You are on page 1of 4

nhiệm vụ: phân tích chỉ số tài chính:

1. hệ số vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover, days’ sales in inventory)
2. đòn bẩy tài chính – hệ số nợ (total debt ratio)
3. 3 tỷ suất đánh giá khả năng sinh lời (roa, roe, eps)

hướng làm:
1. tính các chỉ số (tạo bảng)
2. nhận xét
- cao nhất, thấp nhất, biến đổi đáng kể
- có thể so sánh với trung bình ngành hoặc với công ty cùng ngành
- chỉ số các năm nói lên điều gì về hiệu quả hoạt động kinh doanh và tài chính,
nhìn chung là tích cực hay tiêu cực đối với công ty; qua đó đánh giá khả năng cạnh
tranh…

bài làm:
1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho
3 quý đầu
Đơn vị 2018 2019 2020 2021
2022
Inventory
Lần 22.94 24.44 25.94 16.85 5.41
turnover
Days’
sales in Ngày 15.91 14.93 14.07 21.66 49.88
inventory

Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một loại tỷ số tài chính thường được sử dụng để
đo lường số lần hàng tồn kho được bán đi hoặc thay thế trong một khoảng thời gian
nhất định. Dựa vào tỷ số này thì người quản lý sẽ biết được khoảng thời gian trung
bình để có thể tiêu thụ được hết số lượng hàng đó. Tỷ số này còn thể hiện khả năng
quản trị hàng tồn kho của một công ty và doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của Vietnam Airlines lớn
và ổn định qua các năm từ 2018-2020, lần lượt là 22, 24 và 25 vòng, cao hơn trung
bình ngành (19.5 vòng). Điều này cho thấy trong khoảng thời gian từ 2018-2020,
hàng tồn kho luân chuyển nhanh và lượng hàng tồn kho cũng đủ lớn để đáp ứng
nhu cầu cao của thị trường, do đó công ty vẫn hoạt động tốt, có khả năng sinh lời
lớn, lúc này rủi ro tài chính là thấp. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo, 2021 và 3 quý
đầu năm 2022, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và
Vietnam Airlines cũng không phải ngoại lệ. Đây là khoảng thời gian khó khăn khi
nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không sụt giảm mạnh và gần như bị đình trệ, phần
nào thể hiện qua số vòng quay hàng tồn kho năm 2021 giảm tới hơn 1.5 lần so với
năm 2020. Ba quý đầu năm 2022 là thời gian phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên còn
cách một khoảng rất xa so với thời kỳ trước đại dịch khi số vòng quay hàng tồn
kho chỉ đạt xấp xỉ 5.5 lần.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh đồng nghĩa với thời gian thanh toán
hàng tồn tăng cao, trong 3 quý đầu năm 2022, con số này đã lên đến xấp xỉ 50
ngày, gấp hơn 3 lần so với 2019, trước khi đại dịch bùng nổ.

2. Đòn bẩy tài chính (sử dụng tỷ số nợ/tổng tài sản)

3 quý đầu
Đơn vị 2018 2019 2020 2021
2022
Tỷ số
nợ/tổng % 77.34 75.66 90.29 99.17 107.69
tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan
đến tài sản, cho thấy phần trăm tài sản được tài trợ bởi vốn vay thay cho vốn chủ
sở hữu.
Trong các năm 2018, 2019, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt
dưới 80% cho thấy công ty đang có mức độ an toàn cao, rủi ro tài chính thấp, tuy
nhiên lại có thể chưa hoàn toàn tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ để khai
thác tốt đòn bẩy tài chính. Ở giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ và sau đại dịch, tỷ
số này tăng đột biến lên tới hơn 90%, cán mốc hơn 107% trong 3 quý đầu năm
2022. Như vậy, từ 2020-2022, khả năng tự chủ tài chính của Vietnam Airlines
giảm đáng kể. Mặc dù đã tận dụng được đòn bẩy tài chính để hỗ trợ hoạt động kinh
doanh nhưng con số này quá cao đồng nghĩa với những rủi ro lớn tiềm ẩn, công ty
không có sẵn tiền hoặc không có khả năng trả hết nợ. Giai đoạn này Vietnam
Airlines lại phụ thuộc quá nhiều vào đòn bẩy tài chính, lấy nợ ngắn hạn nuôi dài
hạn, dẫn đến việc đứt gãy tài chính, đặc biệt trong năm 2021 hãng hàng không này
gánh chịu khoản nợ khổng lồ và thua lỗ nặng, đứng trước nguy cơ phá sản.

3. Khả năng sinh lời

3 quý đầu
Đơn vị 2018 2019 2020 2021
2022
ROE % 12.93 12.58 -88.55 -391.33 180.77
ROA % 2.73 2.95 -15.72 -20.55 -4.09
EPS VNĐ 1,902.22 1,659.47 -7,704.37 -8,437.43 -5,488.19

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này cho biết mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn chủ bỏ
ra trong kỳ. Tỷ suất ROE càng cao cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp càng tốt.
Giai đoạn 2018-2019, trước khi dịch COVID-19 xảy ra, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đạt lần lượt 12.93% và 12.58%, cao hơn
trung bình ngành (10.29% -?), cho thấy công ty đang có khả năng sử dụng vốn tốt.
Tuy nhiên, giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng lớn của đại dịch, chỉ số này đã sụt
giảm rất mạnh xuống con số âm, thậm chí chạm ngưỡng -391% vào năm 2021. Tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm đến mức báo động phản ánh công ty kinh
doanh thua lỗ nặng nề và các khoản nợ trong công ty quá lớn; đồng thời là dấu hiệu
cho thấy công ty đang trở nên kém hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận và tăng giá
trị cổ đông. Thế nhưng chỉ số này lại tăng vọt lên hơn 180% trong 3 quý đầu năm
2022. Một con số quá cao như vậy nói lên hoạt động kinh doanh không ổn định
của công ty. Bên cạnh đó, trong 3 quý đầu năm 2022, Vietnam Airlines ghi nhận
mức lợi nhuận ròng âm, có nghĩa là công ty đang kinh doanh thua lỗ dẫn đến các
khoản nợ tăng cao, ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu cổ đông.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất ROA cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được
đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất ROA càng cao cho thấy khả
năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp
càng lớn.
Nhìn chung, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Vietnam Airlines trong giai
đoạn 2018-2021 có xu hướng giảm (cao nhất là 2.95% vào năm 2019 và thấp nhất
là -20.55% vào năm 2021) và luôn thấp hơn trung bình ngành (4.44%-?). 3 quý đầu
năm 2022, chỉ số này có nhỉnh hơn nhưng vẫn ở mức âm (-4.09%). Chỉ số ROA
thấp cho thấy công ty chưa khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Đồng thời con
số này ở mức âm, trong trường hợp của Vietnam Airlines, chính là do lợi nhuận
ròng âm. Như đã nói ở trên, lợi nhuận ròng âm trong một thời gian dài, tức kinh
doanh không có lãi và không thể tạo ra dòng tiền dư thừa, sẽ dẫn đến việc đối mặt
với nguy cơ phá sản.
- Lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu (EPS):
Chỉ số lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu phản ánh một cổ phiếu thường trong
năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Trong các năm 2018-2019, Vietnam Airlines duy trì chỉ số EPS ở mức khá tốt,
đều trên 1,500 VNĐ/1 cổ phiếu. Lúc này, tiềm năng sinh lời của công ty vẫn được
đảm bảo. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến 3 quý đầu năm 2022, chỉ số EPS giảm rất
mạnh đến mức âm, lần lượt là -7,704.37 VNĐ, -8,437.43 VNĐ và -5,488.19 VNĐ.
Đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty, thể hiện trong giai đoạn này, công ty
không thu được lợi nhuận, tức lợi nhuận ròng âm. Chỉ số EPS âm góp phần làm
giảm khả năng phát hành cổ phiếu và huy động vốn khi nhà đầu tư nhận thấy
không thu được lợi nhuận mà thậm chí còn lỗ nếu mua cổ phiếu. Tất nhiên đây
không phải yếu tố duy nhất cần được xem xét khi nhà đầu tư có ý định mua cổ
phiếu của công ty.

You might also like