sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ tiên tiến góp phần bùng nổ về quy
mô khách hàng, mạng lưới. Và từ đó đã giúp TPBank ghi nhận tổng tài sản tăng đều
qua các năm, cụ thể tổng tài sản năm 2020 đạt 206.315 tỷ đồng (tăng 26% so với
năm 2019), tổng tài sản năm 2021 đạt 295.000 tỷ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ
năm ngoái) và vào năm 2022 ghi nhận con số kỷ lục với tổng tài sản đạt gần
329.000 tỷ đồng (đã tăng gần 16% so với thời điểm vào cuối năm 2021).

Với đường lối được hoạch định sáng suốt và linh hoạt, trong năm 2022, tổng
thu nhập hoạt động của ngân hàng ghi nhận hơn 15.000 tỷ đồng, tăng gần 16% so
với năm trước. Lãi thuần đến từ dịch vụ ghi nhận hơn 2.600 tỷ đồng và tăng gần
75% so với cùng kỳ năm trước.

3.2. Khái quát lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của TPBank trong
giai đoạn 2021- 2022
Năm 2022 TPBank đã rất nỗ lực để có thể vượt qua những thách thức, từng
bước phát triển bền vững, ổn định bằng chất lượng tài sản, khả năng nội tại và năng
lực quản lý tài chính của mình. Nhờ việc đưa ra các đường lối kinh doanh đúng đắn
và sử dụng vốn huy động hiệu quả, TPBank đã tạo được niềm tin với khách hàng và
doanh nghiệp, từ đó giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn đáng kể với tổng
huy động vốn đạt 289.000 tỷ đồng trong năm 2022 và tăng gần 11% so với năm
2021. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng đạt 2% đã cho thấy TPBank
sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình rất hiệu quả.

Nguồn vốn huy động dồi dào, hiệu suất kinh doanh đạt kết quả tốt, ngân hàng
đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 7.800 tỷ đồng, điều này đã giúp có lợi
nhuận tăng gần 30% trong năm 2022. Con số lợi nhuận đáng kể này của TPBank
chủ yếu đến từ dịch vụ bảo lãnh với các hoạt động như tài trợ thương mại để tăng
thu nhập từ chi phí cũng như đến từ những thành công trong các sản phẩm và dịch
vụ số của ngân hàng.
Ngoài ra, trong nhiều năm gần đây ngân hàng tập trung phần lớn nguồn lực
vào công nghệ và lấy ngân hàng số là trọng tâm để phát triển, đã góp phần không
nhỏ vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. TPBank đã nỗ lực, bền bỉ, dần gặt hái được
những thành công, bứt phá và tăng tốc trên đường đua, đưa tổng tài sản và lợi nhuận
của ngân hàng không ngừng phát triển và tăng trưởng sau nhiều năm. TPBank luôn
cố gắng để trở thành một ngân hàng có hoạt động kinh doanh đạt nhiều bước tiến
mới và kết quả cao với chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ghi nhận
trong hai năm qua lần lượt là 22.6% trong năm 2021, 21.5% trong năm 2022 và
đứng vị trí cao trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.3. Hình thức, tỷ lệ chi trả cổ tức của TPBank

3.3.1. Cổ tức Ngân hàng TPBank năm 2020


Năm 2020, TPBank đã chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, tăng vốn lên hơn
10.000 tỷ đồng. Tháng 12/2020, Ngân hàng TPBank dự khiến phát hành cổ phiếu
để trả cổ tức với vốn điều lệ là hơn 8.565 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu phổ thông
đang lưu hành ( trước thời điểm phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức) là hơn 816
triệu, mệnh giá 10000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, số lượng cổ phiếu dự kiến phát
hành là 163.314.630 cổ phiếu với mục đích chi trả cổ tức từ lợi nhuận để lại sau khi
đã trích lập các quỹ theo quy định (từ năm 2019 trở về trước) theo phương án tăng
vốn điều lệ năm 2020 của TPBank đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại
Nghị quyết số 03/2020/NQ-TPB.ĐHĐCĐ ngày 20/10/2020.
Theo “Công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của ủy ban chứng khoán
nhà nước và sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM”, năm 2020 TPBank đã phân phối
163.313.996 cổ phiếu để chi trả cổ tức , số cổ đông được phân phối là 5.882 cổ
đông và 404 cổ đông được phân phối 0 cổ phiếu do phương thức xử lý cổ phiếu lẻ -
cổ phiếu phát hành để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống đến
hàng đơn vị. Phần cổ phiếu lẻ phát sinh (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.
3.3.2. Cổ tức TPBank năm 2021
Tại năm này, ngân hàng duy trì mức chi trả cổ tức trên 20% bằng cổ phiếu
cho cổ đông, cụ thể là 35%. Ngày 21/12, TPBank thông báo chốt danh sách cho đợt
chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 35% (100 cổ phiếu TPB được nhận 35 cổ phiếu mới).
Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành 410.085.102 cổ phiếu, tương đương quy mô
hơn 4.100 tỷ đồng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy vốn điều lệ
của TPBank sẽ từ từ 11.716 tỷ đồng lên hơn 15.817 tỷ đồng nếu hoàn tất phát hành.
3.3.2. Cổ tức TPBank năm 2022
Vào 2/2022 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông số 01/2023/NQ-
TPB.ĐHĐCĐ ngày 6/2 và Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 07/2023/NQ-
TPB.HĐQT ngày 7/2, Đại hội đồng cổ đông dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
của Ngân hàng đã phê duyệt kế hoạch thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ
đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 25%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 2.500
đồng)
Tuy nhiên, đến giữa năm 2023, TPBank dự kiến phát hành gần 620 triệu cổ
phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.198 tỷ đồng, chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 39,19%.
Ngày 12/6/2023, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã chốt danh sách
cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ
39,19%.Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu TPBank sẽ được nhận 39,19 cổ
phiếu mới. Tổng số cổ phiếu phát hành thêm là 619,89 triệu cổ phiếu, tương đương
6.198,9 tỷ đồng.Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến là ngày 22/7/2023.
Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 thể hiện sự tin tưởng của Ban
lãnh đạo và Hội đồng quản trị TPBank đối với sự phát triển bền vững của ngân
hàng. Trong năm 2022, TPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng,
với tổng tài sản đạt 358.782 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021. Lợi nhuận trước
thuế đạt 7.828 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm và tăng 29,7% so với năm 2021.
Việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ giúp TPBank tăng vốn điều lệ, nâng cao
năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
trong thời gian tới.

3.4. Tốc độ tăng trưởng của TPBank trong giai đoạn 2020 - 2023

3.4.1.Tốc độ tăng trưởng của TPBank năm 2020


TPBank đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch. Năm 2020,
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19,
TPBank vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, tổng tài sản của ngân
hàng đạt 206.316 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm trước và vượt khoảng hơn 14%
kế hoạch năm (Báo cáo thường niên năm 2020, trang 44, Bảng các chỉ số tài chính
chủ yếu năm 2020, Mục 1). Tổng vốn huy động đạt 184.911 tỷ đồng tăng 25,15%
so với năm trước, trong khi dư nợ cũng có mức tăng trưởng tốt, khá cao so với toàn
ngành. Lợi nhuận trước thuế của TPBank năm 2020 đạt 4.389 tỷ đồng, tăng 14% so
với năm 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm.
Lợi nhuận sau thuế đạt 3.683 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2019 và hoàn
thành 99,2% kế hoạch năm.

Tốc độ tăng trưởng của TPBank trong năm 2020 là khá ấn tượng, đặc biệt
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Điều
này cho thấy TPBank đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh và có khả năng thích
ứng tốt với những biến động của thị trường. Có thể thấy, TPBank đã đạt được
những kết quả tích cực trong năm 2020 nhờ một số yếu tố, bao gồm:
● Chiến lược chuyển đổi số thành công, giúp TPBank tăng cường khả năng
tiếp cận khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại,
tiện lợi.
● Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
3.4.2.Tốc độ tăng trưởng của TPBank năm 2021
Cụ thể, tổng tài sản của ngân hàng đến cuối năm 2021 đạt 292.827 tỷ đồng,
tăng khoảng 42% so với thời điểm cuối năm trước và vượt hơn 13% kế hoạch năm.
Tổng huy động đạt 262.385 tỷ đồng, tăng 41,8% so với năm trước, trong đó khi huy
động thị trường 1, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cũng có sự thay đổi, so với
cuối năm 2022 tăng 22%, đạt 175 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, dư nợ cũng có mức
tăng trưởng tốt, khá cao so với toàn ngành.
Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế của TPBank năm 2021 đạt 6.000 tỷ đồng, vượt
kế hoạch năm và tăng 37% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.372 tỷ đồng,
vượt kế hoạch năm và tăng 37% so với năm 2020. Trong khi lợi nhuận sau thuế
năm 2021 đạt khoảng 4.829 tỷ đồng, tiếp tục tăng 37% so với năm trước.
Về thu nhập lãi thuần từ dịch vụ vượt hơn 65% so với cùng thời điểm cuối
năm 2020, đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,9%, bên cạnh đó ngân
hàng cũng đã tăng vốn điều lệ từ 10.717 tỷ đồng lên đến 15.818 tỷ đồng. Mã cổ
phiếu TPBank lọt vào nhóm VN30, tăng trưởng 101% đưa giá trị vốn hóa của
TPBank đạt hơn 2,8 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng của TPBank năm 2021 tiếp tục duy trì ở mức cao,
cho thấy ngân hàng đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Những kết quả đạt
được của TPBank trong năm 2021 là minh chứng cho những nỗ lực không
ngừng của ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số và mở rộng
quy mô kinh doanh. Chiến lược chuyển đổi số đã giúp TPBank tăng cường khả
năng tiếp cận khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại,
tiện lợi. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát triển cũng là một yếu tố
quan trọng góp phần vào thành công của TPBank trong năm 2021.
3.4.3.Tốc độ tăng trưởng của TPBank năm 2022
Cụ thể, năm 2022 tổng tài sản của ngân hàng TPBank khoảng 328.634 tỷ
đồng, tăng 12% so với năm trước. Tổng huy động đạt 289.051 tỷ đồng, tăng gần 7%
so với năm 2021, trong khi dư nợ cũng có mức tăng trưởng tốt, khá cao so với toàn
ngành. Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2022 của TPBank đạt 15.317 tỷ đồng
trong đó thu nhập lãi thuần chiếm 72.9%, thu về khoảng 11.387 tỷ đồng, thu nhập
thuần ngoài lãi đạt 4.229 tỷ đồng chiếm 27,1%. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín
dụng đạt 9.672 tỷ đồng. Trong năm 2022 Ngân hàng đã trích lập 1.844 tỷ đồng dự
phòng rủi ro trong đó có dự phòng chung 140 tỷ đồng, dự phòng cụ thể 1.7044 tỷ
đồng. Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế của TPBank năm 2021 đạt 70828 tỷ đồng.
Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế của TPBank năm 2022 đạt 7.828 tỷ đồng, vượt kế
hoạch năm và tăng 29,7% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.175 tỷ đồng,
tăng 29,6% so với năm 2021.
Tiếp đến, lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt khoảng 6.261 tỷ đồng, tăng gần
30% so với cuối năm 2021.
Với những kết quả kinh doanh ấn tượng trong nhiều năm đã giúp
TPBank được vinh danh là "Ngân hàng TMCP tư nhân tốt nhất Việt Nam" do
Tạp chí The Banker bình chọn. Ngoài ra, TPBank cũng được vinh danh là
"Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt nhất Việt Nam" do Forbes bình
chọn.

3.5. Rủi ro

3.5.1. Tăng trưởng tín dụng gần như đi ngang, trong khi chi phí huy
động vốn tăng cao khiến thu nhập lãi thuần đi xuống.

Tính đến ngày 30/9/2023, Tổng công ty Cổ phần Tiền Phong (TPBank) đã
ghi nhận tổng giá trị nợ tín dụng là 195.813 tỷ đồng. Đây là một sự tăng trưởng
đáng kể, với mức tăng là 7,2% so với đầu năm 2023. Tổng giá trị nợ tín dụng này
cũng đạt 90,75% so với kế hoạch đề ra đầu năm. Trong tổng giá trị nợ tín dụng trên,
số tiền cho vay khách hàng chiếm một phần quan trọng, đạt 179.946 tỷ đồng, tăng
trưởng đáng kể với tỷ lệ 11,8%. Mặt khác, số nợ trái phiếu doanh nghiệp đã giảm
mạnh xuống còn 15.867 tỷ đồng, giảm 26,6% so với mức ban đầu.

Tăng trưởng tín dụng của TPBank so với Ngành ngân hàng

Trong quý III/2023, tín dụng của TPBank tăng nhẹ 0,4% so với quý II/2023,
đặt nó vào danh sách các quý có mức tăng trưởng thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu
có thể lý giải qua hai điểm sau:

● Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam trong quý III/2023 vẫn còn gặp nhiều
khó khăn.
● Thứ hai, sự giảm mạnh trong lãi suất huy động vào quý III/2023 đã
khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn, ảnh hưởng đến việc
cho vay.

Hoạt động huy động vốn của TPBank đang trải qua mức tăng trưởng âm.
Tính đến ngày 30/9/2023, tiền gửi từ khách hàng đạt 193.753 tỷ đồng và giảm 0,6%
so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu do sự giảm mạnh lãi suất huy động ở quý
III/2023.
Tuy tiền gửi từ khách hàng giảm, TPBank vẫn phải chi trả lãi tiền gửi khổng
lồ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 do áp lực tăng lãi suất từ cuối năm 2022.
Ngoài ra, ngân hàng còn phải đối mặt với chi phí trả lãi tiền vay tăng mạnh, càng
làm tăng thêm áp lực tài chính.

Nhìn chung thì chi phí trả lãi cao chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thu
nhập lãi thuần 9 tháng đầu của TPBank đi xuống, giảm đến 2,1% so với cùng kỳ
năm trước.

Do dịch vụ tư vấn - kinh doanh bảo hiểm không còn mang lại lợi nhuận lớn
như trước, vậy nên nguồn thu từ hai dịch vụ này của TPBank trong 9 tháng năm
2023 đã sụt giảm nghiêm trọng đến 56%.

3.5.2. Chất lượng tài sản suy giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tỷ lệ bao phủ
nợ xấu giảm mạnh.

Tỷ lệ nợ xấu của TPBank trong quý III/2023 đã tăng cao lên đến 3%, từ 2,2%
cuối quý II/2023 và 0,84% cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong
lịch sử hoạt động của ngân hàng. Sự gia tăng mạnh mẽ của nợ xấu có thể do một số
nguyên nhân sau:

● Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa khả quan, làm giảm khả
năng trả nợ của khách hàng.
● Thứ hai, lãi suất huy động giảm mạnh làm cho ngân hàng gặp nhiều
khó khăn trong việc huy động vốn, ảnh hưởng đến khả năng cho vay.
● Thứ ba, TPBank đã có sự mở rộng quy mô tín dụng mạnh mẽ trong
thời gian qua. Điều này khiến cho ngân hàng có nguy cơ có nhiều khoản vay có rủi
ro cao.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu và chi phí tín dụng của TPBank

Với sự tăng đột ngột của tỷ lệ nợ xấu, TPBank đã phải tăng chi phí trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng lên 1.293 tỷ đồng trong quý III/2023, đưa tổng chi phí
trong 9 tháng lên 1.976 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm
mạnh 26% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của TPBank cũng đã giảm xuống, chỉ còn 47%
vào cuối quý III/2023, đây cũng chính là mức bao phủ nợ xấu thấp nhất trong 10
năm qua của ngân hàng.

CHƯƠNG II: CÁC ỨNG DỤNG FINTECH TẠI NGÂN HÀNG


THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK)

1. Đối với khách hàng cá nhân

1.1. Apple Pay.

Apple Pay là một phương thức thanh toán di động được phát triển bởi Apple.
Đây là một phương thức thanh toán dễ dàng, bảo mật và riêng tư. Khách hàng có
thể sử dụng Apple Pay trên các thiết bị như iPhone, iPad và Mac để thực hiện giao
dịch mua sắm trong ứng dụng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hoặc cũng
có thể thực hiện giao dịch trực tuyến qua Safari mà không cần tạo tài khoản hoặc
nhập thông tin vận chuyển và thanh toán nhiều lần. Apple Pay hỗ trợ thanh toán cho
nhiều dịch vụ, từ giao thức ăn đến mua sắm trực tuyến, vận chuyển, du lịch và nhiều
dịch vụ khác, tạo ra trải nghiệm thanh toán dễ dàng hơn. Đặc biệt, Apple Pay còn
cho phép thanh toán trực tiếp trong các ứng dụng trên Apple Watch. Hay Apple Pay
là một dịch vụ thanh toán không tiếp xúc của Apple, sử dụng công nghệ NFC (công
nghệ truyền dữ liệu không dây tầm ngắn, sử dụng sóng radio tần số cao (HF) để kết
nối giữa thiết bị Apple (iPhone, Apple Watch, iPad, Mac) với máy POS. Khi thanh
toán bằng Apple Pay, khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thiết bị Apple của mình vào
máy POS là có thể thanh toán thành công.
Apple Pay đặt ưu tiên hàng đầu cho bảo mật và riêng tư, bằng việc sử dụng
công nghệ tokenization để lưu trữ thông tin thẻ tín dụng của người dùng. Thay vì
lưu trữ chi tiết thẻ trực tiếp trên thiết bị hoặc trên hệ thống máy chủ của Apple, công
nghệ này sử dụng mã token để đại diện cho thông tin thẻ của người dùng khi thực
hiện giao dịch. Quy trình này giúp ngăn chặn các tình trạng xâm phạm bảo mật từ
phía hacker, vì thông tin thẻ thực tế không được lưu trữ một cách trực tiếp. Bên
cạnh đó, Apple Pay sử dụng biometrics (vân tay, Face ID) để xác thực danh tính của
khách hàng. Điều này giúp tăng cường bảo mật cho các giao dịch thanh toán.
1.2. Ứng dụng ngân hàng số App TPBank

Ứng dụng Ngân hàng số App TPBank là một ứng dụng ngân hàng số dành
cho cá nhân được phát triển bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
(TPBank). Ứng dụng được thiết kế với giao diện hiện đại, thân thiện với người
dùng, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch ngân hàng mọi lúc, mọi nơi.
Ứng dụng này đã được TPBank tích hợp các công nghệ Fintech vào để nâng cao
chất lượng sản phẩm như là:
● Công nghệ sinh trắc học: công nghệ này sử dụng các đặc điểm sinh
học của khách hàng như vân tay, khuôn mặt, giọng nói,... để xác thực danh tính.
Ứng dụng Ngân hàng số App TPBank sử dụng công nghệ sinh trắc học vân tay để
khách hàng có thể đăng nhập và thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần
nhập mật khẩu hay giúp khách hàng mở tài khoản ngân hàng trực tuyến nhanh
chóng, dễ dàng và an toàn hơn.
● Công nghệ định danh khách hàng điện tử (eKYC): TPBank là một
trong những ngân hàng tiên phong triển khai eKYC tại Việt Nam, công nghệ này
giúp khách hàng mở tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch trực tuyến mà
không cần đến ngân hàng
● Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ khách hàng tự động giải đáp
các thắc mắc qua chatbot hay phân tính hành vi khách hàng để đưa ra các sản phẩm,
dịch vụ phù hợp.
● Bên cạnh đó, TPBank còn ứng dụng thành công công nghệ
Blockchain vào việc chuyển tiền liên ngân hàng trong nước. Công nghệ này giúp
các giao dịch chuyển tiền trở nên nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.

Những tính năng nổi bật (cá nhân hóa) của App TPBank khi áp dụng công
nghệ Fintech:
- ChatPay: chuyển tiền y như “chat”, ChatPay là tính năng chuyển tiền
trên app TPBank có giao diện giống như một phần mềm chat. Khi mở ChatPay,
chúng ta sẽ thấy toàn bộ lịch sử giao dịch được hiển thị theo thứ tự từ giao dịch gần
nhất. Lịch sử chuyển/nhận tiền với từng người cũng hiển thị giống như khi chúng
nhắn tin với người nào đó.
- MeZone: cho phép thay đổi giao diện một cách tùy biến theo sở thích
của người dùng.
- VoicePay: cho phép người dùng chuyển tiền bằng giọng nói, điều này
cũng giúp TPBank xác minh chủ tài khoản một cách nhanh chóng, chính xác và an
toàn.
- FacePay: giúp người dùng có thể thanh toán bằng khuôn mặt.
- Nickname: khi đăng ký tài khoản chúng ta có thể dùng nickname làm
số tài khoản.
1.3. Ngân hàng tự động LiveBank 24/7

Ngân hàng Tự động LiveBank 24/7 của TPBank là hệ thống ngân hàng tự
động đầu tiên tại Việt Nam, được triển khai từ năm 2017. LiveBank cung cấp đa
dạng các dịch vụ ngân hàng như: mở tài khoản ngân hàng, thẻ ATM; nộp tiền, rút
tiền, chuyển tiền; thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến; vay tiền, tiết
kiệm,...LiveBank là giải pháp ngân hàng hiện đại, mang đến cho khách hàng những
trải nghiệm giao dịch ngân hàng đơn giản, nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Giao
diện được thiết kế đẹp mắt dễ dàng sử dụng. Với hệ thống quy mô lớn (gần 500
điểm giao dịch) cho phép người dùng giao dịch mọi nơi, mọi lúc.
Cũng giống như các sản phẩm ngân hàng số trên LiveBank cũng được trang
bị nhiều công nghệ hiện đại như:
● Công nghệ sinh trắc học (biometrics) sử dụng các đặc điểm sinh học
của con người để xác thực danh tính, bao gồm vân tay, khuôn mặt, mống mắt,...
Giúp khách hàng khi thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, tăng cường
bảo mật và an toàn.
● Công nghệ máy học (machine learning), học sâu (deep learning), công
nghệ này cho phép hệ thống học hỏi và tự điều chỉnh dựa trên dữ liệu đầu vào, giúp
tối ưu hóa quy trình giao dịch, giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng và
dễ dàng hơn.
● Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ này cho phép hệ thống mô
phỏng khả năng tư duy và hành động của con người. Trong LiveBank 24/7, công
nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như
tư vấn tài chính, giải đáp thắc mắc,...

1.4. Ứng dụng tiết kiệm vạn năng Savy

Ứng dụng tiết kiệm Savy là một ứng dụng được ngân hàng Tiên Phong
(TPBank) ra mắt giúp khách hàng có thể tiết kiệm với khoản tiền chỉ từ 30000 đồng
từ mọi ngân hàng mà hoàn toàn miễn phí. Một số tính năng nổi bật của ứng dụng
này là: tiết kiệm khoản nhỏ giúp khách hàng có thể dễ dàng tiết kiệm ngay cả khi họ
có thu nhập thấy hoặc không ổn định, tiết kiệm cho từng mục tiêu cụ thể và theo dõi
quá trình tiết kiệm thông qua ứng dụng, ứng dụng Savy cung cấp lãi suất tiết kiệm
cạnh tranh lên đến 6.8%, giao diện thân thiện dễ dàng sử dụng giúp người dùng có
thể dễ dàng thao tác và quản lý tài khoản của mình.

Để ra mắt ứng dụng này TPBank đã áp dụng nhiều công nghệ Fintech mới
để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:

● Đầu tiên, công nghệ API, hay còn gọi là giao diện lập trình ứng dụng,
đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tương tác giữa các thư viện và ứng
dụng khác nhau. Nó là bộ công cụ chứa đựng các phương thức và giao thức, cho
phép ứng dụng tương tác với nhau một cách hiệu quả. Thông qua API, khách hàng
có khả năng truy cập vào một loạt các chức năng hữu ích như: tạo gói tiết kiệm gửi
góp mua sắm, sở thích xe cộ, tạo gói kỳ hạn Super Savy học tập, đám cưới, mua
nhà,... mà không cần biết chi tiết cài đặt bên trong. Điều này giúp tối ưu hóa quá
trình trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng, mang lại sự linh hoạt và tính tương tác cao
trong quá trình phát triển ứng dụng. TPBank đã áp dụng Open Banking là hoạt động
của TPBank cho cấp quyền cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính - bên thứ 3 quyền
truy cập dữ liệu vào các giao dịch, ngân hàng tiêu dùng,... phát triển ứng dụng phù
hợp với khách hàng của ngân hàng. Công nghệ API cho phép Savy kết nối với hệ
thống ngân hàng của nhiều ngân hàng khác nhau, giúp người dùng có thể gửi tiết
kiệm từ tài khoản của ngân hàng khác sang tài khoản Savy một cách nhanh chóng
và dễ dàng. Việc nạp/rút tiền điều thực hiện một cách online bên cạnh đó còn kết
hợp nhiều sự tiện ích trong cùng một ứng dụng theo từng nhu cầu của khách hàng
có thể kể đến là tích hợp giới thiệu hệ sinh thái TPBank: LiveBank, thẻ tín dụng
FreeGo, cho vay tiêu dùng Fico.
● Thứ hai, công nghệ Big Data là một công nghệ với một cơ sở dữ liệu
lớn và phức tạp mà các công cụ truyền thống không thể xử lý hết được. Bằng cách
tổng hợp thông tin đến từ nhiều nguồn, Big Data trở thành một công cụ mạnh mẽ hỗ
trợ quá trình ra quyết định kinh doanh, phát hiện hành vi, và nhận diện xu hướng
một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương tiện truyền thống. Big
Data đồng thời được xác định thông qua ba yếu tố chính là “dữ liệu, công nghệ, và
quy mô”. Công nghệ này được TPBank thiết kế và hình thành một hệ sinh thái trong
Savy có khả năng xử lý các dữ liệu lớn từ nhiều khách hàng có nhiều nhu cầu tiết
kiệm khác nhau. TPBank có khả năng tiếp cận trực tiếp đến nguồn thông tin và dữ
liệu lịch sử đầy đủ về thói quen và hành vi chi tiêu, tiết kiệm của khách hàng.
Chúng không chỉ giữ thông tin chi tiết về nguồn thu nhập hàng năm của khách
hàng, mà còn ghi chép kỹ lưỡng về các khoản chi tiêu, tiết kiệm cũng như các dịch
vụ ngân hàng mà khách hàng đã sử dụng. Từ đó đưa ra được những phân tích đánh
giá và đưa ra những dịch vụ tiết kiệm phù hợp với từng khách hàng của mình.
● Và thứ 3, ứng dụng Savy đã sử dụng công nghệ AI để tự động hóa
một số tác vụ trong quá trình khách hàng sử dụng mà không cần gặp trực tiếp nhân
viên khách hàng. Tận dụng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo trong việc cung cấp các
dịch vụ tài chính có thể tăng cường hiệu suất, giảm chi phí, và nâng cao chất lượng,
đồng thời cải thiện độ hài lòng của khách hàng thông qua khả năng tự động hóa các
quy trình hoạt động và mở rộng khả năng phân tích các tập dữ liệu lớn. Với nhiều
ngân hàng truyền thông khác việc gửi tiết kiệm phải ra quầy giao dịch và thực hiện
việc gửi tiết kiệm một cách thủ công thì giờ đây với việc áp dụng công nghệ AI vào
ứng dụng tiết kiệm Savy khách hàng có thể nạp rút tiền một cách nhanh chóng bên
cạnh đó người dùng sẽ được nhắc nhở gửi tiết kiệm, tự động chuyển tiền từ các tài
khoản thanh toán khách sang tài khoản tiết kiệm Savy theo một lịch trình cố định
mà khách hàng sắp xếp. Có thể nói điều này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí cũng
như thời gian của cả ngân hàng và khách hàng.

1.5. Ứng dụng thanh toán thẻ SoftPOS

Ứng dụng thanh toán thẻ SoftPOS của ngân hàng TPBank làm một ứng dụng
tiện ích cho những chủ shop doanh nghiệp nhỏ không cần phải mất nhiều thời gian
chi phí để dùng tới máy POS. Ứng dụng này cho phép biến một chiếc Smartphone
thành một chiếc máy POS di động để có thể chấp nhận thanh toán thẻ Visa,
MasterCard, JCB, thẻ ATM (có biểu tượng Contactless) chỉ với một ứng dụng.
Được yêu thích và sử dụng rộng rãi bởi những tính năng vượt trội mà ứng
dụng này mang lại cho các chủ shop và doanh nghiệp nhỏ. Các chủ shop có thể cài
đặt ứng dụng trên chính smartphone của mình và đăng ký tài khoản một cách nhanh
chóng không mất quá nhiều thời gian phải ra quầy giao dịch, sự tiện lợi và dễ dàng
sử dụng này đã thu hút được lượng lớn khách hàng đăng ký.

Nhằm hướng tới phân khúc khách hàng chủ shop, doanh nghiệp nhỏ thanh
toán với giá trị thấp, TPBank áp dụng công nghệ NFC giúp họ có thể chấp nhận
thanh toán với nhiều loại thẻ khác nhau mà không cần dùng thiết bị POS tốc độ
thanh toán nhanh chóng chỉ trong vòng 5s chạm thẻ vào mặt lưng của điện thoại là
có thể hoàn thành thanh toán mà không cần tiếp xúc. Mọi giao dịch diễn ra nhanh
chóng và chính xác.

Cùng với đó, trong ứng dụng thanh toán thẻ SoftPOS TPBank đã áp dụng
công nghệ bảo mật tiên tiến đạt tiêu chuẩn PCI DSS, EWV,...chẳng hạn như mã hóa
dữ liệu để bảo vệ thông tin thẻ của khách hàng, xác thực hai yếu tố. Nhằm đảm bảo
mọi giao dịch điều diễn ra một cách an toàn, giúp khách hàng tối ưu hóa được tài
khoản của mình tránh bị đánh cắp.

Công nghệ Big Data được TPBank đưa vào sử dụng để phân tích dữ liệu các
giao dịch nhận và chuyển tiền của khách hàng. Thống kê được những khách hàng
thân thiết để giúp chủ shop có thể đưa ra những chương trình khuyến mãi đặt biệt
cho đối tượng khách hàng này. Công nghệ Big Data cũng giúp chủ shop có thể
thống kê được tất cả các giao dịch từng ngày từ đó dễ dàng tính toán được doanh
thu lợi nhuận kinh doanh của mình mà không mất quá nhiều thời gian như những
công cụ truyền thống.

1.6. Ứng dụng thanh toán QuickPay

TPBank QuickPay là một ứng dụng thanh toán và chuyển tiền nhanh chóng
chỉ trong vòng 1s bằng việc quét mã QR, QuickPay giúp khách hàng thanh toán hóa
đơn tiền điện nước, mua sắm trực tuyến, chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản
khác một cách nhanh chóng dễ dàng, đảm bảo an toàn bảo mật, dễ dàng sử dụng tối
ưu hóa việc sai sót trong việc thanh toán và chuyển tiền. Đây là một ứng dụng được
xem như là một giải pháp thanh toán tiện lợi và hiệu quả, phù hợp với mọi đối
tượng khách hàng. Là một ứng dụng được đánh giá cao QuickPay được VietNam
Report bình chọn là Ứng dụng thanh toán xuất sắc nhất năm 2022 và được Global
Banking and Finance Review bình chọn là “Ứng dụng thanh toán sáng tạo nhất
2022”.

Giống như ứng dụng thanh toán thẻ SoftPOS TPBank cũng áp dụng công
nghệ bảo mật và Big Data. Mọi hoạt động giao dịch điều cần được bảo một tối đa
nên TPBank sử dụng mã hóa dữ liệu AES 256-bit cũng áp dụng xác thực hai yếu tố
2FA. Công nghệ Big Data được sử dụng trong ứng dụng này giúp thống kê được
lịch sử giao dịch, thói quen mua sắm,...giúp khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và
quản lý tài chính của mình và giúp ngân hàng có thể phân tích sở thích, mục tiêu
mua sắm của khách hàng mình để có thể đưa ra những chiến dịch marketing theo
hướng cá nhân hóa phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ứng dụng cũng đưa ra
nhiều khuyến nghị như chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng giúp tiết
kiệm chi tiêu.

Điểm khác ở ứng dụng thanh toán QuickPay đã được TPBank áp dụng công
nghệ mã QR, mã QR là một loại ma trận mã vạch, có khả năng được đọc bằng máy
đọc mã vạch hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng chức năng chụp
ảnh và các ứng dụng chuyên dụng để quét mã vạch. Mã QR không chỉ đọc nhanh
hơn mà còn tiết kiệm thời gian và không gian so với mã vạch truyền thống. Khi
khách hàng thanh toán bằng cách quét mã QR, ứng dụng QuickPay sẽ sử dụng công
nghệ mã QR để xác định người nhận và số tiền cần thanh toán. Giao dịch sẽ được
thực hiện ngay lập tức.
2. Đối với khách hàng doanh nghiệp

2.1. . Kết nối ngân hàng số Biz Connex

Bằng cách sáng tạo liên tục các gói giải pháp đi đầu về hỗ trợ, ngân hàng
TMCP Tiên Phong (TPBank) đã đem đến những tiện ích tốt nhất cho khách hàng.
Một trong những gói tính năng đặc biệt được các doanh nghiệp hưởng ứng chính là
Biz Connex.

Biz Connex là nhóm giải pháp về Ngân hàng mở được xây dựng trên nền
tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của TPBank phát triển, giúp các giao
dịch tài chính thực hiện với khối lượng lớn nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và bảo
mật. Với hàng chục sản phẩm chính trong gói giải pháp Biz Connex bao quát các
nhu cầu thường nhật của doanh nghiệp thì khách hàng hoàn toàn kiểm soát toàn bộ
các giao dịch và tình hình tài chính:

- Với sản phẩm Biz API Notify, hệ thống sẽ thông báo tin nhắn trực tiếp các
biến động số dư, giúp thực hiện ghi có/ghi nợ gạch nợ/xuất đơn hàng/xuất kho tự
động ngay lập tức cho khách hàng từ phần mềm. Đồng thời, Biz API còn giúp
khách hàng truy vấn giao dịch mà không cần tới trực tiếp chi nhánh hoặc phòng
giao dịch của TPBank để truy vấn thông tin. Người dùng có thể thực hiện truy vấn
ngay trên hệ thống nội bộ. Và Biz API còn hỗ trợ thực hiện chuyển tiền thanh toán
ngay trên hệ thống nội bộ của Đối tác. Lệnh chuyển tiền thực hiện tự động, với khối
lượng lệnh chuyển tiền đáp ứng nhu cầu giao dịch với mô hình kinh doanh đa dạng
và phức tạp của đối tác.

Sản phẩm Biz Cashflow, giúp quản lý dòng tiền tập trung phù hợp với mô
hình Tập đoàn/Tổng công ty với mô hình sở hữu doanh nghiệp phức tạp, giúp doanh
nghiệp dễ dàng quản lý và tối ưu tài chính.

Biz Mix&Match là sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp có mô hình hoạt
động phức tạp, với nhiều tầng lớp doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, sale có độ
phân tán cao. Việc kiểm soát quy mô và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp sẽ
phần nào thuận lợi hơn…

Các tính năng của Biz Connex mang lại sự thuận tiện nhất cho doanh nghiệp
nhờ nắm bắt xu hướng ngân hàng mở (Open Banking) do TPBank theo đuổi mô
hình này ngay ở giai đoạn đầu, sánh vai cùng nhóm đầu ngân hàng trên thế giới như
DBS, OCBC, Citibank... Ngân hàng mở giúp tạo ra một xu thế mới giúp khách hàng
có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại bất cứ nền tảng nào (điện thoại, máy tính
bảng, laptop, máy tính bà…). Bằng việc lắng nghe và tìm hiểu về nhu cầu của khách
hàng, TPBank đã thực hiện Open Banking với các giải pháp Open API cung cấp đa
dạng các dịch vụ từ giai đoạn 2018-2019. Đến nay, ngân hàng đã kết nối hàng trăm
đối tác khác nhau, cho ra mắt hơn 2.500 đầu dịch vụ thanh toán, liên tục các kết nối
mới được tạo ra mỗi tuần phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

Với nền tảng công nghệ số hiện đại, bằng việc cung cấp hàng trăm API mở,
TPBank cho phép doanh nghiệp truyền dữ liệu tới ngân hàng ngay trên hệ thống của
doanh nghiệp - thay vì phải đăng nhập vào hệ thống Internet Banking/eBank của
ngân hàng, mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao. Cho đến nay, TPBank đang sở hữu
thư viện OpenAPI phong phú, đã được chuẩn hóa và đóng gói các API riêng lẻ
thành những gói sản phẩm hoàn thiện, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp vào
hệ thống của mình để đưa sản phẩm phù hợp nhất đến tay khách hàng, rút ngắn thời
gian triển khai kết nối, tối ưu chi phí kinh doanh.

Các tính năng được TPBank nghiên cứu và tạo ra dựa trên sự thấu hiểu khách
hàng và nghiên cứu sâu sắc về thị trường, về nhu cầu doanh nghiệp, để tâm vào
từng sản phẩm. Đây cũng là bước phát triển vượt bậc, góp phần hoàn thiện và nâng
cao trải nghiệm số hóa, phát triển công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng. Nhờ sự
đổi mới sáng tạo quy trình thủ tục cùng các tiện ích kết nối nhờ Open API đã mang
đến cho chủ doanh nghiệp một trải nghiệm đột phá, khác biệt khi quản lý tài chính
và theo dõi dòng tiền.

2.2. Ngân hàng số TPBank Biz

Với sự đổi mới mạnh mẽ, trong thời gian gần đây, Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã tiên phong và thành công chuyển đổi số, duy trì
vị thế hàng đầu thông qua việc liên tục triển khai và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng số. Gần đây, TPBank giới thiệu ứng dụng ngân hàng số mới mang tên
TPBank Biz, đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp, với kỳ vọng tạo ra những
đổi mới độc đáo không có trong các phiên bản trước đó. Trong quá trình hoạt động,
TPBank luôn đặt trải nghiệm người dùng vào trung tâm, ưu tiên cải thiện hiệu suất
xử lý. Do đó, ứng dụng ngân hàng số TPBank Biz được thiết kế linh hoạt để đáp
ứng đặc thù của từng doanh nghiệp. Ứng dụng TPBank Biz giúp tối ưu hóa thời
gian xử lý các tác vụ tài chính, giảm đến 50% so với trước đây, đồng thời tăng
cường hiệu năng và ổn định lên đến 10 lần.

● Giao diện thiết kế linh hoạt, đa tiện ích

TPBank Biz được thiết kế với giao diện hoàn toàn mới, dễ dàng thao tác và
trải nghiệm xuyên suốt trên mọi thiết bị, từ máy tính đến điện thoại di động hay
máy tính bảng. Sở hữu hệ giao diện UI/UX lấy trải nghiệm người dùng làm trung
tâm, TPBank đã có một loạt cải tiến về hiển thị, cho phép khách hàng tương tác đa
điểm chạm trên ứng dụng.

TPBank Biz giúp khách hàng có cái nhìn tổng thể hơn về quản lý tài chính
với nhiều tính năng mới chưa từng có như danh sách tài khoản, kiểm tra nhanh số
dư, công cụ nhắc nhở lệnh cần thực hiện hay tính năng xem tỷ giá ngoại hối…
Doanh nghiệp có thể dễ dàng trích xuất các báo cáo về tài khoản, giao dịch thanh
toán và dòng tiền theo thời gian thực. Mọi biến động về số dư tài khoản, trạng thái
giao dịch, thông tin ưu đãi cũng được gửi tới khách hàng ngay cả khi khách hàng
không đăng nhập ứng dụng thông qua tính năng “thông báo”.

Một ưu điểm nổi bật nữa là doanh nghiệp có thể mở tài khoản thanh toán, lựa
chọn tài khoản số đẹp và sử dụng ngay chỉ với vài thao tác nhanh gọn ngay tại ứng
dụng TPBank Biz nhờ công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC). Đây là
trợ thủ đắc lực cho người quản lý doanh nghiệp quan sát và quản lý hoạt động tài
chính theo phương thức thông minh và hiệu quả.

● Nền tảng công nghệ số

Được xây dựng trên nền tảng module hóa với các công nghệ nổi trội nhất
hiện nay như Microservices, Containers…, TPBank Biz cho phép tối ưu tới 50%
thời gian xử lý, đồng thời tăng tính ổn định lên gấp 10 lần so với các phiên bản
trước đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xử lý hàng nghìn giao dịch cùng lúc với tốc
độ nhanh chóng, các bước thực hiện cũng được rút ngắn tối đa. Nền tảng công nghệ
hiện đại này giúp ngân hàng dễ dàng bổ sung các tính năng mới mà không gây ảnh
hưởng đến sự ổn định của ứng dụng. Điều này giúp TPBank Biz linh hoạt hơn trong
việc cài đặt phát triển, tối ưu hiệu suất, cũng như mang lại trải nghiệm giao dịch
hoàn toàn khác biệt cho khách hàng.

Đặc biệt, TPBank hiện đang ứng dụng Open API - phương thức liên kết các
ứng dụng của doanh nghiệp với ứng dụng của ngân hàng để trao đổi dữ liệu trong
giao dịch ngân hàng điện tử. Với tính năng này, TPBank cho phép doanh nghiệp
truyền dữ liệu tới ngân hàng ngay trên hệ thống của doanh nghiệp, giúp khách hàng
giảm được rất nhiều bước khi thực hiện các lệnh chuyển tiền cho đối tác. Doanh
nghiệp có thể dễ dàng đẩy các giao dịch chuyển tiền đơn lẻ hoặc theo lô trực tiếp tới
ngân hàng mà không phải thêm bước tạo lệnh trên ứng dụng TPBank Biz như trước
đây.

Với nhiều tiện ích đa dạng, TPBank Biz được định hướng là sản phẩm mũi
nhọn của TPBank trong việc số hóa các giao dịch ngân hàng của các khách hàng
doanh nghiệp cũng như thể hiện cam kết của ngân hàng trong việc không ngừng đổi
mới để cung cấp những giải pháp sáng tạo tới khách hàng.

3. Ưu/nhược điểm của việc ứng dụng Fintech tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank).

3.1. Ưu điểm của việc ứng dụng Fintech

3.1.1. Tối ưu hoá quy trình


Tích hợp công nghệ vào các dịch vụ ngân hàng giúp tăng cường tính tiện lợi
và tốc độ giao dịch. Trong xu hướng gia tăng hợp tác mạnh mẽ giữa các công ty
fintech và ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng số cung cấp đến người dùng ngày càng
đa dạng, những kênh dịch vụ của ngân hàng truyền thống như các phòng giao dịch
trực tiếp, các ATM đã và đang dần bị thay thế, khách hàng có thể sử dụng các dịch
vụ thông qua các nền tảng số như ứng dụng điện thoại, website,… điều này làm gia
tăng độ bao phủ và dễ dàng tiếp cận với người dùng từ xa. Với sự phát triển của nền
tảng số, yêu cầu đặt ra của khách hàng đối với tính thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng
tiếp cận các dịch vụ số cũng ngày càng cao.
TPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc triển khai thành
công eKYC - định danh điện tử từ xa với dịch vụ “LiveBank” - hệ thống giao dịch
trực tuyến 24/7 đầu tiên tại Việt Nam. Tại đây, khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn,
giải đáp thắc mắc về thông tin lãi suất, quy trình mở tài khoản, phát hành thẻ và
eKYC bởi các tư vấn viên thông qua video trực tuyến 24/7, đảm bảo độ chính xác
và tính trung thực của thông tin. Toàn bộ quá trình bao gồm hội thoại, hình ảnh giao
dịch cũng sẽ được hệ thống lưu trữ ghi lại bởi camera trong và ngoài quầy giao dịch
LiveBank, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý khiếu nại về sau. Ngoài ra, theo
thị phần của ngày càng lớn của Apple, TPBank cũng ra đời dịch vụ ngân hàng số là
Apple Pay, ưu điểm của dịch vụ này cho thông tin người dùng được mã hoá và
không lưu trữ trên thiết bị hoặc máy chủ của Apple, giúp bảo vệ thông tin thẻ giúp
khách hàng rút ngắn thời gian thanh toán.
Ứng dụng Fintech vào ngân hàng cho phép tự động hóa các quy trình như
xác nhận danh tính, xử lý giao dịch,... Điều này giúp TPBank giảm thiểu sự phụ
thuộc vào người lao động và giảm chi phí từ nguồn nhân lực. Tuy việc áp dụng
Fintech ban đầu sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể để triển khai và phát triển các
giải pháp công nghệ. Song trong dài hạn, Fintech thường mang lại lợi ích lớn về chi
phí cũng như hiệu suất vận hành.
3.1.2. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ
Việc gia nhập thị trường của các công ty Fintech buộc TPBank phải tích cực
chuyển đổi số nhằm cải thiện quy trình, đa dạng các dịch vụ tài chính, gia tăng hiệu
suất hoạt động, nâng cao vị thế trong cuộc đua ngân hàng số. Với bối cảnh các ngân
hàng đẩy mạnh chiến lược áp dụng công nghệ cao vào trong các sản phẩm tài chính
sáng tạo mới, các ngân hàng số đã cho ra đời những dịch vụ kết hợp với công nghệ
tiên tiến chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo - AI, điện toán đám mây và các giao diện
lập trình ứng dụng – APIs,…Cụ thể, AI tạo ra các công cụ đánh giá và dự đoán thị
trường, có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn, phân tích, hỗ trợ trong nhu cầu
kinh doanh. Từ đó, ngân hàng có thể mở rộng các phương thức tiếp cận khách hàng,
nâng cao khả năng tự phục vụ của khách hàng, tùy chỉnh các gói sản phẩm và dịch
vụ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, cá nhân hóa sản phẩm và dịch
vụ.
TPBank đã triển khai công nghệ từ Fintech vào hàng loạt các sản phẩm tài
chính, điển hình như Livebank, App TPBank, QuickPay, Savy,...Tích hợp công
nghệ trí tuệ nhân tạo để đưa ra các lời khuyên và sản phẩm tài chính phù hợp. Cung
cấp các tính năng, phương tiện thanh toán nhanh chóng thông qua các ứng dụng di
động, website ngân hàng để khách hàng có thể truy cập và quản lý tài khoản của họ
mọi lúc, mọi nơi.
3.1.3. Cải thiện trải nghiệm khách hàng
TPBank đẩy mạnh chuyển đổi số không chỉ đáp ứng các nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng, mà còn thu hút lượng khách hàng mới và tạo ra vị thế cạnh
tranh cho riêng ngân hàng. Áp dụng Fintech trước tiên mang lại lợi ích trong việc
gia tăng tệp khách hàng mới và mang đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.
TPBank mở rộng mạng lưới tiếp cận người dùng, xóa bỏ các rào cản về khoảng
cách. Nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến, TPBank có thể được cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ tài chính một cách hiệu quả hơn, với tốc độ nhanh hơn và chi phí
thấp hơn.
Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận tài khoản của họ, thực hiện giao dịch và
quản lý tài chính cá nhân, cùng với việc tích hợp các tính năng như chuyển khoản
ngay lập tức, thanh toán hóa đơn và mua sắm trực tuyến thông qua ứng dụng di
động hiện đại và dễ sử dụng như App TPBank, đều tối ưu hóa trải nghiệm người
dùng. Bên cạnh đó, ứng dụng tiết kiệm quản lý tài chính cá nhân thông minh như
Savy giúp khách hàng có thể theo dõi và quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư bằng
cách tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo để đưa ra gợi ý và lời khuyên tài chính cá
nhân.
⇒ Tất cả những cải tiến trên có thể giúp TPBank tăng cường trải nghiệm
khách hàng, tạo ra các dịch vụ linh hoạt và tiện lợi, đồng thời đảm bảo an toàn và
bảo mật cho thông tin tài chính của khách hàng.
3.2. Nhược điểm của việc ứng dụng Fintech
3.2.1. Rủi ro an ninh mạng
Fintech cung cấp các dịch vụ tài chính dựa trên công nghệ tiên tiến, điều này
làm gia tăng rủi ro về công nghệ thông tin, do đó việc kiểm soát, xử lý các rủi ro
này là thách thức hàng đầu đối với các ngân hàng nói chung và TPBank nói riêng.
Không những tồn tại các rủi ro về hiệu năng như chậm trễ trong quy trình vận hành,
truy cập dữ liệu; các rủi ro về tính không linh hoạt trong hệ thống công nghệ thông
tin, mà còn là những rủi ro về bảo mật như xâm nhập hệ thống, truy cập trái phép,
gian lận tài chính,…Đây sẽ là mục tiêu của những đối tượng tội phạm mạng nhắm
đến như đánh cắp thông tin, lừa đảo trực tuyến. TPBank đã từng cảnh báo đến
người dùng về các thủ đoạn mạo danh SMS Brandname của Ngân hàng để gửi tin
nhắn yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link lạ, hoặc tạo ra website giả mạo
Ngân hàng, từ đó các đối tượng này có thể đánh cắp thông tin bảo mật và thực hiện
các hành vi bất hợp pháp.
Để giảm thiểu rủi ro, TPBank cần đầu tư vào biện pháp bảo mật mạnh mẽ,
đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực an ninh mạng, đào tạo nguồn lực về an ninh trình
độ cao, thường xuyên kiểm tra cập nhật và bảo trì hệ thống đúng cách, tránh việc có
thể tạo ra lỗ hổng bảo mật, mở cửa cho các cuộc tấn công. Ngoài ra việc hợp tác
chặt chẽ với các chuyên gia bảo mật cũng là một phần quan trọng giảm thiểu các rủi
ro này.
3.2.2.Gia tăng tính cạnh tranh
Fintech đóng vai trò vừa là động lực, vừa là đối tác, và cũng là đối thủ hàng
đầu mà TPBank phải đối mặt bởi các rủi ro chiến lược mà Fintech mang lại. Sự xuất
hiện của các công ty Fintech khiến cho thị trường của ngân hàng bị phân mảnh, làm
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận TPBank cũng như các ngân hàng truyền thống,
kể cả các công ty và dịch vụ tài chính, công ty công nghệ,…
Phân mảnh thị trường: Các công ty Fintech tập trung vào các lĩnh vực như
vay vốn trực tuyến, thanh toán di động, đầu tư tự động đã làm giảm sự tập trung của
dịch vụ tài chính trong ngân hàng, từ đó làm mất một thị phần đáng kể cũng như
suy giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ứng dụng Fintech mang lại hiệu quả công nghệ
và cung cấp các dịch vụ đa dạng với chi phí thấp (từ các ứng dụng thanh toán đến
quản lý tài chính cá nhân, các dịch vụ tài chính khác,…) đáp ứng kỳ vọng của khách
hàng tốt hơn đã làm phân mảnh về người dùng. Một điển hình rõ nhất về sức cạnh
tranh của Fintech được thể hiện trong mảng thanh toán qua các ứng dụng như:
Momo, Zalo Pay, Viettel Pay,… Những ứng dụng chuyển tiền không mất phí với
các tính năng tối ưu đã gây ra trở ngại trực tiếp cho các ngân hàng truyền thống. Và
ở thị trường tiêu dùng Việt Nam, với khả năng thanh toán nhanh, giao diện dễ sử
dụng kèm với các chính sách ưu đãi mà các ứng dụng Fintech mang lại, mô hình ví
điện tử đã dần chiếm lĩnh và phủ rộng khắp thị trường Việt một cách mạnh mẽ. Vì
lẽ đó, TPBank buộc phải thay đổi nhanh chóng để bắt kịp xu thế công nghệ hiện đại
và tập trung định hướng chiến lược một cách toàn diện hơn.
Gia tăng cạnh tranh: Sự xuất hiện của các công ty Fintech làm tăng cường
cạnh tranh, là rào cản thách thức, là mối đe dọa trực tiếp khiến các ngân hàng phải
nhanh chóng thích nghi và cải thiện để duy trì khách hàng. Khả năng thích nghi kém
sẽ trực tiếp dẫn đến tình trạng giảm thiểu các mối quan hệ khách hàng do tính năng
lỗi thời, kém phát triển về công nghệ cũng như năng lực dự báo xu hướng thị trường
thấp.
3.2.3. Sự phụ thuộc vào công nghệ
Với xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng thì trên thực tế, sự tăng
cường hoạt động của các công ty này đã dẫn đến gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các bên tham gia thị trường và cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi ngân hàng tích
hợp các giải pháp Fintech, TPBank sẽ trở nên phụ thuộc vào công nghệ mới để cung
cấp dịch vụ và quản lý tài chính của họ. Nếu gặp sự cố kỹ thuật hoặc lỗi hệ thống,
ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Fintech tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu để cung cấp dịch
vụ tài chính. Do đó, ngân hàng có thể phụ thuộc nhiều vào dữ liệu này để ra quyết
định vì tín dụng đầu tư và quản lý rủi ro. Và đôi khi, ngân hàng có thể phải hợp tác
với các công ty hoặc nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài để sử dụng các giải pháp công
nghệ mới và sự phụ thuộc này có thể làm gia tăng rủi ro do liên quan đến quản lý
đối tác và an ninh thông tin. Việc áp dụng công nghệ vào cung cấp các sản phẩm
dịch vụ tài chính có thể gây ra một số lỗi hệ thống. Cụ thể trong một vài trường hợp,
giao diện cảm ứng tại LiveBank ngừng hoạt động, hoặc thường xảy ra các vấn đề
trong quá trình rút tiền, gây gián đoạn giao dịch, làm trì trệ tiến độ công việc của
khách hàng.

4. Triển vọng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
(TPBank) trong tương lai

TPBank hiện đang bật lên với những triển vọng tích cực. Đầu tiên, với giá trị
thương hiệu đạt 424,88 triệu USD, TPBank được đánh giá là một trong những ngân
hàng tư nhân giá trị nhất tại Việt Nam, là một minh chứng cho sự tin tưởng và đánh
giá cao từ phía khách hàng và nhà đầu tư. Thứ hai, trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh, TPBank duy trì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận ấn tượng, với lợi nhuận
trước thuế tăng gần 30% so với năm trước, đạt 7.828 tỷ đồng trong năm 2022. Cuối
cùng, với vai trò tiên phong trong chuyển đổi số tại Việt Nam, TPBank đã thành
công triển khai nhiều giải pháp công nghệ hiện đại, tạo ra những trải nghiệm tốt
nhất cho khách hàng.

Dựa vào những cơ sở vững chắc này, TPBank có đủ tiềm năng để tiếp tục
phát triển và khẳng định vị thế trong tương lai. Về giá trị thương hiệu, ngân hàng có
thể mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng có giá trị thương hiệu hàng đầu
tại Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh doanh, TPBank có thể duy trì tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận ổn định trong giai đoạn 2023-2025. Đặc biệt, với chuyển đổi số, TPBank
có thể tiếp tục dẫn đầu xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, khẳng định
vị thế là một ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam. Tóm lại, TPBank đang đứng trên
nền tảng vững chắc và có những triển vọng rất tích cực trong thời gian tới.
B. PHẦN KẾT LUẬN

Ứng dụng công nghệ Fintech đã giúp TPBank phát triển được rất nhiều dịch
vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng của mình. Nhìn toàn diện ta thấy các dịch vụ
này mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm mới, thu hút một lượng lớn khách
hàng. Các dịch vụ ngân hàng số của TPBank rất ra dạng như App TPbank, Apple
Pay, tiết kiệm vạn năng Savy, thanh toán thẻ Soft POS, thanh toán QuickPay có thể
thấy TPBank đang là một trong những ngân hàng đón đầu xu thế ngân hàng số tại
Việt Nam. Nhưng để giữ vững điều này, TPBank cần phát triển các dịch vụ theo
từng độ tuổi, giới tính và địa phương. Đặc điểm của các sản phẩm ngân hàng điện
tử có chu kỳ ngắn nên TPBank cần hoàn thiện những dịch vụ mình đang có cùng
với đó phát triển thêm những dịch vụ mới phù hợp với từng khách hàng từng loại
thị trường. TPBank đang ở trong vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử. Tuy nhiên, để duy trì và tăng cường cạnh tranh, cần phải tập trung vào tùy
chỉnh dịch vụ, nâng cấp bảo mật, và cải thiện tính thuận tiện cho khách hàng.

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://tpb.vn/ve-TPBank/giai-thuong

2. cổ tức https://tpb.vn/tin-tuc/tin-TPBank/dhdch-TPBank-dat-muc-
tieu-lai-khung-can-nhac-chia-co-tuc-bang-co-phieu-khi-du-dieu-kien-thich-hop
https://vnexpress.net/TPBank-chuan-bi-chia-co-tuc-ty-le-35-
4382485.htmlhttps://theleader.vn/TPBank-cong-bo-tra-co-tuc-25-bang-tien-mat-
1676340610662.htm

https://tpb.vn/tin-tuc/tin-TPBank/mot-ngan-hang-thong-bao-ngay-chot-
danh-sach-co-dong-chia-co-tuc-hon-39

https://cafef.vn/dhcd-TPBank-du-kien-tra-co-tuc-hon-39-cuu-lanh-dao-nhnn-
bidv-tham-gia-hdqt-188230426094311206.chn?
fbclid=IwAR0_pFmr1lCZ_sXW9NyKtTE049Hh1dxr8BRfPzsOaLi87O_0mNgrSv
xLU7w

3. https://tpb.vn/tin-tuc/tin-TPBank/co-phieu-tpb-vao-ro-vn30-khang-
dinh-chat-luong-voi-cac-nha-dau-tu

4. Nợ xấu

https://tapchitaichinh.vn/no-xau-tang-cao-khien-chat-luong-tai-san-cua-
TPBank-di-xuong.html#:~:text=T%C3%ADnh%20chung%20c%E1%BA
%A3%209%20th%C3%A1ng,57%25%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA
%A1ch%20c%E1%BA%A3%20n%C4%83m.&text=s%E1%BA%A3n
%20suy%20gi%E1%BA%A3m-,T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20n
%E1%BB%A3%20x%E1%BA%A5u%20tr%C3%AAn%20t%E1%BB
%95ng%20d%C6%B0%20n%E1%BB%A3%20cho%20vay,
%2C84%25%20cu%E1%BB%91i%20n%C4%83m%202022.

5. khách hàng cá nhân https://tpb.vn/khach-hang-ca-nhan/ebanking


6. https://tapchinganhang.gov.vn/big-data-va-ung-dung-trong-
hoat-dong-ngan-hang.htm
7. https://tapchinganhang.gov.vn/tri-tue-nhan-tao-va-cac-ung-
dung-trong-linh-vuc-ngan-hang.htm
8. https://thitruongtaichinhtiente.vn/softpos-cong-nghe-1-cham-
bien-smartphone-thanh-may-quet-the-45145.html
9. https://sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-
MINH-VAN-NGUYEN.pdf
10. https://torog.vn/news/ung-dung-qr-code-la-gi--cong-nghe-4-0-
se-lam-thay-doi-nganh-f-b
11. khách hàng doanh nghiệp https://tpb.vn/khach-hang-doanh-
nghiep/ebank-biz
12. triển vọng https://dangcongsan.vn/thong-tin-kinh-te/dan-dau-chuyen-
doi-so-thuong-hieu-TPBank-vuon-tam-top-5-ngan-hang-tu-nhan-viet-nam-
648684.html

You might also like