You are on page 1of 11

34

+ Ủy ban chiến lược: Tham mƣu HĐQT các vấn đề về triển khai, thực thi chiến
lƣợc, định hƣớng phát triển của Techcombank trong các thời kỳ. Cho ý kiến trong việc
phê duyệt mục tiêu kinh doanh, chi tiêu và các dự án đầu tƣ lớn.
Các hội đồng trực thuộc Tổng giám đốc bao gồm: Hội đồng rủi ro, Hội đồng
quản lý tài sản nợ và có (ALCO), Hội đồng quản lý vốn và các Hội đồng khác trực
thuộc Tổng giám đốc.
Các Khối chuyên môn tại Hội sở bao gồm: Khối KH Doanh nghiệp (BB); Khối
Quản trị Rủi ro (RMD); Khối Ngân hàng Giao dịch Toàn cầu (GTS); Khối Ngân hàng
Bán lẻ (RBG); Khối Chiến lƣợc & Phát triển ngân hàng; Khối Ngân hàng đầu tƣ (IB);
Khối Quản trị Nguồn nhân lực (HR); Khối Tiếp thị (MKT); Khối Ngân hàng Bán buôn
(WB), Khối công nghệ (IT), Khối vận hành (OPS); Khối Dữ liệu và Phân tích; Khối
Quản trị ngân hàng; Bộ phận Tài chính Tập đoàn. Ngoài ra Tecombank cũng thành lập
thêm 2 bộ phận tƣơng đƣơng cấp Khối bao gồm: Văn phòng Chuyển đổi và Văn
phòng Chuyển đổi số.
Ở cấp độ đơn vị kinh doanh tại Techcombank bao gồm: Hệ thống các chi
nhánh, phòng giao dịch; Các Trung tâm kinh doanh KH doanh nghiệp (BBC) bao gồm
các BBC SME_MSME và BBC MM_USME; Các Trung tâm quản lý danh mục KH
SME_MSME (HUB) bao gồm HUB SME_MSME miền Nam và HUB SME_MSME
miền Bắc; Trung tâm kinh doanh dự án HUB Vin; ....
Tiêu chí phân nhóm phân khúc đối với KHDN:

Phân khúc Diễn giải Khối quản lý

KH mới thành lập hoặc có doanh thu năm theo BCTC


MSME BB
(Thuế/Kiểm toán) năm gần nhất dƣới 20 tỷ đồng.

KH có doanh thu năm theo BCTC (Thuế/Kiểm toán)


SME BB
năm gần nhất từ 20 tỷ đồng đến dƣới 200 tỷ đồng.

KH có doanh thu năm theo BCTC (Thuế/Kiểm toán)


USME BB
năm gần nhất từ 200 tỷ đồng đến dƣới 2.000 tỷ đồng.

KH có doanh thu năm theo BCTC (Thuế/Kiểm toán)


MM WB
năm gần nhất từ 2.000 tỷ đồng.
35

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh


Trong thời gian 5 năm gần đây, Việt Nam chứng kiến nhiều dấu ấn thăng trầm
của nền kinh tế. Sau giai đoạn tăng trƣởng đầy ổn định và tiềm năng thì đến 2020-
2021, sự bùng nổ và diễn biến nghiêm trọng của đại dịch covid 19 đã không chỉ cản
trở sự ổn định và ổn định mà nó còn trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến kinh tế,
đời sống khi hàng loạt xí nghiệp, nhà máy phải đóng cửa, giao thƣơng bị ngƣng trệ
trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chính những lý do đó mà trong năm 2021, Việt Nam
có mức tăng trƣởng GDP chỉ 2,58%, mức tăng trƣởng thấp nhất trong 3 thập kỷ qua,
chỉ số lạm phát tiếp tục đƣợc duy trì ở mức thấp 1,84%. Sang năm 2022, nền kinh tế
của Việt Nam đã dần phục hồi sau đại dịch và thậm chí là có mức tăng trƣởng đầy ấn
tƣợng khi mức tăng trƣởng GDP đƣợc ƣớc tính vào khoảng 8,02%, đây cũng là mức
tăng trƣởng GDP đƣợc ghi nhận là cao nhất trong 10 năm. Mặc dù có nhiều khó khăn
là thế, song ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam nhờ vị thế, uy tín và
chiến lƣợc phát triển đúng đắn và linh hoạt đã mạnh mẽ vƣợt qua giai đoạn đại dịch
đầy khó khăn và “cơn gió ngƣợc” trên thị trƣờng tài chính trong quý 4/2022 để ghi dấu
hiệu quả về lợi nhuận lên đến tỷ USD trong 2 năm liền và hoàn thành tốt các nhiệm
vụ, mục tiêu đã đề ra.
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu quy mô của Techcombank giai đoạn 2016-2021
(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021


Tổng giá trị tài sản 235.363 269.392 318.620 379.598 439.603 568.729
Quy mô tiền gửi KH 173.449 170.971 202.829 233.054 277.459 314.753
Doanh thu 11.833 16.344 17.320 18.825 27.379 37.076
Lợi nhuận trƣớc thuế 3.997 8.036 9.855 10.881 15.800 23.238
Lợi nhuận sau thuế 3.149 6.446 7.999 8.671 12.582 18.415
(Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank)
Thông qua một vài thông số cơ bản về quy mô và hiệu quả hoạt động, có thể
thấy trong những năm gần đây Techcombank đã có sự phát triển ấn tƣợng đúng với
phƣơng châm của ngân hàng là “Vƣợt trội hơn mỗi ngày” đặc biệt hơn giai đoạn 2016-
2020 cũng chính là giai đoạn cải cách toàn diện của ngân hàng với tên gọi chiến lƣợc 5
năm lần thứ nhất với thay đổi nổi bật nhất chính là chính sách zero fee (Chuyển khoản
36

online miễn phí) đƣợc triển khai từ 2016 đến nay. Quy mô tổng tài sản của ngân hàng
ghi nhận mức tăng liên tục qua các năm, nếu tại thời điểm cuối năm 2016 giá trị tổng
tài sản của Techcombank chỉ ghi nhận ở mức 235.363 tỷ đồng thì đến cuối năm 2021
giá trị này đã đạt 568.729 tỷ đồng (Tƣơng ứng mức tăng gấp 2,4 lần). Giá trị tiền gửi
KH cũng tăng dần qua các năm, số dƣ đến cuối 2021 ghi nhận là 314.753 tỷ đồng
(tăng gấp 1,8 lần số tiền gửi KH năm 2016). Tƣơng tự, doanh thu và hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng trƣởng vƣợt trội trong nhóm các ngân
hàng thƣơng mại khi doanh thu cán mốc tỷ USD vào năm 2020 (27.379 tỷ đồng) và lợi
nhuận trƣớc thuế đạt mốc tỷ USD năm 2021 (23.238 tỷ đồng), mức tăng trƣởng lợi
nhuận bình quân của Techcombank ở mức 30%/năm, điều này phù hợp với định
hƣớng và chỉ tiêu của HĐQT giao hàng năm.
Bảng 2.2 Một vài chỉ số hiệu quả Techcombank giai đoạn 2016-2021
Chỉ tiêu (%) 2016 2017 2018 2019 2020 2021
CASA 22,7 24,1 28,7 34,5 46,1 50,5
NIM 4,1 4,0 3,7 4,2 4,9 5,6
CIR 35,3 28,7 31,8 35,5 32,8 30,1
ROA 1,5 2,6 2,9 2,9 3,1 3,7
ROE 17,5 27,7 21,5 17,8 18,3 21,7
(Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank)
Về khoản mục các chỉ số hiệu quả tài chính, kể từ năm 2016 khi bắt đầu chiến
dịch zero fee (miễn các loại phí thanh toán online trong nƣớc) Techcombank đã cho
thấy hƣớng đi đúng đắn của mình thông qua lƣợng tài khoản mở mới giao dịch (đặc
biệt là tài khoản cá nhân) tăng trƣởng nhanh chóng kéo theo đó là mức duy trì tiền gửi
thanh toán trên tài khoản tăng dẫn đến nhiều năm liên sau đó Techcombank vƣơn lên
vị trí hàng đầu trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ casa cao. Nếu năm 2016, tỷ lệ casa chỉ ở
mức 22,7% thì đến cuối năm 2021 tỷ lệ này đã ở mức 50,5% dẫn đầu ngành ngân hàng
tại Việt Nam (Tƣơng ứng mức tăng gấp 2,2 lần) và đây cũng chính là thế mạnh đáng
tự hào của Techcombank, giúp ngân hàng có đƣợc nguồn vốn giá rẻ từ đó giúp tối ƣu
hóa lợi nhuận và hiệu quả. Về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đƣợc ngân hàng duy
trì ở mức bình quân trên 4%, tỷ lệ này khá ổn định và có mức tăng trƣởng nhẹ từ 2016-
2019, sang giai đoạn 2020-2021 thì tỷ lệ NIM của ngân hàng đã có mức tăng cao hơn
37

(bình quân tăng trƣởng 0,7% năm), năm 2021 ghi nhận ở mức 5,6%. Nguyên nhân là
do từ năm 2020, ngân hàng bắt đầu triển khai mạnh mẽ hơn các sản phẩm về tín chấp
thông qua dòng tiền cho KH có lịch sử giao dịch tốt, lãi suất đối với các sản phẩm này
sẽ cao hơn sản phẩm vay thế chấp nên giúp ngân hàng cải thiện khá tốt chỉ số NIM
tổng thể. Chỉ số CIR của Techcombank đƣợc duy trì bình quân ở mức 30%-35% và
nhìn chung đang đƣợc ngân hàng kiểm soát khá tốt, đến cuối 2021 tỷ lệ chí phí hoạt
động trên tổng thu đƣợc giảm xuống mức 30,1% (giảm 5,2% so với 2016), và ngƣỡng
CIR 30% cũng là ngƣỡng đúng với kỳ vọng của ngân hàng. Các chỉ số hiệu quả hoạt
động nhƣ ROA và ROE của Techcombank cũng ở mức hàng đầu trong nhóm ngành
ngân hàng và đƣợc tăng dần qua các năm, trong đó riêng về ROA thì Techcombank là
cao nhất ngành trong nhiều năm liền.
Cập nhật tình hình kinh doanh của Techcombank đến thời điểm 31/12/2022, sau
một năm kinh tế có nhiều sự kiện lớn mà đặc biệt là những khủng hoảng trên thị
trƣờng tài chính Việt Nam trong quý 4/2022, mà Techcombank với việc kiên định thực
hiện chiến lƣợc đúng đắn và đầy linh hoạt của mình đã giúp ngân hàng giảm thiểu
đƣợc rủi ro và tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Năm 2022, Techcombank
tiếp tục dẫn vị thế đầu ngành về chỉ số ROA với giá trị đạt 3,2% và lợi nhuận trƣớc
thuế tiếp tục vƣợt mốt tỷ USD đạt 25,6 nghìn tỷ đồng (tăng trƣởng 10% so với năm
2021).
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Techcombank trong giai
đoạn 2016-2021.
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng
Trong công cuộc số hóa ngành tài chính ngân hàng và định hƣớng lấy KH làm
trọng tâm của mình với mong muốn đáp ứng một cách đầy đủ và tối ƣu nhất nhu cầu
của KH nên Techcombank đã không ngừng nâng cao chất lƣợng, phát triển các sản
phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm về tín dụng để cung cấp cho KH. Các sản phẩm tín
dụng tại Techcombank cho thể phân ra làm 2 nhóm đối tƣợng chính nhƣ sau.
Khách hàng cá nhân (KHCN)
+ Cho vay mua sắm/xây dựng/sửa chữa bất động sản
+ Cho vay mua ô tô
+ Cho vay tiêu dùng có TSĐB hoặc không có TSĐB
38

Khách hàng doanh nghiệp (KHDN)


+ Vay vốn lƣu động
+ Vay vốn đầu tƣ trung hạn (1-5 năm), dài hạn (trên 5 năm).
+ Cho vay chuỗi cung ứng
+ Tài trợ dự án
Ngoài ra, Techcombank còn cung cấp gần nhƣ đầy đủ các loại hình sản phẩm
tín dụng khác nhƣ: Bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại (L/C, Nhờ thu, Bao thanh toán, Chiết
khấu,....), ...
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng
Bảng 2.3 Một số chỉ số quản trị rủi ro của Techcombank từ 2016 -2021
(Đơn vị: tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021


Dƣ nợ cho vay 142.616 160.849 159.017 229.358 277.525 347.341
Nợ cần chú ý 2.166 2.333 2.587 2.123 1.806 2.145
Tỷ lệ nợ cần chú ý 1,52% 1,45% 1,63% 0,93% 0,65% 0,62%
Nợ xấu nội bảng 2.247 2.584 2.803 3.078 1.295 2.294
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng 1,57% 1,61% 1,75% 1,33% 0,5% 0,66%
Số DPRR cuối năm 1.495 1.884 2.385 2.916 2.214 3.736
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu 66,5% 72,9% 85,1% 94,7% 171,0% 162,9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank)


Hoạt động cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính tại tại
Techcombank với đa dạng các loại hình cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu của KH.
Nhìn chung tổng dƣ nợ của Techcombank có xu hƣớng tăng trƣởng dần qua các năm,
tổng dƣ nợ tính đến cuối 2021 của ngân hàng ghi nhận giá trị là 347.341 tỷ đồng tăng
trƣởng 25% so với năm 2020 và tăng gấp 2,44 lần năm 2016. Những con số đầy ấn
tƣợng phản ảnh mức độ và quy mô mở rộng tín dụng của Techcombank trong những
năm vừa qua là rất nhanh chóng và đáng kể so với quy mô tăng trƣởng tín dụng toàn
hệ thống, thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên, bộ phận tín
dụng của ngân hàng. Đồng thời mức tăng trƣởng tín dụng nhanh của Techcombank
cũng nhờ vào sự hỗ trợ lớn về điều kiện thị trƣờng kinh tế Việt Nam và chất lƣợng sản
39

phẩm dịch vụ của chính nhà băng. Về các chỉ số chất lƣợng tín dụng thì Techcombank
trong nhiều năm liền duy trì trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (Năm
2021 là 0,66%, thấp hơn nhiều so với mức 3% theo quy định của NHNN và mức này
gần nhƣ tƣơng đƣơng với một số ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam), tỷ lệ nợ nhóm
2 thấp nhất (Năm 2021 là 0,62%) và ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hàng đầu
trong hệ thống (Năm 2021 tỷ lệ này ghi nhận mức 162,9%).
Bảng 2.4 Tình hình tổng tài sản và dƣ nợ cho vay của Techcombank

(Nguồn: BCTC Techcombank)


Đánh giá trong khoản thời gian 2016-2021 của Techcombank cho thấy, rõ ràng
dƣ nợ cho vay luôn chiểm 1 tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. (Năm 2021,
giá trị dƣ nợ cho vay chiếm hơn 61% tổng tài sản, bình tỷ lệ này bình quân trong giai
đoạn 2015-2021 là 59,1%). Điều này cho thấy, hoạt động của Techcombank phụ thuộc
nhiều vào hoạt động cấp tín dụng, và tốc độ tăng trƣởng tín dụng hàng năm tƣơng
xứng với mức tăng của tổng quy mô tài sản. Tuy vậy, hoạt động cấp tín dụng vốn đặc
thù mang các yếu tố về rủi ro không thể loại trừ, mà phần lớn nguồn vốn cho vay của
ngân hàng là đến từ huy động nên nếu so sánh giữa quy mô vốn điều lệ và dƣ nợ cho
vay thì còn khá khiêm tốn, chính điều này sẽ có nguy cơ dẫn đến bất ổn về nguồn vốn
và thanh khoản cho Techcombank khi xảy ra những biến động không lƣờng trƣớc của
thị trƣờng. Mặc dù, nhà băng cũng đã xem xét tăng vốn điều lệ liên tục theo tình hình
kinh doanh nhƣng thực tế mức tăng vốn điều lệ vẫn chƣa tƣơng xứng với dƣ nợ của
ngân hàng. Tính đến năm 2021, vốn điều lệ của Techcombank ghi nhận giá trị là
35.109 tỷ tƣơng ứng với 10,1% tổng dƣ nợ cho vay.
40

Bảng 2.5 Phân loại dƣ nợ cho vay năm 2021 của TCB theo loại hình tổ chức
Phân loại dƣ nợ theo loại hình tổ chức Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng
+ Công ty cổ phần khác 104.859 30,19%
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn khác 73.642 21,18%
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nƣớc 4.465 1,29%
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.950 0,56%
+ Các tổ chức kinh tế khác 1.720 0,22%
(Nguồn: BCTC Techcombank)
Về phân loại nợ cho vay của Techcombank theo tổ chức kinh tế, có thể thấy
hơn 50% dƣ nợ cho vay của Techcombank tập trung vào cho vay loại hình tổ chức tƣ
nhân hoạt động trong nền kinh tế và hơn 46% là KH cá nhân. Nhóm KH FDI hiện
chƣa đƣợc ngân hàng phát triển mạnh (Tỷ trọng 0,56%).
Bảng 2.6 Phân loại dƣ nợ cho vay năm 2021 của TCB theo nhóm ngành
(Đơn vị: tỷ đồng, %)

(Nguồn: BCTC Techcombank)


Về phân loại dƣ nợ cho vay theo nhóm ngành của Techcombank trong năm
2021. Techcombank có sự phân bổ dƣ nợ khá đồng đều giữa cho vay tổ chức kinh tế
và cho vay cá nhân (53,44%/46,56%), điều này giúp ngân hàng chia đều rủi ro hơn mà
đặc biệt là RRTD. Trong cho vay tổ chức kinh tế, rõ ràng có thể thấy Techcombank đã
41

có sự chọn lựa một số tập ngành nhất định trong định hƣớng phát triển của mình nhƣ:
Kinh doanh bất động sản, Bán buôn và bán lẻ sửa chữa môtô, ôtô, xe máy, và xe có
động cơ khác, công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng,....Việc tập trung vào nhóm
ngành trọng tâm vừa thuận lợi cho ngân hàng trong công tác quản lý và am hiểu KH,
tuy nhiên cũng có thể mang lại rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi nhóm ngành đó xảy
ra rủi ro làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Ví dụ, riêng nhóm ngành về xây dựng và
bất động sản chiếm hơn 31% tổng dƣ nợ, trong bối cảnh ngành bất động sản và xây
dựng đang gặp khó khăn cục bộ nhƣ hiện nay thì đối với ngân hàng là một bài toán lớn
cần xem xét, đánh giá và có những biện pháp phù hợp để đảm bảo chất lƣợng tín dụng
của nhóm KH quan trọng này.
Bảng 2.7 Phân loại chất lƣợng nợ tại Techcombank giai đoạn 2016-2021
(Đơn vị: tỷ đồng)

Loại nợ 2016 2017 2018 2019 2020 2021


Đủ tiêu chuẩn 138.204 155.932 153.626 224.158 274.424 342.903
Cần chú ý 2.166 2.333 2.587 2.123 1.806 2.145
Dƣới tiêu chuẩn 397 575 238 218 417 678
Nghi ngờ 474 456 863 305 534 860
Có khả năng mất vốn 1.375 1.553 1.703 2.554 344 755
Tổng 142.616 160.849 159.017 229.358 277.525 347.341
(Nguồn: BCTC Techcombank)
Chất lƣợng tín dụng của Techcombank những năm gần đây đƣợc ngân hàng
kiểm soát rất tốt khi chất lƣợng nợ đủ tiêu chuẩn luôn đạt mức trên 96% và đỉnh điểm
là vào năm 2020 con số này đạt mức gần 99%. Điều này đồng nghĩa không chỉ nợ xấu
mà kể cả nợ nhóm 2 cũng đƣợc Techcombank kiểm soát rất tốt khi chỉ quanh khi tỷ
trọng của nhóm này luôn ở mức dƣới 4%. Trong đó nợ xấu của Techcombank nhiều
năm liền năm trong nhóm tốt nhất ngành ngân hàng và có xu hƣớng tích cực qua từng
năm (Tính đến dữ liệu cuối 2021 thì nợ xấu Techcombank chỉ còn 0,66%), trong khi
đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng dần qua các năm (Đạt mức 162,9% trong năm
2021). Việc tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm trong điều kiện dƣ nợ tăng dần qua các
năm chính là một tín dụng hiệu tích cực trong hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II tại Techcombank trong thời gian vừa qua.
42

Bảng 2.8 Trích lập dự phòng tại Techcombank giai đoạn 2016-2021
(Đơn vị tính: tỷ đồng)

2016 2017 2018 2019 2020 2021


Tổng trích dự phòng. Trong đó: 1.495 1.884 2.379 2.906 2.214 3.735
+ Dự phòng rủi ro chung 1.001 1.061 1.219 1.641 1.879 2.599
+ Dự phòng rủi ro cụ thể 494 823 1.160 1.265 335 1.136
Sử dụng dự phòng trong năm 3.730 1.748 2.553 257 3.364 627

(Nguồn: BCTC Techcombank)


Techcombank đã gia tăng dần quỹ trích dự phòng của mình qua các năm (Tăng
từ 1.495 tỷ đồng năm 2016 lên mức 3.735 tỷ đồng năm 2021, tƣơng ứng mức tăng gấp
2.5 lần) mặc dù tình hình phát triển và quản lý tín dụng của ngân hàng đang khá tốt.
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank
2.3.1 Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
Bảng 2.9 Tình hình tuân thủ các nguyên tắc QTRR tín dụng tại Techcombank

Nội dung Thực trạng tại Techcombank Đánh giá

- Techcombank đã xây dựng và đƣa vào vận hành mô hình


QTRR tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống từ Hội sở đến
các đơn vị kinh doanh. Trong đó phân định rõ các trách
nhiệm của từng bộ phận: đứng đầu là HĐQT dẫn dắt về
Thiết lập định hƣớng chiến lƣợc, sau đó đến Tổng giám, Ban chuyên
môi trƣờng môn, Khối quản trị rủi ro với trách nhiệm điều hành và đơn
rủi tín dụng vị kinh doanh cùng các phòng ban chuyên môn chịu trách
Tuân thủ
phù hợp. nhiệm thực thi... Cơ chế phối hợp đồng bộ, phân định trách

(Nguyên tắc nhiệm rõ ràng đến từng chức danh cụ thể trong ngân hàng.
1,2,3) - Xây dựng thành công hệ thống văn bản nội bộ của ngân
hàng (Hệ thống DMS), các văn bản quy định đƣợc cập nhật
định kỳ và đảm bảo tính chuẩn xác và đầy đủ giúp cán bộ
nhân viên có đảm bảo đủ dữ liệu phục vụ công tác.

- Có hệ thống cơ sở dữ liệu KH phục vụ cho công tác tín


43

Nội dung Thực trạng tại Techcombank Đánh giá

dụng nhƣ: dữ liệu GSO, dữ liệu hải quan,... giúp nhân viên
tối đa hóa thông tin và dữ liệu tín dụng.
- Có hệ thống phần mềm quản lý tín dụng KH và hệ thống
quản lý nợ có vấn đề trong công tác quản lý và kiểm soát
chất lƣợng tín dụng của danh mục quản lý.
- Chiến lƣợc và chính sách tín dụng đƣợc ban hành tƣơng
ứng vào chiến lƣợc kinh doanh và tình hình kinh tế xã hội

- Xây dựng hoàn thiện khung chính sách về công cụ đo


lƣờng rủi ro đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và
phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Techcombank thực hiện phân hạn mức tín dụng cho từng
đơn vị kinh doanh căn cứ vào quy mô thị trƣờng và địa bàn,
nhân sự và năng lực kinh doanh của từng chi nhánh/phòng
giao dịch. Phân nhóm quy mô KH về quy mô để có sự phân
bổ công tác phê duyệt và quản lý khoản tín dụng phù hợp.
- Techcombank thực hiện phân quyền phê duyệt tín dụng
Sự phù hợp
theo chức danh chuyên gia phê duyệt/Hội đồng tín dụng
của hoạt
theo ma trận giá trị tín dụng và TSĐB hoặc theo sản phẩm
động cấp;
cụ thể. Theo đó, ở cấp độ ban giám đốc tại chi nhánh hoặc
Phê duyệt Tuân thủ
đơn vị kinh doanh chỉ có thẩm quyền phê duyệt tín dụng giá
tín dụng
trị nhỏ (từ 1 tỷ đồng) và đủ TSĐB theo định. Đối với các
(Nguyên tắc
khoản tín dụng lớn hơn phải trình cấp phê duyệt độc lập là
4)
các chuyên gia phê duyệt/hội đồng tín dụng trực thuộc khối
quản trị rủi ro. Nguyên tắc này đảm bảo tính độc lập giữa
bộ phận kinh doanh và bộ phận phê duyệt từ đó giảm thiểu
các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác phê duyệt, tránh
trƣờng hợp đơn vị kinh doanh vì chỉ tiêu mà đƣa ra những
quyết định chƣa phù hợp. Ngoài ra, Techcombank cũng quy
44

Nội dung Thực trạng tại Techcombank Đánh giá

định bộ khung phê duyệt các ngoại lệ tín dụng tƣơng ứng
với thẩm quyền phê duyệt theo mức độ rủi ro.
- Tuy nhiên, vì quá rõ ràng và chi tiết nên dẫn đến công tác
giao quyền trong phê duyệt tại Techcombank chƣa thật sự
cao và đôi khi dẫn đến sự rƣờm rà cho nhân viên và KH.

- Techcombank thiết lập hạn mức tín dụng mục tiêu đối với
từng sản phẩm/chƣơng trình kinh doanh/từng KH/nhóm KH
Thiết lập
cụ thể trong từng thời kỳ.
hạn mức tín
- Thành lập các tiểu phân khúc trọng tâm trong định hƣớng
dụng Tuân thủ
cấp tín dụng, căn cứ vào khẩu vị rủi ro của Techcombank. -
(Nguyên tắc
Nâng cao am hiểu của nhân viên về các ngành/tập ngành
5)
trọng tâm, ban hành các sản phẩm cụ thể, từ đó thiết lập các
cơ chế hạn mức tín dụng dành cho nhóm KH này.

Những nội dung tuân thủ:


- Ngân hàng đã xây dựng quy trình tín dụng rõ ràng, chặt
chẽ, minh bạch và quy trình đồng nhất trên tất cả các chi
nhánh.
- Quy trình tín dụng phân định trách nhiệm của từng cá
nhân/đơn vị trong từng giai đoạn. Có sự độc lập giữa bộ
Quy trình
phận quan hệ KH, bộ phận thẩm định, bộ phận phê duyệt,
tín dụng Tuân thủ
bộ phận vận hành. Danh mục thẩm quyền phê duyệt, thẩm
(Nguyên tắc một phần
quyền phê duyệt ngoại lệ đƣợc xây dựng hoàn chỉnh và tất
6-7)
cả đƣợc công nghệ hóa thông qua hệ thống phê duyệt và
vận hành tập tập trung của ngân hàng.
Những vấn đề hạn chế tồn đọng:
- Ma trận phân công nhiệm vụ công việc trong quy trình
còn có sự chồng chéo. Nhân sự lại có nhiều biến động, nhất
là nhân sự thực thi tại các chi nhánh đa phần là trẻ lại thêm

You might also like