You are on page 1of 17

CHƯƠNG

3 (TIẾP THEO).
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LAW1011
Giảng viên: Lê Nguyễn Nhật Minh
I. KHÁI NIỆM

• Theo một cách khái quát, mặt khách quan của tội phạm là phần
xuất hiện ra thế giới bên ngoài, không phụ thuộc vào chủ thể,
mà ta có thể quan sát, đo đạc, phân tích,... một cách khách quan.
Một số hệ thống pháp luật hình sự gọi là mặt vật chất hay yếu tố
vật chất của tội phạm.
I. KHÁI NIỆM

• Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm diễn ra ở mặt
khách quan bao gồm:
• 1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội;
• 2. Hậu quả nguy hiểm;
• 3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
• 4. Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm: thời điểm
phạm tội, địa điểm phạm tội, phương tiện, hoàn cảnh,..
II. Ý NGHĨA XÁC ĐỊNH MKQ TP

• Mặt khách quan của tội phạm là những gì được thể hiện ra thế
giới bên ngoài của hành vi phạm tội. Đó là cơ sở cho việc điều
tra, truy tố và xét xử người phạm tội. Những gì không biểu hiện
ra thế giới bên ngoài mà chỉ là biểu hiện tâm lí đơn thuần (xuất
hiện ý định phạm tội) thì không bị truy cứu TNHS.
• Mặt khách quan còn là cơ sở để nhận biết các yếu tố thuộc mặt
chủ quan (lỗi)
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.1. Hành vi khách quan của tội phạm (offense / actus reus)
• Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự của con người
mang bản tính trái pháp luật, được thể hiện ra thế giới bên
ngoài dưới những hình thức nhất định, có thể để lại những hệ
quả ở thế giới bên ngoài là những thiệt hại hoặc mối đe doạ gây
thiệt hại cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.1. Hành vi khách quan của tội phạm (offense / actus reus)
• Vì vậy, để được coi là một hành vi thuộc MKQ của tội phạm, hay
thuộc phạm vi mà luật hình sự truy cứu, hành vi khách quan đó
phải có những đặc điểm sau đây:
• HVKQ của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội:
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.1. Hành vi khách quan của tội phạm (offense / actus reus)
• Vì vậy, để được coi là một hành vi thuộc MKQ của tội phạm, hay
thuộc phạm vi mà luật hình sự truy cứu, hành vi khách quan đó
phải có những đặc điểm sau đây:
• HVKQ của tội phạm phải là hoạt động của ý chí con người, có ý
thức. Mức độ kiểm soát của ý thức và ý chí càng hoàn toàn và trực
tiếp thì mức độ chịu TNHS của chủ thể hành vi càng đầy đủ.
• HVKQ của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.1. Hành vi khách quan của tội phạm (offense / actus reus)
• Hành vi khách quan tồn tại qua các hình thức nhất định:
• Hành động;
• Không hành động khi thoả một số điều kiện:
• Có một nghĩa vụ pháp lí cá biệt mà luật hình sự bắt buộc thực
hiện để bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng của LHS.
• Một người có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đó.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

※ Các dạng cấu trúc đặc biệt của HVKQ của tội phạm:
Tội ghép Tội kéo dài Tội liên tục Phạm tội nhiều lần
Nhiều hành Một hành vi Nhiều hành vi cùng Nhiều hành vi cùng loại,
vi khách khách quan diễn loại xảy ra kế tiếp xảy ra vào các thời
quan khác ra không gián nhau vè mặt thời điểm khác nhau, mỗi
Hành vi
nhau xảy ra đoạn trong một gian. Có hành vi đã hành vi đều đủ yếu tố
đồng thời khoảng thời gian CTTP, có hành vi CTTP.
dài chưa CTTP
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

※ Các dạng cấu trúc đặc biệt của HVKQ của tội phạm:

Tội ghép Tội kéo dài Tội liên tục Phạm tội nhiều lần

Khách thể, XP một khách thể,


Xâm phạm nhiều
đối tượng có một đối tượng XP một khách thể XP một khách thể
khách thể
tác động tác động

Xử một lần về một


Chịu TNHS Xử một tội Xử một lần về một tội Xử một tội
tội
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội:


• Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể mà LHS bảo vệ.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội:


• Tuỳ thuộc vào việc hành vi phạm tội tác động lên đối tượng
hoặc bộ phận nào của khách thể, các hậu quả nguy hiểm được
phân loại khác nhau:
• Thiệt hại về vật chất
• Thiệt hại về thể chất
• Thiệt hại phi vật chất
• Thiệt hại là sự biến dạng xử sự của con người.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội:


• Xác định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội đặc biệt đối
với những CTTP vật chất; là yếu tố xác định giai đoạn phạm tội;
làm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, định khung hình phạt.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.3. Quan hệ nhân quả trong Luật hình sự


• Giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu.
Đây là điều kiện đủ.
• Nội tại:nghĩa là hành vi phạm tội phải chứa đựng trong nó khả
năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
• Tất yếu: hậu quả nguy hiểm đúng là sự hiện thực hoá khả năng
thực tế làm cho phát sinh hậu quả nguy hiể mà không phải là từ
một nguyên nhân hay nguồn khác.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.3. Quan hệ nhân quả trong Luật hình sự


• Quan hệ nhân quả trong MKQ của tội phạm được chia làm: Mối
quan hệ nhân quả đơn trực tiếp và Mối quan hệ nhân quả kép
trực tiếp.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.3. Quan hệ nhân quả trong Luật hình sự


• NQ đơn trực tiếp: trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân dấn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
• NQ kép trực tiếp: trong đó nhiều hành vi pháp luật cùng nhau là
nguyên nhân dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể: hoặc
mỗi hành vi đều có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu
quả; hoặc mỗi hành vi đều chưa có khả năng thực tế, nhưng do kết
hợp các hành vi làm phát sinh khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả.
III. CÁC DẤU HIỆU CỦA
MKQ TỘI PHẠM:

3.3. Quan hệ nhân quả trong Luật hình sự


• Xác định quan hệ nhân quả của tội phạm chính là trả lời câu hỏi
hành vi phạm tội của một chủ thể có phải là nguyên nhân (có
quan hệ nội tại và tất yếu) với hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay
không.

You might also like