You are on page 1of 52

Bài 4

CÁC GIAI ĐOẠN


THỰC HIỆN TỘI PHẠM

Giảng viên: ThS Phạm Đình Bảo


Mail: phambao27@gmail.com
NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Khái niệm – Ý nghĩa

II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm

III. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội


I. KHÁI NIỆM – Ý NGHĨA CỦA CÁC
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM
1. Khái niệm

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong
quá trình cố ý thực hiện tội phạm, bao gồm:

• Chuẩn bị phạm tội

• Phạm tội chưa đạt

• Tội phạm hoàn thành


Quá trình phạm tội với lỗi cố ý thông thường trãi qua 5
bước:

Hình thành Biểu lộ ý Chuẩn bị Phạm tội Tội phạm


ý định
phạm tội định phạm phạm tội chưa đạt hoàn thành
tội
Hình thành Biểu lộ ý Chuẩn bị Phạm tội Tội phạm
ý định
phạm tội định phạm phạm tội chưa đạt hoàn thành
tội

Không truy cứu truy cứu TNHS


TNHS
Trừ một số trường hợp Biểu hiện ra Gây thiệt hại
đặc biệt Biểu lộ ý định ngoài thế giới hoặc đe dọa
phạm tội nên mang khách quan gây thiệt hại
tính nguy hiểm đáng bằng hành vi cho XH
kể
• Biểu lộ ý định phạm tội về nguyên tắc không phải
chịu TNHS. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt,
biểu lộ ý định phạm tội mang tính nguy hiểm đáng kể,
xâm phạm đến những khách thể rất quan trọng như
an ninh quốc gia, tính mạng con người.. Nên cũng
cấu thành một tội độc lập: Ví dụ tội khủng bố nhằm
chống CQND (K3. Điều 113) hoặc tội Đe dọa giết
người (Điều 133)…
I. Khái niệm - Ý nghĩa các giai đoạn thực hiện tội phạm

2. Ý nghĩa

• Là cơ sở để truy cứu hoặc không truy cứu TNHS (1 số tội


phạm được quy định tại Điều 14 mới phải chịu TNHS giai
đoạn chuẩn bị PT)

• Là cơ sở xác định mức độ TNHS (Chuẩn bị PT < Phạm


tội chưa đạt < Tội phạm hoàn thành)

• Kịp thời ngăn chặn tội phạm và thiệt hại cho xã hội
II. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
TỘI PHẠM
Chuẩn bị phạm tội Chưa đạt
chưa hoàn
thành
Phạm tội chưa đạt
Chưa đạt đã
hoàn thành

Tội phạm hoàn


thành
1. Chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ,


phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để
Khái
niệm thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm
tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia
(Điều
14) nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a
khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299
của Bộ luật này.
1. Chuẩn bị phạm tội

Thứ nhất, Chuẩn bị phạm tội tồn dại dưới dạng


hành vi. (hành động hoặc không hành động)
Đặc
điểm Thời điểm sớm nhất của giai đoạn này là người
phạm tội đã có hành vi tạo ra những điều kiện
vật chất hoặc tinh thần nhằm làm cho việc thực
hiện tội phạm được tiến hành thuận lợi và dễ
dàng
Chuẩn bị phạm tội

Thời Thời
điểm điểm
sớm muộn
nhất nhất
1. Chuẩn bị phạm tội

• Tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội

• Sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội


Đặc
• Tạo ra những điều kiện cần thiết khác:
điểm
nghiên cứu, xem xét, tìm đồng bọn, lên
phương án, thành lập nhóm, tham gia
nhóm tội phạm để thực hiện một tội phạm
cụ thể….
LƯU Ý

Đối với hành vi thành lập hoặc tham gia thành lập nhóm
ở các tội 109, 113.2.a, 229.2.a thì không được coi là giai
đoạn chuẩn bị phạm tội vì đây là giai đoạn phạm tội
hoàn thành của 3 trường hợp này.
1. Chuẩn bị phạm tội

Thứ hai, Thời điểm muộn nhất của giai đoạn


Đặc chuẩn bị phạm tội là thời điểm trước lúc người
điểm phạm tội thực hiện hành vi khách quan

 Đe dọa gây thiệt hại cho những QHXH

 Phân biệt với giai đoạn phạm tội chưa


đạt
1. Chuẩn bị phạm tội

Thứ ba: Lỗi cố ý trực tiếp và Người phạm tội


Đặc không thực hiện được đến cùng là do những
điểm nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.
(Ví dụ: nạn nhân không đến do trời mưa lớn)

 Phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt


việc phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội

Trách Phạm vi TNHS


nhiệm
hình
sự
Mức độ TNHS
Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các
điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117,
118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300,
301, 302, 303 và 324

Phạm
vi chịu Người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội
TNHS quy định tại Điều 123, Điều 168 phải chịu TNHS

Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội cấu thành một tội độc
lập thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội đó
Mức
độ
TNHS
Quy định trong các điều luật cụ thể
(Điều
57-
K2)
Mức Đủ 14 – dưới 16t: không quá 1/3 mức hình phạt
độ được quy định trong khung HP đối với hành vi
TNHS
chuẩn bị phạm tội được quy định trong điều luật.
Đối
với
người
dưới
Đủ 16 – dưới 18t: không quá 1/2 mức hình phạt
18t
được quy định trong khung HP đối với hành vi
(Điều
102)
chuẩn bị phạm tội được quy định trong điều luật.
2. Phạm tội chưa đạt

Khái
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm
niệm
nhưng không thực hiện được đến cùng vì những
(Điều
15) nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
2. Phạm tội chưa đạt

Thứ nhất, người phạm tội đã trực tiếp thực hiện


hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc

Đặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan


điểm
 Đã xâm hại đến những QHXH được LHS
bảo vệ

 Phân biệt với giai đoạn chuẩn bị phạm tội


2. Phạm tội chưa đạt

Thứ hai, người phạm tội chưa thực hiện được


tội phạm đến cùng (hành vi của họ chưa thỏa
mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của
Đặc
tội phạm)
điểm
 Phân biệt với giai đoạn tội phạm hoàn
thành

 Chưa hoàn thành về mặt pháp lý, ko phải


so với mục đích ban đầu
2. Phạm tội chưa đạt

• Đối với Tội phạm có Cấu thành vật chất:


Người phạm tội thực hiện hết các hành vi
khách quan trong MKQ hoặc hành vi đi
Đặc
liền trước hành vi khách quan nhưng chưa
điểm
có hậu quả xảy ra;

 Đây là giai đoạn phạm tội chưa đạt


2. Phạm tội chưa đạt

• Đối với Tội phạm có cấu thành hình thức:

 MKQ chỉ có 1 HVKQ: ko có giai đoạn phạm

Đặc tội chưa đạt (Ví dụ 108, 109, 169..)


điểm  MKQ bao gồm nhiều HVKQ: nếu tội phạm
chưa thực hiện hết các hành vi KQ được mô tả
trong cấu thành tội phạm vì nguyên nhân
khách quan thì đây là giai đoạn phạm tội
chưa đạt.
2. Phạm tội chưa đạt

Thứ ba, người phạm tội không thực hiện được


đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý
Đặc muốn của họ
điểm
 Phân biệt với giai đoạn tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội
2. Phạm tội chưa đạt

Những nguyên nhân đó là:

• Nguyên nhân khách quan: nạn nhân chống


Đặc
điểm trả, người khác can thiệp…

• Nguyên nhân chủ quan: những sai lầm về đối


tượng, về công cụ, phương tiện như: súng hết
đạn, lựu đạn không nổ..
BÀI TẬP 1 – FILE BÀI TẬP

A và B bàn bạc với nhau đến nhà ông C để trộm cắp xe máy.
Cả hai chuẩn bị đèn bin, chìa khóa vạn năng, công cụ bẻ khóa.
Khi đến cách nhà ông C 30m thì bị tổ dân phòng kiểm tra và bắt
giữ. A và B khai nhận toàn bộ ý định trộm cắp xe máy.

(Biết tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 BLHS 2015
sửa đổi bổ sung 2017)

Hỏi:

• Hành vi của A, B thuộc giai đoạn phạm tội nào ?

• A,B có phải chịu TNHS hay không ? Vì sao ?


• Hành vi của A,B thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội (thời
điểm muộn nhất của chuẩn bị phạm tội)

 Chỉ mới chuẩn bị những điều kiện cần thiết và vẫn còn cách
nhà ông C 30m (chưa có hành vi lén lút, chưa có những hành vi
liền kề trước hành vi lén lút)

 Nếu A,B bước vào nhà ông C thì là giai đoạn thực hiện tội
phạm

• A,B không phải chịu TNHS về tội này

 Điều 14 BLHS không quy định phải chịu TNHS giai đoạn
chuẩn bị phạm tội ở Điều 173
2. Phạm tội chưa đạt
vì những nguyên nhân
Phạm tội chưa đạt
khách quan nên chưa
chưa hoàn thành
thực hiện hết các hành
vi mà người đó cho là
Phân loại theo sự
đánh giá của người cần thiết.
Phân
phạm tội đối với mức
loại
độ hành vi mà họ đã
thực hiện Đã thực hiện hết các
hành vi mà người đó

Phạm tội chưa đạt cho là cần thiết. Nhưng

đã hoàn thành vì nguyên nhân khách


quan mà hậu quả không
xảy ra.
BÀI TẬP

• B dùng rìu chém vào đầu A, A ngã xuống, B tiếp tục dùng
rìu chém vào ngực và mặt A. Thấy A nằm bất động, B cầm
rìu bỏ đi. Một lúc sau có người phát hiện và đưa A vào bệnh
viện. A được cứu sống nhưng bị thương tích 65%

• Hỏi: B phạm tội ở giai đoạn nào? Vì sao?

 B phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, đã hoàn thành

 Vì tội giết người có CTVC, hậu quả xảy ra thì tội phạm hoàn
thành. Trường hợp này hậu quả chết người chưa xảy ra dù B
đã thực hiện hết tất cả các hành vi mà B cho là cần thiết.
2. Phạm tội chưa đạt
Nguyên nhân KQ gắn
Phạm tội chưa đạt
với công cụ, phương
vô hiệu
tiện, đối tượng tác động
của tội phạm
Phân loại theo đặc điểm
Phân
nguyên nhân khách
loại
quan

Là những trường hợp


Những trường hợp
không thuộc trường
phạm tội chưa đạt
hợp phạm tội chưa đạt
khác
vô hiệu
2. Phạm tội chưa đạt

Phải chịu TNHS về


phạm tội chưa đạt
Phạm vi TNHS
(Điều 15)
Trách
nhiệm Hình phạt cao nhất là
hình chung thân, tử hình 
sự áp dụng phạt tù ko quá
20 năm
Mức độ TNHS

(Điều 57- K3) Tù có thời hạn  áp


dụng mức phạt tù
không quá 3/4 mức
luật quy định
Đủ 14 – dưới 16t: không quá 1/3 mức hình phạt
Mức
độ
được quy định trong khung HP đối với hành vi
TNHS phạm tội chưa đạt được quy định trong điều 100 và

Đối 101
với
người
dưới Đủ 16 – dưới 18t: không quá 1/2 mức hình phạt
18t
được quy định trong khung HP đối với hành vi
(Điều
phạm tội chưa đạt được quy định trong điều 100
102)
và 101
3. Tội phạm hoàn thành

Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm


Khái
tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả
niệm
trong cấu thành tội phạm.
3. Tội phạm hoàn thành

Khái • Thời điểm tội phạm hoàn thành là hoàn thành


niệm
về mặt pháp lý, không phụ thuộc vào việc mục
đích của tội phạm có đạt được hay không.
Tội phạm có Tội phạm hoàn
cấu thành vật thành khi có hậu
chất quả xảy ra

Tội
phạm
hoàn
thành Tội phạm hoàn
thành khi người PT
Tội phạm có
cấu thành thực hiện hết các
hình thức HVKQ được quy
định trong luật
• Điều 168 - tội cướp TS: A thuê B là xe ôm chở đi công
việc. Đến đoạn đường vắng A đánh B ngất xỉu để cướp
xe nhưng có đội tuần tra giao thông đi ngang nên A sợ
quá bỏ chạy ?

• Hành vi của A thuộc giai đoạn phạm tội nào?

• A đã thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong


cấu thành tội phạm (hoàn thành về mặt pháp lý)

• Không quan tâm mục đích của người phạm tội đã hoàn
thành hay chưa
• A qua nhà B chơi nhưng không có ai, cửa nhà mở. A đã
nảy lòng tham và dẫn chiếc xe máy trong nhà B qua nhà
A. Sau đó nhà B phát hiện mất xe nên đi tìm khắp nơi.
Điều đó làm A cảm thấy lo sợ nên ngày hôm sau nhân
lúc nhà B không có ai, A đã mang xe trả lại chổ cũ.

• Hành vi của A thuộc giai đoạn phạm tội nào?

• Giai đoạn tội phạm hoàn thành - tội trộm cắp tài sản 173

• Tình tiết A mang xe trả lại  Tình tiết giảm nhẹ TNHS
PHÂN BIỆT THỜI ĐIỂM TỘI PHẠM HOÀN THÀNH- THỜI ĐIỂM TỘI
PHẠM KẾT THÚC

Thời điểm
tội phạm Là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết
hoàn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
thành

• Là thời điểm mà hành vi phạm tội thật


sự kết thúc trên thực tế, do:
Thời điểm
 Họ đã đạt được mục đích nên dừng lại
tội phạm
 Họ bị ngăn cản, bị bắt
kết thúc
 Tự ý dừng
PHÂN BIỆT THỜI ĐIỂM TỘI PHẠM HOÀN THÀNH- THỜI ĐIỂM TỘI
PHẠM KẾT THÚC

• Là thời điểm mà hành vi phạm tội


thật sự kết thúc trên thực tế
Thời điểm
tội phạm • Tội phạm có thể kết thúc ở thời
kết thúc điểm nào đó ở giai đoạn chuẩn bị
pt; giai đoạn pt chưa đạt; giai đoạn
TP hoàn thành (trùng hoặc ko), có
thể sau giai đoạn TPHT
Ví dụ 1: thời điểm tội phạm hoàn thành và kết thúc trùng nhau

• A dùng súng bắn B và B chết ngay tức khắc. Lúc này, thời
điểm tội phạm hoàn thành và kết thúc trùng nhau.

• Tội phạm hoàn thành vì đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành
tội phạm của tội giết người là A đã có hành vi tước đoạt tính
mạng của B trái pháp luật (bắn B).

• Còn tội phạm kết thúc vì mục đích của A đã đạt được (B chết)
và A lúc này không thực hiện tội phạm nữa.
Ví dụ 2: thời điểm tội phạm kết thúc xảy ra trước
thời điểm tội phạm hoàn thành.
• A dùng súng bắn B. Tưởng B đã chết nên A bỏ đi.

• Nhưng sau đó B không chết mà bị thương, sau khi nhập


viện cấp cứu thì chết sau 2 ngày.

• Ở trường hợp này, thời điểm tội phạm kết thúc xảy ra trước
thời điểm tội phạm hoàn thành.

.
Ví dụ 3: thời điểm tội phạm hoàn thành xảy ra trước thời điểm
tội phạm kết thúc

• A cầm dao đe dọa B nếu không đưa túi xách sẽ giết B. B đưa
túi xách cho A. Sau đó A bỏ chạy và bị công an bắt. Lúc này,
thời điểm tội phạm hoàn thành xảy ra trước thời điểm tội
phạm kết thúc.

• Theo đó, thời điểm tội phạm hoàn thành là từ thời điểm A
cầm dao đe dọa B đưa túi xách. Còn thời điểm tội phạm kết
thúc là thời điểm A bị công an bắt.
III. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT
VIỆC PHẠM TỘI
• Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự
mình không thực hiện tội phạm đến cùng,
1.Khái tuy không có gì ngăn cản.
niệm
• Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
Điều
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội
16)
định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện
có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
này.
2. Điều Phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
kiện hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
của tự
ý nửa
chừng
chấm
dứt
việc
phạm Việc chấm dứt tội phạm phải tự nguyện và
tội dứt khoát
Phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành

• Vì ở giai đoạn này, hậu quả chưa xảy ra

• Ở giai đoạn PT chưa đạt đã hoàn thành  Người


phạm tội đã thực hiện hết những hành vi khách quan
và việc hậu quả có xảy ra hay không xảy ra không còn
phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội nữa nên giai
đoạn này ko có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội.
Việc chấm dứt tội phạm phải tự nguyện và dứt khoát

• Tự nguyện: Việc tự nguyện là do động lực bên trong


(tư tưởng, suy nghĩ) chứ không phải do hoàn cảnh
khách quan chi phối (ví dụ: chờ thời cơ khác)

• Dứt khoát: Người PT chấm dứt triệt để, từ bỏ hẳn ý


định phạm tội (không phải tạm thời ngừng)

• Nguyên nhân đa dạng: Hối hận, sợ bị trừng trị, nghe


theo lời khuyên răn của người khác.
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

• Điều 16

• Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế
đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

• Ví dụ: A mua súng nhằm giết B, nhưng khi đến gặp B thì A từ
bỏ ý định. Trong trường hợp này, A ko bị truy cứu TNHS về
tội giết người, nhưng bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái
phép vũ khí quân dụng
HẾT

You might also like