You are on page 1of 3

CTCP Chứng khoán Vietcap VCI

I. Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023 2đ


 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
 Tăng trưởng GDP năm 2023 là +5,05%, thể hiện mức tăng trưởng chậm hơn so với các
năm trước.
 Thị trường trái phiếu bất động sản (BĐS) trầm lắng từ năm 2022 chưa có dấu hiệu phục
hồi
 Lãi suất
 Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã 4 lần hạ lãi suất vào tháng 3, tháng 5 và tháng 6.
 Lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng liên tục giảm.
 Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2023, tăng trưởng tín dụng là +9,15% so với đầu năm, thấp
nhất trong 13 năm.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
 Vốn FDI đăng ký mới tính đến ngày 20/12/2023 đạt 20,19 tỷ USD, tăng mạnh 62,2% so
với cùng kỳ.
 FDI thực hiện năm 2023 ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ.
 Điều chỉnh vốn: có 1.262 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 14% so với cùng kỳ,
tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD.
 Xét về cơ cấu, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng
ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ.
 Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn
12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
II. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 2đ
Năm 2023, VN-Index trải qua nhiều biến động mạnh mẽ và khó lường.
 Điểm nhấn tích cực:
 Trong những tháng đầu năm, VN-Index ghi nhận mức tăng ấn tượng 10,34% so với cuối
năm 2022 nhờ kỳ vọng phục hồi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau Covid.
 Năm 2023, VN-Index và HNX-Index phục hồi lần lượt 12,20% và 12,53% so với năm
2022.
 Hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng cao như truyền thông, dịch vụ tài chính và tài
nguyên cơ bản.
 Những hạn chế:
 Tuy nhiên, thị trường lại sụt giảm do sự suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế lớn, áp
lực lạm phát, căng thẳng chính trị phức tạp và kéo dài cũng như áp lực kỳ hạn trái phiếu
cao…
 Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 17.613 tỷ đồng, giảm 12,6% so với năm 2022.
 Ngược lại, du lịch & giải trí và F&B là hai ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.
KẾT LUẬN: Những khó khăn chung của nền kinh tế, khi nhu cầu trong nước chưa có dấu hiệu
phục hồi.
III. Tổng quan về CTCP Chứng khoán Vietcap 6đ
Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap (“ Vietcap”), được thành lập năm 2007, là một trong
những công ty chứng khoán phát triển nhanh nhất tại Việt Nam và là công ty dẫn đầu thị trường
môi giới Việt Nam kể từ năm 2013. Hoạt động chính của Vietcap bao gồm:
 Dịch vụ môi giới  Dịch vụ lưu ký
 Tự doanh đầu tư  Cho vay ký quỹ
 Dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) & tư
vấn
Vietcap được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”) từ
năm 2017 (mã chứng khoán: “VCI”), với giá trị vốn hóa thị trường là 14,807 nghìn tỷ đồng tính
đến ngày 24 tháng 5 2023, đưa nó trở thành một trong những công ty môi giới chứng khoán lớn
nhất theo vốn hóa thị trường.
Vietcap liên tục nằm trong top 5 công ty môi giới thương mại hàng đầu Việt Nam từ năm 2012
đến năm 2021 và đứng thứ 7 năm 2022 với thị phần môi giới trên HOSE là 4,72%.
Phòng Ngân hàng Đầu tư (IB)
Vietcap có đội ngũ IB lớn nhất Việt Nam với gần 30 nhân viên ngân hàng đầu tư. Vietcap được
coi là công ty dẫn đầu thị trường và là cố vấn đáng tin cậy cho nhiều công ty lớn nhất tại Việt
Nam. Trong những năm qua, Vietcap đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài với nhiều khách
hàng thuộc các phân khúc ngành nghề khác nhau. Vietcap đứng số 1 về tư vấn các giao dịch
M&A tại Việt Nam về số lượng thương vụ và quy mô giao dịch, đã chốt một số lượng lớn các
giao dịch mang tính bước ngoặt cho khách hàng bao gồm Phúc Long, 4P's, Masan MeatLife, FE
Credit, Big C, v.v.
Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận
Tổng doanh thu năm 2022 ghi nhận ở mức 3,192 tỷ đồng giảm 14% so với năm ngoái (3,733 tỷ),
Lợi nhuận trước thuế đạt 1,060 tỷ đồng giảm 43% so với năm 2021. Điều này đánh dấu 1 năm tài
chính khó khăn cho công ty.
Cơ cấu doanh thu: Năm 2022 mảng Đầu tư tự doanh chiếm tỷ trọng 42% trên tổng doanh thu,
tiếp đó mảng cho vay ký quỹ và ngân hàng đầu tư lần lượt chiếm 25% và 14% tổng doanh thu.
Cơ cấu lợi nhuận: Năm 2022 mảng Ngân hàng đầu tư chiếm 32% cao nhất trên tổng lợi nhuận
trước thuế của Vietcap, tiếp theo đó là Đầu tư tự doanh và cho vay ký quỹ chiếm lần lượt 28% và
22%.
Chỉ số tài chính
Tổng tài sản đạt 14.243 tỷ đồng vào năm 2022, giảm 14% so với năm 2021.
Vietcap không có nợ quá hạn qua các năm. Tỷ lệ thanh toán hiện hành duy trì ở mức tốt qua các
năm, cho thấy khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn tốt.
Biên lợi nhuận ròng thu hẹp dần từ năm 2020-2022. Tuy nhiên, ROE vẫn cao hơn nhiều so với
mức trung bình ngành là 10,3%.
2021 2022
Tổng tài sản (TTS) 16,636 14,243
Tài sản ngắn hạn 16,569 14,158
Nợ phải trả 10,094 7,747
Nợ ngắn hạn 9,615 7,487
Vốn chủ sở hữu (VCSH) 6,542 6,495
Tổng doanh thu 3,733 3,192
Lợi nhuận sau thuế (LNST) 1,499 869
Tỷ lệ thanh khoản
Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1.72 1.89
Tỷ lệ khả năng thanh toán
Tỷ lệ Nợ / TTS 60.7% 54.4%
Tỷ lệ Nợ / VCSH 154.3% 119.3%
Tỷ lệ VCSH / TTS 39.3% 45.6%
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận ròng 40.2% 27.2%
LNST / VCSH (ROE) 22.9% 13.4%
LNST / TTS (ROA) 9.0% 6.1%

You might also like