You are on page 1of 63

Chương 3: Phân tích báo cáo

tài chính & các mô hình tài chính


(Financial statements analysis & financial models)

Tài chính doanh nghiệp


GV: ThS. Nguyễn Ngọc Hà
Mục lục

3.1. Phân tích báo cáo tài chính


3.2. Phân tích tỷ số
3.3. Đồng nhất thức Dupont
3.4. Các mô hình tài chính
3.5. Tài trợ từ bên ngoài và tăng trưởng
3.6. Một số phản đối về các mô hình lập kế
hoạch tài chính
3.1 Phân tích báo cáo tài chính

• Khác biệt (vd: quy mô, tiền tệ) à khó so sánh trực tiếp báo
cáo tài chính của 2 cty
§ Vd: Ford và GM; GM và Toyota
Ø Chuẩn hoá báo cáo tài chính (standardizing statements)
§ Một trong những cách hữu ích và phổ biến là chuyển
sang tỷ lệ % thay vì sử dung đơn vị tiền
§ Các báo cáo tài chính sau khi chuyển đổi được gọi là các
báo cáo tài chính theo tỷ trọng (common-size
statements)
Bảng cân đối kế toán vào
ngày 31/12 năm 2011 & 2012
(triệu $)
(1) Bảng cân đối kế
toán theo tỷ trọng
vào ngày 31/12
năm 2011 & 2012
(triệu $)
(2) Báo cáo thu nhập năm 2012 Báo cáo thu nhập theo tỷ trọng năm 2012
(triệu $) (triệu $)

Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Khấu hao
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Thu nhập chịu thuế
Thuế (34%)
Lợi nhuận ròng
Cổ tức
Bổ sung lợi nhuận giữ lại
Các chỉ tiêu đo lường thu nhập

1. Thu nhập ròng (Net income)


• Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí
§ Thu nhập ròng (NI) = Doanh thu (RE) – Chi phí (EX)
• Cổ đông thườngxem xét kỹ thu nhập ròng
§ Cổ tức chi trả và lợi nhuận giữ lại gắn chặn với lợi nhuận ròng
RE (lợi nhuận giữ lại) = NI (thu nhập ròng) – DIV (cổ tức)
2. Thu nhập trên mỗi đơn vị cổ phần (EPS)
"#$ %#ậ' (ò%* (,-)
EPS =
"ổ%* 0ố 2ượ%* 5ổ '#ầ% đ8%* 2ư$ #à%#
Các chỉ tiêu đo lường thu nhập

3. Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)


- Thường được gọi là “thu nhập từ hoạt động kinh doanh” trên báo
cáo thu nhập và là thu nhập trước các khoản mục hoạt động bất
thường
4. Thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao (EBITDA)
- EBITDA = EBIT + khấu hao
- Tương tự khấu hao tài sản cố định hữu hình (depreciation),
amortization dùng cho tài sản cố định vô hình (như bằng sáng chế)
- Được xem là chỉ tiêu đo lường dòng tiền hoạt động trước thuế tốt
do tính cả 2 khoản khấu hao (depreciation & amortization)
SchwesesNotes

To study trends in a firm’s cost of goods sold


(COGS), the analyst should standardize the
cost of goods sold numbers to a common-sized
basis by dividing COGS by:
A. assets.
B. sales.
C. net income
3.2 Phân tích tỷ số

• Một vấn đề của tỷ số tài chính là những người khác nhau và


những nguồn khác nhau thường không tính các tỷ số chính
xác theo cùng một cách và điều này đến đến rất nhiều nhầm
lẫn
• Khi phân tích mỗi tỷ số, cần nhớ đến một vài câu hỏi sau:
1. Tỷ số này được tính như thế nào?
2. Nó dự kiến đc dùng để đo lường cái gì, và tại sao chúng ta
quan tâm đến nó
3. Đơn vị đo lường là gì
4. Giá trị cao hay thấp cho chúng ta biết cái gì? Làm thế nào
những giá trị như vậy có thể gây hiểu lầm
5. Chỉ tiêu đo lường này có thể được cải thiện bằng cách nào?
3.2 Phân tích tỷ số

• Các tỷ số tài chính thường được nhóm thành các nhóm sau:
1. Các tỷ số thanh toán ngắn hạn (short-term solvency ratios),
hay thanh khoản (liquidity ratios)
2. Các tỷ số thanh toán dài hạn (long-term solvency ratios),
hay đòn bẩy tài chính (financial leverage ratios)
3. Các tỷ số quản trị tài sản (asset management ratios), hay
vòng quay (turnover ratios)
4. Các tỷ số khả năng sinh lợi (profitability ratios)
5. Các tỷ số giá trị thị trường (market value ratios)
3.2.1. Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản
hoặc khả năng thanh toán ngắn hạn
(short-term solvency or liquidity measures)

• Cung cấp thông tin về thanh khoản của 1 cty


• Những tỷ số này tập trung vào tài sản ngắn hạn và nợ phải trả
ngắn hạn
• Một ưu điểm của việc xem xét tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
là giá trị sổ sách và giá trị thị trường của chúng gần như
không khác biệt
• Thông thường, những tài sản và nợ ngắn hạn này không tồn
tại đủ lâu để cả 2 giá trị này khác biệt nhiều với nhau
• Mặt khác, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn có thể thay đổi khá
nhanh, nên các giá trị của ngày hôm nay có thể không phải là
một chỉ báo đáng tin cậy cho tương lai
3.2.1. Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản
hoặc khả năng thanh toán ngắn hạn
(short-term solvency or liquidity measures)

1 Tỷ số thanh toán hiện hành


(Current Ratio)

2 Tỷ số thanh toán nhanh


(Quich Ratio)

3 Tỷ số tiền mặt
(Cash Ratio)
Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio)

"à: 0ả% %*ắ% #ạ% (>?)


Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) =
,ợ %*ắ% #ạ% (>@)
• Đối với Prufrock, tỷ số thanh toán hiện hành năm 2012 là:
"à: 0ả% %*ắ% #ạ% (>?) $MNO
Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) = = $PQN = 1.31 lần
,ợ %*ắ% #ạ% (>@)

Ø Cty có $1.31 tài sản hiện hành trên mỗi $1 nợ ngắn hạn;
hoặc chúng ta có thể nói rằng nợ ngắn hạn của cty được
đảm bảo bởi 1.31 lần tài sản ngắn hạn
• Trừ một vài trường hợp đặc biệt, chúng ta kỳ vọng tỷ số
thanh toán hiện hành (CR) ít nhất phải bằng 1
• CR < 1 à vốn luân chuyển ròng (NWC = tài sản ngắn hạn – nợ
ngắn hạn) âm
Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio)

Câu hỏi tình huống:


Chuyện gì sẽ xảy ra với tỷ số thanh toán hiện hành trong các
tình huống sau:
• Tình huống 1: DN dự định trả nợ cho các nhà cung cấp và
các chủ nợ ngắn hạn
• Tình huống 2: DN mua vào hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio)

"à: 0ả% %*ắ% #ạ% >? V #à%* Wồ% Y#Z


Tỷ số thanh toán nhanh (QR) =
,ợ %*ắ% #ạ% (>@)

• Hành tồn kho là tài sản ngắn hạn kém thanh khoản nhất;
cùng là loại tài sản mà giá trị sổ sách ít tin cậy nhất khi đo
lường bằng giá trị thị trường bởi k biết chắc về chất lượng
hàng tồn. Một số hàng tồn kho có thể bị hư hỏng …
• Hàng tồn kho nhiều thường là dấu hiệu của trục trặc trong
ngắn hạn do công ty ước tính quá cao doanh số nên đã sản
xuất quá nhiều
• Như đã đề cập, sd tiền mặt để mua hàng tồn kho không ảnh
hưởng đến CR, nhưng làm giảm QR à cho thấy hàng tồn
kho kém thanh khoản so với tiền mặt
Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio)

• Vd: theo các báo cáo tài chính gần đây, Walmart và
Manpower có các tỷ số thanh toán hiện hành (CR) lần lượt là
0.89 và 1.12. Bên cạnh đó, Manpower không có hàng tồn
kho, trong khi tài sản ngắn hạn của Walmart hầu hất là hang
tồn kho. Do vậy, tỷ số thanh toán nhanh (QR) của Walmart
là 0.27; trong khi tỷ số này của Manpower bằng tỷ số thanh
toán hiện hành là 1.12
Tỷ số tiền mặt (Cash ratio)

• Nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn có thể rất quan tâm đến tỷ
số tiền mặt (cash ratio)
":ề% \ặW
Tỷ số tiền mặt =
,ợ %*ắ% #ạ% (>@)
3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh
toán dài hạn
(long-term solvency measures)

• Các tỷ số thanh toán dài hạn được sử dụng để đo lường khả


năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của cty trong dài hạn, hoặc tổng
quát hơn, đo lường đòn bẩy tài chính của cty
• Những tỷ số này đôi khi còn được gọi là các tỷ số đòn bẩy tài
chính (financial leverage ratios)
Tỷ số tổng nợ (total debt ratio)

• Tỷ số tổng nợ (total debt ratio) tính đến toàn bộ nợ của mọi kỳ


hạn của mọi nhà cung cấp tín dụng. Tỷ số này có thể được định
nghĩa theo nhiều cách, cách dễ nhất là:
Tổng tài sản − Tổng vốn cổ phần 3,588 − 2,591
Tỷ số tổng nợ = =
Tổng tài sản 3,588
= 0.28 lần

Ø Prufrọc có $0.28 nợ cho mỗi $1 tài sản.


§ Như vậy, có $0.72 (= 1-0.28) vốn cổ phần cho mỗi $0.28 nợ
Ø Từ đó, ta có thể xác định thêm 2 dạng tiến hoá của tỷ số tổng nợ:
(1) tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (debt- equity ratio)
(2) bội số vốn cổ phần (equity multiplier)
Tỷ số tổng nợ (total debt ratio)

1. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (debt- equity ratio)


Tổng nợ $0.28
= = = 0.39 lần
Tổng vốn cổ phần $0.72

2. Bội số vốn cổ phần (equity multiplier)


Tổng tài sản $1
= = = 1.39 lần
Tổng vốn cổ phần $0.72
Khả năng thanh toán lãi vay
(times interest earned)

• Một chỉ số phổ biến khác đo lường khả năng thanh toán dài hạn
Tỷ số khả năng EBIT $691
thanh toán lãi vay = =
$141
= 4.9 lần
Lãi vay
(TIE)

Ø Tỷ số này đo lường khả năng đảm bảo chi trả chi phí lãi vay của
1 cty tối như thế nào
Ø Đối với Prufrock, chi phí lãi vay được đảm bảo chi trả đến
4.9 lần
Tỷ số đảm bảo tiền mặt
(cash coverage)

Tỷ số đảm bảo EBITDA EBIT + (khấu hao + chi phí trừ dần)
tiền mặt = =
lãi vay lãi vay
$691 + 276
= = 6.9 lần
$141

• Chỉ số này là thước đo cơ bản khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh của DN, và thường được dùng là thước đo đo lường dòng
tiền sẵn có để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
3.2.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản
lý tài sản hay quay vòng
(asset management or turnover measures)

- Chú ý đến hiệu quả sử dụng tài sản của cty


- Những chỉ tiêu đo lường trong phần này đôi khi được gọi là các
tỷ số quản lý tài sản (asset management) hay các tỷ số hữu
dụng hoá tài sản (utilization ratios)
- Những tỷ số này có thể được diễn giải như những chỉ tiêu đo
lường vòng quay. Mục đích là mô tả các DN sử dung tài sản
của mình hiệu quả hay thâm dụng ntn trong việc tạo ra doanh
thu
Vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover);
Thời gian lưu kho (Day’s sales in inventory)

- Chú ý đến hiệu quả sử dụng tài sản của cty


- Những chỉ tiêu đo lường trong phần này đôi khi được gọi là các
tỷ số quản lý tài sản (asset management) hay các tỷ số hữu
dụng hoá tài sản (utilization ratios)
- Những tỷ số này có thể được diễn giải như những chỉ tiêu đo
lường vòng quay. Mục đích là mô tả các DN sử dung tài sản
của mình hiệu quả hay thâm dụng ntn trong việc tạo ra doanh
thu
Vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover);
Thời gian lưu kho (Day’s sales in inventory)

Vòng quay Giá vốn hàng bán (COGS)


=
hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân

365 ngày
Thời gian lưu kho =
Vòng quay hàng tồn kho

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – giá vốn hàng bán


(gross profit)
Vòng quay khoản phải thu (receivables turnover)
Số ngày thu khoản phải thu (day’s sale in receivable)

Vòng quay Doanh thu


=
khoản phải thu Khoản phải thu bình quân

Số ngày 365 ngày


=
thu khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu (receivables turnover)
Số ngày thu khoản phải thu (day’s sale in receivable)

Câu hỏi:
Giả sử, cty mua mọi thứ bằng hình thức trả chậm (purchase on
credit) . Trung bình mất bao lâu để cty thanh toán hoá đơn của
mình?
Giá vốn hàng bán (COGS): $1,344
Khoản phải trả (payable) : $344

- Số vòng quay khoản phải trả: $1,344/$344 = 3.9 lần


Ø Khoản phải trả quay vòng cho mỗi 365/3.9 = 94 ngày
Ø Tính trung bình cty mất 94 ngày để thanh toán hoá đơn của mình
Vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover)

Vòng quay Doanh thu


=
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
Tổng tài sản bình quân = (TS đầu năm + TS cuối năm)/2

- Với $1 tài sản, chúng ta tạo ra bao nhiêu $ doanh thu

- Câu hỏi: Giả sử bạn thấy rằng cty A tạo ra $0.4 doanh số hàng
năm từ $1 tổng tài sản bình quân. Cty A quay vòng tài sản của
mình thường xuyên ntn?
à cty A mất 1/0.4 = 2.5 năm để quay vòng toàn bộ tài sản
3.2.4. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh
lợi (profitability measures)

Biên lợi nhuận Lợi nhuận ròng $363


= = = 15.7%
(profit marfin) Doanh thu $2,311

Biên EBITDA EBITDA $967


= = = 41.8%
(EBITDA marfin) Doanh thu $2,311

- Nếu các yếu tố khác không đổi, một biên lợi nhuận khá cao hiển
nhiên là điều đáng mang đợi
- Các biên lợi nhuận của các ngành khác nhau thì khác nhau
- Vd: Các cửa hàng rau: 2%; ngành dược: 13%
3.2.4. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh
lợi (profitability measures)

- ROA: Là chỉ tiêu đo lường lợi nhuận trên $1 tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản Lợi nhuận 𝑟òng


(return on assets – ROA)
=
𝑇ổng tài sả𝑛 𝑏ình 𝑞𝑢â𝑛

- ROE: Là thước đo chủ sở hữu được hưởng thành quả ntn trong năm

Tỷ suất sinh lợi trên vốn csh Lợi nhuận 𝑟òng


=
(return on equity – ROA) 𝑇ổng vốn chủ sở hữu 𝑏ình 𝑞𝑢â𝑛

Ø Trên phương diện kế toán: Với $1 vốn cổ phần, cty tạo ra bnh lợi nhuận

• Note: average or end-year values can be used


3.2.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị
trường (market value measures)

Thu nhập trên mỗi cổ phần (earning per share)

• Số lượng cổ phần đang lưu hành là: 33tr

Lợi nhuận ròng (net income)


Ø EPS =
Số lượng cổ phần đang lưu hành (shares outstanding)
$363
= = $11
33
3.2.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị
trường (market value measures)

Tỷ số giá trên thu nhập (Price-earning ratios)


Giá mỗi cổ phiếu (price per share) $88
Tỷ số PE = = =8
Thu nhập mỗi cổ phần (earing per share) $11

- Theo chuyên môn, chúng ta có thể nói rằng cổ phần của cty bán
với giá gấp 8 lần thu nhập
- Tỷ số PE đo lường các nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho $1
thu nhập hiện hành
• PE cao thường hàm ý DN có triển vọng tăng trưởng đáng kể trong tương lai
3.2.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị
trường (market value measures)

Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-book ratios)
Tỷ số giá trị Giá trị thị trường mỗi cổ phần (market value per share)
thị trường =
trên sổ sách Giá trị sổ sách mỗi cổ phần (book value per share)
$88
= =8
$2,591/33
tổng vốn cổ phần (k chỉ cổ phần thường)
- Lưu ý: giá trị sổ sách mỗi cổ phần =
số lượng cổ phần đang lưu hành
- Giá trị sổ sách một cổ phần là một con số kế toán phản ánh chi phí
lịch sử; qua đó phản ánh giá trị thị trường của các dự án đầu tư của DN
so với giá gốc của nó
- Giá trị < 1 à có thể có ý nghĩa DN đã không thành công trong việc tạo
ra giá trị cho cổ đông của mình
3.2.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị
trường (market value measures)

Vốn hoá thị trường (Market capitalization)


= giá một cổ phần * số lượng cổ phần lưu hành
= $88 * 33tr = $2,904tr

Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value)


= giá trị vốn + giá trị vốn hoá - tiền mặt
hoá của nợ phải chịu lãi
thị trường
= $2,904 + ($196 + 457) - $98 = $3,459 tr
3.2.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị
trường (market value measures)

Bội số giá trị doanh nghiệp (Enterprise value multiples)


EV $3,459 tr
= = = 3.6 lần
EBITDA $967 tr

• Bội số này đặc biệt hữu ích vì cho phép so sánh cty này với cty
khác khi có sự khác biệt về cấu trúc vốn (chi phí lãi vay), thuế
hay chi tiêu vốn
• Bội số càng cao thì công ty càng đc kỳ vọng tăng trưởng cao
3.3 Đồng nhất thức Dupont
(The Dupont Identity)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Lợi nhuận ròng
ROE =
Tổng vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng Doanh thu Tổng tài sản
= ∗ ∗
Doanh thu Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

= Biên lợi nhuận ∗ Vòng quay tổng tài sản∗ Bội số vốn cổ phần
= 15.7% * 0.64 * 1.39 = 14%

Tổng tài sản nợ


Bội số vốn cổ phần = =1+
Tổng vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu
3.3 Đồng nhất thức Dupont
(The Dupont Identity)

- Đồng nhất thức Dupont cho chúng ta biết rằng ROE chịu ảnh
hưởng bởi 3 nhân tố:
1. Hiệu quả hoạt động (đo lường bằng biên lợi nhuận)
2. Hiệu quả sd tài sản (đc đo lường bằng vòng quay tài sản)
3. Đòn bẩy tài chính (đo lường bằng bội số vốn chủ sở hữu
- Sự yếu kém trong hiệu quả hoạt động hoặc sd tài sản (hoặc cả 2)
sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi trên tài sản giảm gần; do vậy làm ROE
giảm theo
- Việc chia tách ROE giúp tiếp cận báo cáo tài chính một cách có
hệ thống.
- Nếu cty có ROE thấp, bởi một chỉ tiêu nào đó, thì đồng nhất
thức Dupont sẽ cho bạn biết bắt đầu xem xét ở đâu để tìm lý
do
BVN

l Tóm tắt các tỷ số tài chính đã học


3.4 Các mô hình tài chính
(Financial Models)

• Lập kế hoạch tài chính là một công cụ quan trọng khác của báo
cáo tài chính. Kết quả của hầu hết các mô hình lập kế hoạch tài
chính là các báo cáo tài chính dự phóng (pro forma financial
statemtns)
• “báo cáo tài chính dự phóng”: tóm lược tình trạng tài chính
dự kiến trong tương lai của một cty
Mô hình lập kế hoạch tài chính đơn giản
(Simple financial planning model)
Giả định cho mô hình :
tất cả các hạng mục tăng trưởng
chính xác cùng một tỷ lệ với tăng
trưởng doanh số

• Giả sử: doanh số tăng 20%


Ø Các nhà lập kế hoạch dự báo chi phí tăng 20%
1000*1.2

• Giả định: mọi biến số


250*1.2
đều tăng 20%
Ø Chúng ta có thể dễ dàng 500*1.2
lập bảng cân đối kế toán
dự phóng
3.4.1. Mô hình lập kế hoạch tài
chính đơn giản

l Doanh thu tăng, tổng tài sản cũng tăng


§ do phải đầu tư vào vốn luân chuyển (NWC) và tài sản
cố định để hỗ trợ doanh số gia tăng
l Tổng tài sản tăng, nên tổng nợ và vốn cổ chủ sở hữu
tăng
Ø Nợ và vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào hoàn toàn
phụ thuộc vào chính sách tài chính và chính sách cổ
tức của DN
Ø Gia tăng tài sản đòi hỏi DN quyết định tài trợ cho sự gia
tăng đó ntn; đây là quyết định mang tính quản trị
Ø Vd:
3.4.1. Mô hình lập kế hoạch tài
chính đơn giản

Vd:
3.4.2. Phương pháp tỷ lệ phần trăm
của doanh số ( the % of sales approach)

l Mô hình lập kế hoạch tài chính mà trong đó mọi hạng


mục tăng cùng với tỷ lệ tăng trưởng doanh số có thể là
hợp lý cho một vài thành phần. Tuy nhiên, đối với vài
thành phần khác thì có lẽ giả định này chưa đúng
– Vd: khoản nợ vay dài hạn
l Ý tưởng:
– Tách hạng mục của báo cáo thu nhập và bảng cân đối
kế toán thành 2 nhóm: (1) nhóm thay đổi trực tiếp
theo doanh thu; (2) nhóm không
Báo cáo thu nhập (IS)

Giả sử:
- Cty dự phóng tăng trưởng doanh số 25%
(doanh thu: 1000 à 1250)
- Chi phí giữ ở mức 80% (= 800/1000) của
doanh số à biên lợi nhuận k đổi
- Cty duy trì chính sách chi trả cổ tức tiền
mặt là tỷ lệ k đổi của lợi nhận dòng (NI)

cổ tức 44
Tỷ lệ chi trả cổ tức = = = 33.33%
lợi nhuận ròng 132
(dividend payout ratio)
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1- tỷ lệ chi trả cổ tức
(retention ratio)
Giả sử tỷ lệ chi trả k đổi:
à cổ tức chi trả cho cổ đông dự phóng: 165 * 33.33% = 55
à lợi nhuận giữ lại tăng thêm dự phóng: 165*(1-33.33%)=110
Bảng cân đối kế toán

Nhắc lại:
- Chúng ta giả định rằng một số hạng mục thay đổi trực tiếp theo
doanh thu và một số hạng mục thì không
• Khi hạng mục k thay đổi trực tiếp theo doanh thu, chúng ta
viết “n/a” – không áp dụng cho thay đổi

Tỷ số thâm dụng vốn = tổng tài sản (asset) =


$3000
=3
(Capital intensity ratio) doanh thu (sales) $1000

- Tỷ số này cho biết giá trị tài sản cần thiết để tạo ra $1 doanh thu;
Ø Tỷ số càng cao, mức độ thâm dụng vốn càng cao
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán dự phóng 1 phần
Bảng cân đối kế toán dự phóng 1 phần

- Kiểm tra bảng cân đối kế toán chúng ta thấy rằng:


• Tổng tài sản: $3,750
• Tổng nợ và vốn chủ sở hữu: $3,185
Ø Nhu cầu tài trợ từ bên ngoài = 3,750 – 3,185 = 565
(external financial needed – EFN)
tài sản nợ phát sinh
EFN = −
doanh thu * ∆ doanh thu doanh thu * ∆ doanh thu − PM ∗
doanh thu dự phóng ∗ (1 − d)
(PM: biên lợi nhuận, d: tỷ lệ chi trả cổ tức)

¢,NNN ¢NN £¢¤


= ∗ 250 − ∗ 250 − ∗ 1,250 ∗ 1 − 33.33% = $565
£,NNN £,NNN £,NNN
Bảng cân đối kế toán dự phóng 1 phần

- Có 3 nguồn khả thi để đáp ứng nhu cầu tài trợ bên ngoài (EFN) là $565,
cty có 3 nguồn khả thi: (1) vay ngắn hạn, (2) vay dài hạn, (3) phát hành
cổ phiếu
- Giả sử: cty quyết vay nợ cả ngắn hạn và dài hạn
• Do: Tài sản ngắn hạn: tăng 300; Nợ ngắn hạn: tăng 75
Ø Để vốn luân chuyển ròng (NWC) k đổi, cty đã quyết định tăng thêm:
300 - 75 = $225 nợ ngắn hạn
Ø nợ dài hạn tăng: 565 – 225 = $340

Ø Bảng cân đổi kế toán dự phóng


Bảng cân đối kế toán dự phóng
3.5 Tài trợ từ bên ngoài và tăng trưởng
(External Financing and Growth)

• Nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và tăng trưởng hiển nhiên có
liên quan đến nhau
§ Nếu mọi thứ khác không đổi, tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu hoặc tài sản càng cao thì nhu cầu tài trợ từ bên
ngoài càng cao
§ Vd: như trong phần trc, chúng ta đưa ra mức tăng
trưởng dự phóng trước; sau đó, xác định nhu cầu tài
trợ cần thiết từ bên ngoài để hỗ trợ cho tỷ lệ tăng
trưởng đó
• Ngoài ra, chúng ta cũng có thể làm ngược lại bằng
cách đi từ chính sách của cty; kiểm tra mqh giữa
chính sách đó và khả năng tài trợ cho đầu tư mới
của cty; cuối cùng, xác định tăng trưởng
3.5.1 Chính sách tài chính và tăng trưởng
(Financial policy and Growth)

Tỷ lệ tăng trưởng nội tại (The internal growth rate)


• Là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà DN có thể đạt được khi KHÔNG
sử dụng bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài
§ gọi là “nội tại” vì đây là tỷ lệ tăng trưởng mà DN có thể duy
trì chỉ bằng cách sử dụng nguồn tài trợ bên trong

𝑹𝑶𝑨 ∗ 𝒃
Tỷ lệ tăng trưởng nội tại =
𝟏 − 𝑹𝑶𝑨 ∗ 𝒃

(ROA: tỷ suất sinh lợi trên tài sản; b: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)
Thực hành: Tính tỷ lệ tăng trưởng nội tại của Hoffman

• ROA = lợi nhuận ròng/tổng tài sản = 66/500


• b = 44/66
→ Tỷ lệ tăng trưởng nội tại
-®?∗¯
= = 9.65%
£ V °®?∗ ¯

Ø Cty có thể tăng trưởng tối đa 9.65%/năm


mà k cần đến nguồn vốn từ bên ngoài
Tỷ lệ tăng trưởng ổn định
(the sustainable growth rate)

• Là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà DN có thể đạt được mà


không cần huy động thêm vốn cổ phần từ bên ngoài khi
cty phải duy trì tỷ số nợ trên vốn cổ phần không đổi
• Một vài lí do tại sao DN k muốn bán cổ phần: chi phí phát
hành cổ phiếu; các cổ động hiện hữu k muốn có thể chủ sở
hữu mới; …
𝑹𝑶𝑬 ∗ 𝒃
Tỷ lệ tăng trưởng ổn định =
𝟏 − 𝑹𝑶𝑬 ∗ 𝒃
(ROE: tỷ suất sinh lợi trên vốn csh; b: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)

• Thực hành: Tính tỷ lệ tăng trưởng ổn định của Hoffman


²²/¤PN∗¤/¢
= = 21.36%
£ V²²/¤PN∗¤/¢
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng
(determinants of growth)

• Nhắc lại ct Dupont:


ROE = biên lợi nhuận * vòng quay tổng tài sản * bội số vốn cổ phần
• Các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng ổn định của
công ty:
1. Biên lợi nhuận
§ Gia tăng biên lợi nhuận sẽ làm tăng khả năng tạo ra nguồn vốn
nội bộ à tăng tỷ lệ tăng trưởng ổn định
2. Chính sách cổ tức
§ Giảm tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức sẽ làm tăng tỷ lệ lợi nhuận
giữ lại. Điều này tạo thêm vốn cổ phần nội bộ à tăng tỷ lệ tăng
trưởng ổn định
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng
(determinants of growth)

3. Chính sách tài chính


o Gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu à tăng đòn bẩy tài chính
của công ty
4. Vòng quay tổng tài sản
o Gia tăng vòng quay tổng tài sản của cty làm cho mỗi $ đầu tư
vào tài sản sẽ tạo ra nhiều doanh thu hơn àgiảm nhu cầu mua
thêm tài sản mới khi doanh thu tăng à tăng trưởng ổn định
Bài tập

Sanda Co có: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0.5; biên lợi nhuận: 3%; tỷ
lệ chi trả cổ tức: 40%; tỷ số thâm dụng vốn: 1
1. Tỷ lệ tăng trưởng vốn ổn định của cty là bnh?
2. Nếu cty muốn tăng trưởng ổn định 10% và lập kế hoạch để đạt được
mục tiêu này bằng cách tang biên lợi nhuận thì có khả khi không?

1. ROE = biên lợi nhuận * vòng quay tổng tài sản * bội số vốn cổ phần
= biên lợi nhuận * 1/thâm dụng vốn * (1+ nợ/vốn chủ sở hữu)
= 3% * 1 * 1.5. = 4.5%
-³´∗µ
2. Tỷ lệ tăng trưởng ổn định = ; b = 0.6
£ V -³´∗ µ

¶·∗£∗£.P∗N.²
à 10% = à Biên lợi nhuận: PM = 10.1%
£ V (¶·∗£∗£.P∗N.²)
BVN

• Bài tập 3.1-3.8; 3.14-3.16; 3.21-3.24;


3.25-3.27 (optional)
• Đọc lại bài chương 3
§ Tổng hợp lại các công thức đã học (tham khảo
bảng 3.6 và 3.16)
§ Đọc phần 3.6: Một số phản đối về các mô hình
lập kế hoạch tài chính
• Chuẩn bị bài chương 4

You might also like