You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG


GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ MINH TRÂM
DANH SÁCH NHÓM 4

ST HỌ TÊN MSSV
T
1 Võ Thị Huyền Uyên 2253801013212
2 Nguyễn Tuệ Ân 2253801015010
3 Lê Huỳnh Quế Anh 2253801015014
4 Nguyễn Vũ Thảo Anh 2253801015034
5 Võ Tuyết Anh 2253801015039
6 Quách Khánh Trân 2253801015336
MỤC LỤC
I. Phần nhận định.............................................................................................................1
Nhận định 25: Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị
kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm...........................1
Nhận định 40: Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt..........................................1
Nhận định 42: Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn........1
Nhận định 45: Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt. 1
Nhận định 48: Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra
xét xử về một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng
án treo................................................................................................................................2
Nhận định 61: Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi............................................................................................................2
Nhận định 66: Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đối với tất cả các tội phạm.2
II. Phần bài tập...............................................................................................................3
Bài tập 11:.........................................................................................................................3
Bài tập 16:.........................................................................................................................4
Bài tập 18:.........................................................................................................................4
Bài tập 19:.........................................................................................................................7
Bài tập 21:.........................................................................................................................8
Bài tập 22:.........................................................................................................................9
Bài tập 24:.......................................................................................................................10
I. Phần nhận định
Nhận định 25: Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người
bị kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.
- Nhận định trên là Sai.
- CSPL: khoản 1 Điều 55 BLHS 2015.
- Trong điểm a, khoản 1 Điều 55 Luật Hình sự 2015 có ghi: “ Nếu các hình
phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các
hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được
vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình
phạt tù có thời hạn.”
Nhận định 40: Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015
- Bởi lẽ trong chấp hành bản án có cả trường hợp chấp hành án treo. Theo quy
định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thì Án treo là một biện pháp miễn chấp
hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không
quá 3 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy không cần phải bắt
chấp hành hình phạt tù. Như vậy, án treo không phải là hình phạt, mà là một biện
pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, áp dụng cho người bị kết án phạt
tù không quá 03 năm. Chính vì vậy không thể nói chấp hành bản án là chấp hành
hình phạt.
Nhận định 42: Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 65, Điều 32 BLHS 2015
- Án treo không phải là một loại hình phạt vì không nằm trong các loại hình
phạt quy định tại Điều 32 BLHS 2015. Án treo là chỉ là biện pháp miễn chấp hành
hình phạt tù có điều kiện.
Nhận định 45: Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình
phạt.
- Nhận định trên là Sai.
- CSPL: Điều 1 và Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
- Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Án treo
không được coi là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung nên việc chấp hành thời
gian thử thách của án án treo là chấp hành hình phạt là nhận định sai.

1
Nhận định 48: Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa
ra xét xử về một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho
hưởng án treo.
- Nhận định sai.
- CSPL: khoản 5 Điều 65, khoản 2 Điều 7 NQ 02/2018.
- Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về
một tội phạm khác có thể hiểu theo hai trường hợp:
 Trường hợp thứ nhất, tội phạm khác đã được thực hiện trước khi được hưởng
án treo mà chưa được đưa ra xét xử;
 Trường hợp thứ hai, thực hiện tội phạm mới trong lúc đang chấp hành án treo
hoặc cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần
trở lên.
Trong 2 trường hợp này thì trường hợp thứ hai mới phải chấp hành hình phạt
tù đã được cho hưởng án treo theo quy định tại Khoản 5 Điều 65 BLHS 2015. Còn
riêng trường hợp thứ nhất thì người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước
khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định
hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án
treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải chấp hành song song 02 bản án.
Nhận định 61: Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi
- → Nhận định sai
- CSPL: Khoản 7 Điều 91 BLHS 2015
- "Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác
định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”
- Vì vậy, người trên 16 và dưới 18 tuổi vẫn bị áp dụng tình tiết tái phạm, tái
phạm nguy hiểm.
Nhận định 66: Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đối với tất cả các tội
phạm
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 76 BLHS 2015
- Pháp nhân thương mại không phải chịu TNHS đối với tất cả các tội phạm mà
chỉ chịu TNHS trong phạm vi các điều luật được quy định tại Điều 76 BLHS 2015
bao gồm: Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210,
211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244,
245, 246, 300 và 324.

2
II. Phần bài tập
Bài tập 11:
1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý?
- CSPL: khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015.
- Vì A phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 nên
căn cứ vào khoản 1 điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 thì mức phạt tối đa là 10 năm.
Tuy nhiên, A thuộc nhóm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (cụ thể là 17 tuổi)
nên áp dụng khoản 1 Điều 101: “Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi
phạm tội,...; nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá
ba phần tư mức phạt tù mà luật quy định”. Vậy mức hình phạt tối đa có thể áp
dụng đối với A là: 10x¾ = 7 năm 6 tháng tù giam.
2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào
nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù?
- CSPL: Điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015.
- Vì mức cao nhất của khung hình phạt mà A phạm tội tại khoản 1 Điều 168 là
10 năm tù, do đó đây là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Hơn nữa, A thuộc
nhóm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và do A bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù,
chưa đến 5 năm nên căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 thì
thời hạn xóa án tích là 1 năm kể từ ngày A chấp hành xong hình phạt chính là 4
năm tù.
3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 Bộ luật Hình sự đối với A
được không?Tại sao?
- CSPL: Khoản 6 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015.
- Theo khoản 6 Điều 91 quy định: “không áp dụng hình phạt bổ sung đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội”. Phạt tiền được quy định tại khoản 6 Điều 168
BLHS chỉ là hình phạt bổ sung đối với tội cướp tài sản. Vì thế, Tòa án không thể
phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS 2015 đối với A.
4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi đang
chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây
thương tích theo khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
- CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015.
- Theo điểm a khoản 2 Điều 53 có quy định về trường hợp được xem là tái
phạm nguy hiểm như sau: “Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”.

3
Trong trường hợp này, A đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng tại khoản 1
Điều 168 BLHS và đang chấp hành hình phạt tù về tội này nên án tích vẫn chưa
được xóa. Đồng thời, A lại phạm tội mới là phạm tội cố ý gây thương tích theo
khoản 5 Điều 134 BLHS mà mức hình phạt cao nhất tại khoản 5 Điều 134 BLHS
là 20 năm tù hoặc tù chung thân thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy
A được xem là tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 53 quy định.
Bài tập 16:
1. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
- Trong trường hợp này, A không phải là trường hợp có nhiều bản án mà là
phạm nhiều tội trong 1 bản án.
- CSPL: Điều 55 BLHS 2015.
- Điều 55 BLHS 2015 có quy định: “Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm
nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo
quy định.”
2. Xác định mức tối đa của hình phạt chung của 2 tội.
A phạm tội giết người khi 17 tuổi và bị Tòa tuyên phạt 15 năm tù và phạm tội
trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Toà án tuyên phạt 4 năm tù.
- CSPL: Điều 55; 101; 123;173 BLHS 2015.
- A phạm tội giết người khi 17 tuổi nên dựa vào khoản 1 Điều 101, A phải
chịu mức phạt bằng không quá ¾ mức phạt tù mà luật có quy định. Khoản 1 Điều
123 mức phạt cao nhất với tội là 20 năm tù nên ¾ là 15 năm tù. Khi phạm tội trộm
cắp tài sản A đã 19 tuổi nên phải chịu đầy đủ mức hình phạt là 4 năm tù. Mức tối
đa của hình phạt cho A là 19 năm tù.
A phạt tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Toà án tuyên phạt 3 năm tù và giết
người khi 19 tuổi bị Toà án tuyên phạt 18 năm tù.
- CSPL: Điều 55; 101; 123;173 BLHS 2015.
- A phạm tội trộm cắp khi 17 tuổi, nên dựa vào khoản 1 Điều 101, A phải chịu
mức phạt bằng không quá ¾ mức phạt tù mà luật có quy định. Theo khoản 2, Điều
173, mức phạt cao nhất là 7 năm tù nên ¾ là 5 năm 3 tháng tù, vậy việc Toà án
tuyên phạt 3 năm tù là hợp lý. A phạm tội giết người khi 19 tuổi nên phải chịu
đầy đủ mức hình phạt là 18 năm tù. Mức phạt tối đa mà của hình phạt cho A là 21
năm tù.
Bài tập 18:
1. Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa

4
là tình tiết tăng nặng TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết định khung
tăng nặng của tội phạm mới.
- Trong lần phạm tội mới A bị coi là tái phạm nguy hiểm. Vì:
 CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 53, khoản 3 Điều 9, khoản 3 Điều 174, khoản 4
Điều 134
 A đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 là loại
tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ theo khoản 3 Điều 9 BLHS 2015) do cố ý, chưa
được xoá án tích mà A đã thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích theo
khoản 4 Điều 134 là loại tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ theo khoản 3 Điều 9
BLHS 2015). Vì vậy theo điểm a khoản 2 Điều 53, trường hợp của A được coi là
tái phạm nguy hiểm.
- Tình tiết tái phạm nguy hiểm của A có ý nghĩa là tình tiết định khung tăng
nặng của tội phạm mới. Vì:
 CSPL: Khoản 2 Điều 52, Điều 134 BLHS 2015
 Khoản 4 Điều 134 quy định các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ,
e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 cùng điều là các tình tiết định khung tăng nặng.
Mà tình tiết quy định tại điểm n khoản 1 là tình tiết tái phạm nguy hiểm. Khoản 2
Điều 52 quy định: “Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội
hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.” Do đó tình
tiết tái phạm nguy hiểm đã được quy định tại Điều 134 là tình tiết định khung tăng
nặng, không được coi là tình tiết tăng nặng TNHS.
2. Trong lần thực hiện tội phạm mới, A có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
TNHS nào không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
- Trong lần thực hiện tội phạm mới, A không có tình tiết tăng nặng hay giảm
nhẹ TNHS.
- Trước hết về tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết tái phạm nguy hiểm đã được
xem là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mới nên không được xem là
tình tiết tăng nặng TNHS.
- Về tình tiết giảm nhẹ TNHS:
 Việc sự việc xảy ra do có sự khiêu khích của người bị hại không phải là tình
tiết giảm nhẹ vì hành vi của người bị hại không phải là hành vi trái pháp luật nên
không thể được tính là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm e khoản 1 Điều 51
BLHS.
 Việc gia đình A gởi cho gia đình người bị hại 30 triệu đồng dùng để điều trị
cho người bị hại cũng không thể được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS bởi vì đây

5
không phải là hành động A tự nguyện thực hiện nên không thể được xem là tình
tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS.
- Ngoài ra trong lần thực hiện tội phạm mới của A không có tình tiết tăng nặng
hay giảm nhẹ TNHS nào khác theo Điều 51 hay Điều 52 BLHS 2015.
3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Bởi vì khi đang chấp hành bản án mà A thực hiện hành vi phạm tội mới nên
hình phạt của hai bản án trên được tổng hợp theo khoản 2 Điều 56.
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 56, hình phạt của hai bản án được tổng hợp như
sau:
 Hình phạt với tội phạm mới (tội cố ý gây thương tích) là 12 năm tù.
 Thời hạn chưa chấp hành của bản án trước là 12 năm tù. (bị xử phạt 15 năm
tù và đã chấp hành 3 năm tù)
 Hình phạt chung với hình phạt của tội đang xét xử (tội cố ý gây thương tích)
và thời hạn chưa chấp hành của bản án trước là 24 năm tù.
4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành
hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Theo khoản 1 Điều 63 BLHS 2015, thời gian đã chấp hành hình phạt để
được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không
giam giữ, hình phạt tù có thời hạn. Do đó, A phải chấp hành một phần ba của thời
hạn 24 năm tù là 8 năm tù mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần
đầu.
5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Cần áp dụng biện pháp tư pháp buộc bồi thường thiệt hại với A theo khoản 1
Điều 48 BLHS 2016. A phải bồi thường thiệt hại vật chất do tội cố ý gây thương
tích gây ra cho bạn tù.
6. Thời hạn xóa án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính thời
điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 BLHS 2015, do A chưa chấp hành xong hình
phạt tù có thời hạn của bản án cũ mà đã phạm tội mới, nên A thuộc trường hợp bị
kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết
án bằng bản án có hiệu lực pháp luật theo khoản 2 Điều 73 BLHS 2015. Do đó,
thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính
hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời
hiệu thi hành.

6
- Theo khoản 2 Điều 70 BLHS 2015, thời hạn để được xoá án tích của các tội
mà A đã thực hiện lần lượt là:
 3 năm với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo điểm c khoản 2 Điều 70 BLHS
2015) tính từ ngày chấp hành xong hình phạt chính của bản án mới.
 3 năm với tội cố ý gây thương tích (theo điểm c khoản 2 Điều 70 BLHS
2015) tính từ ngày chấp hành xong hình phạt phạt chính của bản án mới
Bài tập 19:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
- CSPL: Điều 55 BLHS 2015 “Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều
tội…”
- Vào ngày 5/3/2023, A bị đưa ra xét xử với 2 tội là “Tội cố ý gây thương
tích” và “Tội gây rối trật tự công cộng”
→ Tình huống trên là trường hợp phạm nhiều tội
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là
bao lâu và tính từ thời điểm nào?
- CSPL: Điều 27 BLHS 2015
- Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS vào ngày 01/7/2022
 “bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm” → Tội phạm rất nghiêm trọng → 15 năm
kể từ ngày 01/07/2022 → Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “Tội cố
ý gây thương tích” được tính từ 01/07/22 đến 01/07/2035.
- Tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS vào ngày
15/08/2022
 “bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” → Tội phạm ít nghiêm
trọng → 05 năm kể từ ngày 15/08/2022 → Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với “Tội gây rối trật tự công cộng” được tính từ ngày 15/08/2022 đến
15/08/2027
3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt 1
năm quản chế đối với A không? Tại sao?
- Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS). Tòa án không thể xử phạt
1 năm quản chế đối với A.
- CSPL: Điều 43 BLHS 2015 “Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội
xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường
hợp khác do Bộ luật này quy định.”

7
→ Trường hợp của A không thuộc các điều kiện trên nên không thể áp dụng quản
chế đối với A về tội gây rối trật tự công cộng
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- CSPL: Khoản 5 Điều 134 BLHS “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm”
→ Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích là 15 năm tù
5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là
bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích (Khoản 5 Điều 134 BLHS) là 15 năm tù
- Hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội gây rối trật tự
công cộng (Khoản 1 Điều 318 BLHS) là 2 năm tù
- CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 55 BLHS
→ Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là 17
năm tù.
Bài tập 21:
1. Thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào?
- A sinh ngày 05/9/2005 và tính đến ngày A thực hiện hành vi phạm tội là
ngày 05/3/2021 thì A chưa đủ 16 tuổi và độ tuổi của A thuộc khoảng trên 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi. Do đó mà theo điểm a khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 thì người
có độ tuổi thuộc khoảng trên bị kết án được coi là không có án tích nên A thuộc
trường hợp không có án tích.
2. Mức hình phạt tối đa mà Tòa án có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Chỉ
rõ căn cứ pháp lý
- Theo khoản 2 Điều 101 BLHS 2015 quy định mức hình phạt cao nhất đối với
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là không quá 12 năm tù nếu điều luật được áp
dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình và không quá ½ mức phạt tù
mà điều luật quy định nếu là tù có thời hạn.
- Bản án xác định hành vi của A vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 123
BLHS 2015 với mức hình phạt là từ 07 năm tù đến 15 năm tù. Áp dụng khoản 2
Điều 101 thì mức hình phạt đối với A là không quá ½ mức phạt tù mà khoản 2

8
Điều 123 quy định tức là không quá ½ của 15 năm tù. Vậy mức phạt cao nhất đối
với A là 07 năm 06 tháng.
3. Tòa án có thể áp dụng hình phạt quản chế theo khoản 4 Điều 123 đối với A
được không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý
- Tòa án không thể áp dụng hình phạt quản chế chế theo khoản 4 Điều 123 đối
với A được. Vì:
 Theo điểm c khoản 2 Điều 32 thì quản chế là một hình phạt bổ sung đối với
người phạm tội
 Theo khoản 6 Điều 91 quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội
- A là người phạm tội dưới 18 tuổi nên không áp dụng được hình phạt bổ sung
là quản chế theo khoản 4 Điều 123 đối với A được.
Bài tập 22:
1. Phạt tù 3 năm
- CSPL: khoản 5 Điều 65 BLHS 2015
- Tổng hợp hình phạt của A là tổng cộng hình phạt của bản án trước gồm 2
năm thử thách chưa chấp hành xong và hình phạt của bản án mới là phạt tù 3 năm.
Như vậy tổng hợp hình phạt của A là 5 năm tù.
2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 55 và khoản 5 Điều 65 BLHS 2015
- Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 thì hình phạt cải tạo
không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo
không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt
chung. Vì vậy trong tình huống này, hình phạt cải tạo không giam giữ 2 năm được
chuyển thành 730 ngày tù : 3 = 243,333 ngày tù.
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS 2015 thì tổng hợp hình phạt của A
là tổng cộng hình phạt của bản án trước gồm 2 năm thử thách chưa chấp hành
xong và hình phạt của bản án mới là phạt cải tạo không giam giữ 2 năm, có nghĩa
là 243,333 ngày tù. Như vậy tổng hợp hình phạt của A là: 243,333 + 730 =
973,333 ngày = 2 năm 8 tháng.
3. Phạt tiền 5 triệu đồng
- CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 55 và khoản 5 Điều 65 BLHS 2015
- Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 thì phạt tiền không
tổng hợp với hình phạt khác.

9
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS 2015 thì tổng hợp hình phạt của A
là tổng cộng hình phạt của bản án trước gồm 2 năm thử thách chưa chấp hành
xong và hình phạt của bản án mới là phạt tiền 5 triệu đồng. Như vậy tổng hợp hình
phạt của A là: 2 năm tù và phạt tiền 5 triệu đồng.
Bài tập 24:
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại A?
Tại sao?
- CSPL: Điều 80 BLHS 2015
- Vì pháp nhân thương mại A bị Tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng về tội buôn
lậu theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS 2015. Theo đó,
pháp nhân thương mại A đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm thì có thể bị kết án tiếp tục. Vì vậy, hình phạt bổ sung được
áp đối với pháp nhân thương mại A là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định tại Điều 80 BLHS 2015.
2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A bao lâu và tính
từ khi nào? Tại sao?
- CSPL: Khoản 3, khoản 4 Điều 60 BLHS 2015
- Theo đó, thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là 5 năm
theo quy đinh tại khoản 3 Điều 60 BLHS 2015 và được tính từ ngày bản án có
hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS 2015. Nếu trong thời
hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này mà pháp nhân thương mại bị kết án
lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành
vi mới.

10

You might also like