You are on page 1of 12

4/15/20

CHƯƠNG 3 (TIẾP THEO).


CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
TỘI PHẠM:
CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG


LAW1011
Giảng viên: Lê Nguyễn Nhật Minh

I. KHÁI NIỆM

1.1. Chủ thể:


• Trong khoa học pháp lý Việt Nam, khi nhắc đến chủ thể [của quan
hệ pháp luật] đó là dùng để chỉ đến con người cá nhân, hay pháp
nhân có hành vi liên quan đến pháp luật và tham gia vào quan hệ
pháp luật, đối trọng với "đối tượng" hoặc "khách thể của quan hệ
pháp luật".

1
4/15/20

I. KHÁI NIỆM

1.1. Chủ thể:


• Trong luật hình sự, chủ thể là những cá thể là con người hoặc tổ
chức có hoạt động, ý chí, có thể tham gia vào quan hệ pháp luật
hình sự. Xét về pháp luật hình sự nói chung, chủ thể có thể là chủ
thể của tội phạm, chủ thể chịu TNHS, chủ thể tiến hành tố tụng,...
• Trong cấu thành tội phạm, khi phân tích các dấu hiệu của tội
phạm, nhà nước tìm kiếm dấu hiệu cá thể là con người hoặc tổ
chức thông qua "chủ thể". Đây là chủ thể của tội phạm, cũng là chủ
thể chịu trách nhiệm hình sự.

I. KHÁI NIỆM

1.2. Chủ thể trong cấu thành tội phạm hay chủ thể chịu TNHS:
• Để phạm tội và chịu trách nhiệm hình sự phải là con người có hoạt
động trong đời sống xã hội vì vậy, cấu thành tội phạm đòi hỏi xác
định yếu tố chủ thể. Tuy nhiên, hiện nay luật hình sự Việt Nam đã
nới rộng phạm vi này của chủ thể, không chỉ là con người hay 'thể
nhân' (từ cũ) mà còn cả pháp nhân thương mại.
• Bài này tập trung tìm hiểu chủ thể của cấu thành tội phạm là người
có đủ năng lực và đủ tuổi chịu TNHS

2
4/15/20

I. KHÁI NIỆM

1.2. Chủ thể trong cấu thành tội phạm hay chủ thể chịu TNHS:
• Vì vậy, định nghĩa: cá nhân là chủ thể của tội phạm phải là người có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.1. Năng lực TNHS:


• Khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện
và khả năng điều khiển hành vi của mình phù hợp với những đòi
hỏi và chuẩn mực (norms) của xã hội. Chỉ những người có năng
lực TNHS mới phải chịu TNHS

3
4/15/20

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.1. Năng lực TNHS:


2.1.1. Định nghĩa:
• Năng lực NHS là khả năng một người tại thời điểm thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi do mình thực hiện và điều khiển hành vi đó.

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.1. Năng lực TNHS:


2.1.2. Tình trạng không có năng lực TNHS
• Điều 21 BLHS: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự.

4
4/15/20

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.1. Năng lực TNHS:


2.1.2. Tình trạng không có năng lực TNHS
• Để xác định một người "đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình " thì cần xác định các dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lí.

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.1. Năng lực TNHS:


2.1.2. Tình trạng không có năng lực TNHS
• Dấu hiệu tâm lí:
• Người bệnh bị mất khả năng nhận thức hành vi của mình
• Người bị bệnh bị mất khả năng điều khiển hành vi của mình
• Không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần (xét về mặt y học)
thì một người được coi là không có năng lực TNHS, mà phải đến
mức mất khả năng nhận thức hành vi và khả năng điều khiển hành
vi mới được xem là mất năng lực TNHS.

5
4/15/20

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.1. Năng lực TNHS:


2.1.3. Năng lực TNHS của người do dùng rượu, bia hoặc chất kích
thích khác
• Điều 13 BLHS: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng
rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự.

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.2. Tuổi chịu TNHS


• - Xuất phát từ truyền thống lập pháp, chính sách hình sự của Việt
Nam, tham khảo chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm thế giới, Điều
12 BLHS qui định:
• 16 tuổi trở lên chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội mà BLHS qui
định khác.
• Từ đủ 14 tuổi cho đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS phải chịu TNHS về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 123,
134, 141-144; 150; 151; 168-171; 173; 178; 248-252; 265; 266; 286;
287; 289; 290; 299; 303; 304.

6
4/15/20

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.2. Tuổi chịu TNHS


• - Xuất phát từ truyền thống lập pháp, chính sách hình sự của Việt
Nam, tham khảo chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm thế giới, Điều
12 BLHS qui định:
• Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (dù đủ 16 tuổi hay
chưa) nếu phạm tội đều có những biện pháp xử lí hình sự khác với
người được cho là đủ tuổi chịu TNHS (chi tiết ở bài 'TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội').

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.2. Tuổi chịu TNHS


※ Cách tính tuổi của người phạm tội
• Tuổi chịu TNHS là tuổi pháp lí do pháp luật hình sự đặt ra, pháp
luật cũng đặt ra cách xác định tuổi của người phạm tội. Đối tượng
để xác định là "đủ 14 tuổi", "đủ 16 tuổi" hoặc "đủ 18 tuổi".
• Pháp luật cũng qui định cách tính tuổi để bổ sung cho những
trường hợp những người phạm tội không có các giấy tờ căn cước
đủ để xác định tuổi.

7
4/15/20

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.2. Tuổi chịu TNHS


※ Cách tính tuổi của người phạm tội
• Thông tư liên tịch số 01/2011:
• Trường hợp xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được
ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày
sinh của bị can/bị cáo.

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.2. Tuổi chịu TNHS


※ Cách tính tuổi của người phạm tội
• Thông tư liên tịch số 01/2011:
• Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định
được ngày, tháng nào trong quý đó: lấy ngày của tháng cuối cùng
trong tháng đó làm ngày tháng sinh cho bị can/bị cáo.
• Trường hợp xác định nửa đầu năm hay nửa cuối năm , nhưng không
xác định được ngày/tháng thì lấy ngày 30/6 (nếu là nửa đầu năm)
hoặc 31/12 (nếu là nửa cuối năm) của năm đó làm ngày sinh của bị
can/bị cáo.

8
4/15/20

II. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

2.2. Tuổi chịu TNHS


※ Cách tính tuổi của người phạm tội
• Thông tư liên tịch số 01/2011:
• Trường hợp chỉ biết được năm sinh thì lấy ngày 31/12 của năm đó để
làm ngày sinh cho bị can/bị cáo.
• Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can/bị cáo là người
chưa thành niên thì trưng cầu giám định để xác định tuổi.

III. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM

• Chủ thể đặc biệt của tội phạm trong bài này không xét đến những
chủ thể như người dưới 18 tuổi phạm tội và pháp nhân thương
mại phạm tội.
• Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ
thể thường (năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS) còn có thêm dấu
hiệu đặc biệt khác mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ mới có thể trở
thành chủ thể của các tội phạm tương ứng

9
4/15/20

III. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM

• Luật hình sự Việt Nam dựa theo các đặc điểm của những chủ thể
đặc biệt để phân loại thành các nhóm chủ thể đặc biệt sau:
• Chủ thể liên quan đến chức vụ, quyền hạn: Điều 353, 354 BLHS,...
• Chủ thể liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc: Điều 375,
379,... BLHS.
• Chủ thể liên quan đến nghĩa vụ

Sinh viên đọc các điều luật trên, xác định chủ thể của tội phạm. Giải
thích đặc điểm khu biệt của các chủ thể này.

IV. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI


TRONG LUẬT HÌNH SỰ

• Nhân thân là tổng hợp các dấu hiệu phản ánh đặc điểm sinh học,
tâm lý, xã hội của một người.
• Trong luật hình sự, nhân thân của người phạm tội là đối tượng
được xem xét trong luật cũng như khi áp dụng pháp luật hình
sự.Nhân thân của người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm
riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết
đúng đắn vấn đề TNHS của họ.

10
4/15/20

IV. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI


TRONG LUẬT HÌNH SỰ

4.1. Phân nhóm đặc điểm nhân thân của người phạm tội
• Những đặc điểm nhân thân người phạm tội được sử dụng làm dấu
hiệu chủ thể đặc biệt của tội phạm.
• Những đặc điểm nhân thân ngườ phạm tội ảnhh ưởng đến mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
• Những đặc điểm nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng cải
tạo
• Những đặc điểm nhân thân ngườ phạm tội phản ánh hoàn cảnh
đặc biệt.

IV. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI


TRONG LUẬT HÌNH SỰ

4.2.Ý nghĩa của dấu hiệu nhân thân của người phạm tội
• Một số dấu hiệu nhân thân người phạm tội, khi được quy định là
dấu hiệu của chủ thể đặc biệt thì trở thành dấu hiệu định tội. Lấy
ví dụ: Tội nhận hối lộ; Tội tham ô.
• Một số dấu hiệu nhân thân người phạm tội được qui định là dấu
hiệu định khung hình phạt.
• Một số dấu hiệu nhân thân người phạm tội là tình tiết tăng nặng
hoặc giảm nhẹ (hay CTTP tăng nặng/giảm nhẹ).

11
4/15/20

IV. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI


TRONG LUẬT HÌNH SỰ

4.2.Ý nghĩa của dấu hiệu nhân thân của người phạm tội
• Là một trong những căn cứ quyết định hình phạt theo qui định tại
Điều 50 BLHS.
• Yếu tố xem xét cân nhắc áp dụng các biện pháp xử lí hình phạt thay
cho hình phạt (v.d., quyết định cho hưởng án treo theo Điều 65 BLHS),
hoặc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt,
xem xét khi quyết định hình phạt tiền,...

12

You might also like