You are on page 1of 17

Sau 42 năm hình thành và phát triển, đến nay bằng những kế hoạch mang tính tiên phong,

đột
phá, Bidiphar trở thành 1 trong 10 công ty dược phẩm lớn nhất Việt Nam. Để đạt được chỗ
đứng như ngày nay, ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên công ty đã nỗ lực đóng góp công sức, trí
tuệ và doanh nhân Phạm Thị Thanh Hương – Tổng giám đốc Bidiphar hiện nay cũng đóng
góp cho những thành công trong suốt hành trình đó. Thời điểm đảm nhận vị trí Tổng giám
đốc cũng là lúc dịch bệnh Covid – 19 bắt đầu bùng phát nhưng bà Hương cùng Ban lãnh đạo
Bidiphar đã đưa ra những quyết định đột phá, thay đổi toàn diện Công ty.
Nhằm đảm bảo hiệu quả, tạo nền tảng cho tăng trưởng giai đoạn tiếp theo, năm 2020, hội
đồng quản trị Bidiphar quyết định thực hiện tái cấu trúc. Công ty đã phát triển hệ thống phân
phối theo ngành dọc, điều chỉnh cách thức quản lý, hệ thống phụ trợ, đặc biệt quản lý thông
tin. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý kênh phân phối DMS vào công tác bán hàng, kiểm
soát hàng tồn kho, logictics,… Đồng thời thúc đẩy tối ưu hoá nguồn nhân lực,thay đổi cấu
trúc công ty, đào tạo chuyên môn cho công nhân viên, cải thiện môi trường làm việc để nâng
cao năng suất lao động. Thực hiện số hóa, định vị khách hàng trong bộ dữ liệu khách hàng,
phân công cho từng quản lý đến từng nhân viên bán hàng. Công ty cũng đã tổ chức và khuyến
khích cán bộ công nhân viên ở tất cả các vị trí công việc tham gia các khoá học để nâng cao
chất lượng chuyên môn.
Với tinh thần sẵn sàng đổi mới để tốt hơn mỗi ngày, Bidiphar đã tìm cách tối ưu hóa nguồn
nhân lực, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lương nhằm tạo động lực cho người lao
động phát triển và thăng tiến. Từ đó ta có thể thấy việc hoạch định quản trị của Bidipahr đang
đi theo đúng hướng, đạt được kết quả tốt và có thể nhận thấy rõ rệt.
Về cơ cấu cổ đông Bidiphar, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cổ đông khác với 64,153,319 cổ
phiếu, tỷ lệ 85.67%, trong đó cổ đông trong nước là 1,940 cổ đông sở hữu 57,387,983 cổ
phiếu với tỷ lệ 76.64%, còn lại là ngoài nước với 37 cổ đông sở hữu 6,765,366 cổ phiếu, tỷ lệ
9.03%. Tiếp theo đó là cổ đông nhà nước với 9,988,485 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 13.34%. Còn lại
là công đoàn công ty với 701,670 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0.94% và cổ phiếu quỹ chiếm 0.05%
(40,085 cổ phiếu). Tổng số cổ phiếu được lưu hành 74,883,559 cổ phiếu.
1. Khả năng thanh toán
3.5.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành
Doanh nghiệp hoạt động cần phải đảm bảo được một lượng vốn luân chuyển hợp lý trong
công ty để xử lí, đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, hay một số vấn đề phát sinh cần
tiền mặt mang tính bất ngờ. Doanh nghiệp muốn “tồn tại” cần đáp ứng được các nghĩa vụ
thanh toán và sản xuất kịp thời. Để đánh giá được tình trạng hiện tại cũng như các khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, ta sẽ áp dụng một 1 tỷ số và nó sẽ cho ta biết được khả năng
chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền mặt để đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán trên. Đó
chính là tỷ số thanh toán hiện hành.
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành
3.50 3.22 3.30
3.15 3.08
3.01
3.00
3.01
2.40 2.86
2.50
2.05
2.00 1.77

1.50

1.00

0.50

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Khả năng thanh toán hiện hành_DBD Khả năng thanh toán hiện hành_TB Ngành

Hình 3.5.1.1.1 : Tỷ số thanh toán hiện hành giữa DBD và trung bình ngành
Đánh giá chung thì tỷ số thanh toán hiện hành của Bidiphar trong 5 năm có xu hướng
tăng. Tuy nhiên có những biến động tăng giảm. Khả năng thanh toán giảm từ 2,05 lần
xuống 1,77 lần năm 2018-2019. Lý do là ở giai đoạn này Bidiphar đã mượn thêm nợ
ngắn hạn để phục vụ cho công tác đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc, sắm sửa thêm
trang thiết bị, thêm nữa là còn do hàng tồn kho nguyên vật liệu tăng làm cho tài sản
ngắn hạn tăng nên khả năng thanh toán của Bidiphar đã giảm ở năm 2019. Dẫu vậy,
vẫn ở mức lớn hơn 1, điều đó thể hiện Bidiphar vẫn đáp ứng được khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của mình. Đến giai đoạn từ năm 2019 đến 2021
thì khả năng thanh toán đã gia tăng trưởng mạnh, cụ thể là từ 1.77 đến 3.30, giúp công
ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán với đối tác. Điều này có được là do công ty
đã đã thanh toán đáng kể các khoản phải trả nhà cung cấp và nợ vay ngắn hạn, đồng
thời chi trả cổ tức nên phần chi phí trả trước ngắn hạn giảm mạnh so với thời điểm
trước đó. Sau đó có sự giảm nhẹ từ năm 2021 đến năm 2022 ở mức 3.30 còn 3.03, tuy
nhiên không quá ảnh hưởng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi phí cho nhân
công trong kỳ tăng so với mọi năm, bên cạnh đó, số lượng công nhân viên nhiều hơn
năm 2021 làm gia tăng các khoản phải trả người lao động, cụ thể phải trả người lao
động 98,36 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 168% so với năm 2021.
Khả năng thanh toán hiện hành của Bidiphar so với trung bình ngành thì Bidiphar có
thấp hơn trong 3 năm 2018 đến 2020 khi trung bình ngành là 2.62 đến 2.80 tuy nhiên
đã được cải thiện ở 2 năm sau đó cho thấy thành quả từ tái cấu trúc lại công ty. DBD
luôn đảm bảo được khả năng thanh toán với các khoản nợ ngắn hạn ở mức tốt và rủi ro
thanh khoản là rất thấp hoặc gần như không có. Tuy nhiên để kết quả so sánh chính
xác hơn, ta phải xem xét thêm nhiều đặc điểm khác của công ty như tình hình hoạt
động thực tế, các khoản nợ dài hạn đã đến thời gian thanh toán chưa? Bên cạnh đó đây
là tỷ số có tính chất thời điểm vì tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được lấy từ bảng cân
đối kế toán của công ty, thế nên những số liệu này có tính chất thời điểm.
So sánh với Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (DBT) thì ta thấy khả năng thanh
toán của DBD, một công ty cùng ngành khác thì ta thấy DBD đều tăng trưởng vượt
trội hơn so với DBT và chênh lệch khoảng 2 lần. Trong khi khả năng thanh toán hiện
hành của DBT giảm dần qua các năm thì DBD có xu hướng tăng trưởng đều. Điều này
thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của DBD rất tốt so với DBT, rủi ro thanh toán
thấp giúp DBD thu hút được nhiều nhà đầu tư, mức độ tín dụng với chủ nợ cũng cao
hơn.

Khả năng thanh toán hiện hành


3.50 3.30
3.08
3.00

2.50 2.40
2.05
2.00 1.77

1.50
1.18 1.17 1.12 1.10
1.08
1.00

0.50

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Khả năng thanh toán hiện hành_DBD Khả năng thanh toán hiện hành_DBT

Hình 3.5.1.1.2: Tỷ số thanh toán hiện hành giữa DBD và DBT


So sánh với một công ty cùng ngành khác là Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (DBT) thì
ta thấy khả năng thanh toán của DBD đều tăng trưởng vượt trội hơn so với DBT và chênh
lệch khoảng 2 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của DBD rất tốt so với
DBT, rủi ro thanh toán thấp giúp DBD thu hút được nhiều nhà đầu tư, mức độ tín dụng với
chủ nợ cũng cao hơn.
3.5.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số này được đánh giá chặt chẽ hơn so với tỷ số khả năng thanh toán hiện hành vì đã được
trừ đi khoản mục hàng tồn kho và chỉ bao gồm các tài sản có tính thanh khoản cao liên quan
đến nợ ngắn hạn, do đó tỷ số này sẽ khắc phục được điểm yếu của tỷ số thanh toán hiện hành.
Tài sản ngắn hạn−hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh


3.00

2.50 2.42
2.24
2.11 2.06 1.97
2.00 1.87
1.78
1.91
1.51
1.50
1.23

1.00

0.50

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Khả năng thanh toán nhanh_DBD Khả năng thanh toán nhanh_TB Ngành
Hình 3.5.1.2.1: Tỷ số thanh toán nhanh giữa DBD và trung bình ngành
Nhìn chung thì tỷ số thanh toán nhanh của Bidiphar có xu hướng tăng trong 5 năm. Tuy nhiên
cũng có phần trồi sụt, từ năm 2018 đến 2019 có sụt giảm nhẹ từ 1.51 lần còn 1.23 lần. Đến
giai đoạn từ 2019 đến 2020 thì có sự tăng trưởng mạnh từ 1.23 lần đến 2.42 lần. Nhưng đến
năm 2022 lại giảm còn 1.97 lần. Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng cao và
ngược lại. Tỷ số thanh toán nhanh của Bidiphar qua các năm đều lớn hơn 1, điều đó thể hiện
khả năng đáp ứng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn cao, tài sản ngắn hạn của công ty
không bị hạn chế trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Bidiphar có tỷ số thanh toán nhanh đến
tận 2.42 vào năm 2021 cho thấy rằng công ty không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn.
So sánh với trung bình ngành thì khả năng thanh toán nhanh của Bidiphar có phần yếu thế
hơn,tuy nhiên đến giai đoạn năm 2021-2022 thì đã tăng lên và vượt qua trung bình ngành
dược. Điều đó là kết quả của việc ban lãnh đạo Bidiphar đã thực hiện quyết sách tái cơ cấu
công ty.

Khả năng thanh toán nhanh


3.00

2.50 2.42

1.97
2.00
1.78
1.51
1.50
1.23

1.00
0.72
0.54 0.48
0.50 0.37 0.41

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Khả năng thanh toán nhanh_DBD Khả năng thanh toán nhanh_DBT

Hình 3.5.1.2.2: Tỷ số thanh toán nhanh giữa DBD và DBT


Đánh giá với Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (DBT) thì khả năng thanh toán nhanh của
Bidiphar có phần nổi trội hơn hẳn khi mà tỷ số của DBT chỉ dao động ở mức dưới 1 và có xu
hướng giảm dần qua các năm cho thấy tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, tài sản ngắn
hạn của công ty này khá bị hạn chế trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
3.5.1.3 Tỷ số tiền mặt (hoặc khả năng thanh toán tức thời)
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Thế nên tỷ số tiền mặt rất được các nhà đầu
tư hay các tổ chức tín dụng quan tâm.Tỷ số này thể hiện công ty có bao nhiêu tiền mặt và các
khoản tương đương tiền (ví dụ như tín phiếu kho bạc) của công ty để đảm bảo các nghĩa vụ
nợ ngắn hạn. So với các tỷ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như tỷ số thanh toán hiện thời,
hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền mặt có yêu cầu khắt khe hơn về tính thanh
Tiềnvà các khoản tương đương tiền
khoản. Tỷ số tiền mặt =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số tiền mặt
0.30
0.26
0.25

0.20 0.19
0.16 0.17
0.16
0.15 0.14
0.15 0.11
0.10
0.10 0.08

0.05

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Tỷ số tiền mặt _DBD Tỷ số tiền mặt _TB ngành

Hình 3.5.1.3.1: Tỷ số tiền mặt giữa DBD và trung bình ngành


Tỷ số tiền mặt của công ty trong 5 năm từ 2018 đến 2022 đều khá thấp (nhỏ hơn 1), nằm
trong khoảng dưới 0.2, tỷ số này càng thấp thể hiện khả năng thanh toán tức thời không được
tốt. Trong đó năm 2018 với tỷ số cao nhất là 0.16 tương đương 1 đồng nợ ngắn hạn thì có
0.16 tiền mặt nhưng năm 2019 lại giảm mạnh còn 0.08. Từ năm 2020-2022, có sự tăng nhẹ về
tỷ số tiền mặt, từ 0.10 đến 0.14. Với tỷ số tiền mặt qua các năm đều thấp hơn 1,do đó công ty
không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn của mình, ngoài ra
còn cho thấy sự dè dặt của khách hàng và các đối tác nhất là các nhà cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào cho công ty. Nguyên nhân làm cho tỷ số tiền mặt như vậy là do tiền và các khoản
tương đương tiền nhỏ hơn nhiều so với nợ ngắn hạn nên rủi ro thanh toán tức thời của công ty
tương đối cao, bên cạnh đó công ty còn đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị cho nâng cao quá
trình sản xuất thế nên tiền mặt có phần nhỏ hơn nợ ngắn hạn, một phần nữa là do ảnh hưởng
bởi dịch bệnh. Bidiphar cần tăng dự trự tiền và các khoản tương đương tiền để cải thiện tỷ số
này. Tuy nhiên tỷ số này nhỏ hơn 1 thể hiện công ty không có hiện tượng ứ đọng tiền và
tương đương tiền nhiều, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh lợi của công ty.
Tỷ số tiền mặt của Bidiphar so với trung bình ngành khá là thấp khi mà trung bình ngành dao
động từ khoản 0.15 đến 0.26, cao hơn nhiều Bidiphar. Tuy nhiên điều này không nói lên tính
thanh khoản của Bidiphar thấp bởi vì còn phải xem xét đến hiệu suất hoạt động. Bidiphar đã
đầu tư nhiều tiền vào dây chuyển sản xuất thuốc, mua sắm máy móc – thiết bị và việc tái cơ
cấu công ty để cải thiện hoạt động kinh doanh.
Tỷ số tiền mặt
0.18
0.16
0.16
0.14
0.14
0.12 0.11
0.10
0.10
0.08
0.08 0.07
0.06 0.05
0.04 0.03 0.03
0.02
0.02
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Tỷ số tiền mặt _DBD Tỷ số tiền mặt _DBT

Hình 3.5.1.3.2: Tỷ số tiền mặt giữa DBD và DBT


Tỷ số tiền mặt của Bidiphar mặc dù thấp nhưng vẫn cao hơn khoảng 3 lần so với công ty Cổ
phần Dược phẩm Bến Tre (DBT), đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán tức thời cho các
khoản nợ đến hạn của Bidiphar lớn hơn DBT. Xu hướng của Bidiphar tăng trong khi công ty
đối thủ lại có xu hướng giảm nhiều qua các năm từ 0.07 năm 2018 xuống còn 0.02 năm 2017.
Nhìn chung, so với công ty đối thủ thì tỷ số tiền mặt của Bidiphar là khá ổn.
3.5.2. Khả năng thanh toán dài hạn
3.5.2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỉ số nợ trên tổng tài sản cho biết liệu một công ty có quá nhiều nợ hay không, tỉ số càng thấp
cho thấy khả năng thanh toán càng cao.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản

Tỉ số nợ trên tổng tài sản


0.45 0.42
0.40 0.38
0.35 0.34 0.34
0.35 0.32 0.31
0.30 0.27
0.31
0.25 0.29
0.20
0.15
0.10
0.05
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Tỉ số nợ trên tổng tài sản_DBD Tỉ số nợ trên tổng tài sản_TB Ngành

Hình 3.5.2.1.1: Tỷ số nợ trên tổng tài sản giữa DBD và DBT


Trong giai đoạn từ 2018-2019, tỷ số tổng nợ tăng nhẹ từ 0.38 đến 0.42. Nguyên nhân đến từ
sự gia tăng trong sử dụng nợ. Cơ cấu nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt
là nợ dài hạn tăng cao so với cùng kỳ năm 2018. Nợ ngắn hạn tăng 16.68% so với năm 2018
cho thấy công ty đã chủ động gia tăng vay nợ từ các ngân hàng để tài trợ cho việc đầu tư nhà
máy và mua sắm máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, tổng tài sản cũng gia tăng 186,21 tỷ đồng so
với đầu năm 2018 chủ yếu do tăng phần tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn tăng hơn 178 tỷ đồng,
trong đó: hơn 124 tỷ đồng Bidiphar đầu tư và phát triển nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung
thư theo chuẩn GMP – WHO so với năm 2018. Vào năm 2020, tỷ số tổng nợ có dấu hiệu
giảm và duy trì mức giảm ổn định trong giai đoạn 2020-2022 với mức giảm trung bình mỗi
năm là 0.04 lần, cho thấy mức độ sử dụng nợ của công ty ở mức thấp. Nguyên nhân là do hoạt
động kinh doanh của công ty tiến triển tốt, liên tục thanh toán dần các khoản nợ phải trả ngắn
hạn giúp Bidiphar duy trì khả năng thanh toán và đảm bảo một cơ cấu tài chính bền vững lành
mạnh.
Trong 2 năm 2018-2019 tỷ số nợ của Bidiphar cao hơn trung bình ngành do đang tập trung
đầu tư vào máy móc thiết bị. Đến giai đoạn 2020-2022 tỷ số nợ của công ty đều thấp hơn
nhiều so với trung bình ngành. Do công ty có mức độ tập trung rủi ro đối với việc trả nợ là
thấp, công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và
tiền thu từ nhóm khách hàng khác của công ty. Thể hiện Công ty có khả năng tự chủ về tài
chính và khả năng còn được vay của công ty vẫn ổn định.

Tỉ số nợ trên tổng tài sản


0.80 0.72 0.75 0.73
0.70 0.67
0.62
0.60
0.50 0.42
0.38
0.40
0.31
0.27 0.29
0.30
0.20
0.10
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Tỉ số nợ trên tổng tài sản_DBD Tỉ số nợ trên tổng tài sản_DBT

Hình 3.5.2.1.2: Tỷ số nợ trên tổng tài sản giữa DBD và DBT


Nhìn chung thì tỷ lệ sử dụng nợ của DBT cao hơn hẳn DBD và có xu hướng tăng dần qua
từng năm. Tỷ số này càng tăng cho mức độ rủi ro của công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
ngày càng cao. So sánh với đối thủ cạnh tranh thì Bidiphar có xu hướng hạn chế sử dụng đòn
bẩy tài chính vì sử dụng nợ ngắn hạn là chính, nợ dài hạn không được dùng nhiều thế nên
Bidiphar là công ty thâm dụng vốn, có mức độ độ an toàn cao, rủi ro tài chính thấp. Thế nên
Bidiphar sử dụng nợ khá hiệu quả.
3.5.2.2 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay là tỷ số thể hiện khả năng tài chính mà một công ty có thể chi trả
cho các khoản nợ của mình. Các nhà đầu tư sẽ thường sẽ xem xét chỉ số này để xác định mức
độ mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ bằng cách sử dụng doanh thu hiện tại, sau
khi trừ đi chi phí thuế và các khoản phí khác. Khoản nợ của công ty gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài
hạn và các khoản phải trả như phải trả người lao động, phải trả người lao động, phải trả khác,
… Nếu công ty sử dụng nợ vay thì phải trả một khoản tiền lãi hay chi phí sử dụng vốn. Thế
nên ta sẽ tính xem khả năng công ty có thanh toán được tiền lãi hay không bằng tỷ số thanh
toán lãi vay.
EBIT Lợi nhuậntrước thuế + Lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = hay
Lãi vay Lãi vay

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay


200.00
176.49
180.00
156.85
160.00
140.00
120.00
100.00
80.00 60.25 65.31
60.00 39.93
30.32
40.00 25.03
17.87
20.00
0.00 21.02 15.15
2018 2019 2020 2021 2022

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay_DBD


Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay_TB ngành

Hình 3.5.2.2.1: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay giữa DBD và trung bình ngành
Tỷ số khả năng chi trả lãi vay của Bidiphar có xu hướng tăng dần từ năm 2018 đến năm 2022,
có một chút giảm nhẹ vào năm 2019 và tăng nhiều nhất vào năm 2021. Cụ thể năm 2018 tỷ số
thanh toán lãi vay là 25.03 lần, đến năm 2019 thì tỷ số này giảm còn 17.87 lần. Nguyên nhân
là do chi phí lãi vay tăng nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm. Chi phí lãi vay tăng do công ty
thực hiện nhiều hợp đồng vay để đầu tư vào nhà máy và máy móc sản xuất phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Sang năm 2020 thì tỷ số khả năng thanh toán lãi vay tăng lên
30.32, tuy nhiên 2 năm tiếp theo lại có sự gia tăng đột biến của khả năng thanh toán lãi vay từ
30.32 đến 176.49 vào năm 2021 và 156.68 năm 2022 (tăng khoảng 5 lần). Lý do bởi sự sụt
giảm mạnh mẽ của chi phí lãi vay và sự tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế. Năm 2021 lợi
nhuận trước thế tăng 39,2 tỷ so với năm 2020 và năm 2022 tăng 66,tỷ với cùng kỳ năm 2021.
Việc tăng trưởng này là do công ty thành công trong công tác tối ưu hóa các chi phí - chi phí
hoạt động so với ngân sách. Trong giai đoạn này, công ty đã thay đổi chính sách bán hàng,
tăng tỷ trọng bán hàng dược phẩm, giảm doanh thu hàng dược phẩm mua ngoài và trang thiết
bị y tế, do đó năng suất kinh doanh tăng cao hơn so với các năm trước. Tóm lại, qua các năm
tỷ lệ đều dương, nên khả năng thanh toán vẫn luôn ổn định và càng ngày càng đảm bảo hơn
qua mỗi năm.
Nhìn chung, khả năng thanh toán lãi vay của Bidiphar thấp hơn trung bình ngành vào năm
2019 khoảng 3 lần do đang vay nhiều nợ để đầu tư cho việc sản xuất. Sang những năm tiếp
theo thì hoạt động kinh doanh khởi sắc, lợi nhuận trước thuế tăng và chí phí lãi vay giảm
mạnh nên khả năng thanh toán lãi vay của Bidiphar tăng trưởng mạnh. Năm 2020 Bidiphar
tăng gấp 2 lần trung bình ngành, năm 2021 tăng khoảng 5 lần và năm 2022 là khoảng 2.5 lần.
Điều này chứng tỏ những khoản tiền mà công ty vay để đầu tư được sử dụng rất hiệu quả,
mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
200.00
176.49
180.00
156.85
160.00
140.00
120.00
100.00
80.00
60.00
40.00 25.03 30.32
17.87
20.00 2.97 3.05 1.72 1.76 2.94
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay_DBD Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay_DBT

Hình 3.5.2.2.2: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay giữa DBD và DBT
So sánh với đối thủ cùng ngành là DBT thì DBD có sự tăng trưởng vượt trội trong khả năng
thanh toán lãi vay thể hiện DBD có thể thanh toán lãi vay rất tốt. Tỷ số thanh toán lãi vay của
DBT chỉ dao động trong khoảng 1.72 đến 3.05 trong khi DBD là từ 17.87 đến 176.49. Điều
này chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của DBD khởi sắc hơn nhiều so với đối thủ cùng
ngành.
3.5.3. Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản
5.3.3.1 Vòng quay Hàng tồn kho
Hệ số này thể hiện việc: 1 đồng hàng tồn kho có thể quay vòng bao nhiêu lần trong kỳ?
Doanh nghiệp thường thích số vòng quay này lớn vì thể hiện rằng hàng tồn kho ít, tốc độ tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhanh, vốn không bị tồn đọng ở hàng tồn kho. Tuy nhiên, chỉ
phân tích tỷ số này để có thể kết luận hệ số vòng quay hàng tồn kho cao là xấu hay tốt là chưa
đầy đủ. Chúng ta cần phải xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cũng như chính
sách hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay Hàng tồn kho =
Hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho


9.00
7.82
8.00 7.13
7.00
6.00
5.00 4.44 4.46 4.27
4.00 3.61
2.71 3.68
3.00 3.56
1.75
2.00
1.00
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay Hàng tồn kho_DBD Vòng quay Hàng tồn kho_TB ngành
Hình 3.5.3.1.1: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho giữa DBD và trung bình ngành
Trong giai đoạn năm 2018-2019 thì vòng quay hàng tồn kho giảm từ 3.61 vòng xuống còn
2.71 vòng. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động của Bidiphar có sự giảm nhẹ và khó khăn
hơn trong năm 2019 và công ty dự báo giá nguyên vật liệu sẽ tăng nên thực hiện chiến lược
mua nhiều nguyên vật liệu làm tăng hàng tồn kho, do đó vòng quay hàng tồn kho giảm. Tới
giai đoạn từ 2019 đến 2021 vòng quay hàng tồn kho bắt đầu trưởng trở lại từ 2.71 vòng đến
3.68 vòng tức là số ngày tiêu thụ hàng tồn tăng 33 ngày. Lý do là bởi vì đây thời điểm dịch
Covid-19, nhu cầu sử dụng thuốc và vật tư y tế tăng mạnh khi tình hình dịch bệnh phức tạp,
hàng hóa trong kho bao gồm nguyên vật liệu và các dòng thuốc đặc trị được luân chuyển
nhiều hơn, doanh thu tăng trưởng tốt. Từ năm 2021 đến năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm của
vòng quay hàng tồn kho bởi vì Công ty TNHH MTV Dược liệu hữu cơ Bidiphar đi vào hoạt
động, ngành nghề chủ yếu sản xuất thuốc, vật liệu làm thuốc, nên tình hình sản xuất trong
năm cũng được cải thiện do đó tăng tích trữ hàng tồn, cụ thể hàng tồn kho trong năm đạt 450
tỷ đồng, tăng 77,24% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc quản lý tốt quá trình sản xuất cũng
góp phần đưa giá vốn hàng bán giảm so với cùng kỳ, làm giảm số vòng quay hàng tồn kho.
Xét với trung bình ngành thì vòng quay hàng tồn kho của Bidiphar có xu hướng thấp hơn.
Dẫu vậy không có nghĩa vòng quay hàng tồn kho của Bidiphar là xấu bởi vì Bidiphar dự báo
giá nguyên liệu tăng nên đã tiến hành tích trữ hàng tồn kho với sự hoạt động của Công ty
TNHH MTV Dược liệu hữu cơ Bidiphar thế nên cần tích trữ hàng hoá, làm cho vòng quay
hàng tồn kho của Bidiphar thấp hơn với trung bình ngành dược.

Vòng quay Hàng tồn kho


4.00 3.68
3.61 3.56
3.50
3.42
3.00 2.71
2.50
2.06
2.00 1.75
1.57
1.50 1.21
1.06
1.00
0.50
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay Hàng tồn kho_DBD Vòng quay Hàng tồn kho_DBT

Hình 3.5.3.1.2: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho giữa DBD và DBT
Có thể thấy rằng so với đối thủ cùng ngành là DBT thì DBD có hệ số vòng quay hàng tồn kho
tốt hơn duy trì sự tăng trưởng ổn định. Trong khi đó hệ số của DBT có xu hướng giảm dần
qua từng năm. Với việc đây là một công ty trong ngành dược thì chất lượng sản phẩm có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng thế nên việc tồn kho quá lâu sẽ có thể làm giảm
đi chất lượng sản phẩm. Vòng quay hàng tồn kho của DBD gấp khoảng 1.6 lần DBT cho thấy
khả năng luân chuyển hàng tồn kho tốt hơn nhiều so với DBT.
5.3.2.2 Vòng quay Khoản phải thu
Doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ các nhà cung ứng, từ người lao động,… thì ngược lại,
doanh nghiệp cũng bị khách hàng chiếm dụng vốn, hình thành nên các khoản phải thu. Nếu
doanh nghiệp cứ liên tục cho khách hàng mua chịu, mà không thu tiền, thì không sớm thì
muộn, sẽ không có đủ tiền để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Thế nên để xem xét tốc độ
thu hồi các khoản phải thu thì chúng ta sẽ sử dụng vòng quay khoản phải thu.
Doanh thu
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu

Vòng quay Khoản phải thu


6.00

4.91
5.00 4.59
4.09 3.95 3.94
4.00
3.27 3.20 3.21
3.00 2.83 2.78

2.00

1.00

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay Khoản phải thu_DBD Vòng quay Khoản phải thu_TB ngành

Hình 3.5.3.2.1: Tỷ số vòng quay khoản phải thu giữa DBD và trung bình ngành
Nhìn chung, vòng quay khoản phải thu của công ty duy trì ở mức ổn định trong 5 năm, không
tăng cũng như giảm quá nhiều chỉ khoảng 0.5 vòng. Cụ thể từ năm 2018 đến năm 2019 giảm
từ 3.27 vòng còn 2.83 vòng tức là từ số ngày phải thu khách hàng tăng lên từ 110 ngày đến
127 ngày bởi công ty đã đưa ra các biện pháp nới lỏng tín dụng và tiến hành cho khách hàng
trả góp và bán chịu sản phẩm. Đến năm 2020 thì tăng lên 3.2 vòng cho thấy trong thời điểm
này Bidiphar đang trong tình trạng thắt chặt tín dụng lại cho giai đoạn đầu tư vào nhà máy và
thiết bị sản xuất. Năm 2021, vòng quay khoản phải thu lại giảm xuống 2.78, tức tăng số ngày
thu tiền lên 129 ngày vòng do hoạt động kinh doanh của công ty đang tốt nên chấp nhận bán
chịu sản phẩm. Ở năm 2022 thì số vòng quay được cải thiện lên 3.21 vòng. Số ngày phải thu
khách hàng bình quân của DBD được đẩy nhanh hơn, giảm từ 129 ngày xuống còn 112 ngày
trong năm 2022 khi công ty chú trọng đẩy mạnh kênh cửa hàng thuốc và thắt chặt các chính
sách phải trả.
Mặc dù hệ số vòng quay khoản phải thu của Bidiphar từ năm 2018 đến năm 2022 có chút biến
động nhưng tổng quan thì so với những công ty cùng ngành thì số vòng quay khoản phải thu
trong giai đoạn này thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Nghĩa là Bidiphar phải mất nhiều
thời gian để thu tiền hơn so với những công ty khác mặc dù đã áp dụng một số chính sách
phải trả, thắt chặt tín dụng. Trong khi Bidiphar mất trung bình 117 ngày để thu hồi các khoản
nợ thì trung bình ngành chỉ mất 83 ngày.
Vòng quay Khoản phải thu
6.00

4.89
5.00
4.34
4.05
4.00 3.56 3.59
3.27 3.20
3.00 2.83 2.78
3.21

2.00

1.00

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay Khoản phải thu_DBD Vòng quay Khoản phải thu_DBT

Hình 3.5.3.2.2: Tỷ số vòng quay khoản phải thu giữa DBD và DBT
So với một công ty cùng ngành là công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (DBT) thì hệ số vòng
quay khoản phải thu của Bidiphar thấp hơn nhiều. DBT chỉ mất trung bình khoảng 88 ngày để
thu hồi các khoản nợ trong khi DBD là 117 ngày. Điều này cho thấy rằng DBT có chính sách
thu hồi nợ phải thu tốt hơn DBD, từ đó làm giảm rủi ro bị chiếm dụng vốn. Mặc dù DBD đã
có những biện pháp nhằm thúc đầy việc thu hồi các khoản nợ phải thu của mình nhưng chưa
thực sự hiệu quả và nguồn vốn của công ty dang bị chiếm dụng quá lớn. Khi nguồn vốn bị
chiếm dụng trong một thời gian dài sẽ làm cho công ty mất sự chủ động trong các dự án đầu
tư cũng như thanh toán khoản nợ vay, nợ nhà cung cấp nguyên vật liệu. Thế nên công ty nên
có một chính sách nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán các khoản nợ hiệu quả và hợp lý
hơn.
5.3.3.3 Vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn, tổng tài sản

Vòng quay TSNH, TSDH, TTS_DBD


4.00
3.50 3.39

3.00
2.52
2.50 2.20 2.18
2.13
2.00
1.58
1.50 1.37 1.40 1.31
1.23
1.00
0.98 1.00
0.50 0.78 0.85 0.86

0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay TSNH_DBD Vòng quay TSDH_DBD Vòng quay TTS_DBD

Hình 5.3.3.3.1: Tỷ số vòng quay vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn, tổng tài sản giữa DBD
và DBT
Vòng quay TSNH, TSDH, TTS_TB ngành
4.00
3.44
3.50
2.92 2.94
3.00 2.70 2.76
2.50
2.00
1.50 1.32 1.19 1.25 1.22 1.27
1.00
0.50 0.82 0.78 0.75 0.74 0.80
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay TSNH_TB ngành Vòng quay TSDH_TB ngành


Vòng quay TTS_TB ngành

Hình 5.3.3.3.2: Tỷ số vòng quay vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn, tổng tài sản của trung
bình ngành
a/Vòng quay tài sản ngắn hạn
Doanh thu
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nhìn chung thì vòng quay tài sản ngắn hạn của Bidiphar dao động trong khoảng 1.37 vòng
đến 1.31 vòng trong 5 năm 2018-2022. Cụ thể là giai đoạn năm 2018-2019 thì vòng quay tài
sản ngắn hạn giảm từ 1.37 còn 1.23 vòng bởi vì tài sản ngắn hạn tăng thêm 7,51 tỷ đồng so
với năm 2018. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Bidiphar giảm. Đến
giai đoạn 2019-2020, vòng quay tài sản ngắn hạn tăng từ 1.23 đến 1.58 tức tài sản ngắn hạn
của công ty đã giảm đi 192 tỷ đồng. Sự dịch chuyển từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn
do công ty cân đối được dòng tiền ngắn hạn và dài hạn để tận dụng được giá trị thặng dư tăng
thêm từ nguồn tiền nhàn rỗi. Giai đoạn năm 2020 đến 2022 thì vòng quay tài sản ngắn hạn
liên tục giảm từ 1.58 còn 1.31 vòng do tài sản ngắn hạn liên tục tăng bởi công ty đẩy mạnh
công tác sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường làm cho các khoản phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho tăng cùng với doanh thu bán dược phẩm Công ty sản xuất trong năm.
Vòng quay tài sản ngắn hạn của Bidiphar so với trung bình ngành cao hơn trong cả 5 năm
2018-2022 tuy nhiên không quá chênh lệch. Hệ số của trung bình ngành chỉ dao động trong
khoảng 1.19 đến 1.32 trong khi Bidiphar là 1.23 đến 1.58. Đây là thời điểm khó khăn khi phải
đối mặt với dịch bệnh nhưng công ty đã duy trì hệ số này ổn định với trung bình ngành.
b/ Vòng quay tài sản dài hạn
Tỷ số vòng quay tài sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2022.
Tuy nhiên vẫn có những biến động, cụ thể là từ năm 2018 đến năm 2019 vòng quay tài sản
dài hạn giảm từ 3.39 xuống 2.13, mặc dù tài sản dài hạn tăng 168 tỉ so với năm 2018 nhưng
doanh thu lại giảm 140 tỉ làm cho vòng quay giảm. Giai đoạn 2019-2022 vòng quay tài sản
dài hạn tăng từ 2.13 lên 2.52 cho thấy công ty đã cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.
Nguyên nhân do công ty đầu tư vào nhà máy, máy móc thiết bị sản xuất để cải thiện công tác
sản xuất. Cho thấy doanh nghiệp kịp thời đưa ra những chính sách, giải pháp linh hoạt để duy
trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung trong 5 năm, chỉ số vòng quay tài sản dài hạn của công ty tăng nhưng đều nhỏ
hơn so với trung bình ngành. Dẫu vậy Bidiphar vẫn thể hiện khả năng sử dụng tốt tài sản dài
hạn tạo ra doanh thu ổn định qua từng năm.
c/ Vòng quay tổng tài sản
Doanh thu
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản của công ty có xu hướng duy trì ổn định từ năm 2018 đến năm 2022.
Cụ thể chỉ dao động trong khoảng 0,78 đến 1. Năm 2018 đến 2019 thì vòng quay tổng tài sản
giảm từ 0.98 còn 0.78 do Bidiphar tập trung đầu tư vào nhà máy, dây chuyền sản xuất làm
tăng tổng tài sản nhưng tài sản này chưa đem lại doanh thu trong năm, nên vòng quay tổng tài
sản giảm. Từ năm 2019 đến năm 2020 thì vòng quay tài sản tăng lên 0.85 không thay đổi
nhiều so với năm ngoái. Giai đoạn 2020-2021 vòng quay tài sản được cải thiện từ 0.85 lên 1
cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản đang tốt lên. Đến năm 2022, vòng quay tổng tài sản giảm từ
1 xuống 0.86 vòng, nguyên nhân là năm 2022 không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, doanh thu
từ các thiết bị y tế đã giảm so với năm 2021.
Nhìn chung, hệ số vòng quay tổng tài sản của Bidiphar cao hơn so với trung bình ngành
nhưng không chênh lệch quá nhiều, chỉ khoảng 0.1 vòng. Điều đó cho thấy dấu hiệu đáng
mừng là dù có gặp phải khó khăn từ đại dịch covid 19 thì Bidiphar vẫn duy trì khả năng sử
dụng tài sản tốt hơn các công ty cùng ngành.
5.3.3.4 So sánh với công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (DBT)

Vòng quay TSNH, TSDH, TTS_DBT


5.00 4.61
4.48
4.50 4.27 4.21
4.00
3.53
3.50
3.00
2.50
2.00 1.75
1.45
1.50 1.19 1.14
1.00
1.00 1.26 1.10
0.50 0.93 0.90
0.78
0.00
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay TSNH_DBT Vòng quay TSDH_DBT Vòng quay TTS_DBT

Hình 5.3.3.4.1: Tỷ số vòng quay vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn, tổng tài sản của DBT
Vòng quay tài sản ngắn hạn của DBD so với DBT giai đoạn 2018-2019 cao hơn nhưng không
chênh lệch quá nhiều khi vòng quay tài ngắn hạn của DBD trung bình trong khoảng 1.38 còn
của DBT là 1.31, cả 2 công ty đều cho thấy xu hướng giảm nhưng DBT lại giảm đều qua các
năm còn DBD có tăng nhanh ở năm 2020. Sự giảm sút vòng quay tài sản ngắn hạn của DBT
là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng tăng đều qua các năm cho thấy tốc độ luân
chuyển của tài sản ngắn hạn thấp, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của DBT không quá tốt.
Cả 2 công ty đều duy trì hệ số này ổn định trong thời kì dịch bệnh.
Đến vòng quay tài sản dài hạn thì ta thấy tỷ số của DBT cao hơn nhiều so với DBD khi vòng
quay tài sản dài hạn của DBT dao động từ 3.53 đến 4.61, cao hơn nhiều của DBD khi dao
động từ 2.13 đến 3.39. Điều này cho thấy DBT đã sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn để hoạt
động kinh doanh. Dẫu vậy hệ số vòng quay tài sản dài hạn của DBT cũng là khá tốt với trung
bình ngành và hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
Nhìn chung thì cũng giống như 2 tỷ số vòng quay trên, vòng quay tổng tài sản của DBT và
DBD không có chênh lệch quá nhiều, tuy nhiên DBT có phần nhỉnh hơn. Vòng quay tổng tài
sản của DBT dao động trong khoảng 0.78 đến 1.26 còn DBD là 0.78 đến 1. Công ty DBT với
tỷ lệ vòng quay tài sản cao hơn cho thấy mỗi đồng tài sản của công ty này đang tạo ra nhiều
doanh thu hơn DBD. Điều này cho thấy họ đang quản lý tài sản của mình tốt hơn. Tuy nhiên
do DBD đang thực hiện tập trung đầu tư vào máy móc, nhà xưởng để cải thiện năng lực sản
xuất nên tỷ lệ này có phần thấp hơn. Tóm lại cả 2 công ty đều quản lý tài sản tốt trong giai
đoạn khó khăn bởi dịch bệnh.
Về cơ cấu cổ đông thì năm 2022 Ban lãnh đạo đã phát hành thêm 17.2 triệu cổ phiếu , với tiêu
chí cổ đông là tổ chức trong và/hoặc ngoài nước có tiềm lực tài chính, cam kết đồng hành, hỗ
trợ Bidiphar trong ngành dược, hoạt động quản trị và tài chính để phát triển công ty và đảm
bảo lợi ích cổ đông. Nguồn vốn được huy động để đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất thuốc
vô trùng thể tích nhỏ theo tiêu chuẩn GMP-EU, làm cho số lượng cổ đông tăng thêm 29% so
với năm trước với 74,883,559 cổ phẩn đang lưu hành. Cổ đông trong nước tăng 24% với
68,118,223 cổ phiếu chiếm 76.6% cổ phần và cổ đông nước ngoài tăng 144% với 6,765,336
cổ phiếu chiếm 9% cổ phần so với cùng kỳ năm trước.

Vòng quay tiền mặt là công thức tính với các hoạt động của từng năm sản xuất, kinh doanh
trong công ty. Dòng tiền thường được trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào sản xuất kinh
doanh. Khi đó doanh thu có thể được tạo ra nhiều hay ít, hiệu quả hay không. Vòng quay tiền
mặt luôn được tính toán với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Là một chỉ số
tài chính với phản ánh hiệu quả sử dụng dòng tiền và tương đương tiền. Tức là sự tham gia
của các giá trị quy đổi trong chuyển hóa thành doanh thu thuần cho doanh nghiệp.
Vòng quay tiền mặt là một tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng tiền và tương đương
tiền. Nghĩa là sự tham gia của các giá trị quy đổi trong chuyển hóa thành doanh thu thuần cho
công ty. Công ty muốn hoạt động thì cần có tiền và phải duy trì dòng tiền để những hoạt động
sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.
Doanhthu thuần
Vòng quay tiền =
Tiềnvà tương đương tiền
Trong giai đoạn 2018 - 2019, vòng quay tiền mặt giảm từ 15.14 còn 9.13 cho thấy tiền chỉ
quay được khoảng 9 lần trong hoạt động kinh doanh để tạo ra. Lý do là tiền và tương đương
tiền của Bidiphar tăng 50%, lên 138 tỷ so với cùng kỳ năm 2018, Bidiphar tập trung đầu tư
lớn vào các dự án Nhà máy công nghệ cao, dây chuyền sản xuất thuốc điều trị ung thư,…
Chúng đã làm cho tiền mặt của công ty tăng lên. Nguyên nhân nữa là do doanh thu của năm
2019 đã giảm khoảng 10% so với năm 2019 bởi vì sự xuất hiện của các công ty chuyên sản
xuất các dòng thuốc giá rẻ khiến thị trường ngày càng bị xâu xé, làn sóng M&A sôi động
trong ngành dược phẩm cũng làm tăng thêm yếu tố cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh
nghiệp cùng ngành. Vào 3 năm 2020, 2021, 2022 chứng kiến sự tăng trưởng đều của vòng
quay tiền mặt của DBD, từ 12.15 đến 29.42 cho thấy tiền quay được khoảng 29 đến 30 lần
trong quá trình tạo ra doanh thu. Bởi vì công ty dùng tiền mặt đầu tư trở lại vào hàng tồn kho
do dự báo là giá vật liệu sẽ giảm, làm cho tiền mặt giảm, và doanh thu công ty tăng 23% ở
năm 2021 so với năm 2020 và giữ ổn định ở năm 2022 là nhờ tái cấu trúc hoạt động và chuỗi
cung ứng, số hóa các quy trình, tăng cường công tác quản trị. Việc đó khiến cho vòng quay
tiền mặt tăng trở lại.
Nhìn chung thì vòng quay tiền mặt của DBD đều thấp hơn so với trung bình ngành trong 5
năm 2018-2022, nổi bật nhất ở 2 năm 2020-2021. Điều này thể hiện khả năng chuyển đổi tiền
mặt thành doanh thu của DBD chưa thực sự hiệu quả so với trung bình ngành dược. Tuy
nhiên, tỷ số cao hơn không nhất thiết phải tốt hơn vì điều đó cũng có thể có nghĩa là công ty
đang sử dụng tiền mặt nhanh hơn.Nếu đúng như vậy, dự trữ tiền mặt của công ty có thể sớm
cạn kiệt và công ty sau đó có thể cần tìm kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn để tiếp tục hoạt động.
So sánh với đối thủ cùng ngành là DBT thì DBD cũng có phần thấp hơn. Xu hướng của cả 2
công ty đều tăng nhưng DBT có phần nhỉnh hơn khoảng 1.8 lần cho thấy DBT có thể tận
dụng tốt lượng tiền của mình để tạo ra doanh thu. Tuy nhiên cũng cần để ý vì tiền và tương
đương tiền của DBT giảm dần qua các năm từ 45,95 tỷ ở 2018 còn 12,89 tỷ ở năm 2022, nếu
sử dụng quá nhiều tiền công ty có thể gặp vấn đề về quản lý dòng tiền

You might also like