You are on page 1of 34

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ VÀ KHẢ


NĂNG THANH TOÁN CỦA DN
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ VÀ KHẢ
NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

NỘI DUNG:
▪ 4.1 Phân tích tình hình công nợ
▪ 4.2 Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn
▪ 4.3. Chu kỳ vốn lưu động
▪ 4.4. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn

2
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ VÀ
KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
MỤC TIÊU:

▪ Nắm được phương pháp phân tích công nợ và khả năng thanh toán
của DN;

▪ Nắm được phương pháp phân tích mối quan hệ giữa phải thu và phải
trả của DN;

▪ Nắm được phương pháp phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn và khả
năng trả nợ dài hạn của DN.

3
4.1. Phân tích tình hình công nợ

▪ Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải
thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Tình hình công nợ của
DN ảnh hưởng tới KNTT và hiệu quả SDV. Do đó, DN cần thuờng xuyên phân tích
tình hình công nợ và KNTT trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính
xác tình hình tài chính của DN.
▪ Mục đích: Đánh giá được tình hình chiếm dụng vốn (bị và đi chiếm dụng), mức độ
vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng từ đó đánh giá công tác quản trị nợ, nắm được
việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương
lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của DN.
4
4.1. Phân tích tình hình công nợ

▪ Phân tích tình hình công nợ phải thu giúp nhà quản trị biết được cơ cấu các KPT:
KPT chưa đến hạn, đến hạn, quá hạn, v.v. từ đó có các biện pháp thu hồi nợ phù
hợp và đưa ra các cam kết trong hợp đồng với KH chính xác hơn.
▪ Phân tích tình hình công nợ phải trả giúp nhà quản trị biết được cơ cấu NPT: NPT
đến hạn, chưa đến hạn, quá hạn, v.v. từ đó đưa ra các biện pháp thanh toán phù
hợp cho từng đối tượng.
▪ Phân tích các KPT, NPT giúp DN nhận diện dấu hiệu RRTC để đưa ra các biện
pháp nâng cao an toàn trong HĐKD đồng thời đưa ra các điều khoản trong các hợp
đồng kinh tế nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng.
5
4.1. Phân tích tình hình công nợ

▪ Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của DN gồm:
▪ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “Các
khoản phải thu” và “các khoản phải trả” trên bảng CĐKT.
✓ Các khoản phải thu = Các khoản phải thu ngắn hạn + Các khoản phải thu dài hạn.
Chỉ tiêu này cho biết quy mô vốn bị chiếm dụng của DN trong kỳ.
✓Các khoản phải trả = Các khoản phải trả ngắn hạn + Các khoản phải trả dài hạn.
Chỉ tiêu này cho biết quy mô vốn đi chiếm dụng của DN trong kỳ.
▪ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ và trình độ quản lý nợ, gồm có: Hệ số
các khoản phải thu, Hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình
quân, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân.
6
4.1.1. Quy mô công nợ

▪Khi phân tích quy mô công nợ, cần so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc so sánh
qua nhiều thời điểm liên tiếp để thấy được quy mô và tốc độ tăng/giảm của từng
khoản công nợ. Đây là cơ sở để nhà quản trị ra các quyết định thanh toán phù hợp
nhằm nâng cao uy tín và giảm thiểu rủi ro tài chính cho DN.

7
4.1.1. Quy mô công nợ
▪Ví dụ 4.1a. Phân tích quy mô công nợ của công ty AT. Bảng CĐKT
thời điểm 31/12 của công ty như sau: (ĐVT: Triệu đồng)

8
4.1.2. Cơ cấu công nợ

Các KPT
Hệ số các khoản phải thu (HKPT) =
Tổng tài sản

•Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có
bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

9
4.1.2. Cơ cấu công nợ

Các NPT
Hệ số các khoản phải trả (HNPT) =
Tổng tài sản

•Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp và cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

10
4.1.2. Cơ cấu công nợ
Hệ số thu hồi nợ DT bán chịu
(Vòng quay KPT) = KPT ngắn hạn bình quân

•Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển các khoản phải thu ngắn
hạn. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn quay được bao
nhiêu vòng. Nếu vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ DN thu
hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.
Thời gian trong kỳ báo cáo
Kỳ thu hồi nợ bình quân (ACP) =
Vòng quay KPT

•Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để DN thu hồi được nợ.
•Kỳ thu hồi nợ bình quân (ACP) =

11 •Số ngày thực tế trong kỳ


•Vòng quay NPT
4.1.2. Cơ cấu công nợ
Hệ số hoàn trả nợ GVHB
(Vòng quay NPT) = NPT ngắn hạn bình quân

•Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình hoàn trả các khoản phải trả ngắn hạn của
DN. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ các khoản nợ phải trả ngắn hạn quay được bao
nhiêu vòng. Nếu vòng quay của các khoản phải trả ngắn hạn lớn, chứng tỏ DN
thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, tạo nên uy tín cao với NCC.
Thời gian trong kỳ báo cáo
Kỳ trả nợ bình quân =
Hệ số hoàn trả nợ

•Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để DN hoàn trả nợ.
•Kỳ thu hồi nợ bình quân (ACP) =

12 •Số ngày thực tế trong kỳ


•Vòng quay NPT
4.1.3. Mối quan hệ giữa phải thu và phải trả

KPT
Tỷ lệ phải thu so với phải trả =
NPT

▪ Chỉ tiêu này > 50%: KPT nhiều hơn NPT, DN có vốn bị chiếm dụng
nhiều hơn vốn chiếm dụng, dẫn đến hiệu quả SDV giảm.
▪ Chỉ tiêu này < 50%: NPT nhiều hơn KPT, DN chiếm dụng vốn nhiều

làm tăng vốn sử dụng nhưng tăng các khoản chi phí phát sinh.

13
4.1.3. Mối quan hệ giữa phải thu và phải trả

Tỷ lệ phải thu đến hạn so với KPT đến hạn


phải trả đến hạn =
NPT đến hạn

▪ Chỉ tiêu này > 50%: KPT đến hạn nhiều hơn NPT đến hạn. Khâu thu
hồi tiền hàng gặp khó khăn.
▪ Chỉ tiêu này < 50%: NPT đến hạn nhiều hơn KPT đến hạn. Khâu thu

tiền thuận lợi hơn.

14
4.1.3. Mối quan hệ giữa phải thu và phải trả

Tỷ lệ phải thu quá hạn so với KPT quá hạn


phải trả quá hạn =
NPT quá hạn
▪ Chỉ tiêu này > 50%: KPT quá hạn nhiều hơn NPT quá hạn. DN bị chiếm dụng vốn
nhiều hơn vốn bị chiếm dụng, chính sách thu hồi nợ không hiệu quả, quá trình sản
xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hoạt động của DN bị gián đoạn, hiệu quả SDV
giảm.
▪ Chỉ tiêu này < 50%: KPT quá hạn ít hơn NPT quá hạn. DN bị chiếm dụng vốn ít
hơn so với việc chiếm dụng vốn, hiệu quả SDV tăng.

15
Phân tích công nợ

Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này So sánh


Hệ số các KPT
Hệ số các khoản phải trả
Vòng quay KPT
Thời gian thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải trả
Thời gian trả tiền bình quân
Tỷ lệ phải thu so với phải trả
Tỷ lệ phải thu đến hạn so với phải trả đến hạn
Tỷ lệ phải thu quá hạn so với phải trả quá hạn
16
▪Ví dụ 4.1b. Phân tích cơ cấu công nợ và mối quan hệ giữ KPT và NPT
của công ty AT. (ĐVT: Triệu đồng)

17
4.2. Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn

▪ Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà DN có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới 1
năm kể từ ngày phát sinh.
▪ Nợ ngắn hạn của DN gồm:
✓ Phải trả người bán;
✓ Phải trả CB&CNV;
✓ Thuế phải nộp NS;
✓ Vay ngắn hạn;
✓ Vay dài hạn đến hạn trả;
✓ v.v.
▪ Các chỉ tiêu KNTT nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thuờng xuất hiện dấu hiệu RRTC,
nguy cơ phá sản kể cả khi KNTT tổng quát cao.
18
4.2. Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)


TSNH
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn

▪ Chỉ tiêu này cho biết nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo thanh toán
bằng bao nhiêu lần TSNH hiện có. Để đảm bảo an toàn trong thanh toán
nợ ngắn hạn thì chỉ tiêu này nên ≥ 1.
▪ Hệ số này < 1, CCTC mất cân đối, DN đang trong tình trạng mạo hiểm
tài chính.
19
4.2. Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh


Tiền và tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
▪ Chỉ tiêu này cho biết khả năng ứng phó nhanh đối với các khoản nợ ngắn hạn của
DN bằng tiền và tương đương tiền.
▪ Chỉ tiêu này cao chứng tỏ KNTT tốt nhưng nếu cao quá và kéo dài dẫn tới hiệu quả
SDV giảm. Chỉ tiêu này quá thấp và kéo dài chứng tỏ DN không có đủ KNTT các
khoản nợ ngắn hạn, dấu hiệu RRTC xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
➢ Chỉ tiêu này < 0,5: KNTT thấp
➢ 0,5 ≤ Chỉ tiêu này ≤ 1: KNTT trung bình
➢ Chỉ tiêu này > 1: KNTT cao

20
4.2. Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngay


Tiền và tương đương tiền
Hệ số KNTT ngay =
Nợ quá hạn và đến hạn

▪ Chỉ tiêu này cho biết DN có KNTT ngay được bao nhiêu lần nợ quá
hạn và nợ đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có.
Chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của DN với chủ
nợ. Chỉ tiêu này càng xa 1 và có xu hướng giảm kéo dài thì nguy cơ
RRTC cao.
21
4.2. Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng chi trả thực tế
LCT thuần từ HĐKD
Hệ số khả năng chi trả thực tế =
Nợ ngắn hạn bình quân

▪ Chỉ tiêu này cho biết dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ từ HĐKD có thể đảm bảo
hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân.
▪ Nếu trong mỗi kỳ kinh doanh đều tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần dương sẽ gia
tăng dự trữ tiền cho kỳ sau, và lượng tiền này càng lớn thì DN càng có tiềm lực tài
chính mạnh, ổn định để thanh toán nợ ngắn hạn cho các chủ nợ.
▪ Còn khi lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD âm thì sẽ gây khó khăn trong ứng phó với
nhu cầu thanh toán ngắn hạn của DN. DN phải tìm đến các dòng tiền dài hạn để ứng
phó nhu cầu thanh toán ngắn hạn, đó là dấu hiệu không tốt về thanh toán nợ cũng
như quản trị dòng tiền. 22
▪Ví dụ 4.1c. Phân tích khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty AT. (ĐVT:
Triệu đồng)

23
4.3. Chu kỳ vốn lưu động

▪ Chu kỳ VLĐ (Chu kỳ tiền trong kinh doanh - CCC): Là thời gian trung bình
tính từ lúc công ty trả tiền mua vật tư hàng hóa cho đến khi bán hàng thu
được tiền.
Chu kỳ VLĐ (CCC) = Thời gian tồn kho + Thời gian thu tiền – Thời gian
trả tiền mua hàng = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả tiền mua hàng
▪ CKKD bắt đầu từ lúc doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa và kết thúc khi
hàng hóa, thành phẩm được tiêu thụ và thu được tiền.
CKKD = Số ngày tồn kho + Số ngày thu tiền bán hàng
24
4.3. Chu kỳ vốn lưu động

25
CCC = Thời gian tồn kho + Thời gian thu nợ - Thời gian trả nợ

DSMV = GVHB + ∆HTK

26
▪ Ví dụ 4.2: Xác định CCC của CTCP TGDĐ biết số liệu của như sau:
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
Phải thu KH 46 36 58 223
HTK 1.305 2.254 5.010 9.514
Phải trả người bán 656 891 1.753 4.365
DTT 9.499 15.757 25.253 44.613
GVHB 8.091 13.361 21.330 37.399
4.4. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn

▪ Nợ dài hạn là các khoản nợ mà DN có nghĩa vụ thanh toán trong thời


hạn trên 1 năm kể từ ngày phát sinh. Nợ dài hạn là 1 bộ phận của NV
ổn định dùng để đầu tư các TSDH như TSCĐ, BĐS ĐT, CK dài hạn, v.v.
▪ Nợ dài hạn của DN gồm:
✓ Phải trả người bán dài hạn;
✓ Phải trả dài hạn khác;
✓ Vay dài hạn;
✓v.v.

29
4.4. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn

Hệ số KNTT tổng quát Tổng tài sản


Hệ số KNTT tổng quát =
Tổng nợ phải trả

▪ Chỉ tiêu này ≥ 1: DN có thừa KNTT, tình hình tài chính của DN khả
quan, tác động tích cực đến HĐKD.
▪ Chỉ tiêu này < 1: DN không có KNTT. Chỉ tiêu này càng nhỏ và kéo
dài có thể dẫn tới DN sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.

30
4.4. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn

Hệ số KNTT nợ dài hạn


TSDH
Hệ số KNTT nợ dài hạn =
Nợ dài hạn
▪ Chỉ tiêu này cho biết KNTT nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của
TSDH. Chỉ tiêu này càng cao KNTT nợ dài hạn trong tương lai của DN
càng tốt, góp phần ổn định tài chính của DN.

31
4.4. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn

Hệ số KNTT nợ dài hạn đến hạn phải trả


LNST + Vốn khấu hao thu hồi
Hệ số KNTT nợ dài hạn đến hạn phải trả =
Nợ dài hạn đến hạn phải trả

▪ Chỉ tiêu này cho biết KNTT nợ dài hạn đếnhạn phải trả của năm tới bằng NV
khấu hao thu về theo dự kiến và LNST. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN có
đủ và thừa KNTT các khoản gốc vay dài hạn đến hạn phải trả.
▪Chỉ tiêu này thấp (<1) cho thấy DN cần phải huy động vốn để chuẩn bị thanh
toán nợ gốc đến hạn thanh toán.
32
4.4. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn

Hệ số KNTT lãi vay EBIT


Hệ số KNTT lãi vay =
Lãi vay phải trả
▪ Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra trong kỳ thanh
toán được bao nhiêu lần chi phí lãi vay phải trả.
▪ Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ HĐKD có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở
đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại chỉ tiêu này
càng gần 1 thì HĐKD của doanh nghiệp càng kém hiệu quả. Còn khi chỉ tiêu này mà
nhỏ hơn 1 thì cho thấy HĐKD đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí.

33
▪Ví dụ 4.1d. Phân tích khả năng trả nợ dài hạn của công ty AT. (ĐVT:
Triệu đồng)

34

You might also like