You are on page 1of 10

3.

Phân tích tài chính công ty Sabeco


3.1 Tổng quan về đặc điểm tài chính của công ty Sabeco
3.1.1 Cơ cấu tài sản

Nhìn chung tổng tài sản của công ty đều tăng qua hằng năm. Năm 2018, tổng tài sản
tăng 353,053,682,303 đồng với tỷ lệ tăng 1.6% so với năm 2017. Năm 2019, tổng tài
sản lại tiếp tục tăng 4,595,733,301,832 đồng với tỷ lệ tăng 20.55% so với năm 2018.
Năm 2020, tổng tài sản tăng 412,496,681,313 đồng với tỷ lệ tăng 1.53% so với năm
2019. Năm 2021, tổng tài sản tăng 3,112,051,597,067 với tỷ lệ tăng 11.37% so với
năm 2020. Trong đó:
+ Đối với tài sản ngắn hạn
Năm 2018 tăng 1,003,840,728,568 đồng với tỷ lệ tăng 7.33% so với năm 2017.
Năm 2019 tăng 4,474,434,306,414 đồng với tỷ lệ tăng 30.46% so với năm 2018. Năm
2020 tăng 348,778,940,807 đồng với tỷ lệ tăng 1.82% so với năm 2019. Năm 2021
tăng 3,363,651,869,824 với tỷ lệ tăng 17.24% so với năm 2020.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn từ năm 2017-2021 đều có xu hướng tăng lên từ
62.17% lên đến 75.04%. Trong đó tỷ lệ tiền mặt tăng ở năm 2018 nhưng lại giảm
mạnh vào năm 2019 (15.3%), 2020(9.96%) rồi lại tăng lại ở năm 2021 (11.83%). Hàng
tồn kho thì giảm đều qua các năm 2017 - 2020 từ 9.1% xuống 5.29% nhưng đến năm
2021 tăng nhẹ 5.47% nhưng vẫn chứng minh được Sabeco đã làm rất tốt trong việc
quản lý hàng tồn kho giúp giảm bớt chi phí hàng tồn kho rất nhiều. Tài sản đầu tư tài
chính ngắn hạn thì có tỷ trọng tăng dần từ năm 2017-2021 cụ thể là từ 29.79% lên đến
55.14% và đến năm 2021 tăng tỷ lệ 159.06% so với năm 2017 tài sản này tăng mạnh.
Các khoản thu ngắn hạn thì tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 3.25% ở năm 2017
xuống còn 1.53% ở năm 2021.
+ Đối với tài sản dài hạn của công ty:
Năm 2018 giảm (650,787,046,265) đồng với tỷ lệ giảm (7.82%) so với năm
2017 Năm 2019 tăng 121,298,995,418 đồng với tỷ lệ tăng 1.58% so với năm
2018 .Năm 2020 tăng 63,717,740,506 đồng với tỷ lệ tăng 0.82% so với năm 2019.
Năm 2021 giảm (251,600,272,757) đồng với tỷ lệ giảm (3.2%) so với năm 2020
Tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm qua các năm 2017-2021 từ 37.83%
xuống còn 24.96%. Trong đó tài sản cố định giảm từ 22.75% ở năm 2017 xuống còn
14.44% ở năm 2021. Đầu tư tài chính dài hạn có tỷ trọng tăng giảm không đồng đều
nhưng chung quy lại là giảm so với năm 2017 từ 9.78% xuống 6.97% ở năm 2021.
3.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty đều tăng qua hằng năm lần lượt là .
353,053,682,303 đồng, với tỷ lệ tăng 1.6% so với năm 2017; tăng 4,595,733,301,832
đồng với tỷ lệ tăng 20.55% so với năm 2018; tăng 412,496,681,313 đồng với tỷ lệ tăng
1.53% so với năm 2019; tăng 3,112,051,597,067 với tỷ lệ tăng 11.37% so với năm
2020. Trong đó:
+ Đối với các khoản nợ phải trả:
Năm 2018 giảm (1,338,325,450,918) đồng với tỷ lệ giảm (17.63%) so với năm
2017. Năm 2019 tăng 631,391,813,637 đồng với tỷ lệ tăng 10.09% so với năm 2018.
Năm 2020 giảm (726,532,653,251) đồng với tỷ lệ giảm (10.55%) so với năm 2019.
Năm 2021 tăng 1,732,542,284,834 với tỷ lệ tăng 28.13% so với năm 2020.
Tỷ trọng nợ phải trả giảm dần qua các năm 2017-2021 từ 34.49% xuống
25.89% chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng trong việc giảm nợ phải trả góp phần
tăng nguồn lợi nhuận của công ty. Các khoản nợ ngắn hạn giảm từ 33.62% (năm 2017)
xuống 18.9% (năm 2020) nhưng tăng vào năm 2021 (23.81%) điều này cho thấy công
ty đang chú trọng giảm các khoản nợ phải trả ngắn hạn giúp giảm áp lực cho doanh
nghiệp. Các khoản nợ dài hạn tăng từ 0.87% (năm 2017) lên 2.08% (năm 2021) nhưng
tăng mạnh nhất là vào năm 2020 (3.6%).
+ Đối với vốn chủ sở hữu:
Chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng từ năm 2017
(65.51%) đến năm 2021 (74.11%) và tăng mạnh ở năm 2020 (77.5%), SABECO đã
làm tốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và chi trả các khoản nợ của
mình, góp phần mở rộng quy mô cơ cấu công ty ngày càng lớn mạnh.
Năm 2018 tăng 1,691,379,133,221 đồng với tỷ lệ tăng 11.73% so với năm
2017. Năm 2019 tăng 3,964,341,488,195 đồng với tỷ lệ tăng 24.61% so với năm 2018.
Năm 2020 tăng 1,139,029,334,564 đồng với tỷ lệ tăng 5.67% so với năm 2019.nNăm
2021 tăng 1,379,509,312,233 với tỷ lệ tăng 6.5%%so với năm 2020.

Nhìn qua các chỉ tiêu tính ta có thể thấy rằng công ty có khả năng tự chủ tài chính của
mình ổn định. Trong năm 2017-2021 ta thấy tỷ lệ tự tài trợ tăng từ 65.51% lên đến
74.11% tăng mạnh ở năm 2020 (77.5%).Tỷ lệ nợ cũng giảm dần từ năm 2017-2020 từ
34.49% xuống còn 22.5% nhưng đến năm 2021 tăng nhẹ lên thành 25.89%.
Tóm lại, qua bảng phân tích và tình hình công ty cho thấy trong những năm gần đây
hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng tốt hơn các năm trước tăng tỷ trọng
vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ phải trả.
3.2 Phân tích các chỉ số tài chính
3.2.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021
Tỷ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn 1.85 2.48 3.15 3.77 3.77
Tỷ số thanh toán nhanh 1.58 2.17 2.82 3.49 2.92
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần 2017 2018 2019 2020 2021
4.00 3.77 3.77
3.50
3.15
3.00
2.48
2.50

2.00 1.85

1.50

1.00

0.50

0.00

Tỷ số này cho biết khả năng của công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi
trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua từng năm có xu hướng tăng năm 2017 là
1.85, năm 2018 là 2.48, năm 2019 là 3.15, năm 2020 và 2021 là 3.77. Tỷ số này càng
cao công ty càng có nhiều khả năng trả được các khoản nợ. Tuy nhiên chỉ số khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn quá cao thì cũng không tốt vì cho thấy công ty đang sử dụng
tài sản chưa hiệu quả. Chỉ số này trong 5 năm đều lớn hơn 1 và không quá cao, vì vậy
Sabeco vẫn đang trong tình trạng an toàn, đảm bảo chi trả được các khoản nợ ngắn hạn
hạn và mức rủi ro bị phá sản của công ty thấp.
Ở năm 2017 thì chỉ số này thấp hơn mức trung bình ngành là 2.76 nhưng qua những
năm 2018, 2019, 2020, 2021 thì chỉ số này cao hơn mức trung bình ngành lần lượt là
2.33, 2.59, 2.44, 2.05.
Tỷ số thanh toán nhanh
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH GIAI ĐOẠN 2017-
2021
4.00 2017 2018 2019 2020 2021
3.49
3.50

3.00 2.82 2.92

2.50
2.17
2.00
1.58
1.50

1.00

0.50

0.00

Hệ số này tăng trưởng đều trong năm 2017-2020 từ 1.58 lên 3.49 việc tăng này bởi vì
công ty chi trả các khoản nợ ngắn hạn giảm qua các năm nhưng đến năm 2021 thì lại
giảm còn 2.92 vì khoản nợ phải trả ngắn hạn ở năm 2021 tăng 2,084,977,315,281 so
với năm 2020. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức cao chứng tỏ công
ty có đủ tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao để đảm bảo cho việc trả nợ
ngắn hạn. So với mức trung bình ngành thì chỉ số này đền cao hơn: 2017 (1.51),
2018(1.14), 2019(1.34),2020(1.24), 2021(1.31), điều này thể hiện Sabeco có thể điều
động tốt tài sản ngắn hạn để thanh toán mà không ảnh hưởng đến hàng tồn kho.

3.2.2 Nhóm tỷ số hoạt động


Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021
Tỷ số vòng quay HTK -12.24 14.60 15.00 11.40 12.05
Kỳ thu tiền bình quân 7.69 7.71 5.45 7.71 6.51
Tỷ số sử dụng hiệu quả tài sản 1.66 1.62 1.54 1.03 0.91

Tỷ số vòng quay HTK


B I Ể U Đ Ồ T H Ể H I Ệ N T Ỷ SỐ V Ò N G Q U A Y H T K
GIAI ĐOẠN 2 0 17 -2 0 21
20.00

15.00
14.60 15.00
10.00 11.40 12.05

5.00

0.00
2017 2018 2019 2020 2021
-5.00

-10.00 -12.24

-15.00

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Tỷ số này càng
cao cho biết doanh nghiệp tiêu thụ hàng nhanh và không bị ứ động hàng nhiều.
Tỷ số này tăng từ năm 2017-2019 (-12.14%-15%) nhưng lại giảm ở năm 2020 (11.4%)
rồi tăng nhẹ vào năm 2021(12.05). Ở năm 2017-2019 cho thấy doanh nghiệp đang tiêu
thụ hàng hóa tốt nhưng đến năm 2020 lại giảm vì trong năm này xảy ra dịch Covid nên
hàng hóa khó tiêu thụ nên làm tỉ lệ này giảm. Ở năm 2020 tỷ số vòng quay hàng tồn
kho của Sabeco đạt 11.4 vẫn cao hơn so với trung bình ngành 6.0 từ con số này cho
thấy Sabeco có tốc độ bán hàng nhanh hơn các doanh nghiệp cùng ngành và doanh
nghiệp đã có các biện pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả ngay cả khi nền kinh tế gặp
khó khăn. Nhưng riêng năm 2017 chỉ số này rơi vào giá trị âm cho thấy ở năm này
doanh nghiệp hàng hóa ứ động rất nhiều. ( Chua so sánh chỉ số ngành)
Kỳ thu tiền bình quân

B I Ể U Đ Ồ T H Ể H I Ệ N K Ỳ T H U TI Ề N BÌ N H
QUÂN GIAI ĐOẠN 2 0 1 7-2 0 2 1
9.00
8.00
7.69 7.71 7.71
7.00
6.00 6.51

5.00 5.45
4.00
3.00
2.00
1.00
0.00
2017 2018 2019 2020 2021
Chỉ số phản ảnh số ngày mà công ty thu hồi lại tiền bán hàng sau khi hàng bán ra. Chỉ
số này thấp có nghĩa công ty thu hồi được tiền nhanh và ngược lại chỉ số này cao có
nghĩa công ty chủ yếu bán chịu cho khách hàng
Từ biểu đồ cho ta thấy chỉ số này tương đối thấp đặc biệt là năm 2019 chỉ có 5.45
chứng tỏ Sabeco thu hòi tiền khá nhanh.
Tỷ số sử dụng hiệu quả tài sản

B I Ể U Đ Ồ T H Ể H I Ệ N T Ỷ SỐ SỬ D Ụ N G H I Ệ U
Q U Ả T À I SẢ N G I A I Đ O Ạ N 2 0 1 7 - 2 0 2 1
1.80
1.60 1.66 1.62
1.40 1.54

1.20
1.00
1.03
0.80 0.91

0.60
0.40
0.20
0.00
2017 2018 2019 2020 2021

Chỉ số này cho ta biết được mỗi một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ thu về
bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số sử dụng hiệu quả tài sản càng cao chứng tỏ việc sử
dụng tài sản càng hiệu quả.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 2017-2021 thì chỉ số này có xu hướng giảm
qua các năm từ 1.66 xuống còn 0.91. Có thể thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn
trong việc sử dụng tài sản. Song xét trong mặt bằng trung của ngành thì SABECO sử
dụng tài sản có hiệu quả, có thể thấy
So với mức trung bình ngành
3.2.3 Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021
Tỷ số nợ 0.34 0.28 0.26 0.23 0.26
Tỷ số nợ trên vốn 0.53 0.39 0.34 0.29 0.35
Tỷ số khả năng thanh
toán lãi vay 145.31 153.94 179.93 96.98 100.65
Tỷ số nợ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ LỆ NỢ GIAI ĐOẠN 2017-2021
0.40
0.34
0.35

0.30 0.28
0.26 0.26
0.25 0.23
0.20

0.15

0.10

0.05

0.00

2017 2018 2019 2020 2021

Tý số nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở
hữu của một doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp đã phát triển và tạo tài
sản của mình theo thời gian như thế nào. Tỷ số này thể hiện mức độ tự chủ tài chính
của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ nhỏ chứng tỏ mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp
cao, nhưng cũng có nghĩa doanh nghiệp chưa biết cách khai thác đòn bẩy tài chính.
Ngược lại, chỉ số này cao thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng cao.
Có thể thấy, tỷ lệ này qua các năm đều dưới 0.5 phản ảnh SABECO có mức độ tự chủ
tài chính cao. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm từ 0.34 ở năm 2017 xuống còn 0.23 ở
năm 2020.
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy SABECO có tỷ số chênh lệch khá lớn với trung bình
ngành. Đối với các các doanh nghiệp cùng ngành nghề thì họ vẫn luôn duy trì chỉ số
này ở mức 0.44-0.46, chứng tỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành thì SABECO có
khả năng tự chủ tài chính cao và rủi ro tài chính không cao vì không huy động vốn
nhiều, tuy nhiên việc khai thác đòn bẩy tài chính lại kém hơn các doanh nghiệp cùng
ngành.
Tỷ số nợ trên vốn
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ LỆ NỢ TRÊN VỐN GIAI ĐOẠN 2017-2021
0.60
0.53
0.50

0.40 0.39
0.34 0.35
0.29
0.30

0.20

0.10

0.00

2017 2018 2019 2020 2021

Nhìn biểu đồ ta thấy các tỉ số biến động giàm dần từ 0.53 (2017) xuống còn 0.29
(2020) nhưng lại tăng ở năm 2020 (0.35). Nhưng chỉ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy
công ty Sabeco đã quản lý tốt các rủi ro từ khoản nợ của mình, có thể đủ khả năng tự
chi trả, xử lý các khoản nợ gấp xảy ra ở công ty.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI


VAY GIAI ĐOẠN 2017-2021

2017 2018 2019 2020 2021


200.00
179.93
180.00
160.00 153.94
145.31
140.00
120.00
96.98 100.65
100.00
80.00
60.00
40.00
20.00
0.00

Hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi vay như thế
nào. Hệ số thanh toán lãi vay càng cao cho biết khả năng trả nợ lãi vay cho chủ nợ
càng tốt.
Theo số liệu ta thấy năm 2016-2019 tỷ lệ này có xu hướng tăng đỉnh điểm là năm 2019
(179.93) điều này cho thấy SABECO có khả năng thanh toán lãi vay rất tốt hoặc đây là
năm công ty ít đi vay nợ khiến chỉ số này rất cao. Nhưng đến năm 2020 thì giảm mạnh
xuống còn 96.98 song con số này vẫn ở mức cao cho thấy công ty vẫn đảm bảo được
khả năng trả nợ lãi vay của mình. Con số này giảm bởi vì năm 2020 gặp phải vấn đề
dịch covid đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty từ đó ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của công ty khiến con số này giảm

You might also like