You are on page 1of 6

CHƯƠNG XIII HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC

BIỆN PHÁP TƯ PHÁP


A. Hệ thống hình phạt (HTHP)
I. Khái niệm HTHP
1. Định nghĩa HTHP
- Hệ thống hình phạt là một chỉnh thể, bao gồm hình phạt đc quy định trong
BLHS, có phương thức liên kết theo một trật tự phục thuộc vào tính chất
nghiêm khắc của từng loại hp.
2. Phân tích
- HTHP bao gồm các hình phạt đc phân thành 2 nhóm: hp chính và hp bổ sung
+ HP chính K1 Đ32: là loại hp đc áp dụng chính thức cho tội phạm, được
Tòa án tuyên một cách độc lập. Đối với trường hợp phạm tội cụ thể thì chỉ
áp dụng một hp chính
++ 7 loại hình phạt chính: cảnh cáo (hp chính nhẹ nhất), phạt tiền, cải
tạo ko giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình (hp
chính nặng nhất)
+ HP bổ sung K2 Đ32: là loại hp ko đc tuyên độc lập (tuyên kèm với hp
chính). Đối với trường hợp phạm tội cụ thể có thể ko áp dụng hoặc áp dụng
một/nhiều hp bổ sung
++ Điểm e, g K2 Đ32: Nếu đã là hp chính thì ko áp dụng là hp bổ sung
- Vị trí quy định hp bổ sung:
+ Điều luật cuối cùng của chương: chỉ ở chương 13, cụ thể Đ122
+ Khoản cuối cùng của điều luật (vị trí phổ biến nhất)
VD: Đ123 tội giết người, hp bổ sung đc quy định ở K4
+ Đối với người phạm tội: Khoản trước khoản quy định TNHS của pháp
nhân. VD: K6 Đ188 quy định đối với pntm => K5 quy định đối với người
phạm tội
+ Trong tham ô lĩnh vực công: đc quy định trong khoản đứng trước khoản
tham nhũng trong lĩnh vực tư
- Cách thức áp dụng hp bổ sung:
(1) Tùy nghi (có thể)
(2) Bắt buộc (“còn bị...”)
VD: K5 Đ353: “Người phạm tội còn bị (bắt buộc) cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (tùy nghi).”
- Phương thức liên kết của HTHP: theo trật tự từ nhẹ đến nặng => tiết kiệm các
bp cưỡng chế (chỉ áp dụng hình phạt ở mức độ vừa đủ); áp dụng Đ54
II. Các loại HTHP cụ thể
- Đ34 Cảnh cáo: ko tước đi quyền/lợi ích nào => đánh vào tinh thần, ý thức
+ Điều kiện áp dụng: người phạm tội ít nghiêm trọng
+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 2 trở lên, quy định ở Đ51)
+ Chưa đến mức miễn hình phạt (ko thuộc trường hợp đc miễn TNHS)
=> Ít áp dụng trong thực tế vì quá nhẹ
- Đ35 Phạt tiền
+ Khoản 1: là hp chính, áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng/nghiêm trọng/rất nghiêm trọng
+ Khoản 2: là hp bổ sung, thỏa 2 điều kiện:
(1) Xem tội người đó phạm có quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền ko
(2) Chưa đc áp dụng là hp chính
+ Khoản 3: mức phạt tiền tối thiểu 1tr
- Đ36 Cải tạo ko giam giữ: ko cách ly khỏi môi trường sống
+ Điều kiện áp dụng: (1) người phạm tội ít nghiêm trọng/nghiêm trọng
(điều khoản có quy định thì áp dụng); (2) có nơi cư trú rõ ràng; (3) xét thấy
ko cần thiết cách ly (mang tính đánh giá trương đối)
+ Thời hạn: 6 tháng - 3 năm
+ K3: “người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về
cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20%
để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.
Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập,
nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.”
+ Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực
hiện nghĩa vụ quân sự.
+ K4: người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất
việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số
công việc lao động phục vụ cộng đồng
- Đ37 trục xuất: vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung
+ Áp dụng đối với người phạm bất kì tội gì (nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng, ít nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng); áp dụng với người nước
ngoài
+ Ko áp dụng đối với người ko quốc tịch nhưng thường trú tại VN; còn
người ko có quốc tịch và ko thường trú tại VN thì áp dụng.
=> Điểm chung 4 hình phạt: Ko cách ly người phạm tội khỏi môi trường sống
=> Ko tước tự do/hình phạt ko giam giữ/hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù
=> Trục xuất nằm ở vị trí thứ 4 ko đồng nghĩa là hình phạt nặng hơn 3 hình
phạt còn lại, mà do áp dụng với đối tượng đặc biệt.
- Đ38 Tù có thời hạn:
+ Cách ly người phạm tội khỏi môi trường sống
+ Mức tối thiểu: 3 tháng; mức tối đa: 20 năm
+ Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
+ Có thể áp dụng đối với bất kì loại tội phạm nào
+ Khoản 2: KHÔNG áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần
đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý VÀ có nơi cư trú rõ ràng. => áp dụng
các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, hoặc miễn giảm TNHS.
+ Đc áp dụng phổ biến nhất
- Đ39 Tù chung thân
+ Ko có thời hạn
+ Áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến
mức bị xử phạt tử hình
+ KHÔNG áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
- Đ40 Tử hình
+ Đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
+ Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm
tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ
75 tuổi trở lên
+ Khoản 3: đã tuyên án tử hình rồi, bản án đã có hiệu lực nhưng ko thi
hành thì theo Khoản 4 điều này => chuyển thành tù chung thân
- Đ41 Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
+ Hình phạt bổ sung
+ hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong
trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
+ Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
- Đ42 Cấm cư trú
+ Trong bản án của Tòa sẽ chỉ định những nơi ko đc cư trú, những nơi ko
chỉ định thì đc cư trú. => ngoài những nơi bị cấm muốn ở đâu thì ở
- Đ43 Quản chế
+ Trong bản án của Tòa sẽ chỉ định những nơi người đó đc ở => Ngoài
những nơi đc chỉ định thì ko đc ở
+ Áp dụng đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn
- Đ45 Tịch thu tài sản
+ Ko áp dụng với tội phạm ít nghiêm trọng
*CÁCH ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
- Hình phạt chính: mở điều luật tương ứng r áp dụng
- Hình phạt bổ sung
+ Tội người đó phạm phải có quy định loại hình phạt bổ sung => kiểm tra ở
những vị trí nhất định => Kết luận áp dụng hoặc ko áp dụng
+ Đối với phạt tiền và trục xuất, phải thỏa điều kiện chưa đc áp dụng với tư
cách là hình phạt chính
+ Đối với tịch thu tài sản, phải thỏa điều kiện loại tội phạm ở Đ45 => ko áp
dụng với tội phạm ít nghiêm trọng.
Bài tập 1/69:

1. SAI.
- Hình phạt chính: 3 năm tù (K1 Đ188) => đúng
- Hình phạt bổ sung:
+ Có quy định tại K5 Đ188
+ Mở Đ45 ra ktra => A phạm tội ít nghiêm trọng => Ko thể áp dụng tịch
thu tài sản.
=> Quyết định của Tòa sai.
B. Các biện pháp tư pháp
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
- Đc quy định trong BLHS
- Đc áp dụng bởi cquan điều tra, VKS, tòa án
- Đc áp dụng đối với người có hvi nguy hiểm cho xh (hvi đó có thể cấu thành
tội phạm hoặc ko đủ yếu tố CTTP), pháp nhân thương mại phạm tội
- Nhằm hỗ trợ (các biện pháp còn lại)/thay thế (biện pháp giáo dục tại trường
giáo dưỡng Đ96, 97) cho hình phạt
II. Các BPTP cụ thể
1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
- Đ47 Khoản 1
VD: A dùng dao chém đầu B => áp dụng BPTP tịch thu con dao
VD: A là CEO, A tham ô 10 tỷ, A xây nhà => áp dụng BPTP tịch thu căn nhà
theo điểm b K1
VD: A bán cho B 10 kí heroine => áp dụng điểm c K1 Đ47 tịch thu
- Khoản 2
VD: A mượn xe đạp của B, A nói để đi học nhưng thực chất đi giao ma túy =>
áp dụng K2 Đ47 trả xe đạp cho B chứ ko tịch thu
- Khoản 3
VD: A và B là bff, A mượn xe máy của B, A nói cần gấp xe để giao ma túy, B
nể A nên cho A mượn, A bị bắt => áp dụng điểm a K1 bị tịch thu do B là người
giúp sức, ko áp dụng K3 => thỏa chế định đồng phạm thì rơi vào K1.
- Có thể áo dụng đối với người có hvi nguy hiểm cho xh nhưng chưa đủ yếu tố
CTTP.
Bài tập 4/70
a) Trả lại chủ sở hữu, theo K2 Đ47
b) Cha Tùng có lỗi, cho Tùng mượn ô tô đi chơi => thừa biết Tùng ko đủ điều
kiện lái xe => chiếc xe có thể bị tịch thu theo K3 Đ47
2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin
lỗi
- Đ48
+ K1: Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật
chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. => giống K2 Đ47, tòa
thường áp dụng K1 Đ48 hơn vì tên đúng hơn
+ K2: Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc
người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại
=> Công khai xin lõy khi xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm.
3. Bắt buộc chữa bệnh
- Đ49
4. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Đ96, 97
- Áp dụng rất ít
- Áp dụng đối với người dưới 18 tuổi, ko quy định loại tội phạm => có thể áp
sụng đối với mọi loại tội phạm do tính chất nghiêm trọng của hvi phạm tội.

You might also like