You are on page 1of 8

CHƯƠNG XIV QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

I. Khái niệm
- Định nghĩa Quyết định HP: là việc Tòa lựa chọn hình phạt và mức hình phạt
cụ thể trong phạm vi luật định để áo dụng đối với người phạm tội, pntm phạm
tội
- Ý nghĩa: (slide)
II. Căn cứ quyết định hình phạt
- Đ50:
“1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân
nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân
thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1
Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người
phạm tội.”
1. Căn cứ quy định của BLHS
- Căn cứ vào phần thứ nhất (những quy định chung)
- Căn cứ vào phần thứ hai (các tội phạm)
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xh của hvi phạm tội
- Tính chất
+ Là đại lượng về chất của tội phạm, cho phép phân biệt tội phạm này với
tội phạm khác (chém vào đầu khác chém vào chân)
+ Đc biểu hiện thông qua khách thể, hình thức lỗi,...
- Mức độ
+ Là đại lượng về lượng của tội phạm, cho phép phân biệt trường hợp
phạm tội khác nhau trong 1 tội phạm
+ Đc thể hiện qua mức độ thực hiện tội phạm, mức độ thiệt hại,...
3. Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội
- Nhân thân: là tổng hợp đặc điểm riêng biệt của người pt có ý nghĩa đối với
việc giải quyết đúng đắn về TNHS của họ.
- Nhân thân là căn cứ quyết định hình phạt (xuất phát từ mục đích phòng ngừa
riêng của hp)
4. Căn cứ vào tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ TNHS
- Ko đóng vai trò định khung/định tội => Tăng nặng/giảm nhẹ trong khung
hình phạt (trong mức tối thiểu/tối đa) => Trong giới hạn của 1 khung hp
- Quy định tại Đ51, 52
a) Các tình tiết giảm nhẹ TNHS
- Đ51
- Ko đóng vai trò định khung/định tội nhưng có tác dụng làm giảm mức độ
nguy hiểm cho xh của tội phạm
- Là căn cứ giảm nhẹ hp trong giới hạn của khung hp
=> Là căn cứ áp dụng Đ54, miễn giảm TNHS
- Khoản 1 quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS cụ thể
+ Điểm a: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội
phạm => Ngăn chặn để hậu quả ko xảy ra; làm giảm bớt tác hại của hậu
quả đã xảy ra
+ Điểm b: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc
khắc phục hậu quả => Dựa vào Nghị quyết 01/2006 => Các trường hợp đc
xem là tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả
+ Điểm e: Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi
trái pháp luật của nạn nhân gây ra => Thỏa điều kiện (1) bị kích động về
tinh thần, thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế (2) nguyên nhân của sự kích động
phải do hvi trái PL của nạn nhân gây ra đối với người pt/người thân thích
của người pt
+ Điểm i: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng => Xem
mục 4 trang 316 cuốn văn bản hướng dẫn => Thỏa 2 điều kiện (1) phạm tội
lần đầu (2) ít nghiêm trọng
+ Điểm k: Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức (cưỡng bức về
tinh thần nhưng ko tê liệt về ý chí)
+ Điểm p: Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc
biệt nặng => Chia ra 3 loại khuyết tật nhẹ/nặng/đặc biệt nặng
+ Điểm r: Người phạm tội tự thú (K1 Đ4 BLTTHS)
Tự thú khác đầu thú: Đầu thú là sau khi bị phát hiện mới tự nguyện khai
báo
+ Điểm s: Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải => Khai
đúng, đầy đủ => Công văn số 212
+ Điểm t: Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm
trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án =>
trang 337 văn bản hướng dẫn
- Tự thú mang tính giảm nhẹ hơn đầu thú
+ Tự thú áp dụng theo K1 Đ51
+ Đầu thú áp dụng theo K2 Đ51
III. Quyết định hình phạt trong 1 số trường hợp đặc biệt
1. QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
- Đ54 BLHS
VD: A 20t, phạm tội cướp tài sản. Khi tuyên hình phạt => tuyên trong khung
hình phạt (3 - 10 năm). Đọc điều 54 => có thể tuyên dưới 3 năm.
- Để áp dụng Đ54:
+ Thỏa các điều kiện điều này quy định
+ Khi Tòa thấy phù hợp
=> Đ54 mang tính tùy nghi
- Vì sao có Đ54 => Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo
VD: A 19t, phạm K3 Đ170. A có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo Đ51 nên Tòa
quyết định áp dụng Đ54
=> Ko thể áp dụng K2 Đ51 vì ko có đồng phạm
=> K3 Đ170 chưa phải là khung nhẹ nhất => áp dụng K1 Đ54
=> K3 Đ170 bị phạt tù từ 7 đến 15 năm => K1 Đ54 áp dụng: “phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn” => áp dụng K2 Đ170 A bị phạt tù từ 3 năm đến
dưới 7 năm.
VD: A 19t, phạm K1 Đ170 và có đủ điều kiện để áp dụng Đ54
=> Áp dụng K3 Đ54 vì A đã phạm K1 Đ170 là khung nhẹ nhất
=> K1 Đ170 bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
Theo Đ38 Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03
tháng => A bị phạt tù từ 3 tháng đến dưới 1 năm
=> Nếu thấy hình phạt còn cao, có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn, gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo ko giam giữ => Mở từng điều luật ra
ktra => Áp dụng cải tạo ko giam giữ theo Đ36 từ 6 tháng đến dưới 1 năm vì
thỏa điều kiện loại tội phạm => Về nguyên tắc cũng có thể áp dụng phạt tiền
nhưng phải xem xét A có thể nộp phạt ko, nhưng A phạm tội theo Đ170 cưỡng
đoạt tài sản => Khó áp dụng phạt tiền
- K1, K3 Đ54 áp dụng với mọi đối tượng
VD: A có đồng phạm khác, 19t, đủ điều kiện để áp dụng Đ54 => Đồng phạm
ko thỏa K2 Đ54 thì áp dụng theo K1 hoặc K3 Đ54.
VD: A là người giúp sức nhưng ko có vai trò đáng kể, phạm tội lần đầu => áp
dụng K2 Đ54 => phạm K3 Đ170 phạt tù từ 1 năm đến dưới 7 năm

2. QĐHP trong trường hợp phạm nhiều tội


- Phạm nhiều tội là trường hợp người đã phạm nhiều tội khác nhau được quy
định trong BLHS mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị
kết án lần nào, nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó.
- Các trường hợp được xem là phạm nhiều tội:
(1) Thực hiện nhiều hvi, mỗi hvi cấu thành tội độc lập và ko liên quan
(2) Thực hiện nhiều hvi, mỗi hvi cấu thành tội độc lập nhưng có liên quan
mật thiết và cùng nhằm mục đích phạm tội. Chỉ xem là phạm nhiều tội khi
tất cả các hvi đều có tính nghiêm trọng.
- Nguyên tắc: tuyên hp chính cho từng tội => sau đó tổng hợp
- Phương pháp tổng hợp hình phạt:
+ Thu hút hp
+ Cộng hp
- Phương pháp thu hút hp:
+ Trường hợp có hp cao nhất là tử hình
+ Trường hợp có hp cao nhất là tù chung thân
VD: A phạm 2 tội, hp 1 là tù chung thân, hp 2 là phạt tiền => ko thu hút đc,vào
tù chung thân và phải nộp tiền
- Phương pháp cộng các hp: cộng vào hp nặng nhất một phật hoặc toàn bộ các
hình phạt còn lại => Ko đc quá 30 năm

- Tổng hợp hp chính cùng loại: K1 Đ55


- Tổng hợp hp chính khác loại:
3. QĐHP trong trường hợp có nhiều bản án
- Nhiều bản án: đang chấp hành 1 bản án thì bị đưa ra xét xử về tội đã phạm
trước/sau khi tuyên bản án đang chấp hành
- TH 1: đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có
bản án này => áp dụng K1 Đ56
- TH 2: đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội phạm mới => áp dụng
K2 Đ56.
VD: A 19t, 2021 phạm tội K2 Đ123. 2022 phạm K1 Đ168 và bị phát hiện. Bị
tòa tuyên 7 năm về tội cướp. Chấp hành đc 2 năm thì phát hiện tội đã phạm
năm 2021 và bị tuyên 15 năm tù
=> áp dụng K1 Đ56: “...Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét
xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ
luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn
chấp hành hình phạt chung.”
=> 15 năm + 7 năm = 22 năm < 30 năm (cộng lại nếu trên 30 năm thì trừ
bớt phần dư theo Đ55), A đã chấp hành đc 2 năm => A chấp hành thêm 20
năm.
=> Cộng trước trừ sau
=> K1 Đ56 tổng hợp hp trên thực tế hay về nguyên tắc đều ko trên 30 năm
VD: 2021, A phạm K1 Đ168, bị tuyên 7 năm. 2 năm sau A phạm tội mới K2
Đ123, bị tuyên 15 năm. Tổng hợp hp??
=> Phạm tội mới thì áp dụng K2 Đ56: “...Tòa án quyết định hình phạt đối
với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án
trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55”
=> Bản án 2: 15 năm; bản án 1: 7 năm trừ 2 năm chưa chấp hành 5 năm.
Vậy 15 năm cộng 5 năm = 20 năm
=> Trừ trước cộng sau.
*K2 Đ56 tổng hợp hp trên thực tế có thể trên 30 năm.
4. QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
- K1 Đ57
VD: A chuẩn bị phạm tội, mang dao tới nhà B thì bị bắt
- Có khung hình phạt dành riêng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội, thường đc
quy định trong điều luật đó. VD: K3 Đ123 => Đọc Đ14 có quy định các trường
hợp áp dụng hình phạt đối với chuẩn bị phạm tội.
- Phạm tội chưa đạt ko có khung hình phạt riêng => áp dụng K3 Đ57: “Đối với
trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình
phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá
20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt
tù mà điều luật quy định.”
5. QĐHP trong trường hợp đồng phạm
- Đ58 BLHS
- phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội
của từng người đồng phạm.
6. QĐHP đối với người dưới 18t phạm tội (đ102; trên 18t thì Đ57)
- Đ12: Có 2 nhóm người dưới 18t:
+ 14 đến dưới 16
+ 16 đến dưới 18
6.1 Các hình phạt ko áp dụng đối với người dưới 18t phạm tội
- Ko áp dụng tù chung thân và tử hình (Đ39, 40, K5 Đ91 BLHS)
- Ko áp dụng hp bổ sung (kể cả phạt tiền): K6 Đ91 BLHS
- Đối với người chưa đủ 16t thì KHÔNG áp dụng phạt tiền là hp chính: Đ99
6.2 Hình phạt đc áp dụng đối với người dưới 18t phạm tội
- HP tù có thời hạn: Đ101
- Cải tạo ko giam giữ: Đ100
- Phạt tiền (đối với người từ 16t trở lên có thu nhập/tài sản riêng): Đ99
- Cảnh cáo: Đ34
6.3 Giới hạn QĐHP
- Đ99: phạt tiền
VD: A 17t, phạm K1 Đ177 => bị phạt tiền => áp dụng K2 Đ99
- Đ100 cải tạo ko giam giữ
+ đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng
+ người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng => có lợi
hơn cho đối tượng này vì đc ưu tiên áp dụng hp ko tước tự do
- Đ101 tù có thời hạn
+ Đủ 16t đến dưới 18t
++ điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù
++ tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định
+ Đủ 14 đến dưới 16t
++ điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;
++ tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định
6.4 QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
- K1 Đ102
- trong trường hợp chuẩn bị phạm tội: K2 Đ102
+ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba
mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt
+ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai
mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt
VD: A 17t, chuẩn bị phạm tội giết người theo Đ123 => K3 Đ123 + K2 Đ102 bị
phạt tù 2 năm 6 tháng
- trong trường hợp phạm tội chưa đạt: K3 Đ102 tính hình phạt theo điều 99,
100, 101 rồi xác định độ tuổi => xác định mức phạt.
+ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba
mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101
+ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai
mức hình phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101
Bài tập 15/74
a) K3 Đ57 => 15 năm x 3/4 = 11 năm 3 tháng tù
b) K1 Đ101=> 15 năm x 3/4 = 11 năm 3 tháng tù
K3 Đ102 => 11 năm 3 tháng x 1/2 = ...
6.5 Tổng hợp hp trong trường hợp phạm nhiều tội
- Đ103
+ Khoản 1:
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá 03 năm
Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi; 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Khoản 2: dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ
16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi
Bài tập 16/74
1. Ko phải nhiều bản án, mà A phạm nhiều tội. Nhiều bản án là đang chấp hành
1 bản án thì bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước/sau khi tuyên bản án đang
chấp hành
2. Tòa tuyên A 17t 15 năm tù + 19t 4 năm tù => Điểm a K3 Đ103 => 15 năm
tù + 4 năm tù = 19 năm tù > 18 năm tù => A bị phạt 18 năm tù
A 17t 3 năm tù + 19t 18 năm tù => Điểm b K3 Đ103 => 18 năm tù + 3 năm tù
= 21 năm tù
6.6 Tổng hợp hp của nhiều bản án
- Đ104

You might also like