You are on page 1of 15

A.

MIỄN, GIẢM TNHS

I. Khái niệm miễn, giảm TNHS

1. Khái niệm
- Miễn, giảm TNHS áp dụng với chủ thể phạm tội (vì có tội mới có TNHS → có TNHS
mới đặt ra vấn đề miễn, giảm TNHS)

2. Đặc điểm của miễn, giảm TNHS


- Là các biện pháp được quy định trong BLHS
- Là các biện pháp có tính khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội, pháp nhân
thương mại phạm tội
- Áp dụng đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi hội đủ những căn
cứ và điều kiện luật định
- Được áp dụng trong suốt quá trình truy cứu TNHS (điều tra/ truy tố/ thi hành án/…)

3. Cơ sở
- Tính khoan hồng
- Chủ trương tiết kiệm cưỡng chế trong xử lý tội phạm
- Tính biện chứng trong thực tiễn xử lý tội phạm

4. Hệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS


II. Các biện pháp miễn giảm TNHS

1. Các biện pháp miễn TNHS

1.1. Định nghĩa


- Là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm mà người đó đã thực hiện
khi có căn cứ luật định
→ Người được miễn TNHS VẪN ĐƯỢC COI LÀ PHẠM TỘI → có đủ điều kiện →
không chịu TNHS chứ không phải là không phạm tội
- Phân biệt miễn TNHS với không có tội
- Miễn TNHS là miễn TẤT CẢ các hình thức TNHS, kể cả án tích

1.2. Thẩm quyền miễn TNHS


- Trong giai đoạn khởi tố, điều tra: Cơ quan điều tra
- Trong giai đoạn truy tố: VKS
- TRong giai đoạn xét xử: Tòa án
- Quyết định đại xá: Quốc hội

1.3. Phân loại các trường hợp miễn TNHS

a. Miễn TNHS tùy nghi


- Có từ “có thể", “tùy trường hợp"

b. Miễn TNHS bắt buộc


- Khoản 1 điều 29
- Điều 16
- Điều 27
- Khoản 4 điều 110 BLHS (Tội gián điệp)

c. Miễn TNHS ở phần chung

c.1. Do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội


- Điều 16

c.2. Khi hết thời hiệu truy cứu TNHS


- Điều 27
- Thời điểm tính thời hiệu truy cứu TNHS: Khoản 3 điều 27
+ Trường hợp thứ 3: Phải đủ 2 điều kiện
- Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS
+ Điều 28
- Bài tập 19/ trang 76 - câu 2:
+ Tội 1: Tội cố ý gây thương tích: Khoản 5 điều 134 → Đặc biệt nghiêm trọng →
Áp dụng điểm d khoản 2 điều 27 → 20 năm ⇒ Áp dụng khoản 3 điều 27: Tính từ
15/8/2022 (ngày phạm tội mới)
+ Tội 2: Tội gây rối trật tự công cộng → Ít nghiêm trọng → Áp dụng điểm a khoản 2
điều 27: Thời hiệu là 5 năm ⇒ Áp dụng khoản 3 điều 27: Tính từ ngày 15/8/2022
(ngày tội phạm được thực hiện)

c.3. Có quyết định đại xá


- Điểm b khoản 1 điều 29
- Đại xá:
+ Điểm b khoản 1 điều 29
● Miễn TNHS
● Không còn/ không có án tích
● Trong quá trình truy cứu TNHS => Chưa bị kết án
+ Khoản 1 điều 62
● Miễn chấp hành hình phạt
● Còn án tích nếu có án tích (nếu bị tuyên phạt có án tích thì sẽ còn án tích)
● Trong giai đoạn thực hiện TNHS ⇔ Đã bị kết án
- Câu 37, 38/ 66:
+ Câu 37: Đúng ⇔ “Có thể"
+ Câu 38: Sai ⇔ Đại xá còn áp dụng với người chưa bị kết án tại điểm b khoản 1
điều 29

c.4. Theo khoản 3 điều 29 BLHS


- Trường hợp ít nghiêm trọng
- Miễn TNHS trên cơ sở hòa giải

c.5. Với người <18t phạm tội


- Khoản 2 điều 91: Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình
sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng,
trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật
này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2
Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150,
151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
- Khi thỏa mãn đủ điều kiện tại khoản 2 điều 91 → cơ quan chức năng sẽ hỏi người đại
diện hợp lý có đồng ý với biện pháp tại điều 92 hay không => Điều 92: Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp
khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu
người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp
dụng một trong các biện pháp này.
⇒ Chỉ áp dụng khoản 2 điều 91 KHI: Không thể áp dụng điều 29 + đủ điều kiện áp dụng
khoản 2 điều 91 + người đại diện đồng ý cho áp dụng biện pháp
- Khoản 2 điều 91, 92 → 95
- Nghị định 37/2018
- Thông tư liên tịch số 06/2018
→ Sử dụng biện pháp phi hình sự

d. Miễn TNHS phần các tội phạm


- Đọc trong giáo trình

1.4. Hậu quả pháp lý


- Miễn TNHS: Miễn 3 hình thức của TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng, án tích)
- Không có án tích
- Không loại trừ các trách nhiệm pháp lý khác (dân sự - hành chính - kỷ luật)
B.2. Các biện pháp miễn giảm TNHS

2. Miễn hình phạt

2.1. Định nghĩa


- Thẩm quyền: Tòa án
- Chỉ có Tòa mới có thẩm quyền quyết định hình phạt → Chỉ có Tòa mới có quyền miễn
2.2. Điều kiện miễn hình phạt đối với người phạm tội
- Điều 59 BLHS
- 3 điều kiện đều mang tính tương đối → ít áp dụng trên thực tế

2.3. Hậu quả pháp lý


- Không có án tích
- Khoản 2 điều 69
- Câu 39/ trang 66: Đúng

III. Án treo

1. Định nghĩa
- Điều 1 nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018)
- Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện

2. Tính chất pháp lý


- Là biện pháp mang tính khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
- Án treo không phải là hình phạt (điều 32 không có án treo) → án treo là biện pháp
MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ ĐIỀU KIỆN

3. Ý nghĩa
- Biện pháp khoan hồng
- Câu 42/ trang 67: Sai ⇔ Án treo không là hình phạt + nêu khái niệm án treo

4. Điều kiện để được hưởng án treo


- Điều 2 nghị quyết số 02/ 2018 và nghị quyết số 01/2022/ NQ-HĐTP ngày 15/4/2022
- Điều kiện 1: Bị xử phạt tù không quá 3 năm
+ Không ràng buộc về loại tội phạm → chỉ ràng buộc là Tòa tuyên không quá 3 năm
- Điều kiện 2: Có nhân thân tốt
- Điều kiện 3: Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên…
- Điều kiện 4: Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giám sát, giáo dục
- Điều kiện 5: Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù
- Lưu ý: Điểm b khoản 1 điều 1 nghị quyết số 01/2022
5. Các trường hợp không cho hưởng án treo
- Xem điều 3 nghị quyết số 02/2018, nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022
- Không loại trừ loại tội phạm nào
- Câu 43/ trang 67: Sai ⇔ 1 trong các điều kiện để hưởng án treo là bị xử phạt tù không
quá 3 năm → mức hình phạt mà Tòa tuyên là không quá 3 năm chứ không ràng buộc về
loại tội phạm/ không có trường hợp nào ràng buộc về loại tội phạm

6. Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách
- Thời gian thủ thách của án treo là thời hạn mà Tòa quyết định buộc người bị kết án
được hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện của án treo
- Thời gian thử thách của án treo bằng 2 lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 1
năm và không được quá 5 năm
- Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách: Điều 5 nghị quyết số 02/2018 và nghị quyết
số 01/2022

7. Điều kiện thử thách của án treo


- Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo không được thực hiện hành vi
phạm tội mới và không được cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án
hình sự 02 lần trở lên
- Khác với “điều kiện để được hưởng án treo"

8. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện của án treo
- Khoản 5 điều 65 BLHS
- Nếu người bị kết án phạm tội MỚI trong thời gian thử thách thì Tòa án BUỘC họ phải
chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo
- Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo
quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án CÓ THỂ buộc họ chấp
hành hình phạt tù đã được hưởng án treo
- Trong trường hợp người đang hưởng án treo bị đưa ra xét xử về 1 tội phạm THỰC
HIỆN TRƯỚC KHI hưởng án treo (đang hưởng án treo thì bị phát hiện và xét xử tội đã
thực hiện trước khi hưởng án treo) ⇒ Chấp hành song song 2 bản án, không tổng hợp tội
phạm

9. Thể thức chấp hành án treo


- Khoản 2 điều 65 bLHS
- Luật thi hành án hình sự 2019
10. Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
- Khoản 3 điều 65

11. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo


- Điều 8, 9 nghị quyết số 02/2018
- Thẩm quyền: Chỉ có Tòa án
- Khoản 4 điều 65

⇒ Chốt
A bị Tòa tuyên 2 năm tù → A đủ điều kiện được hưởng án treo → Tòa cho A hưởng án
treo → Tòa phải xác định THỜI GIAN THỬ THÁCH: 2x2 = 4 năm → Phải ấn định thời
gian
- Bài tập 22/ trang 79:
1. Tội Y bị tuyên phạt tù 3 năm
→ chia 2 trường hợp:
- Y là tội phạm trước đó: Căn cứ vào khoản 5 điều 65 → A không vi phạm điều kiện của
án treo → A thực hiện song song/ đồng thời 2 bản án: Còn 2 năm thử thách + 3 năm tù →
2 năm thử thách thực hiện trong tù
- Y là tội phạm mới (thực hiện trong thời gian thử thách): Căn cứ vào khoản 5 điều 65, A
vi phạm điều kiện của án treo → A phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo: 2
năm tù ⇒ Nhiều bản án: B1: Xác định hình phạt của tội phạm sau: 3 năm tù, tội phạm
trước: 2 năm tù => 3+2 = 5 năm tù ⇒ Khoản 2 điều 56)
2. Tội Y bị tuyên phạt cải tạo không giam giữ 2 năm
- Y là tội phạm mới: Căn cứ khoản 2 điều 56 → Quy đổi từ cải tạo không giam giữ từ 2
năm sang 8 tháng tù + hình phạt cũ bị phạt 2 năm tù ⇒ Tổng hợp 2 năm 8 tháng tù
- Y là tội phạm cũ: Tương tự phía trên
3. Phạt tiền 5 triệu đồng
- Y là tội phạm cũ: Tương tự phía trên
- Y là tội phạm mới: Tổng hợp: 2 năm + 5 triệu đồng
- Câu 44/ trang 67: Sai ⇔ Thời gian thử thách của án treo = 2 lần mức hình phạt tù +
không dưới 1 năm và không quá 5 năm
- Câu 46/ trang 67: Sai ⇔ Không phạm tội mới trong thời gian thử thách + không cố ý
vi phạm nghĩa vụ theo quy định của luật thi hành án hình sự 2019 từ 02 lần trở lên
- Câu 48/ trang 67: Sai ⇔ 2 trường hợp: Nếu tội này là tội mới thì vi phạm điều kiện của
án treo và phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo; nếu tội này là tội đã vi
phạm trước khi hưởng án treo thì chấp hành song song 2 bản án.
IV. Tha tù trước thời hạn có điều kiện

1. Định nghĩa
- Điều 1 nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018
- Thẩm quyền: Tòa án (khoản 3 điều 66 BLHS)

2. Điều kiện áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng: Khoản 1 điều 66 BLHS, điều 2 nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP
- Đối với người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng: Khoản 1 điều 66
BLHS, điều 3 NQ số 01/2018/NQ-HĐTP
- Đối với người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù: Điều 106 BLHS, điều 4 nghị
quyết 01/2018/NQ-HĐTP

3. Đối tượng áp dụng


- Người bị tuyên hình phạt tù có thời hạn
- Người bị tuyên hình phạt chung thân nhưng bị giảm xuống tù có thời hạn

4. Các trường hợp không được tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Khoản 2 điều 66

5. Thời gian thử thách của tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Khoản 3 điều 66
- Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù
- Câu 59/ trang 68: Sai ⇔ Bằng chứ không bằng 2 lần

6. Điều kiện thử thách của tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Không được cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên HOẶC bị xử phạt vi phạm hành chính
02 lần trở lên
VÀ không được thực hiện hành vi phạm tội mới

7. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện


- Khoản 4 điều 66
- Nếu vi phạm nghĩa vụ hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính → Có thể hủy bỏ quyết định
>< Nếu trong thời gian thử thách mà PHẠM TỘI MỚI thì BUỘC chấp hành hình phạt
của bản án mới và tổng hợp phần hình phạt tù chưa chấp hành
- Bài 23/ trang 80 - câu 1:
Câu 1: Tội gây rối trật tự công cộng bị tuyên 1 năm tù
- Tội gây rối trật tự công cộng được thực hiện trong thời gian thử thách → Tội mới →
Buộc chấp hành hình phạt của bản án mới: 1 năm + tổng hợp với phần hình phạt tù chưa
chấp hành của bản án trước: 1 năm tù
⇒ Tổng hợp: 2 năm tù
8. Rút ngắn thời gian thử thách của tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Khoản 5 điều 6
- Thẩm quyền: Tòa án

V. Miễn chấp hành hình phạt

1. Định nghĩa
- Là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên trong bản
án
+ Miễn chấp hành TOÀN BỘ hình phạt (trong trường hợp chưa chấp hành hình
phạt)
+ Miễn chấp hành MỘT PHẦN hình phạt (trong trường hợp đã chấp hành hình phạt)
⇒ Trong bản án, Tòa án tuyên rõ hình phạt là gì và tuyên miễn cái gì
- Chú ý: Khoản 7 điều 62 BLHS
→ Miễn về phần hình phạt, không miễn về cái khác → Những cái khác vẫn phải chấp
hành

2. Thẩm quyền
- Quốc hội: Miễn chấp hành hình phạt khi được đại xá
- Chủ tịch nước: Miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá
- Tòa án: Các trường hợp còn lại
- Thông tư liên tịch số 04/2021

3. Miễn chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản án
- Định nghĩa: Khoản 1 điều 60
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó
người bị kết án, pháp nhân thương mại phạm tội bị kết án không phải chấp hành bản án
đã tuyên
- Mục 1.1 nghị quyết 01 ngày 02/10/2007
+ Điều 60 áp dụng đối với quyết định hình phạt
+ Các phần khác như bồi thường thiệt hại, án phí, các quy định khác về tài sản… sẽ
chấp hành theo luật thi hành án dân sự
- Câu 30/ trang 66: Sai ⇔ Thời hiệu thi hành bản án quy định tại điều 60 chỉ là thời hiệu
thi hành cho quyết định hình phạt → các phần khác theo quy định của luật thi hành án
dân sự

3.1.Điều kiện đối với người bị kết án


- Đã qua thời hiệu thi hành bản án hình sự: Khoản 2 điều 60
→ Xác định thời hiệu dựa vào mức hình phạt mà Tòa tuyên cho người phạm tội
→ Phân biệt điều 27 (thời hiệu truy cứu TNHS) với điều 60 (thời hiệu thi hành bản án)
- Trong thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án không được thực hiện hành vi phạm tội
mới
- Trong thời hiệu thi hành bản án,

3.2. Điều kiện đối với pháp nhân thương mại bị kết án
- 5 năm
- Khoản 3 điều 60
- Không được phạm tội mới

3.3. Thời điểm tính thời hiệu thi hành bản án hình sự
- Khoản 4, 5 điều 60 BLHS
- Được tính kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

3.4. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án


- Với các tội quy định tại chương XIII, XXVI, khoản 3 và khoản 4 điều 353, khoản 3 và
khoản 4 điều 354 ⇒ Tội phạm về chính trị, chống loài người → qua thời gian không làm
mai một đi tính nguy hiểm
- Điều 61
- Bài tập 20/ trang 77 - câu 1:
→ Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 60: Thời hiệu thi hành bản án là 5 năm tính từ ngày
bản án có hiệu lực pháp luật (khoản 4 điều 60)
4. Miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá
- Khoản 1 điều 62 BLHS
- Luật đặc xá năm 2018
- Là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do CTN quyết định
- Đặc xá → Chủ tịch nước # đại xá: Quốc hội
Câu / trang 66: Sai ⇔ Đặc xá là biện pháp miễn chấp hành hình phạt
Câu / trang 66: Sai ⇔ Còn áp dụng cho người bị tuyên chung thân nhưng bị giảm
xuống tù có thời hạn

5. Miễn chấp hành hình phạt theo khoản 2,3,4,5 điều 62 BLHS
- Điều 105

VI. Giảm mức hình phạt đã tuyên

1. Giảm mức hình phạt đã tuyên


- Điều 63 BLHS
- Trường hợp thông thường
- Nghị quyết số 01/2007 ngày 02-10-2007 và công văn số 64 ngày 03/04/2019
- Khoản 1 điều 63: Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt
tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ
và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành
án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
- Khoản 2 điều 63:
+ Mỗi người được giảm nhiều lần
+ Tối thiểu phải chấp hành được ½

2. Giảm mức hình phạt trong trường hợp đặc biệt


- Điều 64 bLHS
- Có lý do đáng được khoan hồng thêm
- Thời gian xét giảm sớm hơn
- Mức giảm mỗi lần cao hơn
- Nghị quyết 01 ngày 02/10/2007

3. Giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người dưới 18t
- Điều 105
- Nghị quyết 01 ngày 02/10/2007
VII. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

1. Hoãn hình phạt tù


- Là cho phép người bị kết án phạt tù chỉ chấp hành hình phạt tù đã tuyên sau 1 thời gian
chứ không phải chấp hành ngay khi có lý do luật định
- Nghị quyết 01 ngày 02/10/2007

2. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù


- Điều 68 BLHS
- Cho phép người đang chấp hành hình phạt tù vì lý do luật định mà tạm ngưng 1 thời
gian → sau đó chấp hành tiếp
⇒ Nếu người đó đã chấp hành hình phạt tù → Tạm đình chỉ
⇒ Nếu người đó chưa chấp hành hình phạt tù → Hoãn
- Câu 41/ trang 67: Sai ⇔ chỉ được nếu bị xử phạt tù lần đầu, còn nếu không phải lần
đầu thì Tòa án xem xét quyết định
B. Xóa án tích

1. Định nghĩa
- Là hoạt động xóa đi án tích cho người bị kết án và người được xóa án tích coi như chưa
bị kết án
>< Vẫn lưu trong lý lịch tư pháp

2. Các trường hợp không bị coi là có án tích


- Khoản 2 điều 69: Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
→ Áp dụng cho người đủ 18 và dưới 18
- Khoản 1 điều 107: Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
3. Phân loại

3.1. Đương nhiên được xóa án tích


- Điều 70 BLHS
→ Đương nhiên được xóa khi thỏa điều kiện mà không cần quyết định của Tòa án
- Đối tượng áp dụng: Khoản 1 điều 70: Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối
với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của
Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc
hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này.
- Để tính thời hạn xóa án tích: Luôn tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết
thời gian thử thách án treo + không phạm tội mới trong thời hạn 1-2-3-5 năm (khoản 2
điều 70)
+ Còn các hình phạt khác kèm theo thì vẫn phải chấp hành, khi nào chấp hành xong
thì được xóa
- Ví dụ 1: A bị Tòa tuyên tù 3 năm từ ngày 1/1/2021. A chấp hành xong hình phạt tù, đã
chấp hành xong các quyết định khác là: đóng án phí và bồi thường thiệt hại 50tr vào ngày
1/1/2022. Tính thời gian A được xóa án tích?
→ A bị tuyên 3 năm tù → Áp dụng điểm b khoản 2 điều 70, thời hạn để A xóa án tích là
2 năm kể từ ngày 1/1/2021, tức là vào ngày 1/1/2023 + A đã thực hiện xong các quyết
định khác vào ngày 1/1/2022, tức là chấp hành xong quyết định khác thì sẽ được xóa án
tích vào ngày 1/1/2023.
- Ví dụ 2: 3 bị Tòa tuyên tù 3 năm từ ngày 1/1/2021. A chấp hành xong hình phạt tù, đã
chấp hành xong các quyết định khác là: đóng án phí và bồi thường thiệt hại 50tr vào ngày
10/10/2023. Tính thời gian A được xóa án tích?
→ Thời hạn để A được xóa án tích: 10/10/2023 vì dù 1/1/2023 A được xóa án tích khi
chấp hành xong hình phạt chính >< chưa chấp hành xong các quyết định khác → khi nào
chấp hành xong các quyết định khác thì mới được xóa án tích

3.2. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án


- Điều 71 BLHS

3.3. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt


- Phải thỏa mãn các điều kiện đặc biệt + thời hạn ngắn hơn/ sớm hơn
4. Cách tính thời hạn để xóa án tích
- Điều 73 BLHS
- Khi có án tích → Bản án quyết định/ kết án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có án
tích (vì án tích là 1 trong 3 hình thức TNHS)
- Thời hạn: Phải căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên
+ Thời hạn khi chưa được xóa án tích mà phạm tội mới: Người bị kết án chưa được
xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có
hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành
xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày
bản án mới hết thời hiệu thi hành.

5. Xóa án tích với người dưới 18 tuổi phạm tội


- Điều 107
- Những trường hợp không bị coi là có án tích: Khoản 1 điều 107
- Xóa án tích với người dưới 18 tuổi phạm tội: Khoản 2 điều 107 - ~ điều 70
- Lưu ý: Khoản 7 điều 91: Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không
tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
- Câu 2 bài tập 20/ 77: Không có án tích (vì A 17 tuổi phạm tội theo điều 171 là tội phạm
nghiêm trọng → Theo điểm b khoản 1 điều 107 thì không bị coi là có án tích) → Không
cần xóa án tích
- Trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm: Điều 53
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

→ Hoặc tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hoặc không tái phạm và không tái phạm
nguy hiểm
→ Câu 21/65: Sai ⇔ Khoản 1 điều 53: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được
xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Ví dụ về 1 trường
hợp đã bị kết án + chưa được xóa án tích + tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô
ý
+ Trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
→ Xác định tái phạm:
B1: Người đó có đang có án tích hay không?
→ Nếu không → Xác định luôn: Không tái phạm
→ Nếu có → Làm tiếp
B2: Xác định tội cũ là gì? Lỗi cố ý, vô ý? + Xác định tội mới là gì? Lỗi cố ý, vô ý?
→ Ráp vào điều 53
- VD: Câu 2 bài 10/ 73
→ B1: Xác định có đang có án tích không? → Thời hạn được xóa án tích: điểm a khoản 2
điều 70: 1 năm từ khi chấp hành xong 2 năm thời gian thử thách
>< mới chấp hành được 6 tháng thì phạm tội vô ý làm chết người ⇒ A phạm tội mới khi
đang có án tích ⇒ Có án tích
→ B2: Xác định tội
+ Tội cũ: Khoản 1 điều 173 → Ít nghiêm trọng + lỗi cố ý
+ Tội mới: Khoản 2 điều 128 → Rất nghiêm trọng + lỗi vô ý
→ B3: Căn cứ vào khoản 1 điều 53, A tái phạm

You might also like