You are on page 1of 5

CHƯƠNG IV CẤU THÀNH TỘI PHẠM (CTTP)

1. Các yếu tố của tội phạm

- Khách thể của tội phạm: là qhxh đc LHS bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
- Mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng như những biểu hiện
bên ngoài khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm
tội….
- Chủ thể của tội phạm: là người (có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định)
hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Gồm các dấu
hiệu: Năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS. Ngoài ra, còn có thể có dấu hiệu chủ
thể đặc biệt khác (Đối với người phạm tội).
- Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm lỗi, động
cơ và mục đích phạm tội.
2. Khái niệm cấu thành tội phạm
2.1 Định nghĩa
- Là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm
cụ thể được quy định trong luật hình sự
- Dấu hiệu bắt buộc là những dấu hiệu luôn phải có trong mọi CTTP. Nếu thiếu
một trong các dấu hiệu bắt buộc này thì sẽ không có tội phạm. Bao gồm các
dấu hiệu sau đây:
+ Quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại (thuộc khách thể của TP).
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội (thuộc mặt khách quan của TP).
+ Lỗi (thuộc mặt chủ quan của TP).
+ Năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS (thuộc chủ thể của TP)
- Dấu hiệu không bắt buộc là những dấu hiệu không buộc phải có trong mọi
CTTP. Nghĩa là chúng có thể có trong cấu thành của tội phạm này nhưng
không có trong cấu thành của tội phạm khác. Những dấu hiệu không bắt buộc
gồm:
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả, các dấu hiệu bên ngoài khác của tội phạm như công cụ, phương
tiện, thời gian, địa điểm phạm tội…(thuộc mặt khách quan của TP).
+ Mục đích, động cơ phạm tội (thuộc mặt chủ quan của TP).
+ Dấu hiệu chủ thể đặc biệt (thuộc chủ thể của TP).
- LƯU Ý: Nếu một dấu hiệu thuộc nhóm không bắt buộc được quy định trong
một CTTP của một tội phạm cụ thể thì chúng lại là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm đó.
VD: K1 Đ168 phải có mục đích là chiếm đoạt tài sản thì mới cấu thành tội
cướp tài sản.
2.2 Đặc điểm của các dấu hiệu CTTP
- Do luật định: Phải đc quy định trong BLHS (duy nhất BLHS)
+ CSPL: Đ2 BLHS, K1 Đ8 BLHS
- Có tính đặc trưng: trong sự kết hợp, những dấu hiệu này vừa phản ánh đc đầy
đủ bản chất nguy hiểm cho xh của loại tội phạm nhất định, vừa đủ cần thiết cho
phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.
- Có tính bắt buộc: để kết luận hvi của người phạm tội cụ thể đòi hỏi phải xác
định hvi đc thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP đc quy định
trong BLHS.
2.3 Mqh tội phạm và CTTP
- là mqh giữa hiện tượng và mô hình pháp lý
- là mqh giữa nội dung và hình thức pháp lý tội phạm
3. Phân loại CTTP
3.1 Phân loại CTTP theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội được CTTP phản ánh
- CTTP Cơ bản
+ Là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép
phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.
=> Dấu hiệu định tội
VD: K1 Đ173; K2 Đ123
- CTTP Tăng nặng
+ Là CTTP bao gồm dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên đáng kể (dấu hiệu định
khung tăng nặng).
=> Dấu hiệu định tội + dấu hiệu định khung tăng nặng
VD: K2, K3, K4 Đ173 (hình phạt cao hơn so với K1 Đ173); K1 Đ123
LƯU Ý:
Dấu hiệu định khung tăng nặng = tình tiết định khung tăng nặng
Dấu hiệu định khung tăng nặng chỉ đc quy định tại phần các tội phạm (từ
Đ108 trở đi)
Tình tiết tăng nặng hình sự đc quy định tại Đ52
Dấu hiệu định khung tăng nặng: xác định đc khung hình phạt cần áp dụng
(chuyển sang khung khác), còn tình tiết tăng nặng phải trong 1 khung.
- CTTP Giảm nhẹ
+ Là CTTP bao gồm dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm đi đáng kể (dấu hiệu định
khung giảm nhẹ).
=> Dấu hiệu định tội + dấu hiệu/tình tiết định khung giảm nhẹ
Đc quy định trong phần các tội phạm; tình tiết giảm nhẹ hình sự đc quy
định tại Đ51 BLHS.
=> Mỗi tội danh đều phải có CTTP cơ bản và có thể có một hoặc nhiều CTTP
tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ.
3.2 Phân loại CTTP theo đặc điểm cấu trúc CTTP
- CTTP vật chất: là CTTP mà mặt khách quan có các dấu hiệu hành vi, hậu
quả, mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có CTTP vật chất
được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây ra hậu quả luật
định
- CTTP hình thức: là CTTP mà mặt khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt
buộc. Tội phạm có CTTP hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội
thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong CTTP
=> Dựa vào CTTP cơ bản, nếu trong cttp cơ bản có quy định hậu quả thì đó là
cttp vật chất, nếu quy định hành vi ko quy định hậu quả thì đó là cttp hình thức.
VD: K1 Đ132 là cttp vật chất, vì đây là cttp cơ bản, có quy định hậu quả là
người đó chết.
VD: K1 Đ157 là cttp hình thức, vì đây là cttp cơ bản, chỉ quy định hành vi mà
ko quy định hậu quả.
=> Có hậu quả hay không, dựa vào luật
VD: K1 Đ266 quy định 4 trường hợp phạm tội:
+ Gây thương tích và gây thiệt hại về tài sản là cttp vật chất
+ Bị xử phạt vphc/chưa đc xóa tích là đặc điểm nhân thân xấu (ko có hậu
quả) nên là cttp hình thức
=> K1 Đ266 có cấu thành vật chất và hình thức.
- CTTP cắt xén (cũng là cấu thành hình thức): là CTTP mà mặt khách quan chỉ
có dấu hiệu hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi được mô tả trong CTTP cắt
xén chỉ là một phần hay một giai đoạn của hành vi mà người phạm tội muốn
thực hiện để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích
mong muốn. Tội phạm có CTTP cắt xén được coi là hoàn thành khi người
phạm tội thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà không đòi hỏi phải thực
hiện đầy đủ hành vi mà người phạm tội mong muốn gây ra (1 phần hành vi ko
đc nêu trong luật dưới dạng hành vi mà dưới dạng mục đích).
(Thường gặp ở Đ168, Đ169, Đ170, Đ109)
VD: A muốn thực hiện hành vi hiếp dâm => Đầu tiên A dùng vũ lực/đe dọa
dùng vũ lực/chuốc thuốc mê... => thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái
với ý muốn của nạn nhân. Theo Đ141 là cấu thành hình thức.
VD: K1 Đ168 ko quy định hành vi chiếm đoạt tài sản (“nhằm chiếm đoạt tài
sản” là mục đích chứ ko phải hành vi) => CTTP cắt xén.
- Tiêu chí để xây dựng tội phạm có các cấu trúc khác nhau:
+ Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và chính sách hình sự của Nhà
nước trước yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Yêu cầu của kỹ thuật lập pháp hình sự (tính chất của sự thiệt hại)
++ Nếu thiệt hại có tính xác định => áp dụng CTTP vật chất và ngược
lại, áp dụng CTTP hình thức.
4. Ý nghĩa CTTP
4.1 Ý nghĩa chính trị - xã hội:
- CTTP là yếu tố bảo đảm quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự, đồng
thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và củng cố trật tự pháp
luật trong Nhà nước pháp quyền.
4.2 Ý nghĩa lập pháp hình sự:
- CTTP là mô hình mà Nhà nước sử dụng để quy định tội phạm nhằm thể chế
hóa chính sách hình sự của nhà nước trong lĩnh vực lập pháp hình sự
4.3 Ý nghĩa áp dụng pháp luật hình sự:
- CTTP là cơ sở pháp lý của việc định tội danh.
- CTTP là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
- CTTP là cơ sở pháp lý để định khung hình phạt
- Chỉ từ Đ168 - Đ175 (Chương Sở hữu) có định lượng của đối tượng tác động
cũng chính là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra => cấu thành vật chất. VD:
Đ173: 2 triệu trở lên vừa là định lượng vừa là hậu quả/thiệt hại.
- Trường hợp định lượng của đối tượng tác động ko là thiệt hại/hậu quả do hvi
phạm tội gây ra. VD: Đ188 Tội buôn lậu có cấu thành hình thức
Tội hiếp dâm có cấu thành hình thức hay cắt xén?
=> Hình thức. Đ141 có 1 hvi là quan hệ tình dục, giao cấu và thủ đoạn (có ý
nghĩa phạm tội) là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng ko tự vệ
đc và thủ đoạn khác. Thủ đoạn là cách thức thực hiện hành vi.
- Phạm tội nhiều lần có thể bị xử 1 lần, hoặc xem là tình tiết tăng nặng/định
khung tăng nặng
VD: Anh A trộm 3 lần: 5tr, 10tr, 30tr => Đều thuộc K1 Đ173
VD: Anh A trộm 3 lần: 10tr, 50tr, 40tr => Xem xét cái nặng nhất, ko xem xét
10tr hay 40tr mà phải xét 50tr => Chuyển sang khung hình phạt khác => Áp
dụng K2 Đ173
- Cấu thành vật chất có 2 dạng:
+ Có hậu quả có ý nghĩa xác định tội danh: Đ132 (người đó chết thì người
ko cứu giúp phạm tội)
+ Có hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định giai đoạn thực hiện tội phạm: dù có
hậu quả hay không thì người đó cũng phạm tội.

You might also like