You are on page 1of 4

2.3.3.

Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu

Đánh giá hiệu quả của các khoản phải thu là vấn đề then chốt trong các
doanh nghiệp. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì
vậy Tập đoàn Hòa Phát luôn chú ý phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu.
Từ đó đánh giá được chất lượng trong quản lý, xây dựng chính sách bán hàng,
chính sách tín dụng thương mại, uy tín của doanh nghiệp với bán hàng…

Các công cụ thu nợ mà Tập đoàn Hòa Phát áp dụng:

 Đảm bảo tiền được thanh toán đủ và đúng thời hạn

Vingroup đã bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ
được thu đúng hạn. Ngoài ra còn thực hiện những thông báo nhắc khách hàng đến
hạn thanh toán, gửi thư cảm ơn vì đã thanh toán

 Dự phòng nợ khó đòi

Để dự phòng khoản khó đòi tập đoàn đã trích lập những khoản phải
thu đã quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên, hoặc các khoản thu mà người nợ khó
có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hoặc các lý do tương tự mà công ty
không thể thu hồi tại ngày kết thúc kế toán cuối năm.

Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu
đã giúp Tập đoàn Hòa Phát nhận thấy rõ vấn đề nào cần phải chấn chỉnh cải thiện
cho kỳ sau và những hiệu quả tốt cần duy trì, phát triển. Để đánh giá khách quan
hơn về công tác quản lý khoản phải thu tại tập đoàn Hòa Phát, ta xem xét tốc độ
thu hồi nợ của tập đoàn qua một số chỉ tiêu sau:

Năm 2019 2020 2021 2022 2023


Vòng quay 47.16 27.11 33.55 35.56 26.56
KPT ( vòng)
Kỳ thu tiền 7.74 13.47 10.88 10.24 13.74
bình quân
( ngày)
Vòng quay KPT - HPG
50 47.16
45
40 35.56
35 33.55
30 27.11 26.56
25
20
15
10
5
0
2019 2020 2021 2022 2023

Kỳ thu tiền bình quân - HPG


16
13.47 13.74
14
12 10.88 10.24
10
7.74
8
6
4
2
0
2019 2020 2021 2022 2023

Từ số liệu trên ta thấy được hiệu quả của công ty trong việc thu các khoản
nợ từ khách hàng có xu hướng giảm dần, lý do giảm ở năm 2020 do tình hình dịch
bệnh covid kéo dài khiến việc thu hồi gặp khó khăn. Tuy nhiên, giai đoạn sau dịch,
hiệu quả thu đã có sự gia tăng ở năm 2021 đến năm 2023. Khách hàng trả nợ sớm
hơn, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi được khoản phải thu tín dụng từ các
giao dịch hay khoản nợ có liên quan. Đây là một điều tích cực đối với doanh
nghiệp, nên kéo dài điều này để có những ảnh hưởng tốt đến doanh số của tập đoàn
Hoà Phát.

2.3.4 Nguyên nhân và dự phòng các khoản phải thu khó đòi

a, Về phía công ty

- Trong quản lý các khoản phải thu khách hàng:

+ Công ty chưa cụ thể và chỉ tiết các điều khoản về điều kiện thanh

toán, phương thức thanh toán cũng như thời gian thanh toán... trong hợp đồng
ký kết với các đối tác, nhất là đối với các đối tác mới...

+ Tỷ lệ chiết khấu của công ty chưa được phù hợp giữa khách hàng

thường xuyên và những khách hàng mới, từ đó chưa khuyến khích được khách

hàng trả nợ sớm hơn.

+ Công ty phân loại nợ theo 3 loại là các khoản phải thu khách hàng,

các khoản phải thu trả trước người bán, và các khoản phải thu khác nhưng chưa

phân loại được đối tượng nợ, từ đó khó đưa ra được hệ thống cơ cấu nợ mới

cho những khách hàng suy giảm khả năng chỉ trả nhưng có thể chỉ trả khi cơ

cấu thời hạn nợ mới.

+ Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kinh nghiệm trong xử lý nợ của các bộ phận
quản

lý trong doanh nghiệp: việc xử lý công nợ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn đã

dẫn đến tình trạng các công nợ kéo dài và dẫn đến bế tắc trong việc thu hồi.

+ Doanh nghiệp không coi trọng công tác kiểm tra, xác minh thông tin
khách hàng trước khi hợp tác: hiện nay, có rất nhiều giao dịch được xác lập dựa
trên sự quen biết và thông qua các mối quan hệ nhưng doanh nghiệp không có
được các thông tin rõ ràng từ phía đối tác

- Trong quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán:

+ Về khoản trả trước cho những nhà thầu về công nghệ sản xuất cũng

như nguyên vật liệu đầu vào của công ty thì công ty cần có một khoản chỉ phí

đặt trước cho các nhà cung cấp. Nhưng với các khoản trả trước này thì công ty

chưa xác định được rõ khoản thu nào có thể thu được về ngay tùy theo mức độ

cần thiết hoặc cần phải thay đổi nhà cung ứng khác.

- Nguyên nhân khác:


Trình độ nguồn nhân lực phụ trách khoản phải thu còn kém, cần nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ để có thẻ hoàn thiện được công tác quản trị khoản

phải thu ở công ty.

b, Về phía khách hàng:

+ Khả năng thanh toán nợ của khách hàng còn yếu: do khó khăn trong
việc kinh doanh sản xuất như không tiêu thụ được hàng hóa, kinh doanh thua

lỗ, bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó còn do yếu tố môi trường bên

ngoài là dịch bệnh Covid – 19 đã tác động đến khả năng thanh toán nợ của

khách hàng.

+ Khách nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh. Việc chiếm dụng vốn
của khách nợ thường có các biểu hiện sau: Chủ đầu tư đưa ra nhiều lý do để cố

tình không thanh toán và trả nợ như công trình chưa được nghiệm thu, phê

duyệt hoặc do hàng hóa không bán được hay bị đơn vị khác chiếm dụng vốn;

thường xuyên tìm cách tránh mặt, không có thiện chí làm việc; không ký nhận

vào bất kỳ tài liệu hay chứng từ nào dẫn đến tình trạng nợ kéo dài và khó thu

hồi…

You might also like