You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 3: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

 Khái niệm: Là các mức độ thực hiện phạm tội trực tiếp bao gồm:
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành
1. Chuẩn bị phạm tội:
- Khái niệm: là giai đoạn người phạm tội tạo ra các hành vi cần thiết
cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm
 Dấu hiệu tội phạm:
- Người phạm tội có những hành vi chuẩn bị các điều kiện về vật chất
tinh thần cho việc thực hiện tội phạm
- Hành vi chuẩn bị phạm tội dừng lại trước khi người phạm tội bắt đầu
thực hiện tội phạm
 Bắt đầu thực hiện tội ác
- Người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan được mô tả
trong cấu thành tội phạm
- Người phạm tội thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan
(hành vi đi liền trước là không được mô tả trong cấu thành tội phạm
nhưng là 1 bộ phận không thể tách rời của hành vi khách quan, là tiền đề
xảy ra ngay tức khắc hành vi khách quan)
- Việc dừng lại ở giai đoạn này là do nguyên nhân khách quan ngoài ý
muốn
 Nhóm hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
- Nhóm chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội:
- Tạo những điều kiện cần thiết khác
- Thành lập hoặc tác giả nhóm tội phạm trù TH được quy định tại điều
109 hoặc điểm A khoản 2 điều 112 hoặc điểm A khoản 2 điều 299)
 Trách nhiệm hình sự ở giai đoạn phạm tội
- Không phải tất cả các hành vi phạm tội đều bị truy cứu hình sự mà cụ
thể như sau
 Đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội thuộc các TH được quy định tại khoản 2 điều 14
 Người từ 14 đến dưới 16 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội thuộc các TH quy định tại khoản 3 điều 14

LƯU Ý: nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành 1 tội khác, thì phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội đó
2. Phạm tội chưa đạt: điều 15
 Khái niệm: là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài mong muốn của người
phạm tội
 Dấu hiệu nhận bt:
- Một là, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phậm (đã thực hiện
hành vi đi liền trước hoặc là hành vi khách quan được mô tả trong CTTP)
- Hai là, người phạm tội chưa thực hiện được tội phạm đến cùng:

 Chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực
hiện được hành vi đi liền trước
 Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan r nhưng chưa thực
hiện được hết các hành vi còn lại được mô tả trong CTTP
 Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu
quả (đối với tội có CTTP vật chất)
 Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan, có hậu quả xảy ra
nhưng không có mối quan hệ nhân quả với hành vi khách quan mà chủ thể
thực hiện

- Ba là, người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do các
khách quan ngoài ý muốn:

 Nạn nhân tránh được, chống cự được...


 Người khác ngăn chặn
 Những trở ngại khác

LƯU Ý: trong tội phạm có 4 yếu tố: mặt khách quan của tội phạm, chủ
thể, mặt chủ quan & khách thể thì chỉ có mặt khách quan của tội phậm là
thay đổi trong quá trình thực hiện tội phạm  có ý nghĩa xác định giai
đoạn thực hiện tội phạm

Phân loại
 Căn cứ vào tâm lý người phạm tội:
- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là TH người phạm tội chưa thực
hiện được hết các hành vi cần thiết để đạt mục đích (gây ra hậu quả)
- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là TH người phạm tội đã thực hiện
được hết các hành vi được hco là cần thiết để gây ra hậu quả hoặc là để
thực hiện hết các hành vi khách quan còn lại trong cấu thành tội phạm
nhưng hậu quả không xảy ra hoặc không thực hiện tiếp
 Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt:
- Chưa đạt vô hiệu: là TH phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân dẫn đến
của việc chưa đạt gắn liền với đối tượng tác động của tội phạm hoặc với
công cụ phương tiện phạm tội
+ TH 1: chủ thể thực hiện hành vi nhằm gây thiệt hại cho khách thể
nhưng thực tế không gây thiệt hại vì không có đối tượng tác động hoặc
đối tượng không có tính chất như chủ thể nhận thức
+ TH 2: nguyên nhân chưa đạt do sử dụng nhầm công vụ phương tiện
hoặc công cụ phương tiện không có tác dụng...
- Những TH đạt còn lại:
Trách nhiệm hình sự: khác chuẩn bị phạm tội thì phạm tội chưa đạt
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt
3. Tội phạm hình thành:
 Khái niệm: là TH hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả những dấu
hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm
 Thời điểm tội phạm hình thành:
- CTTP hình thức: là CTTP mà nhà làm luật chỉ mô tả dấu hiệu hành vi
khách quan, mà không mô tả dấu hiệu hậu quả thuộc yếu tố mặt khách
quan của tội phạm
+ khi người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi được mô tả
trong CTTP
- CTTP vật chất là: CTTP mà nhà làm luật ngoài dấu hiệu hành vi
khách quan còn mô tả dấu hiệu hậu quả thuộc yếu tố mặt khách quan của
tội phạm.
+ khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan và gây ra
hậu quả được mô tả trong CTTP
- CTTP cắt xén: là CTTP tội phạm nhà làm luật không mô tả cụ thể
hành vi khách quan mà chỉ mô tả hành động/ chuỗi hành động nhắm đến 1
mục đích cụ thể
+ khi người phạm tội có hành vi bất kì hướng đến thực hiện hành vi có
tính nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP
LƯU Ý: phân biệt giữa thời điểm tội phạm hình thành và tội phạm kết
thúc (có thể trùng nhau có thể không)
4. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: điều 16
 Khái niệm: là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không
có j ngăn cản
 Điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
- Sự tự nguyện: tự mình 1 cách dứt khoát không có bất kì điều j ngăn
cản cản trở người phạm tội
- Thời điểm: muộn nhất là thời điểm phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành
 Trách nhiệm hình sự: nếu được cơi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm
LƯU Ý: nếu hành vi đã thực hiện/trên thực tế thoả mãn 1 tội phạm khác
thì phải chịu trách nhiệm hình sự

You might also like