You are on page 1of 12

BÀI 11

HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

I. Trắc nghiệm tự luận: Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

1. Án tích là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự.
2. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình
phạt.
3. Ngăn ngừa người khác phạm tội là mục đích phòng ngừa riêng của hình
phạt.
4. Hình phạt là một trong những hình thức của TNHS.
5. Người phạm một tội có thể phải chịu nhiều hình thức của TNHS.
6. TNHS chỉ áp dụng đối với người phạm tội.
7. Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 BLHS thì
có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
8. Mọi trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều phải khấu trừ
thu nhập của người bị kết án.
9. Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định theo Điều 41 BLHS chỉ được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
10.Có thể áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân cho người thực hiện
tội phạm khủng bố theo quy định tại Điều 299 BLHS.
11.Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
12.Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
13.Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
14.Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 của BLHS chỉ được áp
dụng khi chính người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả.
15.Không áp dụng tình tiết “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” (điểm i khoản
1 Điều 52 BLHS) trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý.
16.Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
17.Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS là phải cố ý
phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm.
18.Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.
19.Mọi trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị
coi là tái phạm.
20.Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.
21.Mọi trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì Tòa án
được áp dụng Điều 54 BLHS khi quyết định hình phạt.
22.Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.
23.Trong luật hình sự Việt Nam, phương pháp thu hút hình phạt được sử dụng
để tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với hình phạt cải tạo không giam giữ.
24.Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người
chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.
25.Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với trường hợp phạm tội chưa đạt
là 20 năm tù.
26. Nếu trong thời hạn luật định, người phạm tội cố tình trốn tránhthì thời gian
trốn tránh không được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
27. Thời hiệu thi hành bản án theo Điều 60 BLHS là thời hiệu thi hành đối với
quyết định về hình phạt và các quyết định khác của bản án hình sự.
28. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt tù
thì thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp
luật.
29.Người được miễn trách nhiệm hình sự thì không có án tích.
30. Thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về Tòa án.
31. Đặc xá là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.
32. Đặc xá là biện pháp chỉ được áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thời
hạn.
33. Người được đặc xá thì không có án tích.
34. Đại xá có thể được áp dụng cho người đã thực hiện hành vi phạm tội mà
chưa bị kết án.
35. Đại xá là biện pháp chỉ được áp dụng cho người đang chấp hành hình phạt.
36. Thẩm quyền miễn hình phạt chỉ thuộc về Tòa án.
37. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.
38. Người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi đều được hoãn chấp hành hình phạt tù.
39. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
40. Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt.
41. Điều kiện thử thách của án treo chỉ là người bị kết án không phạm tội mới
trong thời gian thử thách.
42. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm
nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự hai lần trở lên thì Toà án
quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng
án treo.
43. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
44. Toà án có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo.
45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực
pháp luật.
46. Thời gian thử thách của án treo tối thiểu phải bằng mức hình phạt tù mà Toà
án tuyên đối với người được hưởng án treo.
47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về
một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.
48. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích khi chấp hành xong bản án.
49. Mọi người bị kết án đều có án tích.
50. Người được hưởng án treo đương nhiên được xóa án tích khi hết thời gian
thử thách của án án treo.
51. Trong những trường hợp có án tích, thời điểm bắt đầu có án tích là khi bản
án có hiệu lực pháp luật.
52. Mọi trường hợp có án tích đều đương nhiên được xoá án tích.
53. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp chỉ được áp dụng đối với
người đã bị kết án phạt tù có thời hạn.
54. Trong mọi trường hợp, để có thể được áp dụng biện pháp tha tù trước thời
hạn có điều kiện thì người đang chấp hành án phạt tù phải đã được giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù.
55. Trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn có điều kiện
bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thì Toà án buộc họ phải chấp hành phần
hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
56. Trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn bị xử phạt
vi phạm hành chính hai lần trở lên thì Toà án buộc họ phải chấp hành phần hình
phạt tù còn lại chưa chấp hành.
57. Thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện
bằng hai lần mức thời gian còn lại của phần hình phạt tù chưa chấp hành.
58. Án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì không được tính để xác
định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
59. Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội.
60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.
61. Để áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội thì phải được sự đồng ý của người phạm tội hoặc người đại diện hợp
pháp của họ.
62. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 tuổi trở
lên, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
63. Người dưới 18 tuổi đã bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong
thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính thì đương nhiên
được xoá án tích.
64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì
pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự tất cả các tội phạm.
66. Cá nhân thực hiện phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của
pháp nhân thương mại và theo sự chỉ đạo của pháp nhân thương mại thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
67. Pháp nhân thương mại phạm tội thì không có án tích.

II. BÀI TẬP

Bài tập 1

A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 BLHS.
Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai
trong các tình huống sau:

1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 153 BLHS với
mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản;
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng
không 2 năm;
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.

Bài tập 2

A phạm tội cố ý gây thương tích nên bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 134 BLHS.

Hãy xác định phần hình phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là bao lâu, nếu:

1. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 2 tháng
và bị Tòa án tuyên 1 năm cải tạo không giam giữ;
2. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 2 tháng và bị Tòa án tuyên
phạt tù 2 năm.

Bài tập 3

A (17 tuổi) phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và bị đưa ra xét xử
theo khoản 1 Điều 180 BLHS. Xét tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội do
A thực hiện còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ không có cha mẹ, không gia đình nên
Hội đồng xét xử đưa ra 2 phương án:

1. Phương án thứ nhất là áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A và áp dụng biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A với thời hạn là 2 năm.
2. Phương án thứ hai là không áp dụng hình phạt cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm đối với A
Hỏi:Nếu anh/chị rơi vào tình huống này, phương án nào được anh/chị lựa chọn.
Chỉ rõ cơ sở pháp lý?

Bài tập 4

Tùng 17 tuổi là con trai của chủ cơ sở sửa chữa xe ô tô. Do việc đua xe trái phép gây
tai nạn giao thông nên Tùng đã bị kết án về tội đua xe trái phép theo khoản 1 Điều
266 BLHS với mức án 1 năm tù. Hãy xác định đường lối xử lý đối với chiếc xe ô tô
đó, nếu:

1. Chiếc xe ô tô đó là của khách hàng yêu cầu sửa chữa. Xe được sửa chữa
xong, chưa kịp giao cho khách thì Tùng lén lấy đem đua xe và bị bắt giữ.
2. Chiếc xe ô tô đó thuộc quyền sở hữu của cha Tùng. Cha Tùng thường cho
con mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua xe này, ông
cũng cho phép Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần.
(Gợi ý: Xem thêm Luật giao thông đường bộ).

Bài tập 5

H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma túy trong
một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2 kg hêrôin được giấu trong cốp xe ô
tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác
định tài sản của H gồm có:

• Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;


• Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
• Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán
ma túy.
Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường hợp được quy
định tại khoản 4 Điều 251 BLHS

Câu hỏi:
1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý 2
kg hêrôin?
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan
đến tài sản của H.

Bài tập 6

A mượn xe Honda của B. Sau khi mượn được xe, A đã dùng chiếc xe này làm
phương tiện cướp giật tài sản. Vụ việc bị phát giác, A bị Tòa án xét xử về tội cướp
giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 BLHS. Tòa án phải xử lý như thế nào đối với
chiếc xe của B đã cho A mượn?

Bài tập 7

Ngày 20.10.2016, Nguyễn Văn A điều khiển mô tô loại 100 phân khối trên đường
(A có bằng lái). Do phóng nhanh, không kiểm soát được tốc độ nên đã gây tai nạn
giao thông làm chết 1 người. A bị Tòa án đưa ra xét xử theo khoản 1 Điều 260
BLHS 2015 và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. Xem xét về nhân thân của A thấy
rằng: Ngày 30/7/2014, A đã bị kết án về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1
Điều 104 BLHS 1999 và bị xử phạt 2 năm tù, bồi thường tiền viện phí 5.300.000
đồng. Ngày 30/7/2016 A đã chấp hành xong hình phạt tù. Ngày 30/8/2016 A đã bồi
thường cho người bị hại và đóng án phí.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Vào thời điểm phạm tội mới, A có bị coi là người đang có án tích hay
không?
2. Khi xét xử tội phạm mới A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm không?
3. Thời hạn xóa án tích về tội cố ý gây thương tích mà A đã thực hiện là bao
lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Bài tập 8

Ngày 25.10.2000, A đã phạm tội giết người có tính chất man rợ (lúc phạm tội
A đã thành niên). Hành vi phạm tội của A được quy định tại khoản 1 Điều 93
BLHS năm 1999 (có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình). A bỏ trốn. Cơ
quan có thẩm quyền không phát hiện ra người thực hiện tội phạm nên vụ án bế tắc.
Sau khi trốn về một tỉnh miền Tây, A đã thay đổi họ tên, đến sinh sống tại một thị
trấn nhỏ. Tại đây A đã lấy vợ, chăm chỉ làm ăn, nên cuộc sống trở nên khấm khá.
A đã có nhiều đóng góp cho địa phương, giúp đỡ vốn cho người có khó khăn về
kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương bằng cách mở rộng sản
xuất, thu hút nhân công. Trong đối xử với công nhân, A đã thực hiện nhiều biện
pháp giúp đỡ cho họ ổn định cuộc sống.

Một hôm, A thú nhận tội lỗi về việc giết người với vợ và kể lại những dằn vặt
mà A thầm chịu đựng suốt những ngày tháng đã qua. Vợ A bàng hoàng và đã
khuyên A ra trình diện. Ngày 20/7/2016, A đã ra trình diện với chính quyền địa
phương, khai nhận tội lỗi.Vụ việc được đưa ra xét xử.

Hãy xác định có những phương án xử lý như thế nào đối với A. Chỉ rõ căn cứ
pháp lý.

Bài tập 9
A là người đã thành niên phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS. Do A
có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS nên Tòa án
áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS tuyên phạt A 5 năm tù. Hãy nhận xét về quyết
định của Tòa án.

(Biết rằng trường hợp giết người của A thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành).

Bài tập 10

A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều 171 BLHS.
Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án quyết định hình phạt
nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong
mỗi phương án nếu:

1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS;


2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS;
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS.

Bài tập 11

A phạm tội trộm cắp tài sản bị Tòa án xử phạt 2 năm cải tạo không giam giữ
theo khoản 1 Điều 173. Chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được 12 tháng
thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134 và bị tạm giam 3
tháng ngay sau khi gây án. Đối với tội cố ý gây thương tích, A bị Tòa án tuyên 3
năm tù giam.

Anh (chị) hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án nói trên.

Bài tập 12

A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 173 và Điều
65 BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 2
năm. 6 tháng sau kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách, A phạm tội vô ý
làm chết người theo Điều 128 BLHS.

Hãy cho biết A có tái phạm không? Tại sao? Nếu:

1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 128 BLHS;
2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 128 BLHS.

Bài tập 13

A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý;
2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào
nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù;
3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được không?
Tại sao?
4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi đang
chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây
thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
Bài tập 14

A (17 tuổi), B (15 tuổi) và C (18 tuổi) cùng nhau thực hiện hành vi giết người. Căn
cứ vào khoản 1 Điều 123 BLHS, Tòa án tuyên phạt A 18 năm tù giam; B 15 năm
tù giam; C 17 năm tù giam. Tòa án áp dụng khoản 4 Điều 123 BLHS tuyên phạt 2
năm quản chế đối với A và 1 năm quản chế đối với C.

Anh (chị) hãy nhận xét về quyết định trên của Tòa án.

Bài tập 15
A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 BLHS và bị Tòa án tuyên
phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp
hành được 1 năm thử thách thì A lại phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều
173 BLHS. Về tội mới này, A bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và 1 năm quản chế.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Các quyết định về hình phạt của Tòa án đối với A về tội trộm cắp tài sản là
đúng hay sai? Tại sao?
2. Trong lần phạm tội trộm cắp tài sản, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm hay không? Tại sao?

Bài tập 16

A sinh ngày 25/12/1998.Ngày 12/8/2016, A phạm tội giết người. Dựa vào quy định
của BLHS 2015, anh/chị hãy xác định mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với
A (chỉ rõ căn cứ pháp lý):

1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 123 BLHS;


2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 123 BLHS.

Bài tập 17

A phạm tội giết người (ở giai đoạn phạm tội chưa đạt) theo khoản 2 Điều 123
BLHS.

Hãy xác định mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A trong vụ án này và
chỉ rõ căn cứ pháp lý nếu khi phạm tội:

1. A 19 tuổi;
2. A 17 tuổi 6 tháng.

Bài tập 18

A phạm hai tội: giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) và trộm cắp tài sản (khoản 2
Điều 173 BLHS). Nay đưa ra xét xử cả hai tội trong một vụ án hình sự.

1. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng
với A nếu:
• A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tội
trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù;
• A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị tòa án tuyên phạt 3 năm tù và giết
người khi 19 tuổi bị tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
2. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
Bài tập 19

Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới không phải
khai báo hải quan nếu chỉ mang số ngoại tệ tiền mặt trong giới hạn 5.000 USD. X
(25 tuổi) đã mang 20.000 USD qua cửa khẩu mà không khai báo theo quy định của
thủ tục Hải quan và bị bắt quả tang. Do vậy, X bị truy tố và xét xử về “tội vận
chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1 Điều 189 BLHS.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình phạt
nhẹ hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
2. Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?
3. Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới.

Bài tập 20

A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 BLHS và
bị xử phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A lại phạm tội
cố ý gây thương tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu khích của người
bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới, A bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS
và bị xử phạt 12 năm tù. Chi phí điều trị cho người bị hại là 50 triệu đồng. Gia đình
của A đã gởi cho gia đình người bị hại 30 triệu đồng dùng để điều trị cho người bị
hại.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa
là tình tiết tăng nặng TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết định khung
tăng nặng của tội phạm mới.
2. Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng
TNHS nào không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành
hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
6. Thời hạn xóa án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời
điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

You might also like