You are on page 1of 6

4.4.

Hệ số đòn bẩy tài chính


4.4.1. Khái niệm
Đòn bẩy tài chính (Financial leverage – FL) là bất kỳ kỹ thuật nào liên quan
đến việc sử dụng nợ (tiền đi vay) thay vì vốn chủ sở hữu để mua tài sản, với kỳ
vọng rằng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu vốn từ giao dịch sẽ vượt quá chi phí
đi vay. Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập
trên một cổ phần thường của công ty. Nói cách khác, đòn bẩy tài chính là khái
niệm chỉ sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu với số nợ phải trả của doanh nghiệp.
4.4.2. Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản bình quân
Hệ số đòn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó:
Tổng tài sản bình quân: là trung bình cộng tổng tài sản của doanh nghiệp
ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
Vốn chủ sở hữu bình quân: là trung bình cộng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện tương quan giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu
bình quân của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Nếu chỉ số này gần bằng 1,
nghĩa là vốn chủ sở hữu đang được sử dụng để tài trợ cho tài sản. Nếu chỉ số này
lớn hơn 1, đó là dấu hiệu cho thấy nợ đang được sử dụng. Việc sử dụng nợ nhiều
hơn trong việc mua tài sản sẽ chứng tỏ rằng công ty ít có khả năng tự chủ tài chính
và là rủi ro đối với người nắm giữ vốn cổ phần cũng như người nắm giữ trái phiếu
của công ty đó.
4.4.3. Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty Vinamilk
Dựa vào công thức tính, ta có thể thấy rằng hệ số đòn bẩy tài chính bị ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân.
Sau đây là bảng phân tích số liệu hệ số đòn bẩy tài chính trong năm 2021 và
2022:
Chênh lệch giữa năm 2022
Năm 2021 Năm 2022
và năm 2021
(0) (1)
+/- %
Tổng tài sản bình
50,882,442 50,907,533.5 +25091.5 +0.0493
quân (triệu VNĐ) (a)
Vốn chủ sở hữu bình
34,748,618 34,333,316 -415,302 -1.1952
quân (triệu VNĐ) (b)
Hệ số đòn bẩy tài
1.4643 1.4827 +0.0184 +1.2566
chính (lần) (FL)

Gọi tổng tài sản bình quân là a (triệu VNĐ)


Vốn chủ sở hữu bình quân là b (triệu VNĐ)
Hệ số đòn bẩy tài chính là FL (lần)
Qua bảng phân tích số liệu cho thấy, hệ số đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp năm 2022 đã tăng 0.0184 lần so với năm 2021, tương ứng với tốc độ tăng
1.2566%. Sự thay đổi của hệ số đòn bẩy tài chính được gây ra bởi sự tác động của
hai nhân tố, đó là tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân.
Áp dụng phương pháp loại trừ, ta lần lượt xét các nhân tố ảnh hưởng đến hệ
số đòn bẩy tài chính.
- Xét ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản bình quân:
a 1 - a 0 25091.5
ΔF La = = ≈ 0.00072 (lần)
b0 50,882,442

Ta thấy tổng tài sản bình quân năm 2022 tăng 25091.5 triệu VNĐ so với
năm 2021, tương ứng với tốc độ tăng 0.0493%, khiến hệ số đòn bẩy tài chính tăng
0.00072 lần. Nguyên nhân khiến cho tổng tài sản bình quân tăng là do trong năm
2021, tuy đại dịch COVID-19 có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp, nhưng
đối với các doanh nghiệp như doanh nghiệp sữa, đặc biệt là doanh nghiệp có thị
phần lớn như Vinamilk, đại dịch chẳng những không làm ảnh hưởng mà còn là thời
cơ giúp Vinamilk thiết lập kỷ lục mới về doanh thu ở cả ba mảng nội địa, xuất khẩu
và các công ty nước ngoài. Năm 2022, tổng tài sản của công ty có phần giảm sút vì
chịu sự biến động của giá nguyên vật liệu đầu vào; tuy nhiên, nhờ có sự nhìn nhận
đúng đắn về vấn đề cũng như khả năng thích ứng và đối phó với tình hình khó
khăn, Vinamilk ít nhất cũng đã duy trì tổng tài sản cuối năm 2022 cao hơn so với
đầu năm 2021.
- Xét ảnh hưởng của nhân tố vốn chủ sở hữu bình quân:

( )
b0 - b1 - (- 415,302 )
ΔF Lb = a 1 = 50,907,533.5× ≈ 0,01772 (l ầ n)
b0 b
1
34,748,618×34,333,316

Ta thấy vốn chủ sở hữu trong năm 2022 giảm so với năm 2021 một lượng là
415,302 triệu VNĐ, tương ứng với tốc độ giảm 1.1952%, khiến hệ số đòn bẩy tài
chính tăng 0.01772 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cổ phiếu trong năm 2021
sụt giảm từ 95,000 VNĐ xuống còn 80,000 VNĐ. Cuối năm 2022 giá cổ phiếu chỉ
còn 76,700 VNĐ. Ngoài ra còn do doanh thu bán hàng của Vinamilk năm 2022
giảm khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm, từ đó khiến vốn chủ sở hữu giảm theo.
Tổng hợp các nhân tố lại ta có:
∆ FL=∆ F La +∆ F Lb =0.00072 + 0,01772 ≈ 0.0184

Nhận xét:
- Thông qua phân tích trên, ta thấy chỉ tiêu hệ số đòn bẩy tài chính bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi nhân tố vốn chủ sở hữu bình quân.
- Hệ số đòn bẩy tài chính của năm 2022 đã tăng lên 0.0184 lần so với năm
2021. Sự gia tăng của hệ số này có thể gây ra những hệ quả sau:
+ Về mặt tích cực, hệ số đòn bẩy tài chính tăng có thể khiến cho lợi nhuận
của cổ đông tăng lên vì công ty đang dùng vốn vay nhiều hơn thay vì vốn của cổ
đông. Ngoài ra, sự gia tăng này còn giúp công ty mở rộng quy mô khi các công ty
có thể sử dụng vốn vay để mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh, tận dụng các
cơ hội ở những thị trường mới.
+ Về mặt tiêu cực, hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên là dấu hiệu cho thấy rủi
ro tài chính công ty tăng lên cũng như độ ổn định tài chính của công ty giảm
xuống, bởi khi sử dụng nhiều vốn vay hơn sẽ làm tăng áp lực trả nợ. Ngoài ra vì sử
dụng nguồn vốn vay nợ thay vì nguồn vốn từ chính công ty mình nên có thể công
ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối mặt với các biến động kinh tế và thị trường.
4.5. Tỷ lệ bao phủ lãi vay
4.5.1. Khái niệm
Tỷ lệ bao phủ lãi vay hay hệ số thanh toán lãi vay (interest coverage ratio) là
chỉ số cho biết khả năng tài chính mà một công ty có thể làm ra để chi trả cho các
khoản nợ của mình. Các nhà đầu tư sẽ thường sử dụng chỉ số này để xác định mức
độ mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ bằng cách sử dụng doanh thu
hiện tại sau khi đã trừ đi thuế và các khoản phí khác. Đây là tỷ lệ giữa nợ và khả
năng sinh lời.
4.5.2. Công thức tính tỷ lệ bao phủ lãi vay
EBIT
Tỷ lệ bao phủ lãi vay =
Chi phí lãi vay

Trong đó:
EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay: là một khoản phí phải trả cho một khoản vay tài sản cho chủ
sở hữu như một hình thức bồi thường cho việc sử dụng của tài sản đó.
Hệ số thanh toán lãi vay cũng có thể được hiểu là tỷ lệ số lần lãi thu được
(TIE). Người cho vay, nhà đầu tư và chủ nợ thường sử dụng công thức này để xác
định mức độ rủi ro của công ty so với khoản nợ hiện tại hoặc khoản vay trong
tương lai. Nói một cách đơn giản hơn, hệ số thanh toán lãi vay thể hiện số lần công
ty có thể thanh toán các nghĩa vụ bằng cách sử dụng thu nhập của mình. Tỷ lệ bao
phủ lãi vay càng lớn thì khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp càng tốt
và ngược lại, tỷ lệ bao phủ lãi vay càng thấp thì khả năng công ty gặp khó khăn
trong vấn đề thanh toán nợ lại càng cao.
4.4.3. Tỷ lệ bao phủ lãi vay của công ty Vinamilk
Dựa vào công thức tính, ta có thể thấy rằng tỷ lệ bao phủ lãi vay bị ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) và chi phí lãi vay.
Sau đây là bảng phân tích số liệu tỷ lệ bao phủ lãi vay trong năm 2021 và
2022:
Chênh lệch giữa năm 2022 và
Năm 2021 Năm 2022
năm 2021
(0) (1)
+/- %
EBIT (triệu VNĐ)
12,816,419 10,657,104 -2,159,318 -16.85
(m)
Chi phí lãi vay
88,799 166,039 +77,240 +86.98
(triệu VNĐ) (n)
Tỷ lệ bao phủ lãi
144.33 64.18 -80.15 -55.53
vay (lần) (Q)
Gọi EBIT là m (triệu VNĐ)
Chi phí lãi vay là n (triệu đồng)
Tỷ lệ bao phủ lãi vay là Q (lần)
Qua bảng phân tích số liệu cho thấy, tỷ lệ bao phủ lãi vay của doanh nghiệp
năm 2022 đã giảm 80.15 lần so với năm 2021, tương ứng với tốc độ giảm 55.53%.
Sự thay đổi của tỷ lệ bao phủ lãi vay của doanh nghiệp được gây ra bởi sự tác động
của hai nhân tố, đó là EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) và chi phí lãi vay.
Áp dụng phương pháp loại trừ, ta lần lượt xét các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ
lệ bao phủ lãi vay.
- Xét ảnh hưởng của nhân tố EBIT:
m 1 - m 0 - 2,159,318
∆ Qm= = = -24.32 (l ầ n)
n0 88,799

Ta thấy EBIT năm 2022 giảm 2,159,318 triệu VNĐ so với năm 2021, tương
ứng với tốc độ giảm 16.85%, khiến tỷ lệ bao phủ lãi vay giảm 24.32 lần. Nguyên
nhân là do doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh giảm xuống một lượng là
2,236,555 triệu VNĐ vì chủ yếu chịu sự biến động của giá nguyên vật liệu đầu
vào.
- Xét ảnh hưởng của nhân tố chi phí lãi vay:
n0 - n1 -77,240
∆ Q n = m1 =10,657,104× =-55.83 (lần)
n0 n1 88,799×166,039

Ta thấy chi phí lãi vay năm 2022 tăng 77,240 triệu VNĐ so với năm 2021,
tương ứng với tốc độ tăng 86.98%, khiến tỷ lệ bao phủ lãi vay giảm 55.83 lần.
Nguyên nhân là do trong năm 2022 các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cho
vay nên làm tăng chi phí lãi vay. Ngoài ra, tình hình tài chính của doanh nghiệp
đang có xu hướng kém đi cũng có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng của chi phí lãi
vay để ngân hàng bù đắp cho rủi ro tín dụng.
Nhận xét:
- Thông qua phân tích trên, ta thấy cả hai nhân tố EBIT và chi phí lãi vay
đều là các nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp; trong đó, nhân tố chi phí lãi vay có ảnh hưởng lớn nhất khi đã khiến
tỷ lệ bao phủ lãi vay giảm những 55.83%.
- Ta thấy rằng tỷ lệ bao phủ lãi vay năm 2022 giảm xuống thấp hơn so với
năm 2021 những 80.15 lần. Đây là tín hiệu không tốt cho thấy doanh nghiệp đang
gặp khó khăn hơn trong việc chi trả lãi vay và cũng cho thấy khả năng quản lý nợ
kém hơn; tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đáp ứng được nhu cầu trả nợ lãi vay vì tỷ lệ
bao phủ lãi vay năm 2022 bằng 64.18, tức 1/63 lần của tổng lợi nhuận trước thuế
của doanh nghiệp cũng đủ để chi trả lãi vay.

You might also like