You are on page 1of 5

5.

3 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn


5.3.1. Phân tích khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
Phân tích khả năng tạo tiền là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền thu từ hoạt động bán hàng, đầu tư
tài chính, tiền thu từ hoạt động khác,….. Tài liệu phục vụ cho phân tích chủ yếu là Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ. Việc phân tích khả năng tạo tiền của doanh nghiệp đi vào các nội dung:
Ta phân tích trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu của từng hoạt động, tỷ trọng
này cho biết mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu 2022 2021 Chênh lêch Chênh lệch
chuyển tiền tương đối tuyệt đối
tệ
Lưu chuyển 12.277.636.676.507 26.720.913.303.108 (14.443.276.631) -54%
tiền thuần từ
HĐKD
Lưu chuyển (24.626.212.744.553) (19.669.452.736.006) (4.956.760.009) 25%
tiền thuần từ
HĐĐT
Lưu chuyển (1.777.989.694.690) 1.740.105.149.956 -3.518.094.848 -202%
tiền thuần từ
HĐTC
Lưu chuyển (14.126.565.726.736) 8.791.565.690.058 -22.918.131.421 -260%
tiền thuần
trong năm
Lưu chuyển từ HĐKD của cả hai thời kì đều dương, thể hiện hoạt động kinh doanh
của DN tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền cho DN, đây là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn
bằng tiền an toàn và bền vững nhất. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền tệ ở năm 2022 giảm 54% so
với năm 2021 Ta nhận thấy Hòa Phát đang có những chuyển biến không tốt khi con số lỗ từ
hoạt động kinh doanh của công ty tăng (1.833). Kèm theo đó là các khoản phải trả và nợ
phải trả khác cũng là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của công ty chưa hiệu quả.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của hai thời kì âm. Hòa Phát chi ra số tiền
rất lớn mua sắm , xây dựng tài sản và cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (73.394
ở năm 2022 và 52 683 ở năm 2021), nhưng số tiền thu vào chưa đáp ứng được hiệu quả mà
số tiền phải bỏ ra. Tuy nhiên đây có thể coi là dấu hiệu tốt khi việc chi tiêu đầu tư cho tài sản
sản xuất tăng lên, thể hiện năng lực sản xuất, kinh doanh của DN.
Cuối cùng là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính, giai đoạn 2021-2022
khoản tiền công ty thu được từ phát hành cổ phiếu khá khiêm tốn, tuy nhiên tiền trả nợ và
các khoản vay của công ty lại lớn hơn rất nhiều, tăng qua năm. Bù lại, tiền thu từ đi vay cũng
làm cho doanh nghiệp không lỗ từ các khoản vay này. Hơn nữa, dòng tiền trả cổ tức cho các
cổ đông của doanh nghiệp tăng qua năm, cho thấy Hòa Phát chia sẻ cổ tức cho các cổ đông,
thể hiện cam kết của ban lãnh đạo đối với lợi ích của cổ đông.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ= Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐĐT + Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC:
Năm 2021, dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh và tài chính lớn hơn dòng tiền
chi ra là đầu tư, nên con số lưu chuyển tiền thuần trong kỳ thu vào là 8.792 tỷ đồng. Năm
2022, dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh giảm khá nhiều, đồng thời các khoản chi ra
cho hoạt động đầu tư, tài chính tăng, vì công ty chi tiền lớn cho việc mua sắm, xây dựng tài
sản và mua các công cụ nợ, nên con số lưu chuyển tiền thuần trong kỳ chi ra là 14.127 tỷ.
Tiếp theo, ta phân tích khả năng chi trả thực tế của doanh nghiệp.
Dòngtiền thuần từ HĐKD
Hệ Số khả năng trả nợ ngắn hạn=
Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn của Hòa Phát giảm gần 50% qua 2 năm, khi chỉ số
này ở năm 2021 và 2022 lần lượt là 0.36 và 0.19. Ta thấy khả năng thanh toán của
doanh nghiệp là không tốt (<1), dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả. Nếu chỉ số này tiến
dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của
doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy bị phá sản
Kết luận: Qua những phân tích trên, ta có thể thấy việc quản lý dòng tiền của công ty Hòa
Phát vẫn chưa đạt hiệu quả cao, công ty chi ra một lượng lớn tiền cho việc đầu tư nhưng
chưa mang lại hiệu quả cao. Vì thế cần phải có những ké hoạch tỉ mỉ hơn trong việc đầu tư
và kinh doanh để mang lại hiệu quả, đông thời giảm bớt gánh nặng từ việc đi vay và trả lãi
vay.
5.3.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ đến hạn
Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thường phải trả trong thời hạn dưới 12
tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
thường quan tâm đến khả năng thanh toán các công nợ ngắn hạn, vì đây là các công nợ trước
mắt, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán ngay khi đó mới góp phần ổn định tình hình tài
chính hiện tại để an tâm trong hoạt động kinh doanh.
Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta xét các tiêu chí sau đây:
Tiềnvà các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Tổng giá trị thuần TSNH
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn

1/1/2022 31/12/2022 Chênh Chênh


lệch lệch
tương tuyệt
đối đối
Tiền và các khoản 22.471.375.562.13 8.324.588.920.227
tương đương tiền 0
Tổng giá trị thuần 94.154.859.648.30 80.514.710.854.456
TSNH 4
Tổng nợ ngắn hạn 73.459.315.876.44 62.385.392.809.685
1
Hệ số khả năng thanh 0,3 0,133 -0,167 -55%
toán nhanh
Hệ số khả năng thanh 1,28 1,29 0.01 0,8%
toán nợ ngắn hạn
Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát giảm 55 % từ 0,3 xuống 0,133
ở giai đoạn 2021-2022, công ty nên đề ra những giải pháp để khắc phục hệ số thanh toán vì
đây là một tiêu chí quan trọng trong việc phản ánh tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh
đó, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất tốt khi chỉ số đều lớn hơn 1. Chỉ
tiêu này cho biết tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy điều công ty cần làm là duy trì tỷ lệ hệ số
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH =
Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn

1/1/2022 31/12/202 Chênh lệch Chênh lệch


2 tương đối tuyệt đối
Khả năng chuyển đổi của TSNH 0,24 0,1 -0,,14 -58%
Ta thấy hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH khá thấp, có xu hướng giảm qua năm
2022. Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn không
tốn, chưa thể góp phần nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Vốn hoạt động thuần ngắn hạn = Tổng giá trị thuần của TSNH – Tổng số nợ NH
1/1/2022 31/12/2022 Chênh lệch Chênh lệch
tương đối tuyệt đối
Vốn hoạt động thuần 20.695.543.770 18.129.318.040 -2.566.225.730 -12%
ngắn hạn
Vốn hoạt động thuần ngắn hạn của doanh nghiệp khá lớn, thể hiện khả năng thanh
toán của doanh nghiệp cao, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN diễn ra một cách liên
tục. Tuy nhiên, có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ số này giảm 2.566 tỷ, tương
đương giảm 13%. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn.
5.4. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
5.4.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn thông qua Bảng cân đối kế toán
Trước tiên, ta đi xác định tỷ trọng nợ dài hạn so với tổng các khoản công nợ, tổng tài
sản thuần của DN để đánh giá khả năng thanh toán hiện tại và sắp tới.
Tổng nợ dàihạn
Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả =
Tổng nợ phải trả
Tổng nợ dàihạn
Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản =
Tổng tài sản

1/1/2022 31/12/2022 Chênh lệch Chênh


tương đối lệch
tuyệt đối
Tổng nợ dài hạn 13.996.480.970.369 11.837.189.211.664 -2.159.291.759 15%
Tổng nợ phải trả 87.455.796.846.810 74.222.582.021.349 -13.233.214.831 15%
Tổng tài sản 178.236.422.358.24 170.335.521.637.132 -7.880.900.721 -4,11%
9
Hệ số nợ dài hạn 0,16 0,15 -0,01 -6,25
so vơi tổng nợ phải
trả
Hệ số nợ dài hạn 0,08 0,07 -0,01 -12,5%
so với tổng tài sản
Cả hai hệ số này đều duy trì ở mức thấp qua năm. Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ
phải trả của DN ở mức thấp, thể hiện nhu cầu thanh toán ngay cao, nhu cầu thanh toán các
công nợ dài hạn thấp, doanh nghiệp cần có một kế hoạch thanh toán ngay một cách hợp lí.
Chỉ tiêu nợ dài hạn so với tổng tài sản thấp, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp phần nhiều tài
trợ từ vốn vay ngắn hạn, điều này tạo áp lực thanh toán cho DN, khiến DN khó tập trung ổn
định dài hạn.
Tiếp theo, phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thường xác
định các chỉ tiêu:
Tổng giá trị tài sản thuần
Hệ số thanh toán bình thường =
Tổng công nợ

1/1/2022 31/12/2022 Chênh lệch Chênh lệch


tương đối tuyệt đối
Hệ số thanh toán bình thường 2,04 2,29 0,25 12%
Nhận thấy chỉ số này cao cùng với xu hướng tăng (12%) qua năm, cho thấy khả năng
thanh toán của doanh nghiệp tốt, góp phần ổn định hoạt động tài chính thúc đẩy hoạt động
kinh doanh phát triển
Tổng giá trị thuần của TSDH
Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát =
Tổng nợ dài hạn

1/1/2022 31/12/2022 Chênh lệch Chênh lệch


tương đối tuyệt đối
Hệ số thanh toán nợ dài hạn 6 7,6 1,6 26,7%
khái quát
Chỉ tiêu này rất cao, đảm bảo sự bình yên, giúp DN yên tâm ổn định tình hình tài
chính với khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của
tài sản cố định và đầu tư dài hạn
5.4.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết lợi nhuận thu về theo thời gian kinh doanh, nếu
số lợi nhuận thu về hoàn toàn có khả năng thanh toán được các lãi vay của các khoản nợ thì
doanh nghiệp chỉ cần có các biện pháp để thanh toán số nợ gốc khi đến hạn. Để phân tích
khả năng thanh toán lãi tiền vay dài hạn trong năm hiện tại, năm tới, thường tính khả năng
sinh lợi của vốn từ hoạt động kinh doanh sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế cho
ngân sách, thanh toán cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông.
Lợi nhuận sau thuế TNDN và chi phí lãi vay −Lãi cổ phần
Hệ số thanh toán lãi tiền vay dài hạn =
Chi phí lãi vay

2021 2022 Chênh lệch Chênh lệch


tương đối tuyệt đối
Lợi nhuận sau thuế 34.520.954.931.298 8.444.429.054.516 -26.076.525.881 -75,5%
TNDN
Chi phí lãi vay 2.525.823.258.237 3.083.638.131.818 557.814.873.6 22%
Lãi cổ phần 1.693.086.647.969 2.261.459.543.241 568.372.895.3 33,5%
Hệ số thanh toán 14 3 -11 -78,6%
lãi tiền vay dài hạn
Ta thấy tiêu chí này của Hòa Phát khá cao, thể hiện khả năng thanh toán lãi vay của
doanh nghiệp rất tốt, DN không những có khả năng thanh toán chi phí lãi vay mà còn thnh
toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số này giảm mạnh
vào năm 2022 (78%) , phần lớn do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh khi con số
này của năm 2021 là 37 nghìn tỷ, nó giảm xuống còn 9 tỷ vào năm 2022.
Kết luận: Qua các phân tích chỉ số ở trên, ta thấy nhu cầu thanh toán nợ dài hạn của Hòa
Phát không lớn như nợ ngắn hạn, hơn nữa khi phát sinh khoản nợ dài hạn, DN có thể đảm
bảo được khả năng thanh toán khoản công nợ này về cả khoản gốc cũng như lãi vay. Điều
này tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho DN có thể hoạt động ổn định lâu dài.

You might also like