Chuong 9 Cac Giai Doan

You might also like

You are on page 1of 31

CHƯƠNG IX

Ts. Lê Tường Vy
Giảng viên Khoa luật hình sự - Trường ĐH Luật TP HCM.
Email: ltvy@hcmulaw.edu.vn
NỘI DUNG
I. Khái niệm

II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm

III.Tự ý nửa chừng chấm dứt việc


phạm tội
I. Khái niệm các giai đoạn thực hiện
tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý thường diễn ra


theo quá trình sau:
1. Hình thành ý định phạm tội
2. Biểu lộ ý định phạm tội
3. Chuẩn bị phạm tội
4. Phạm tội chưa đạt
5. Tội phạm hoàn thành
I. Khái niệm các giai đoạn thực hiện TP
1. Hình thành ý định phạm tội

2. Biểu lộ ý định phạm tội


-Chưa có tính chất nguy hiểm đáng kể cho XH, cũng
không phải bất cứ người nào có ý định phạm tội đều nhất
thiết thực hiện ý định ấy
- Về nguyên tắc không truy cứu TNHS
- Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp đặc biệt tuy chỉ
mới là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng đã mang
tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên Luật Hình sự
qui định là một tội độc lập. VD: K3 Đ113, Đ133
I. Khái niệm các giai đoạn thực hiện TP

Các giai đoạn thực hiện tội


phạm là các bước trong quá
trình cố ý thực hiện tội phạm
bao gồm chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt và tội phạm
hoàn thành
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
1. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI (Điều 14 BLHS)
1.1.Khái niệm
• Điều 14 BLHS quy định: “Chuẩn bị phạm tội
là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc
tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội
phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm
trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a
khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299
của BLHS (Điều 14 BLHS).
.
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
1. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI (Điều 14 BLHS)
1.2. Đặc điểm
q Thời điểm sớm nhất: là thời điểm người PT
bắt đầu có hành vi tạo điều kiện vật chất cũng
như tinh thần cho việc thực hiện TP
§ Tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội

§ Sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội

§ Tạo ra các điều kiện cần thiết khác

§ Thành lập, tham gia nhóm tội phạm (trừ Điều 109 BLHS, điểm a
khoản 2 Điều 113 BLHS, điểm a khoản 2 Điều 299 BLHS)
1.2. Đặc điểm của chuẩn bị phạm tội
qThời điểm muộn nhất: Là thời điểm trước lúc
người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách
quan được phản ánh trong CTTP hoặc trước lúc
người phạm tội bắt tay vào việc thực hiện những
hành vi đi liền trước hành vi khách quan được mô
tả trong CTTP.
qNgười phạm tội không thực hiện tội phạm được
đến cùng là do những nguyên nhân khách quan
ngoài ý muốn của họ. Đây là đặc điểm để phân
biệt chuẩn bị phạm tội với tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội.
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2.1. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI (Điều 14 BLHS)

1.3. Y nghĩa
ØPhân biệt CBPT và ý định phạm tội, biểu lộ ý định
phạm tội

Ø Phân biệt CBPT và phạm tội chưa đạt


1. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI (Điều 14 BLHS)
1.4. Trách nhiệm hình sự đối với CBPT
- Cơ sở pháp lý: (khoản 2, 3 Điều 14 BLHS)
-K2. Người CBPT quy định tại một trong các điều 108,
109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120,
121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và
324 của Bộ luật này thì phải chịu TNHS.

- K3. Người từ đủ 14 T<16 tuổi CBPT quy định tại Điều


123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu TNHS .”.
Lưu ý:
Nếu hành vi CBPT đã cấu thành một tội phạm
độc lập khác thì người có hành vi đó phải chịu
TNHS về tội độc lập đó
Ví dụ : để thực hiện hành lừa đảo Đ174, A làm các
giấy tờ của CQNN= thành tội Đ340
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT (Điều 15 BLHS)
2.1. Khái niệm
Điều 15 BLHS 2015 quy định : “là cố ý thực
hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến
cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội”.
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT (Điều 15 BLHS)
2.2. Đặc điểm
q Người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm:
üThực hiện HVKQ được mô tả trong CTTP

üHoặc thực hiện hành vi đi liền trước HVKQ

q Chưa thực hiện được tội phạm đến cùng

(hành vi chưa thỏa mãn về mặt pháp lý của tội


phạm)
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT (Điều 15 BLHS)
2.2. Đặc điểm
q Nguyên nhân không thực hiện được tội phạm
đến cùng:
§ Khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội

§ Do sai lầm của người phạm tội


CHÚ Ý
• ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tội phạm không
thực hiện được đến cùng là chưa hoàn thành
về mặt pháp lý chứ không phải so với mục
đích hay kế hoạch được dự định trước của
người phạm tội.
2.2. Đặc điểm phạm tội chưa đạt
- Đối với những tội phạm có CTTP vật chất, hành
vi phạm tội được coi là chưa thực hiện hết các dấu
hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP khi chưa có
hậu quả xảy ra
- Đối với những tội phạm có CTTP hình thức, có 2
trường hợp có thể xảy ra :
• (1) Đối với những tội phạm mà mặt khách quan chỉ
bao gồm một hành vi khách quan thì không có
giai đoạn phạm tội chưa đạt
Ví dụ: Đ170 Tội cưỡng đoạt tài sản
2.2. Đặc điểm phạm tội chưa đạt
- Đối với những tội phạm có CTTP hình thức, có 2
trường hợp có thể xảy ra :
(2) Đối với những tội phạm mà hành vi khách quan
bao gồm nhiều hành vi. Nếu người phạm tội chưa
thực hiện hết tất cả các hành vi mà bị dừng lại do
nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi
là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả
trong cấu thành tội phạm (phạm tội chưa đạt).
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm CĐTS (Đ169)
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT (Điều 15 BLHS)

2.3. ý nghĩa
ØPhân biệt PTCĐ và CBPT

Ø Phân biệt PTCĐ và tội phạm hoàn thành


2.4. Phân loại các trường hợp PTCĐ

Căn cứ vào thái độ tâm lý Căn cứ vào đặc điểm nguyên


của người phạm tội đối với nhân khách quan dẫn đến
hành vi mà họ thực hiện việc chưa đạt

Phạm tội chưa đạt chưa Phạm tội chưa đạt vô


hoàn thành hiệu

Những trường hợp


Phạm tội chưa đạt đã phạm tội chưa đạt
hoàn thành khác (không thuộc
trường hợp PTCĐ vô
hiệu)
2.4. Phân loại các trường hợp PTCĐ

• Phạm tội CĐ chưa hoàn thành:là trường hợp


phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội vì
những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện
hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để
gây ra hậu quả của tội phạm
• Ví dụ:
2.4. Phân loại các trường hợp PTCĐ

- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp


phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội đã
thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần
thiết để gây ra hậu quả, nhưng do nguyên nhân
khách quan ngoài ý muốn nên hậu quả vẫn không
xảy ra.
• Ví dụ:
2. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

2.4. TNHS đối với giai đoạn PTCĐ


Điều 15 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi
phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa
đạt”

→ Người có hành vi phạm tội trong giai đoạn PTCĐ


phải chịu TNHS về mọi tội phạm cố ý thực hiện
chưa đạt
Phân biệt giữa giai đoạn phạm tội chưa
đạt và giai đoạn chuẩn bị phạm tội?
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
3. TỘI PHẠM HOÀN THÀNH
3.1. Khái nịêm
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi
phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô
tả trong cấu thành tội phạm
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
3. TỘI PHẠM HOÀN THÀNH
3.2. Đặc điểm
q Hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu
khách quan và chủ quan được mô tả trong CTTP
qTội phạm hoàn thành = hoàn thành về mặt pháp

§ CTTP vật chất: tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả
được mô tả trong CTTP đã xảy ra

§ CTTP hình thức: tội phạm được coi là hoàn thành nếu người
phạm tội thực hiện hết các Hành vi KQ được mô tả trong CTTP
Phân biệt thời điểm tội phạm hoàn thành và
thời điểm tội phạm kết thúc
• Là thời điểm hành vi phạm
Thời điểm tội tội đã thỏa mãn hết các dấu
phạm hoàn hiệu được mô tả trong CTTP
thành

Thời điểm tội • Là thời điểm hành vi phạm tội


phạm kết thúc thực sự chấm dứt trên thực tế

Ý nghĩa của sự phân biệt?


III. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc


phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không
có gì ngăn cản (Điều 16 BLHS)
1. Các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội
1.1 Điều kiện “nửa chừng”: phải xảy ra ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt
chưa hoàn thành.
1.2. Điều kiện “tự ý”:
• Tự nguyện: do động lực bên trong, không phải do trở
ngại khách quan
• Dứt khoát: từ bỏ hẳn ý định phạm tội
2. TNHS đối với tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội


Điều 16 BLHS quy định:

“Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được


miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành
vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một
tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội này.


2. TNHS đối với tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội (tt)
→ Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được miễn TNHS về tội định phạm

→ Nếu hành vi thực tế đủ yếu tố cấu thành một tội


phạm khác thì phải chịu TNHS về tội này

TẠI SAO?
Câu hỏi?

You might also like