You are on page 1of 8

Năm 2021: Vượt qua những thách thức của làn sóng COVID-19 thứ 4 với sự

đầu tư mạnh mẽ vào Số hóa, Dữ liệu và Con người, và tập trung cao độ
xuyên suốt đại dịch Techcombank đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ lợi nhuận trước thuế

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam


(TECHCOMBANK, MCK: TCB VN)

KẾT QUẢ NỔI BẬT NĂM 2021

 Lợi nhuận trước thuế đạt 23,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 47,1% so với cùng kỳ năm
trước)
 Tổng thu nhập hoạt động tăng 35,4% so với cùng kỳ, đạt 37,1 nghìn tỷ đồng
 Củng cố vị thế đầu ngành về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA), lần lượt đạt mức 50,5% và 3,7%
 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II vững mạnh, đạt 15,0%

2021 là một năm khó khăn đối với Việt Nam, do chịu những ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng thứ 4
của đại dịch COVID. Trong bối cảnh nhiều thách thức đó, Techcombank vẫn cố gắng đạt kỷ lục hơn
1 tỷ USD lợi nhuận trước thuế, một lần nữa cho thấy sự đúng đắn trong lựa chọn và nỗ lực thực thi
mô hình kinh doanh của Ngân hàng. Thu nhập hoạt động cả năm tăng 35,4% và tỷ lệ CASA dẫn đầu
ngành đạt mức 50,5%. Đồng thời, chúng tôi không ngừng tập trung vào chuyển đổi và đầu tư vào
công nghệ số để đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng ngày càng tăng nhanh, góp phần tiếp tục thúc
đẩy giá trị giao dịch ngân hàng điện tử, tăng ở mức ấn tượng 81%.

Đánh giá về năm 2022, chúng tôi lạc quan nhưng vẫn rất thận trọng. Việc chính phủ quyết tâm đẩy
mạnh tiêm chủng giúp Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới,
cho phép quản lý tốt tình hình dịch bệnh dù có nhiều khó khăn liên quan đến biến thể Omicron. Ngoài
ra, tình hình kinh doanh cũng khả quan hơn và việc đi lại giữa các nước cũng đang dần được nới
lỏng. Techcombank luôn duy trì việc quản lý rủi ro thận trọng, tối ưu hóa chi phí, đầu tư vào con người
và số hóa, nhờ đó chúng tôi có vị thế tốt để nắm bắt mọi cơ hội khi nền kinh tế dự kiến phục hồi mạnh
mẽ hơn trong năm 2022.

Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục gắn bó, đồng hành cùng khách hàng trong những năm tiếp theo, như cách
mà chúng tôi đã thực hiện trong suốt 2 năm đầy khó khăn vừa qua.

- Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank


KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

 Tổng thu nhập hoạt động năm 2021 tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 37,1 nghìn tỷ
đồng, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ từ cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
 Thu nhập từ lãi đạt 26,7 nghìn tỷ đồng, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước, dẫn dắt bởi
biên lãi thuần (NIM - tính trên 12 tháng gần nhất) đạt 5,6% (so với mức 4,9% của năm 2020).
 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ1 tăng 42,4%, đạt 7,8 nghìn tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả
các loại phí chủ chốt.
 Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), cấu phần lớn nhất trong thu nhập từ hoạt động dịch
vụ, đạt 3,6 nghìn tỷ và tăng trưởng 32,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Phí từ hoạt động phân
phối trái phiếu tăng 57,4% và phí từ các dịch vụ IB khác tăng 66,7% trong năm 2021, do công
ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) tiếp tục cung cấp nhiều sản phẩm,
dịch vụ mới để phục vụ với tập khách hàng lớn hơn (tăng 30%).
 Phí dịch vụ bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng 88,4% trong năm 2021, nâng mức phí này lên 1,6
nghìn tỷ đồng. Doanh thu khai thác mới (APE) trong quý 4 tăng 39,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, và tăng 104,5% so với quý 3, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội dần được nới
lỏng, và nhờ đẩy mạnh mối quan hệ đối tác giữa Techcombank và Manulife Việt Nam.
 Chi phí hoạt động tăng 24,6% so với cùng kỳ, đạt 11,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu
nhập (CIR) ở mức 30,1%. Các khoản đầu tư vào công nghệ và chi phí marketing bắt đầu tăng
trở lại khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, đồng thời tập khách hàng của cả
Techcombank và TCBS đều tăng.
 Chi phí dự phòng ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, do ngân
hàng chủ động trích trước đầy đủ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu vào cuối năm 2021,
thay vì phân bổ trong 3 năm với mức yêu cầu tối thiểu bắt buộc là 30% cho năm đầu.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

 Tổng tài sản đạt 568,8 nghìn tỷ đồng tại ngày 31 tháng 12 năm 2021, tăng 29,4% so với cuối
năm 2020.
 Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối năm 2021 đạt 388,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà
nước cấp.
 Trên báo cáo hợp nhất, tăng trưởng dư nợ tín dụng được dẫn dắt bởi sự gia tăng của dư nợ
cho vay khách hàng cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161,7 nghìn tỷ đồng.

2
 Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp
lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 16,6% so với cuối năm 2020, đạt
248.5 nghìn tỷ đồng.
 Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 314,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối
năm ngoái. Các nguồn huy động vốn khác như khoản vay hợp vốn và giấy tờ có giá tăng
trưởng lành mạnh, lần lượt đạt 27,3 nghìn tỷ đồng (tăng 136,6% so với 2020) và 33,7 nghìn
tỷ đồng (tăng 20,7% so với 2020).

 Tỷ lệ CASA đạt 50,5% tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 với số dư CASA đạt 158,9 nghìn
tỷ đồng, chủ yếu do CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái.

 Tiền gửi có kỳ hạn đạt 155,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2020, do ngân hàng
đã tối ưu hóa cấu trúc vốn và bảng cân đối.

THANH KHOẢN VÀ VỐN

 Techcombank duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR4) đạt
75,0%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 28,8% tại cuối quý 4 năm 2021,
giảm mạnh so với mức 32,6% cuối quý 3.
 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,0% cuối năm 2021, cao hơn nhiều so với yêu
cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

 Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 4 năm 2021 ở mức 0,7% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, 162,9%,
phản ánh sự thành công trong chiến lược quản trị của ngân hàng để vượt qua bất ổn do đại
dịch COVID.
 Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 1,9 nghìn
tỷ đồng, tương đương 0,5% tổng dư nợ, thấp hơn mức 2,8 nghìn tỷ đồng ở cuối quý 3 năm
2021.

3
CÁC CÔNG TY CON

 Kết quả hoạt động tốt của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đã góp phần
thúc đẩy kết quả kinh doanh hợp nhất của Techcombank. Trong năm 2021, TCBS đạt 5,2
nghìn tỷ đồng doanh thu, và lợi nhuận trước thuế đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 59,4%
và 41,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
 TCBS chiếm 38,9% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp và 4,6% thị phần môi giới cổ
phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).
 TCBF, quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS, tiếp tục là quỹ trái phiếu nội địa lớn nhất,
với tổng giá trị tài sản quản lý là 21,6 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021.

KHÁCH HÀNG VÀ CÁC DẤU ẤN KINH DOANH KHÁC TRONG KỲ

Chính sách hỗ trợ cộng đồng và khách hàng

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, khoảng 11,8 nghìn tỷ dư nợ đã được Ngân hàng tái cơ cấu cho khách
hàng. Ngân hàng cũng đồng thời hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất là 540 tỷ đồng trong
năm 2021. Để hỗ trợ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19,
Techcombank đã chi công tác xã hội hơn 400 tỷ đồng, bao gồm ủng hộ quỹ vắc-xin, trang thiết bị y
tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị COVID-19 cũng như hỗ trợ trực tiếp tới các bệnh nhân và
gia đình của họ.

Tập khách hàng mới

Trong năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số
khách hàng lên 9,6 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân
năm 2021 lần lượt đạt 652 triệu giao dịch (tăng 70,0% so với cùng kỳ năm ngoái) và 9,1 triệu tỷ đồng
(tăng 80,5% so với cùng kỳ năm ngoái).

Ứng dụng Ngân hàng điện tử mới trên điện thoại

Trong tháng 11 năm 2021, Techcombank ra mắt ứng dụng Techcombank Mobile hoàn toàn mới dựa
trên công nghệ tiên tiến và giao diện thân thiện với người dùng, được thiết kế bởi công ty có quy mô
lớn nhất cả nước. Hành trình số hóa của khách hàng được thiết kế lại dựa trên việc phỏng vấn và
khảo sát hơn 4.200 khách hàng và hàng trăm giờ kiểm thử.

4
Các tính năng và trải nghiệm mới của Techcombank Mobile gồm có:

 Thanh toán: Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán và chuyển tiền bằng mã QR cá nhân hoặc
qua số điện thoại. Ứng dụng mới cũng giới thiệu tính năng trung tâm thanh toán – tính năng lần
đầu tiên xuất hiện trên thị trường, với khả năng dự báo hóa đơn để khách hàng có thể dễ dàng
lập kế hoạch tài chính.
 Quản lý tài sản: Cùng với TCBS, Techcombank sẽ giúp các khách hàng là nhà đầu tư có cái
nhìn toàn diện hơn về danh mục đầu tư và tiết kiệm của mình.
 Cá nhân hóa: Các tính năng trong ứng dụng mới như Biểu đồ thanh toán (Money tracker) và
Ngày nhận lương (Payday saver) sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin chi tiết về thói
quen chi tiêu của họ. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tùy chỉnh hình nền, hình ảnh chủ đạo
cho ứng dụng.

Bổ nhiệm Giám đốc Tài chính tập đoàn mới

Vào ngày 11 tháng 1 năm 2022, Techcombank thông báo bổ nhiệm ông Alexandre Macaire vào vị trí
Giám đốc Tài chính Tập đoàn, kế nhiệm ông Trịnh Bằng, người đã đảm nhận vị trí này trong 4 năm
qua. Trước khi gia nhập Techcombank, ông Macaire đã có thâm niên 15 năm tại HSBC và đảm
nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp, phụ trách các mảng Ngân hàng Đầu tư, Quản lý Vốn và Tài
chính. Gần đây nhất, ông giữ vai trò Giám đốc Tài chính của Khối Wealth and Personal Banking Asia
Pacific – một trong những khối kinh doanh quan trọng nhất của HSBC. Ông chịu trách nhiệm phát
triển năng lực phân phối trên toàn khu vực, mở rộng quy mô sản phẩm dịch vụ và các kênh mới, góp
phần đưa HSBC hướng tới mục tiêu vị trí số 1 tại Châu Á – Thái Bình Dương về quản lý tài sản. Ông
Macaire có bằng Toán học, Vật lý tại Đại học Ecole Polytechnique và tốt nghiệp trường National
School of Administration (ENA) tại Pháp.

Techcombank đạt giải thưởng “Best Treasurer” tại Châu Á – Thái Bình Dương do Tạp chí
Corporate Treasurer trao tặng

Tiếp nối những giải thưởng danh giá mà Techcombank đã nhận được từ đầu năm nay như các giải
thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Euromoney và FinanceAsia trao tặng, giải “Ngân hàng đối
tác hàng đầu tại Việt Nam” từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Techcombank vinh dự nhận giải
“Best Treasurer – Thái Bình Dương” trong lần đầu tiên tham dự. Đây là sự công nhận xứng đáng
cho vị thế hàng đầu và năng lực của bộ phận Nguồn vốn Techcombank trên thị trường, cũng như
những đóng góp của bộ phận này cho hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng.

5
VỀ TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán TCB VN. Ngân hàng được thành lập năm 1993
khi Việt Nam vừa mới trải qua công cuộc Đổi Mới, chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị
trường.

Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam
và là một trong những ngân hàng hàng đầu ở châu Á. Techcombank áp dụng chiến lược lấy khách
hàng làm trung tâm trong việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ ngân hàng đa dạng cho 9,6 triệu
khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua
mạng lưới rộng khắp với hơn 300 điểm giao dịch trên toàn quốc cũng như dịch vụ ngân hàng số và
ngân hàng di động dẫn đầu thị trường. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong nhiều lĩnh vực kinh
tế chủ chốt tạo nên sự khác biệt cho Techcombank tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh
nhất thế giới.

Techcombank được xếp hạng tín dụng ở mức cao nhất trong số các ngân hàng ở Việt Nam với xếp
Ba3, triển vọng Tích cực và là ngân hàng duy nhất chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín nhiệm
quốc gia từ Moody’s. S&P xếp hạng Techcombank ở mức BB-, triển vọng Ổn định.

Ngân hàng cũng được Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018, 2021 và được
FinanceAsia vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2020, 2021. Trong quý 3 năm 2021,
Techcombank đã được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) và được HR Asia trao giải “Nơi làm việc tốt nhất tại Châu Á” trong hai năm
liên tiếp. Techcombank cũng là ngân hàng được The Asian Banker vinh danh “Ngân hàng thanh toán
xuất sắc nhất Việt Nam” và “Ngân hàng giao dịch được yêu thích nhất Việt Nam”. Gần đây,
Techcombank vinh dự nhận giải “Ngân hàng có nguồn vốn tốt nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương”
của tạp chí Corporate Treasurer.

Techcombank sẽ tổ chức chuỗi sự kiện Công bố Kết quả kinh doanh năm 2021, cụ thể có sự kiện
Gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức và chuyên gia phân tích vào 14:45 ngày 25/01/2022 và sự kiện Gặp gỡ
nhà đầu tư cá nhân vào 14:45 ngày 26/01/2022. Thông tin tham gia 2 sự kiện cụ thể như sau:

 Sự kiện Gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức và chuyên gia phân tích ngày 25/01/2022
o Tiếng Anh: https://www.youtube.com/watch?v=8Pa4rRt-_Tk
o Tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=MnnQxMLNai4

6
 Sự kiện Gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân ngày 26/01/2022
o Tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=8KKeOT3tXf4

Quý vị vui lòng truy cập trước 15 phút để theo dõi sự kiện. Video và bài trình bày sẽ được đăng tải
trên website của chúng tôi (www.techcombank.com.vn), mục Nhà đầu tư, Thông tin tài chính, Tài
liệu.

Thông tin báo chí, vui lòng liên hệ: Thông tin NĐT, vui lòng liên hệ:
NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư
Bộ phận truyền thông đối ngoại Email: ir@techcombank.com.vn
Điện thoại: +84 24 3944 6368 – Máy lẻ: 8494
Email: thuyntb5@techcombank.com.vn

Từ viết tắt:

o Doanh thu khai thác mới (APE) o Quý 1, 2, 3 (1Q, 2Q, 3Q)
o Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) o Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
o Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) o Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
o Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) o Công ty chứng khoán kỹ thương (TCBS)
o Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) o Đồng (VND)
o Nợ xấu (NPL) o Ngân hàng đầu tư (IB)

7
Bảng cân đối (Tỷ đồng) 4Q20 1Q21 2Q21 3Q21 4Q21 QoQ YoY
Tổng tài sản 439.603 462.823 504.304 541.635 568.811 5,0% 29,4%
Huy động từ khách hàng 277.459 287.446 289.335 316.376 314.753 -0,5% 13,4%
Tăng trưởng tín dụng2 (So với đầu năm) 23,3% 5,7% 11,2% 14,1% 22,1% n/a5 n/a5
Tỷ lệ CASA 46,1% 44,2% 46,1% 49,0% 50,5% 3,0% 9,4%
Tỷ lệ nợ xấu 0,5% 0,4% 0,4% 0,6% 0,7% 16 bps 42 bps
Chi phí tín dụng (Tính trong 12 tháng gần nhất) 0,9% 0,8% 0,9% 0,7% 0,7% 0 bps -25 bps
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171,0% 219,4% 258,9% 184,4% 162,9% -12 bps -5 bps
Vốn và thanh khoản
CAR theo Basel II 16,1% 15,8% 15,2% 15,2% 15,0% -1 bps -7 bps
Tỷ lệ vốn cấp 1 theo Basel II 15,7% 15,4% 14,8% 14,7% 14,6% -1 bps -7 bps
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung-dài
33,9% 34,4% 39,1% 32,6% 28,8% -12 bps -15 bps
hạn3
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi theo NHNN4 78,1% 79,2% 76,6% 76,7% 75,0% -2 bps -4 bps

Khả năng sinh lời (Tỷ đồng) 4Q20 4Q21 YoY FY20 FY21 YoY
Thu nhập từ lãi 5.469 7.245 32,5% 18.751 26.699 42,4%
Thu nhập ngoài lãi 2.397 2.914 21,6% 8.627 10.378 20,3%
Tổng thu nhập hoạt động 7.866 10.159 29,1% 27.379 37.076 35,4%
Chi phí hoạt động (2.411) (3.392) 40,7% (8.967) (11.173) 24,6%
Lợi nhuận trước thuế 5.089 6.140 20,7% 15.800 23.238 47,1%
Tỷ lệ NFI/TOI6 18,9% 25,7% 682 bps 20,9% 21,6% 71 bps
Tỷ lệ CIR 30,7% 33,4% 274 bps 32,8% 30,1% -262 bps
Tỷ lệ ROA (Tính trong 12 tháng gần nhất) 3,1% 3,7% 52 bps 3,1% 3,7% 52 bps
Tỷ lệ ROE (Tính trong 12 tháng gần nhất) 18,3% 21,7% 342 bps 18,3% 21,7% 342 bps
NIM (Tính trong 12 tháng gần nhất) 4,9% 5,6% 69 bps 4,9% 5,6% 69 bps
Chi phí vốn 2,8% 2,1% -72 bps 3,4% 2,2% -115 bps

Ghi chú:
1. Thu nhập từ phí bao gồm phí phân phối trái phiếu và kinh doanh ngoại hối
2. Tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN
3. Số báo cáo riêng lẻ, hạn mức của NHNN là 40%
4. Số báo cáo riêng lẻ, hạn mức của NHNN là 85%
5. Không áp dụng
6. NFI bao gồm phí từ phân phối trái phiếu và FX sales, TOI không bao gồm nợ đã xử lý từ nguồn DPRR
7. bps: điểm phần trăm

You might also like