You are on page 1of 3

PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

2.4. Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính

2.4.1. Phân tích hòa vốn

Điểm hòa vốn hoạt động được định nghĩa khi thu nhập hoạt động trước lãi suất là thuế (EBIT)
bằng không.

EBIT = PQ – VQ – F (2.4.1)

Với: P: giá bán bình quân 1 sản phẩm


Q: số lượng sản phẩm đầu ra
V: chi phí biến đổi một đơn vị sản phẩm
F: chi phí cố định

Bảng: Điểm hòa vốn hoạt động của doanh nghiệp


Như chúng ta đã biết các rủi ro kinh doanh phụ thuộc một phần vào quy mô chi phí cố định
(định phí) mà doanh nghiệp sử dụng, điều này dẫn đến khi có một sự thay đổi nhỏ trong doanh
thu sẽ ảnh hưởng đến mức lợi nhuận (tỉ số BEP, ROIC…). Như bảng trên ta thấy, với mã GMD
thì định phí (F) khá cao với trung bình 18% so với biến phí (VQ), điều này có nghĩa là GMD
đang sử dụng “đòn bẩy hoạt động cao”, sở dĩ có lí do này phân khúc logistis hiện nay của GMD
yêu cầu nhiều lao động có trình độ cao và doanh nghiệp phải trả lương cho họ cao, ngay cả khi
có suy thoái kinh tế cao, mức đầu tư cao vào các tài sản cảng biển (hiện GMD đang sở hữu 09
cảng biển, các cảng lớn Nam Đình Vũ, hiện đang tập trung đầu tư vào cảng Gemelink với quy
mô lớn). Tuy nhiên, nhìn vào kết quả kinh doanh của GMD với việc sử dụng “đòn bẩy hoạt động
cao” thì yêu cầu của doanh thu hòa vốn (EBIT=0) chiếm trung bình 22% so với tổng nguồn vốn.
Qua đó ta có thể nhận thấy, GMD có biên lợi nhuận cao, nếu tình hình kinh tế thuận lợi sẽ đem
lại nguồn lợi lớn cho GMD.

So sánh với đối thu cùng ngành HAH, doanh nghiệp này không sử dụng “đòn bẩy hoạt động”
với tỉ lệ định phí chỉ chiếm trung bình 7,2% so với biến phí, sở dĩ có điều này do phân khúc của
HAH chỉ chuyên về vận tải trong nước, đội tàu còn nhỏ hẹp nên chưa có yêu cầu cao về đội ngũ
nhân sự và công nghệ. Điều này cũng phản ánh, doanh thu tại điểm hòa vốn chỉ phải đến 54,35%
so với tổng nguồn vốn. Qua đó, HAH có biên lợi nhuận chưa cao.

Qua phân tích, ta rút ra kết luận là khi các yếu tố khác không đổi, đòn bẩy hoạt đông càng
cao thì biên lợi nhuận công ty càng cao, tuy nhiên điều này cũng mang đến rủi ro lớn hơn cho
công ty khi điều kiện kinh tế không thuận lợi làm sụt giảm doanh thu.

2.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính (Financial leverage)

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay để làm tăng
thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần).

Các thông số liên quan đến đồn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), tỷ lệ nợ trên
tổng nguồn vốn (D/A), suất sinh lời căn bản (BEP), suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), suất
sinh lời trên tổng tài sản (ROA).

Qua bảng phân tích về “đòn bẩy tài chính”, ở GMD ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung
bình 53% (D/E) và trên tổng nguồn vốn trung bình 34% (D/A) (03 năm 2018 đến 2020) đây là
tỉ lệ khá cao sơ với mã HAH (D/E trung bình 46%, D/A trung bình 31%). Với việc sử dụng “đòn
bẩy tài chính” ta thấy các tỷ số tài chính trung bình 03 năm gần đây của GMD khá tốt với biên
lợi nhuận hoạt động trung bình 47,6%; tỷ suất sinh lời căn bản BEP 12,75%; ROE trung bình
15%; ROA trung bình 9,86%. Đây là mức khá cao so ngành, điển hình khi so sánh với HAH tỉ
số tài chính thấp hơn (ROE = 11,53%; BEP = 10,16%; ROA = 7,95%...). do HAH sử dụng đòn
bẩy tài chính thấy hơn với D/E trung bình 34,15%’ D/A trung bình 22,52% (03 năm gần nhất).

Qua các số liệu trên chứng minh việc sử dụng các “đòn bẩy tài chính” sẽ đem lại biên lợi
nhuận cao hơn, thể hiện ở các chỉ số ROE, ROA, BEP, việc này cũng làm cho thu nhập trên mỗi
cổ phiếu tăng lên (EPS). Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng sẽ đẩy rủi ro trong kinh
doanh và rủi ro này đẩy lên các cổ đông. Vì chủ nợ sẽ nhận một khoản chi trả cố định và được
nhận trước khi cổ đông có thể nhận bất cứ khoản nào (chẳng hạn như cổ tức). Do đó, các cổ đông
sở hữu cổ phiếu thường sẽ có rủi ro gấp đôi so với trường hợp công ty được tài trợ hoàn toàn
bằng vốn chủ sở hữu.

Bảng: Đòn bẩy tài chính doanh nghiệp

Qua phân tích đòn bẩy tài chính ở GMD, việc sử dụng nợ đi vay sẽ đem lại các tỷ số tài chính
tối hơn như BEP, ROE, ROA đồng thời cũng làm giá tăng chỉ số EPS. Tuy nhiên, việc vay nợ
cũng kèm theo các rủi ro khi vốn dĩ thị trường luôn tiềm ẩn các bất ổn, điều kiện kinh tế không
thuận lợi. Mà các rủi ro này sẽ đẩy dồn vào các cổ đông. Do đó, việc lựa chọn cấu trúc vốn tối
ưu luôn là một bài toán thường trực với các chủ doanh nghiệp, vừa đảm bảo doanh nghiệp có lợi
nhuận tốt nhưng phải quản trị rủi ro hiệu quả.

You might also like