You are on page 1of 14

CHƯƠNG

3 (tiếp theo)
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
LUẬT HÌNH SỰ - PHẦN CHUNG LAW1011
Giảng viên: Lê Nguyễn Nhật Minh
Một hành vi tội phạm mang một bản
tính nguy hiểm đối với một xã hội,
do nó nhất thiết đã xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được pháp luật
hình sự bảo vệ, còn gọi là khách thể
tội phạm.
I. ĐỊNH NGHĨA

• Khách thể: những tồn tại thuộc về thế giới bên ngoài, không bị phụ
thuộc vào ý chí của chủ thể, nhưng có mối tương quan với chủ thể.
• Như đã biết ở bài tội phạm, hành vi được xem là tội phạm khi nó đã
xâm hại đến một ích lợi nào đó được luật hình sự bảo vệ. Khách thể
của tội phạm là các quan hệ xã hội có thể bị xâm hại mà các Bộ luật
hình sự bảo vệ có mục đích phải bảo vệ.
I. ĐỊNH NGHĨA

• Bộ luật hình sự liệt kê các khách thể mà pháp luật có nhu cầu bảo vệ
tại Điều 8 BLHS 2015:
• ...xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
I. ĐỊNH NGHĨA

• Phân biệt giữa Khách thể tội phạm và Đối tượng tội phạm
II. NGUỒN CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM

• Luật hình sự không bảo vệ tất cả các quan hệ trong xã hội mà chỉ ghi
nhận những quan hệ xã hội quan trọng, ảnh hưởng mạnh tới đời
sống chính trị – xã hội – kinh tế của đất nước mới được nhà nước
chọn làm đối tượng bảo vệ của luật hình sự.
• Có lợi cho giai cấp thống trị; QHXH càng quan trọng thì tội phạm xâm
phạm càng nguy hiểm.
• Những quan hệ xã hội cơ bản được rút ra từ Hiến pháp.
III. PHÂN LOẠI KHÁCH THỂ TỘI PHẠM

• Khách thể chung: tổng hợp các QHXH được luật hình bảo vệ.
• Khách thể loại: những quan hệ XH cùng tính chất được một nhóm qui
phạm pháp luật hình sự bảo vệ.
• Khách thể trực tiếp: QHXH cụ thể được qui phạm pháp luật cụ thể
bảo vệ. Chính vì xâm hại đến khách thể trực tiếp mà thông qua đó,
hành vi phạm tội xâm hại khách thể loại và khách thể chung.
IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Thể hiện bản chất giai cấp của luật hình sự, luật hình sự bảo vệ
những khách thể nào có lợi cho giai cấp thống trị.
• Có ý nghĩa lập pháp, làm cơ sở để xây dựng các tội phạm cụ thể trong
BLHS.
IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Trong hoạt động áp dụng pháp luật, khách thể của tội phạm là một
trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, giúp nhà áp dụng pháp luật
phân tích hành vi, định tội,... Làm cơ sở để khởi tố, điều tra một vụ án
có dấu hiệu tội phạm khi thấy một khách thể bị xâm hại.
• Thể hiện luật hình sự là một biện pháp bảo vệ công cộng do nhà
nước thiết lập, tách biệt với sự trả đũa dân sự. Người có hành vi vi
phạm không những chịu trách nhiệm trước người bị hại, mà còn chịu
trách nhiệm trước nhà nước. Nhà nước trừng trị người phạm tội với
tư cách là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nói chung.
IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Khách thể thể hiện giới hạn trong phạm vi của luật hình sự: những gì
không được xem là khách thể thì nằm ngoài phạm vi của luật hình sự.
• Khách thể của tội phạm vì vậy liên hệ đến tính chất,mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội và liên quan đến phân biệt tội phạm này
với tội phạm khác. Hành vi vào xâm phạm vào khách thể được luật
bảo vệ nghiêm ngặt hơn thì bị xem là có tính chất nguy hiểm hơn.
IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Khách thể thể hiện giới hạn trong phạm vi của luật hình sự: những gì
không được xem là khách thể thì nằm ngoài phạm vi của luật hình sự.
IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Cần phân biệt hai trường hợp sau: không phạm tội và không thể truy tố
hình sự.

Điều 129 Bộ luật hình sự 1985


IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Sinh viên thảo luận về “phi hình sự hoá” thông qua xác định lại
khách thể tội phạm.
• Đọc thêm: VIAC, ‘Hình sự hóa các quan hệ kinh tế: Cần loại bỏ trong
nhà nước pháp quyền’ truy cập: <viac.vn/thu-vien/hinh-su-hoa-cac-
quan-he-kinh-te:-can-loai-bo-trong-nha-nuoc-phap-quyen-
a589.html>
IV. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM:

• Khách thể của tội phạm liên hệ đến tính chất,mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội và liên quan đến phân biệt tội phạm này với tội
phạm khác. Hành vi vào xâm phạm vào khách thể được luật bảo vệ
nghiêm ngặt hơn thì bị xem là có tính chất nguy hiểm hơn.

You might also like