You are on page 1of 16

CHƯƠNG 3 .

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

3.1. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính quan trọng của VPBank

1
2
3
3.1.1. Quy mô vốn
Tổng tài sản: là tổng giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của công ty tính đến thời
điểm lập báo cáo
Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, vốn chủ sở hữu thường
bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới, các quỹ của
công ty.
3.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất
Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với
tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại.
Theo Quyết định số 297/1999/QĐ - NHNN ngày 25/8/1999 ban hành quy định
về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức.
Theo đó, Quyết định nêu rõ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.
3.1.3. Kết quả hoạt động
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư:
Nợ quá hạn (Nhóm 2 – 5).
Nợ xấu (Nhóm 3 – 5).
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
3.1.4. Tình hình tài chính
Thu nhập lãi thuần: là tổng số doanh thu bán hàng (trừ đi các khoản giảm trừ)
công ty đạt được trong năm.
Thu nhập ngoài lãi thuần.
Thu nhập từ hoạt động khác.
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Tổng chi phí hoạt động.
Chi phí dự phòng rủi ro.
3.1.5. Lợi nhuận trước thuế (EBT)
Là số tiền lợi nhuận chưa khấu trừ đi phần thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1.6. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế (EAT): là tổng số tiền thực lãi (lợi nhuận trước thuế thu nhập
doanh nghiệp) công ty thu về trong năm.
4
3.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá
3.1.7.1. Các chỉ tiêu lưu hoạt
Vốn hoạt động thuần (NWC) là chỉ tiêu phản ánh mức vốn có thể đưa ra vào hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày: NWC= CA – CL
Trong đó: CA là tổng tài sản lưu động
CL là tổng nợ ngắn hạn
Tỷ số tài sản lưu động (CR) là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ hiện thời
của công ty từ tài sản lưu động: CR= CA/CL
Tỷ số tài sản nhạy cảm (QAR) là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nhanh của
đơn vị về nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động nhạy cảm: QAR= (CA-INV)/CL
Trong đó: INV là hàng tồn kho
Lưu lượng tiền mặt (CF) phản ánh dòng tiền đạt được từ hoạt động kinh doanh:
CF= Thu nhập ròng + Khấu hao hàng năm
3.1.7.2. Khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PM) cho biết 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận: PM=NI/SA
Trong đó: NI là thu nhập ròng
SA là doanh thu
Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE): ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn
chủ sở hữu
ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng
cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp
dẫn. Hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa
tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động
quản lý tài chính của công ty. Tỉ số này đánh giá mức sinh lời vốn chủ của doanh
nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì vốn cổ đông của công ty càng được sử dụng hiệu quả
và ngược lại.
Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA): ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài
sản
ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một
đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao
thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính
nguồn tài sản hoạt động của công ty. Tỷ suất này rất quan trọng khi phân tích lựa chọn

5
cổ phiếu. Khi đánh giá ROA cần phải so sánh với các công ty trong cùng ngành. Chỉ
tiêu này là thước đo cho biết tài sản của công ty được sử dụng như thế nào. Đồng thời
còn cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để
tạo ra thu nhập. Nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu
quả.
3.1.7.3. Các chỉ tiêu định giá cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): EPS = ( Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Số
lượng cổ phiếu phổ thông
EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm
giữ hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó
khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.
Giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E): P/E= Thị giá hiện hành của một cổ phiếu/
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu
nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS). P/E là hệ số dùng đánh giá đo
lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi cổ phiếu, hay cho biết nhà đầu tư
sẵn sàng trả giá cho mỗi cổ phiếu cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần. P/E
cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà
đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập.
3.2. Phân tích tình hình tài chính
3.2.1. Quy mô vốn
ĐVT: tỷ đồng

Quy mô vốn 2020 2021 2022


Tổng tài sản 419.026 547.409 631.013
Vốn chủ sở hữu 52.793 86.278 103.502
Tỷ lệ an toàn vốn
11,17% 14,27% 14,9%
(CAR) hợp nhất (%)
Bảng 3.1. Chỉ tiêu quy mô vốn của VPBank giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank 2020-2022)
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của VPBank đạt gần 548 nghìn tỷ đồng; tổng
vốn chủ sở hữu đạt hơn 86 nghìn tỷ đồng, nằm trong top đầu các ngân hàng tại Việt
Nam. Tổng số lượng khách hàng tiếp cận đạt hơn 19 triệu người. Bên cạnh đó, kể từ
khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, VPBank luôn nằm trong top 3 ngân hàng đồng hành,
hỗ trợ tích cực nhất với doanh nghiệp và người dân. Cuối năm 2022, tổng tài sản
VPBank đạt 631.074 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2021. Quy mô vốn chủ sở hữu
hợp nhất của VPBank, sau các đợt tăng vốn lớn, đã chính thức cán mốc hơn 103 nghìn
6
tỷ tại thời điểm cuối năm 2022. Vốn điều lệ của VPBank, cùng với đó, đạt hơn 67
nghìn tỷ, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống. Giá trị vốn hóa của
ngân hàng, tại thời điểm cuối năm 2022, đã tăng tốc lên 120 nghìn tỷ, giữ vững vị trí
ngân hàng tư nhân có mức vốn hóa lớn nhất Việt Nam.
Tại thời điểm 31/12/2021, hệ số CAR hợp nhất của ngân hàng tăng 2.56% lên
14.27% so với thời điểm cuối năm 2020. CAR tăng mạnh đóng góp lớn từ việc thoái
vốn thành công 49% cổ phần tại FE Credit cho SMBC Finance Co., Ltd. Năm 2021, hệ
số CAR luôn giữ ở mức cao hơn tỷ lệ an toàn tối thiểu 8% và tỷ lệ mục tiêu tối thiểu
theo RAS 2021 là 9%.Trong năm 2022, hệ số CAR luôn giữ ở mức cao hơn tỷ lệ an
toàn tối thiểu 8% và tỷ lệ mục tiêu tối thiểu theo Tuyên bố về khẩu vị rủi ro
(TBKVRR) năm 2023 – 2025 là 10%.
3.2.2. Kết quả hoạt động

2020 2021 2022


Huy động vốn (tỷ đồng) 366.233
461.131 527.511
Nợ quá hạn (2-5) (tỷ đồng) 21.036 30.875 48.974
Nợ xấu (3-5) (tỷ đồng) 8.797 15.886 25.136
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 8,6% 9,3% 11,2%
Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 3,4% 4,5% 5,7%
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động của VPBank giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank giai đoạn 2020-2022)
Huy động vốn năm 2021 của VPBank tăng 94.898 tỷ đồng ( tăng 25,91% ) so với
năm 2020. Các chỉ số quan trọng khác như dư nợ cấp tín dụng hợp nhất, tiền gửi khách
hàng và giấy tờ có giá đều tăng lần lượt ở mức 18,9% (đạt hơn 384.000 tỷ đồng) và
9,1% (đạt hơn 323.000 tỷ đồng). Năm 2022 huy động từ tiền gửi khách hàng tại ngân
hàng riêng lẻ tăng gần 30% so với cuối năm 2021, đóng góp lớn từ khối khách hàng cá
nhân (RB) và khối khách hàng SME (tăng 43%). Song song với nguồn vốn nội, uy tín
của VPBank trên trường quốc tế đã giúp ngân hàng huy động thành công hơn 1 tỷ
USD từ các tổ chức tài chính toàn cầu, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn cho vay trung
và dài hạn và bảo toàn các tỷ lệ an toàn thanh khoản.

Năm 2021, trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh Covid, VPBank đã chú trọng
đến việc kiểm soát tín dụng với danh mục cho vay, dịch chuyển theo hướng có chọn
lọc. Việc giảm tỷ trọng cho vay tín chấp và thúc đẩy tích cực cấu trúc nợ, xử lý nợ
giúp kiểm soát tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 3,53%. Phía ngân hàng mẹ đã có sự cải
tiến tích cực khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,98% năm 2020 xuống còn 1,51% vào cuối năm
2021. Song song với những nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2021, VPBank tiếp tục chủ
động gia tăng nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của năm 2021 tăng 31% so với
7
năm trước ở ngân hàng hợp nhất và 52,9% so với cùng kỳ ở ngân hàng riêng lẻ. Điều
này cho thấy mức độ thận trọng của Ngân hàng khi sẵn sàng với bộ đệm dự phòng để
ứng phó với rủi ro bất chợt từ tác động của dịch bệnh. Năm 2022, VPBank là ngân
hàng có số dư nợ nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) đến nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất
vốn) cao nhất ngành với hơn 25.000 tỷ đồng, tăng 55% so với đầu năm. Chủ yếu đến
từ công ty tài chính FE Credit, nợ xấu của ngân hàng mẹ tính đến 31/12 chỉ hơn
10.000 tỷ đồng.
3.2.3. Tình hình tài chính
ĐVT: tỷ đồng

Tình hình tài chính 2020 2021 2022


TN lãi thuần 32.346 34.349 41.021
TN ngoài lãi thuần 4.446 7.143 6.180
TN thuần từ HĐ khác 2.236 2.808 10.584
Tổng TN từ HĐKD 39.033 44.301 57.797
Tổng CPHĐ -11.392 -10.719 -14.116
CPDPRR -14.622 -19.219 -22.461
EBT 13.019 14.364 21.220
EAT 10.414 11.477 16.909
Bảng 3.3. Tình hình tài chính của VPBank giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank giai đoạn 2020-2022)
Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt hơn 44 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với
cùng kỳ, khẳng định vị thế dẫn đầu trong nhóm ngân hàng TMCP tư nhân. Thu nhập
từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng mẹ đạt gần 28 nghìn tỷ đồng, tăng
trưởng 34,2%. Thu nhập lãi thuần hợp nhất tăng trưởng 6,2%, đạt hơn 34 nghìn tỷ
đồng, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chủ yếu do công tác điều tiết tín dụng thận
trọng, giảm tỷ trọng các khoản vay tín chấp và chủ động giảm lãi suất cho khách hàng
với nhiều chương trình hỗ trợ ưu đãi trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, thu nhập
ngoài lãi của ngân hàng đã có những kết quả khả quan, bù đắp cho mức tăng trưởng
khiêm tốn của thu nhập lãi và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Tỷ trọng thu
nhập ngoài lãi hợp nhất đạt 22,5%, cao nhất trong hơn 10 năm gần đây. Lãi thuần từ
hoạt động dịch vụ của ngân hàng hợp nhất đạt hơn 4 nghìn tỷ, tăng trưởng gần 21%.
Trong đó, ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 3,6 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 19% so với cùng
kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong khối tư nhân. Kết quả này phản ánh nỗ lực
của ngân hàng trong chuyển đổi số, nâng cấp hệ thống thanh toán, cùng với đó là
không ngừng cải thiện các dịch vụ quản lý và duy trì tài khoản.

Thu nhập lãi thuần hợp nhất tăng 19,4%, đạt hơn 41.000 tỷ đồng nhờ tín dụng
tăng tốc và hợp lý hóa danh mục sản phẩm. Trong nửa cuối năm 2022, các đợt tăng lãi
suất huy động toàn thị trường kéo theo CASA giảm ở phần lớn các ngân hàng đã gia
tăng áp lực lên biên lãi ròng (NIM). Bên cạnh nguồn thu nhập lãi, các sản phẩm dịch
vụ ngoài lãi tiếp tục được chú trọng và đẩy mạnh, giúp đóng góp tỷ trọng không nhỏ
8
vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng. Kết thúc năm 2022, lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ của ngân hàng hợp nhất đạt tăng trưởng ấn tượng 59% so với năm 2021.
Kết quả này còn mạnh mẽ hơn tại ngân hàng mẹ, với mức tăng trưởng gần 64%, giữ
vững vị trí trong nhóm dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tư nhân về thu nhập phí. Mặc
dù quý 4 sụt giảm đáng kể nhưng VPBank vẫn ghi nhận lợi nhuận năm 2022 tăng
47,7% , đạt 21.220 tỷ đồng, lọt Top 5 ngân hàng có lãi cao nhất. Động lực tăng trưởng
của ngân hàng chủ yếu ở những tháng đầu năm, đặc biệt là trong quý 1 ngân hàng có
lợi nhuận đột biến nhờ thỏa thuận độc quyền bancassurance. Lợi nhuận của VPBank
cũng chủ yếu nhờ ngân hàng mẹ (đạt hơn 24.000 tỷ đồng), cho thấy kết quả kinh
doanh của các công ty con, đặc biệt là công ty tài chính đi xuống rõ rệt trong năm vừa
qua.

3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá


3.2.4.1. Các chỉ tiêu lưu hoạt
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu lưu
2020 2021 2022
hoạt
314.90 482.05
NWC 409.485
6 9
CR (lần) 4,09 4,02 4,28
CF 10.795 11.856 17.276
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu lưu hoạt
Vốn hoạt động thuần (NWC): Lượng vốn hoạt động thuần phản ánh mức vốn có
thể đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. NWC của VPBank tăng đều
qua các năm. Cụ thể từ năm 2020 đến 2021 tăng 94.579 tỷ tương đương với 30,03%.
Đến năm 2022 lượng vốn hoạt động thuần tăng lên mức 482.059 tỷ đồng, tăng 17,72%
so với năm 2021.
Tỷ số tài sản lưu động (CR): Tỷ số tài sản lưu động của VPBank đều trên 2,0.
Thể hiện VPBank có dòng tiền ngắn hạn rất mạnh, có khả năng thanh toán rất tốt và
đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Tuy nhiên điều
nay cũng thể hiện VPBank đang không có nhiều hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn,
không sử dụng tài sản thừa hiệu quả để tạo ra doanh thu tối đa.
Lưu lượng tiền mặt (CF): Dòng tiền đạt được từ hoạt động kinh doanh của
VPBank trong giai đoạn 2020-2022 tăng qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh
cốt lõi VPBank phát triển mạnh, cung cấp được nguồn tiền dồi dào duy trì hoạt động
kinh doanh chính, đồng thời có nguồn tiền sẵn sàng cho các kế hoạch đầu tư, tài chính.
3.2.4.2. Khả năng sinh lợi

Khả năng
Đơn vị 2020 2021 2022
sinh lời

9
PM % 16,8 18,55 21,2

ROE % 22 18,1 20,3

ROA % 2,6 2,5 3,1

Bảng 3.5. Khả năng sinh lời của Ngân hàng


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PM): Tỷ số PM của ngân hàng VPBank giai
đoạn 2020-2022 mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số tăng dần
qua các năm cho thấy công ty càng kiếm thêm được nhiều đồng lợi nhuận, để phục vụ
cho việc phát triển và mở rộng, cũng như trả công cho người lao động, cũng như các
chủ sở hữu. Cụ thể năm 2022 cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,212 đồng lợi nhuận ròng
cao hơn 0,026 đồng so với năm 2021 và 0,044 đồng so với năm 2020.
Nhờ tối ưu hóa dòng vốn, tiết giảm chi phí, kiểm soát chặt rủi ro và mở rộng thị
phần, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank trong năm 2021 tăng hơn 10% so với
cùng kỳ năm trước, đạt 14.364 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt được tương đương với 86% kế
hoạch. Tuy hoạt động kinh doanh của FE Credit bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong năm
2021 nhưng ngân hàng mẹ VPBank đã có một sự bứt phá mạnh mẽ. Kết thúc năm
2021, lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ ghi nhận gần 38 nghìn tỷ đồng, tăng hơn
4 lần so với năm 2020. Trong đó, hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công ty con đóng
góp 24 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chủ yếu đến từ thương vụ chuyển nhượng vốn tại FE
Credit, thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính ngân hàng. Lợi nhuận
trước thuế từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng mẹ tăng 51%, đạt hơn 14
nghìn tỷ đồng. Kết thúc năm, các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hợp nhất tiếp tục
được duy trì thành công ở mức cao, lần lượt đạt 2,5% và 19,8%, trong nhóm dẫn đầu
thị trường. Năm 2022, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE) hợp nhất lần lượt đạt 20,3% và 3,1%,trở thành nền tảng vững
chắc cho những bước ngoặt trong hành trình 5 năm tiếp theo của ngân hàng với mục
tiêu tăng trưởng chất lượng, kiến tạo các giá trị thịnh vượng và bền vững cho khách
hàng, cộng đồng và xã hội.
3.2.4.3. Chỉ tiêu định giá cổ phiếu
 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS):
ĐVT: đồng

2020 2021 2022

Thu nhập trên 4.272 4.037 3.717


mỗi cổ phiếu

10
(EPS)

Bảng 3.7. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của chứng khoán VPB giai đoạn
2020-2022
Năm 2020 thì thu nhập trên mỗi cổ phần của VPBank đạt 4.272 đồng. Tức là với
mỗi cổ phần thì cổ đông sẽ thu được 4.272 đồng lợi nhuận.. Năm 2021 thì tỷ số EPS
có dấu hiệu sụt giảm ở mức 4.037 đồng. Sự sụt giảm này là do năm 2021 số lượng cổ
phiếu NH bán ra công chúng tăng 29% do với năm 2020 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ
tăng 6,93%. Sự chênh lệch đó đã làm EPS giảm 3,92% vào năm 2021. Sang năm 2022
thì tỷ số EPS tiếp tục giảm khi giảm 7,93% đạt mức 3.717 đồng so với năm 2021.
Sự biến động của tỷ số EPS là dấu hiệu quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá cũng
như tính toán giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, năm 2021 - 2022, thị trường gặp nhiều biến
động do dịch bệnh diễn ra nhưng bản thân ngân hàng VPB vẫn gặt hái được lợi nhuận
không ngừng. Trong giai đoạn đó việc các đơn vị như CTCK SSI, CTCK MB, CTCK
Bản Việt nâng giá mục tiêu của cổ phiếu VPB cho thấy thị trường đang dần thừa nhận
tiềm năng tăng trưởng về giá của cổ phiếu VPBank trong thời gian tới và cho thấy sự
hấp dẫn ngày càng lớn của cổ phiếu VPB. Với tiềm năng tăng giá từ 40 đến 50%, có
thể khẳng định cổ phiếu VPB hiện đang được giao dịch dưới giá trị thực mà cổ phiếu
này xứng đáng được hưởng hay nói cách khác đang có định giá rất hấp dẫn.
- Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (BVPS)

2020 2021 2022

Giá trị sổ sách


mỗi cổ phiếu 21.315 19.408 15.418
(BVPS)

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu của có xu hướng giảm mạnh qua các năm, năm
2022 đạt mức 15.418 đồng. Trong các năm vừa qua có nhiều sự kiện quan trọng và
ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường làm giá cổ phiếu VPB thay đổi. Năm 2021, khi
đại dịch Covid-19 khiến mọi hoạt động kinh tế đình trệ, lãi suất ngân hàng giảm sâu
thì nhu cầu đầu tư cổ phiếu rất lớn khiến cho giá được đẩy lên cao. Sang năm 2022,
dịch bệnh dần được kiểm soát cũng là lúc thị trường chứng khoán dần bình ổn, giai
đoạn giữa và cuối năm, các ngân hàng bước vào cuộc đua tăng lãi suất khiến cho vốn
từ thị trường chứng khoán bị rút ra. Ngày 7/4/2022, giá cổ phiếu VPB tăng từ khoảng
giá 24 lên 26.53 thế nhưng sau giai đoạn này, thị trường bắt đầu giảm sâu. Ngày
15/11/2022, giá cổ phiếu VPB chạm đáy với mức chỉ 14.65, vào các phiên tiếp theo,
thị trường có nhiều biến động nhưng xu hướng chủ đạo vẫn là đi lên. BVPS của
VPBank cao hơn giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu, tức là giá cổ phiếu hiện tại của

11
nó, thì cổ phiếu VPB được coi là định giá thấp. Tuy nhiên tổng kết năm 2022, VPB
vẫn tiếp tục lọt top 20 cổ phiếu có tính phát triển bền vững tốt nhất.
 Giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E)
ĐVT: lần

2020 2021 2022

Giá trên thu


nhập mỗi cổ 7,61 8,87 4,82
phần (P/E)

Bảng 3.8. Giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E) của chứng khoán VPB
giai đoạn 2020-2022
Giai đoạn giữa năm 2021 khi đại dịch hoành hành, khối lượng giao dịch cổ phiếu
tăng đột biến, đạt hơn 76 triệu cổ phiếu do lúc này lãi suất ngân hàng cực kỳ thấp và
nhà đầu tư tìm đến hình thức sinh lợi cao hơn khiến cho lượng tiền đổ vào thị trường
chứng khoán tăng chóng mặt khiến cho P/E của năm 2021 tăng 1,26 lần so với năm
2020. Từ đầu năm 2022, xu hướng chung của giá các loại cổ phiếu là giảm và VPB
cũng không ngoại lệ. P/E của VPB giảm mạnh từ 8,87 xuống còn 4,82 cho thấy sự kỳ
vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu VPB đang giảm tuy
nhiên đó sẽ là lợi thế đối với các nhà đầu tư lâu dài.

3.3. So sánh mức độ tăng trưởng của VPBank so với Toàn ngành Ngân hàng giai
đoạn 2020-2022
Ngoài việc nhận định và đánh giá mã chứng khoán qua các tỷ số đã được nhóm
tính toán và phân tích bên trên thì sự ảnh hưởng của các yếu tố như mức tăng trưởng
ngành Ngân hàng và biến động kinh tế vĩ mô cũng là những yếu tố quan trọng để nhà
đầu tư có thể quyết định xem nên đầu tư vào mã chứng khoán VPB hay không.
3.3.1. Mức tăng trưởng tín dụng của VPBank so với toàn ngành Ngân hàng giai
đoạn 2020-2022
VPBank Toàn ngành NH
2020 19% 12,17%
2021 18,9% 13,53%
2022 24,9% 14,5%
Bảng 3.9. Mức tăng trưởng tín dụng của VPBank so với toàn ngành NH

12
Mức tăng trưởng tín dụng của VPBank so với
toàn ngành NH
30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%
2020 2021 2022

VPBank Toàn ngành NH

Hình 3.1. Mức tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2020 - 2022
Qua bảng và biểu đồ trên, ta thấy được giai đoạn 2020 đến 2022 mức tăng trưởng
tín dụng của VPBank đều cao hơn so với mức tín dụng toàn ngành ngân hàng.

Trong năm 2021, dù đối mặt với các hoạt động kinh tế-xã hội bị đình trệ do giai
đoạn giãn cách kéo dài, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của VPBank vẫn đạt 18,9%,
vượt kế hoạch và cao hơn mức trung bình của hệ thống (13,53%). Năm 2021 cũng là
một năm đầy thách thức đối với công ty con FE Credit khi phân khúc tài chính tiêu
dùng có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch. Tuy vậy,
nhờ sự phục hồi kinh tế, tăng trưởng tín dụng tại FE Credit cũng đã tăng trưởng mạnh
trở lại, duy trì thị phần số 1 tại Việt Nam. Tại ngân hàng mẹ, các phân khúc chiến lược
khách hàng cá nhân và SME với mức tăng trưởng 33% đã đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng tín dụng hợp nhất. Mặt bằng tăng trưởng tín dụng ổn định của VPBank đạt
được nhờ chiến lược số hóa toàn diện, liên tục đưa ra thị trường các giải pháp công
nghệ tiên tiến nhất, giúp cho ngân hàng có được những tương tác tích cực và tiếp xúc
với các nhu cầu vốn của khách hàng.

Nhờ các nỗ lực gia cố nền tảng vốn và tăng cường huy động trong năm 2022,
tăng trưởng tín dụng hợp nhất của ngân hàng đạt 24,9%, tương ứng 479.756 tỷ đồng
dư nợ cấp tín dụng. Tại ngân hàng riêng lẻ, tỷ lệ tăng trưởng này còn lên tới gần 30%,
gấp đôi tăng trưởng tín dụng toàn ngành (14,5%). Động lực tăng trưởng chính đến từ
hai khối chiến lược RB và SME - ghi nhận mức tăng 37% so với năm ngoái. Cụ thể,
ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều gói cho vay ưu đãi, có tổng giá trị 7.000 tỉ
đồng với mức giảm lãi suất lên tới 1,5%/năm, nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý. Song
song với đó là các chương trình hỗ trợ tài chính cho các hoạt động trách nhiệm xã hội
trên khắp cả nước. Qua đó cho thấy ngân hàng này đã đảm bảo cung ứng nguồn vốn
cần thiết cho thị trường.

13
3.3.2. Mức tăng trưởng huy động vốn của VPBank so với toàn Ngành Ngân hàng
giai đoạn 2020-2022
VPBank Toàn ngành NH
2020 9,3% 14,9%
2021 25,91% 10,3%
2022 14,39% 6%
Bảng 3.10. Mức tăng trưởng huy động vốn của VPBank so với toàn ngành
NH

Mức tăng trưởng huy động vốn của VPBank


so với toàn ngành NH

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%
2020 2021 2022

VPBank Toàn ngành NH

Hình 3.2. Mức tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2020 - 2022
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, mức độ tăng trưởng huy động vốn
của VPBank nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung đã có những thay đổi đáng
kể. Năm 2020, VPBank đã có mức tăng trưởng huy động vốn đạt 9,3% thấp hơn 5,6%
so với mức tăng trưởng huy động vốn toàn ngành là 14,9%. Tuy nhiên đến năm
2021,2022 chỉ tiêu này của ngân hàng lại lớn hơn rất nhiều so với toàn ngành ngân
hàng cho thấy sự nỗ lực của ngân hàng trong việc huy động vốn cụ thể năm 2021 mức
tăng trưởng huy động vốn của VPBank là 25,91% cao hơn 15,61% so với toàn ngành,
NHNN chưa đưa ra số liệu về huy động vốn tính đến 31/12/2022, nhưng tính đến
27/12/2022, tốc độ tăng trưởng vốn huy động đạt khoảng trên 6%, tại thời điểm đó
trong khi đó của VPBank là 14,39%.
Huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá năm 2021 được
ngân hàng duy trì ở mức hợp lý đạt 323 nghìn tỷ, tăng 9,1% so với năm 2020. Một
điểm sáng tích cực trong công tác huy động vốn của ngân hàng là việc tăng trưởng
vượt bậc của tiền gửi không kỳ hạn (CASA) nhờ ưu tiên đầu tư vào các sáng kiến công
nghệ và hệ thống nền tảng, chuyển đổi số cũng như tăng cường trải nghiệm khách
hàng. CASA đạt một kết quả đột phá tại thời điểm cuối năm 2021 với số dư trên 54
nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 50% so với cuối năm trước, nâng tỷ lệ CASA toàn
14
hàng lên 22,6% so với 15,8% tại cuối năm 2020. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn của
Ngân hàng được tối ưu liên tục bằng việc đa dạng hóa huy động từ nhiều nguồn khác
nhau đảm bảo thanh khoản cho hoạt động kinh doanh. Trong quý 4 năm 2021,
VPBank đã huy động thành công 300 triệu USD từ JICA, SMBC và các tổ chức quốc
tế uy tín khác. Đây là nguồn huy động quan trọng để VPBank củng cố nền tảng vốn ổn
định dài hạn, tăng trưởng bền vững và tiếp tục cung ứng các giải pháp hỗ trợ cho cả
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Trong năm 2022, huy động từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng riêng lẻ tăng gần 30%
so với cuối năm 2021, đóng góp lớn từ khối khách hàng cá nhân (RB) và khối khách
hàng SME (tăng 43%). Ngân hàng cũng huy động thành công hơn 1 tỷ USD từ các tổ
chức tài chính toàn cầu góp phần đa dạng hóa nguồn vốn cho vay trung và dài hạn và
bảo toàn các tỷ lệ an toàn thanh khoản. So với các ngân hàng khác trong cùng hệ
thống, VPB thuộc nhóm các ngân hàng có mức tăng trưởng tiền gửi và cho vay khách
hàng cao, đồng thời có mức chênh lệch giữa hai hoạt động thấp. Tỷ lệ dư nợ so với
tiền gửi đạt mức 145.14%, cao nhất trong 27 ngân hàng niêm yết cho th ấy tiềm năng
tăng trưởng doanh thu lớn của VPB. Tuy nhiên , tính đến cuối tháng 9/2022 , tỷ lệ dư
nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) theo thông tư 22/2019/TT -NHNN chỉ
đạt 76.5%, nhỏ hơn khá nhiều so với mức quy định 85% , cho thấy Ngân hàng chưa bị
gặp rủi ro lớn trong vấn đề thanh kho ản. Những thay đổi của Dự th ảo sửa đổi Thông
tư 22 trong công thức tính LDR, cụ thể thêm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp và trừ đi
vốn chủ sở hữu đối với t ổng dư nợ, trừ đi các khoản vay liên ngân hàng đối với tổng
huy động sẽ ảnh hưởng đến bức tranh LDR của toàn ngành, đặc biệt tạo áp lực tăng
huy động hoặc giảm tín dụng đối với một số ngân hàng có dư nợ trái phiếu và huy
động vốn liên ngân hàng khá cao, trong đó có VPB. Tuy nhiên, VPB cũng sẽ là một
trong những ngân hàng hưởng lợi do có vốn chủ sở hữu và các khoản vay vốn nước
ngoài lớn.
3.4. Kết luận
VPBank đang thực hiện và dần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững của
mình. Đây chính là yếu tố quan trọng cải thiện khả năng kinh doanh của Ngân hàng,
tạo dựng niềm tin đối với khách hàng và nhà đầu tư. Mã chứng khoán VPB sẽ trở
thành một trong những mã chứng khoán đáng để các nhà đầu tư quan tâm tại HOSE
nói chung và nhóm mã chứng khoán ngành Ngân hàng nói riêng.
Qua việc tính toán và đánh giá các chỉ số cũng như sự ảnh hưởng các yếu tố
khác đến mã chứng khoán VPB. Nhóm đã có những phân tích và nhận định dựa trên
các kết quả kinh doanh của VPBank, từ đó đưa ra ý kiển rằng cổ phiếu VPB sẽ là một
cổ phiếu có sự phát triển và khả năng sinh lời tốt trong tương lai. Những chỉ số được
tính toán và nhận xét trong chương này sẽ đem đến cho nhà đầu tư một cái nhìn tổng
quan về các mặt tiêu cực cũng như tích cực của mã chứng khoán VPB. Từ đó nhà đầu

15
tư sẽ có những xem xét và đánh giá chân thực nhất để đầu tư vào mã chứng khoán
VPB.

16

You might also like