You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ BẢY

Môn: Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung

Giảng viên chính: TS. Mai Thị Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Đăng Ngọc Tuyền (nhóm trưởng) 2253801015365

2 Hồ Thiên Ngân 2253801012141

3 Phạm Ngọc Minh Thư 2253801015308

4 Nguyễn Bảo Ngọc 2253801015209

5 Phan Thị Thanh Trúc 2253801015352

6 Nguyễn Thị Thanh Trúc 2253801012270

7 Trần Nguyễn Khánh Lê 2253801013095

1
Bài thảo luận lần 7 (Cụm 4)
 Nhận định
2. Hình phạt là một trong những hình thức của TNHS. (Bắt buộc)
Câu nhận định trên đúng. Vì hình phạt là một hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm, là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm pháp lý. Hình
phạt còn là trách nhiệm của người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trước nhà
nước và được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong Luật tố tụng hình sự.
Hình phạt còn được thể hiện rõ ràng và cụ thể trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực
của Tòa án.
5. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình
phạt. (Bắt buộc)
Nhận định này là sai. Trách nhiệm hình sự chỉ chấm dứt khi một người được miễn
trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015 hoặc được xóa án tích theo các Điều 70
đến 73 BLHS 2015. Với một người đã chấp hành xong hình phạt, họ cần thêm một
khoảng thời gian để được xóa án tích; từ đó, trách nhiệm hình sự của họ mới chấm dứt.
8. TNHS chỉ áp dụng đối với người phạm tội. (Bắt buộc)
Nhận định này sai. Vì TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, hậu quả pháp lý
của việc thực hiện tội phạm thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội, pháp nhân
thương mại phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy
định trong Luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. Như vậy,
TNHS không chỉ áp dụng đối với người phạm tội mà còn áp dụng đối với pháp nhân
thương mại phạm tội.
13. Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
(Bắt buộc)
Nhận định trên là sai. Dựa theo Điều 43 BLHS 2015 có quy định về trường hợp đối
tượng phải chịu hình phạt quản chế: “Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội
xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp
khác do Bộ luật này quy định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày
chấp hành xong hình phạt tù”. Có nghĩa là hình phạt quản chế chỉ áp dụng với những
trường hợp bị kết án tù có thời hạn. Ví dụ đối với tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ không
thể có hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế.
14. Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội. (Bắt buộc)
Nhận định sai. Vì biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” là
một trong những biện pháp tư pháp. Theo đó, biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự
được áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó có thể cấu thành
tội phạm hoặc không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể theo khoản 3 Điều 47 BLHS
2
2015 quy định thì biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” không
chỉ áp dụng đối với người phạm tội mà còn áp dụng đối với chủ sở hợp pháp của vật, tiền
tài sản nếu họ có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình để thực
hiện tội phạm.
15. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt. (Bắt buộc)
Nhận định này đúng. Dựa theo khái niệm, biện pháp tư pháp là các biện pháp hình
sự được quy định trong BLHS, có tác dụng hỗ trợ và thay thế cho hình phạt nhằm áp
dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
20. Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích. (Bắt buộc)
Câu nhận định trên sai. Không phải mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích, một
số trường hợp không được coi là có án tích như: người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt (khoản 2 Điều 69
BLHS 2015); người bị kết án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với mọi trường
hợp phạm tội (điểm a khoản 1 Điều 107 BLHS 2015),...
 Bài tập
Bài tập 1: A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều
188 BLHS. Anh/ chị hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với
A đúng hay sai trong các tình huống sau: (Bắt buộc)
1.1. Quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A trong trường hợp này là sai.
Đối với hình phạt chính (tù có thời hạn 3 năm), vì A phạm tội buôn lậu theo khoản
1 Điều 188 BLHS 2015 - theo điều khoản trên, hình phạt chính là tù có thời hạn từ 6
tháng đến 3 năm nên việc Tòa án quyết định hình phạt này đối với A là hợp lý.
Tuy nhiên, đối với hình phạt bổ sung là tịch thu 1 phần tài sản của A thì quyết định
của Tòa chưa hợp lý. Trước hết, việc tịch thu một phần tài sản có được quy định tại
khoản 5 Điều 188 BLHS 2015. Tuy vậy, căn cứ theo Điều 45 BLHS 2015: “Tịch thu tài
sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm
về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định”, A phạm tội theo
khoản 1 Điều 188 (mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù) là thuộc trường hợp
tội phạm ít nghiêm trọng được quy định theo điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015, nên
hình phạt tịch thu tài sản sẽ không được áp dụng cho A. Vì vậy, nhóm em cho rằng quyết
định của Tòa án về hình phạt bổ sung là chưa hợp lý.
1.2. Quyết định hình phạt của Tòa án trong trường hợp này là đúng.
Đối với hình phạt chính là phạt tù có thời hạn 7 năm, vì A phạm tội tại khoản 2
Điều 188 BLHS - điều khoản ghi nhận hình phạt chính là phạt tù từ 3 đến 7 năm nên việc
Tòa án quyết định hình phạt này đối với A là hợp lý.

3
Đối với hình phạt phụ, khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 có quy định về hình phạt phạt
tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng và cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm. Ngoài ra,
Điều 35 và Điều 41 BLHS 2015 quy định về hai loại hình phạt này cũng không có điều
kiện gì thêm. Do đó, Tòa án quyết định mức tiền 20 triệu đồng và thời gian cấm hành
nghề 2 năm là hợp lý.
1.3. Quyết định của Tòa án trong trường hợp này là đúng.
Về hình phạt chính: theo như khoản 4 Điều 188 BLHS với mức phạt tối đa là 20
năm tù là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tại Điều 39 BLHS quy định về tù
chung thân được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, việc Tòa
án áp dụng hình phạt tù chung thân đối với A là đúng.
Về hình phạt bổ sung: theo Điều 45 BLHS thì hình phạt tịch thu toàn bộ tài sản
được áp dụng với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong
trường hợp này thì A được Tòa án xét xử theo khoản 4 Điều 188 BLHS là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Do đó, Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tài sản là
đúng.
Bài tập 5: (Bắt buộc)
5.1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý
2kg heroine?
Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp tịch thu tiêu hủy đối
với 2kg heroine vì đây vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 47 BLHS 2015.
5.2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan
đến tài sản của H.
Theo đó, anh H đã mua bán trái phép chất ma túy trong một thời gian dài với 2kg
heroine. Xét thấy ở điểm b khoản 4 Điều 251 BLHS 2015 thì anh H thuộc trường hợp tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì hành vi này, anh H sẽ bị áp dụng biện pháp về tịch
thu tài sản theo quy định tại Điều 45 BLHS 2015.
Tài sản của anh H bao gồm: chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD; căn nhà
có trị giá 300 triệu; nhà hàng trị giá 5 tỷ VND. Đối với căn nhà, đây là di sản được thừa
kế từ cha mẹ anh H, không có chi tiết liên quan đến hành vi phạm tội nhưng vì anh H
được coi là diện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên căn cứ theo khoản 5 Điều 251 BLHS
2015: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” thì vẫn có khả năng bị Tòa án tịch thu
ngôi nhà theo Điều 45 BLHS 2015. Còn đối với chiếc BMW và nhà hàng, Tòa án áp
dụng biện pháp về tịch thu tài sản lần lượt theo điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 và
điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS 2015.

4
Bài tập 8: (Bắt buộc)
8.1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS.
Khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 quy định: “Người nào cướp giật tài sản của người
khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Vì điều luật chỉ có quy định một loại hình
phạt và trong tình huống không có đồng phạm nên ta sẽ áp dụng quy định tại khoản 3
Điều 54 BLHS 2015 như sau: “Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản
1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình
phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”. Theo đó, Tòa án có hai phương
án để áp dụng mức hình phạt.
Thứ nhất, nếu áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt thì ta xác định mức thấp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS
2015 là 1 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 BLHS 2015, mức tối thiểu của hình
phạt tù có thời hạn là 3 tháng. Vì vậy, mức thấp nhất có thể áp dụng với A là 3 tháng tù.
Thứ hai, nếu áp dụng trường hợp chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn thì khoản 1 Điều 32 BLHS 2015 có quy định ba loại hình phạt nhẹ hơn đối với A
gồm cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ. Vì vậy, hình phạt thấp nhất có thể áp
dụng đối với A là cảnh cáo.
8.2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 171 BLHS quy định: “Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tù”, xét thấy trong tình huống
của A không có đồng phạm nên nếu A đáp ứng đủ điều kiện có 2 tình tiết giảm nhẹ trở
lên thì có thể áp dụng theo phương án được quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS: “Tòa
án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”. Mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng là 03 năm và khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là 01 năm
đến 05 năm tù theo quy định tại khoản 1 Điều 171. Do đó, hình phạt thấp nhất có thể áp
dụng đối với A trong trường hợp trên là 01 năm tù.
8.3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS.
Khoản 4 Điều 171 BLHS 2015 quy định: "Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân". Trong trường hợp
này, xét thấy trong tình huống này không có đồng phạm, vì vậy để áp dụng trường hợp
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo Điều 54 BLHS 2015
thì A phải "có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật
này". Theo khoản 1 Điều 54 BLHS 2015: "Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền

5
kề nhẹ hơn của điều luật", trong trường hợp này, khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là
khoản 3 Điều 171 với mức phạt tù từ 07 đến 15 năm. Do đó, mức hình phạt thấp nhất có
thể được áp dụng đối với A trong trường hợp này là 7 năm tù.
Bài tập 10: (Bắt buộc)
10.1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS.
Đối với trường hợp này thì A không bị coi là tái phạm. Cụ thể như sau: thứ nhất, A
chưa được xem là đương nhiên được xóa án tích. Vì khi hết thời hạn thử thách án treo thì
sau 6 tháng A lại phạm tội mới do đó không thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 70 BLHS. Thứ hai, hành vi của A là vô ý làm chết người nên theo khoản 1
Điều 128, nếu A bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm là tội phạm ít nghiêm trọng,
còn nếu A bị phạt tù đến 05 năm là tội phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, để được xem là tái
phạm theo khoản 1 Điều 53 thì ngoài điều kiện đã bị kết án, chưa được xóa án tích còn có
điều kiện là thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do vô ý. Như vậy, hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 128 BLHS không được coi là tái phạm.
10.2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS.
A bị coi là tái phạm trong trường hợp này. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều
53 về tái phạm: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. Đầu tiên, trong tình huống trên, A đã
phạm tội chỉ sau 6 tháng hoàn thành thời gian thử thách nên không đủ điều kiện để đương
nhiên được xóa án tích theo quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS 2015; thứ hai, hành vi
của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS 2015 là vô ý làm chết 2
người trở lên và sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đây là trường hợp tội phạm rất
nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS 2015. Những yếu tố trên
đều đã thỏa mãn đủ điều kiện để được coi là tái phạm theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015
nên trường hợp này của A được coi là tái phạm.

You might also like