You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH-NHÀ NƯỚC

TLHS LẦN 7

I. CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
3. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt.
Nhận định SAI.
Không phải mọi trường hợp đều có án tíhc. Cả người chưa thành niên và
người đã thành niên đều có trường hợp không có án tích. Trường hợp
quy định về không có án tích được quy định tại Đ69. Hoặc Đ107 cũng
quy định về trường hợp không có án tích.
Vì trong mối quan hệ trách nhiệm hình sự cho thấy là Hình phạt hậu quả pháp lý bất
lợi, biện pháp tư pháp( tịch thu tài sản) hay án tích ( đang có án tíhc vi phạm một tội
khác có ảnh hưởng đến TNHS) là hậu quả pháp lý bất lợi. Sẽ có trường hợp người ta
phạm tội nhưng không có án tích nhưng bây giờ giả dụ chấp hành xong hình phạt thì án
tích chưa chắc đã được xóa án tích thì trong trường hợp này trách nhiệm hình sự chưa
chấm dứt.
7. Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS thì có
thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Nhận định SAI.
Vì trong Đ207 không có quy định về hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định. Hình phạt bổ sung là hình phạt được tuyên kèm với hình phạt chính mỗi tội sẽ có
khoản riêng để quy định HPBS của tội danh đó. Sẽ ấn định luôn HPBS là gì ngay trong
tội danh đó. Trong tội đó có HPBS là gì thì chúng ta chỉ được lấy HPBS đó áp dụng
cho người ta mà thôi. Trong Điều 207 quy định hai hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc
tịch thu tài sản (khoản 5); không quy định hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định. Vậy nên hình phạt trên không thể được Tòa án áp dụng trong trường hợp
Người phạm tội làm tiền giả.

11. Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
Nhận định SAI.
Hình phạt quản chế là hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 32
BLHS 2015. Tiếp đó, Điều 43 BLHS 2015 quy định hình phạt quản chế chỉ được áp
dụng đối với hình phạt chính là phạt tù có thời hạn.
Do đó, có thể thấy hình phạt quản chế chỉ tuyên kèm đối với một số hình phạt chính
chứ không phải tất cả hình phạt chính.
12. Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
Nhận định SAI. CSPL K3 Đ47,
Bên cạnh người phạm tội còn áp dụng đối với người có lỗi để người ta sử dụng phương
tiện để gây nguy hiểm cho xã hội, hoặc là áp dụng với Pháp nhân thương mại phạm tội.

13. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
Nhận định ĐÚNG.
Vì chỉ có một trường hợp duy nhất theo điều Đ96 là biện pháp tư pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt, áp dụng đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi nếu xét thấy cần phải có kỷ luật chặt chẽ và cần phải cách ly họ
khỏi xã hội để giáo dục và cải tạo họ thành công dân có ích cho xã hội trong một thời
hạn từ 1 năm đến 2 năm.
16. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Nhận định SAI. Áp dụng NQ 01/2006
Vì Phạm tội nhiều lần là Phạm tội ít nhất 1 lần, và phạm tội mà trước đó chưa bị xét
xử, nó chỉ có 1 tội. Còn phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là từ 5 lần trở lên, không
phân biệt bị truy cứu TNHS hay chưa, Những người phạm tội dùng những khoản thu
lợi bất chính dùng trong việc sinh sống, và đó là nguồn sống chính. Thì đây là 2 trường
hợp nó khác nhau.
II, BÀI TẬP
Bài tập 1: A là tiếp viên hàng không - phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều
188 BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A
đúng hay sai trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
( tịch thu tài sản nó có thể là hình phạt bổ sung,nhưng nó cũng có thể là biện pháp tư
pháp, nhưng tùy từng trường hợp đề bài đưa ra: nếu đề bài kêu áp dụng Đ45 tịch thu
còn nếu nó nói “biện pháp” thì lúc đó mới xác định nó là biện pháp tư pháp. Còn hình
phạt thì các bạn phải hướng tới Đ45. )
-Theo đề bài, K1 Đ188 mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm, thì tòa tuyên 3
năm vẫn được. 3 năm loại tội phạm là ít nghiêm trọng. Theo Đ45, Trong trường hợp
này không áp dụng tịch thu được. Như vậy trường hợp này Tòa án áp dụng sai.
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2
năm.
Hình phạt mà Tòa án đã áp dụng đối với A là đúng.
Vì Tòa tuyên phạt hình phạt chính là hình phạt tù với 7 năm tù là phù hợp với khoản 2
Điều 188 BLHS.
Còn đối với hình phạt tiền không phải là hình phạt chính. Nên người ta có thể bổ sung
hình phạt tiền tiền 20.000.000 đồng và cấm hành nghề theo khoản 5 Điều 188 BLHS.
( trong luật K5 Đ188 người ta sử dụng dấu “ ,” nên có thể sử dụng cả 2. )
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Trong trường hợp A bị tuyên án chung thân theo khoản 4 Điều 188 BLHS là sai. Vì
căn cứ theo khoản 4 Điều 188 BLHS khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 đến 20
năm do vậy nếu tuyên án A với án là chung thân là quá cao so với mức phạt luật quy
định tại Điều khoản này.
Trong trường hợp A bị tịch thu toàn bộ tài sản theo khoản 5 Điều 188 BLHS là đúng.
Vì căn cứ theo khoản 5 Điều 188 BLHS có quy định tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, hành vi vi phạm của A thuộc khoản 4 khung hình phạt cao nhất 20 năm nên việc
tòa án tịch thu toàn bộ tài sản của A là hợp lý.
Bài tập 5: H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma
túy trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2kg heroin được giấu
trong cốp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra, cơ
quan điều tra xác định tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
- Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán
ma túy. Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường hợp
được quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS.
Câu hỏi:
1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý 2kg
heroin?
Dựa vào điểm c khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm. Trong đó sẽ thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu
tiêu hủy vật nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
Theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 Ban hành các danh
mục chất ma túy và tiền chất. Căn cứ vào đó ta thấy được 2kg heroin nằm trong mục
vật nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành nên sẽ bị tịch thu tiêu hủy theo quy định pháp luật.
=>> Không phải trong mọi trường hợp đều không được phép. Có những trường hợp
người ta nghiên cứu khoa học, thử nghiệm.
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan đến
tài sản của H.
(Đề bài nó hỏi “biện pháp”, còn Đ45 nó là Hình phạt bổ sung.Làm bài đọc kĩ “biện
pháp” với “hình phạt”)

Căn cứ theo điểm a và b khoản 1 Điều 47 BLHS 2015, Tòa án phải áp dụng biện pháp
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan tới tội phạm để xử lí tài sản của H:
- Ô tô là phương tiện dùng để phạm tội, nên nó sẽ bị tịch thu và xung vào ngân sách
nhà nước.
- Đối với nhà hàng nó là tài sản do hành vi phạm tội mà có, cũng bị tịch thu và xung
vào ngân sách nhà nước.
- Ngôi nhà 300tr, không bị tịch thu nếu áp dụng với biện pháp tư pháp. (còn nếu sửa đề
bài thành “hình phạt bổ sung” thì nó có thể tịch thu vì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng).
Bài tập 9: A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều
171 BLHS. Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án
quyết định hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp
dụng đối với A trong mỗi phương án nếu:
K1: 1 -5 năm
K2: 3 -10 năm
K3: 7-15 năm
Thường là K1 nhẹ nhất, K2, K3 nặng hơn. Nhưng không phải mọi trường hợp đều như
vậy. VD: Tội giết người, K1 là nặng nhất, cao nhất là tử hình. K2, K3 nhẹ hơn.
Đ54 sẽ có 3 trường hợp:
- K1: thì chúng ta thấy nếu 1 người bị xét xử ở khung hình phạt nào đó. Nhưng người
ta có 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Đ51. Thì trong trường hợp này người ta sẽ
được chuyển về khung hình phạt liền kề thuộc loại nhẹ hơn.
VD: Người A vi phạm K2 của Điều nào đó với khung hình phạt từ 3-10 năm. Giả sử nó
có 2 TTGN và được áp dụng Đ54. ( K2 Đ54 nó có thể nhảy theo khung, không bắt
buộc là khung hình phạt liền kề , nhưng trường hợp này ít gặp).
- Trường hợp 2: Người giúp sức với vai trò không đáng kể và phạm tội lần đầu.

- Trường hợp 3: Người phạm tội vi phạm khung hình phạt nhẹ nhất, không còn khung
hình phạt liền kề nào nhẹ hơn nữa để chuyển. K1 là khung hình phạt nhẹ nhất, bây giờ
quyết định dưới mức thấp nhất của khung Hoặc chuyển sang loại hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn.
VD: 1 người vi phạm K1 với khung hình phạt từ 1-5 năm. Thì Áp dụng k3 Đ54, vì nó
không còn khung hình phạt liền kề nào nhẹ hơn nữa.

1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS;


Xét xử theo K1 Đ171 Là khung hình phạt nhẹ nhất, Mức thấp thấp của khung là 1 năm.
Áp dụng K3 Đ54. quyết định dưới mức thấp nhất của khung là 3 tháng.
Phạt tù từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Mức hình phạt thấp nhất là phạt tù 3 tháng.
Nếu sửa lại khung là 3 tháng đến dưới 2 năm thì mức thấp nhất là luật không
giới hạn nữa, luật chỉ bảo chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Còn
phạt tiền hay cảnh cáo gì đó thì Luật không giới hạn, trong trường hợp này là tùy nghi
lựa chọn.
Lưu ý: Không được phép chuyển từ K3 Đ54 về K1 Đ54.
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS;
Chuyển từ K2 về K1. khung hình phạt tại khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 là 1-5 năm tù.
Mức thấp nhất của khung là 1 năm tù
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS.
- Chuyển từ K4 về K3, K3 Đ171 quy định khung hình phạt là từ 7-15 năm. Như vậy
mức thấp nhất của khung hình phạt là 7 năm.
Bài tập 11: A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 173 và
Điều 65 BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách
là 2 năm. Sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách, A phạm tội
vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS.
Hãy cho biết A có tái phạm không? Tại sao? Nếu:
Thầy thích ra Đ53 về tái phạm (K1) và tái phạm nguy hiểm (K2).
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành
vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
=>> Bây giờ, đề bài nó hỏi 1 thằng có thực hiện hành vi phạm tội, sau đó phạm tội
khác. Như vậy, chúng ta phải xét xem đến thời điểm nó thực hiện hành vi phạm tội
khác đó, nó đã được xóa án tích hay chưa. Rồi tiếp theo tội do nó thực hiện là gì “cố ý
hay vô ý”. Nếu là cố ý thì phải kèm theo một loại tội phạm là rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng. Thì khi đó nó chính là tái phạm. Trường hợp nó không có án
tích thì không gọi đó là tái phạm.
- K2: là tái phạm nguy hiểm.
+ Loại tội phạm về mức độ nguy hiểm cao. Khi phạm phải mà phạm phải lần
thứ 2. Thì trong trường hợp này là tái phạm nguy hiểm thì đối với loại tội phạm rất
nghiêm trọng và đặc biệt nguy trọng. Mà lỗi ở đây là cố ý. Trong tái phạm nguy hiểm
không có lỗi vô ý.
=>> Khi đi làm bài, chỉ xác định 1 trong 2, chứ không thể nào có vừa tái phạm, vừa
tái phạm nguy hiểm.
1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS;
Hành vi của A không phải tái phạm. Căn cứ theo K1 Điều 53 BLHS 2015 thì tái phạm
là trường hợp:
+ Đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
+ Thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc phạm tội do vô ý thuộc tội phạm rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp này A vẫn chưa được xóa án tích, CSPL K2 Đ70 “ chỉ được
xóa án tích khi không phạm tội mới trong thời hạn 1 năm sau khi đã chấp hành trong
hình phạt tù nhưng được hưởng án treo”. Nhưng A mới được 6 tháng nên chưa được
xóa án tích. Bên cạnh đó, A vi phạm lần 2 là lỗi vô ý, vậy lỗi vô ý nó đòi hỏi loại tội
phạm là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Mà theo K1 Đ128 phạt từ 1-5 năm
tù, nó là loại tội phạm nghiêm trọng. Chính vì vậy A không thỏa mãn điều kiện về tái
phạm Theo K1 Đ53.

=>> Không phải mọi trường hợp đều có án tích theo quy định tại Đ69
và Đ107. Nên khi làm bài thì phải xem xem người ta có án tích hay không hoặc
đã dược xóa án tích hay chưa. Đối với người chưa thành niên thì nó có quy định
riêng, khi làm bài thì sẽ áp dụng quy định riêng đó. Còn người đã thành niên thì
áp dụng quy định chung.
=>> Trong MQH giữa TNHS, có nhiều quan điểm nhưng phổ biến là
quan điểm TNHS gồm Hình phạt, BPTP và án tích. Tuy nhiên không phải mọi
trường hợp áp dụng BPTP thì đều là TNHS mà nó phải thỏa mãn các điều kiện
của nó, có phải quyết định của tòa án hay không.
VD: BPTP là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, nhưng nếu áp dụng từ
quá trình điều tra xét thấy người này khi phạm tội không có NLĐKHV, thì trong
trường hợp này người ta có thể áp dụng BPTP này. Nhưng khi áp dụng BPTP
vào trường hợp này thì nó không phải là hình thức của TNHS. Do nó không
phải bản án có hiệu lực của tòa án.
2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 128 BLHS.
Hành vi của A là tái phạm căn cứ Điều 53 BLHS muốn được xem là tái phạm thì thuộc
các trường hợp sau:
+ Trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do
cố ý
+ Thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do vô ý
Hành vi của A là tái phạm. Do A chưa được xóa án tích, và Khung hình phạt
cao nhất của khoản 2 Điều 128 tối đa 10 năm, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 thì đây
được xem là tội phạm rất nghiêm trọng. Nếu thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng do vô ý thì được xem là tái phạm căn cứ điều 53 BLHS.

TLHS LẦN 8

I. CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
20. Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.
Nhận định ĐÚNG. Vì:
VD: A bị tòa tuyên Lần 1: 15 năm, đã chấp hành 5 năm
Lại tiếp tục PT mới, tòa tuyên 20 năm. Áp dụng K2 Đ56 =>>20+13= Điều55=30
năm
(Do A phạm tội mới, nên phải lấy tội mới cộng với thời gian còn lại chưa chấp
hành của bản án cũ; Trường hợp 2 nếu đang chấp hành bản án mà lại bị đem
ra xét xử một tội đã có trước đó nữa thì lấy tội trước+ tội sau =>> khi làm bài
chú ý áp dụng K1 hay K2 Đ56 để sắp xếp thứ tự cộng, cộng sai thứ tự không
tính điểm)
=>>Như vậy TỔNG hợp hình phạt 2 lần, phải chấp hành 30 năm. Trên thực tế, do đã
chấp hành 5 năm trước đó. Nên phải chấp hành 35 năm.
22. Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người
chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.
Nhận định SAI.
Khoản 2 Điều 123 quy định hình phạt cao nhất là 15 năm tù và khoản 3 Điều 57 quy
định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có
nêu rằng nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật quy định.
Do đó nếu tội phạm được áp dụng khoản 2 Điều 123 BLHS để xử lý thì không thể
quyết định mức hình phạt là 12 năm tù vì mức hình phạt cao nhất mà Tòa có thể tuyên
là 15 x ¾ = 11 năm 3 tháng tù.
=>> Lưu ý, ở đây với đề bài này có thể mặc định đủ 18t nhưng nếu trường hợp đề bài
là “phạm tội chưa đạt của người chưa thành niên” thì Đ102 có quy định riêng về
người chưa thành niên, như vậy, khi làm bài phải đưa quy định riêng này ra nữa, chứ
không thể nào làm chung chung được.
37. Chấp hành bản án (hình sự) là chấp hành hình phạt. (mặc định là bản án hình
sự, do trong 1 bản án không thể vừa có dân sự vừa có hình sự)

Nhận định SAI. Vì Bản án phải quy định về HP thì ngta ms phải Chấp hành . Nhưng
theo Đ59, miễn hình phạt, tức là chưa đến mức để miễn TNHS. Bản án không có hình
phạt mà bắt phải chấp hành BPTP; hoặc như trường hợp án treo là hình phạt để miễn
chấp hành hình phạt tù có điều kiện, thì đúng ra phải chấp hành hình phạt tù nhưng
giờ cho hưởng án treo thì án treo ở đây không phải hình phạt. Hoặc trong bản án nói
đến án phí, các biện pháp BTTH, vừa chấp hành HP vừa chấp hành BPTP.

39. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
Án treo k áp dụng cho Pháp nhân thương mại PT, mà chỉ áp dụng cho người phạm tội.

Nhận định SAI. Vì Đ32, không có hình phạt nào là án treo.

VD: Khi xử phạt tù không quá 3 năm, xét thấy người này có điều kiện nhân thân
tốt. Không bắt buộc người ấy phải chấp hành hình phạt tù mà sẽ hưởng án treo và ấn
định thời gian thử thách. Vậy trong thời gian thử thách ấy mà không vi phạm tội mới
thì được coi như là đã chấp hành xong còn nếu vi pahjm trong thời gian thử thách,
chấp hành được 2 năm mà thử thách thì bát người này quay ljai chấp hành bản án tù
mà không được trừ ra 2 năm thực hiện thử thách trước đó, phải chấp hành đầy đủ thời
gian mà lúc đầu đã tòa tuyên.
Án treo được quy định tại NQ 02/2018, đặc biệt là Điều 7 có ra thi.
43. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
Nhận định sai. Vì việc áp dụng án treo ở đây không liên quan gì đến loại tội phạm. Đ65
có ghi áp dụng cho người phạt tù không quá 3 năm chứ không đề cập tới loại tội phạm
là gì.
VD: Căn cứ vào K1 Đ168 là 3-10 năm. Tòa tuyên phạt 3 năm nhưng loại tội phạm ở
đây là rất nghiêm trọng. Như vậy, người ta chỉ căn cứ vào việc tòa tuyên bao nhiêu
năm để xét người phạm tội có được hưởng án treo hay không chứ không căn cứ vào
loại tội phạm là gì.
II. BÀI TẬP
Bài tập 12: A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý.
Đối với hình phạt tù có thời hạn có quy định nhẹ hơn cho người chưa đủ 18t.
Khi đi thi có thể người ta cho độ tuổi cụ thể không cho thì phải tính ra xem nó
rơi vào 14-16t hay 16-18t để xét vào điều khoản khác nhau.
VD: Người 16-18t áp ụng K1 Đ101, còn người 14-16t, áp dụng K2 Đ101.

Hình phạt tối đa có thể áp dụng cho A là 7 năm 6 tháng tù giam. Vì thời điểm mà A
thực hiện tội phạm vào năm 17 tuổi, căn cứ vào Điều 12 BLHS 2015 A đã đủ tuổi chịu
TNHS về mọi tội phạm, cụ thể trong trường hợp này là tội cướp tài sản. Do đó căn cứ
theo khoản 1 Điều 168 thì A sẽ bị phạt tù từ 3-10 năm và hình phạt tối đa là 10 năm
cho A. Nhưng theo khoản 1 Điều 101 có quy định rằng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi nếu là tù có thời hạn thì mức cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức
phạt tù mà điều luật quy định. Vậy hình phạt tối đa có thể áp dụng cho A là ba phần tư
của 10 năm tức là 7 năm 6 tháng tù.

=>> Ở đây người ta hỏi tối đa có thể áp dụng chứ không phải bắt buộc xét xử ở mức
cao nhất. VD: tối đa 18 năm tù, tòa xử 15 năm vẫn được.
2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu
A bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù.
Áp dụng Đ107: Bị phạt tù 4 năm, Điểm b Khoản 2 Đ107 =>>Thời hạn xóa án
tích 1 năm.

3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được không?
Tại sao?
Tòa án không thể phạt tiền đối khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A.
Căn cứ Điều 99 phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với người đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi. A 17 tuổi phạm tội theo khoản 1 Điều 168 đã có hình phạt chính là
hình phạt tù.
Theo K6 Đ91: Nguyên tắc k áp dụng Hình phạt bổ sung với người dưới
18t phạm tội. Từ đó suy ra Đ98 các hình phạt áp dụng với người dưới 18t chỉ có
thể là hình phạt chính.
4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi đang
chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây
thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.

Tái phạm và tái phạm nguy hiểm không có quy định riêng
cho người chưa thành niên nên áp dụgn Đ53.

A đang chấp hành tội rất nghiêm trọng mà lại phạm vào khoản 5 Điều 134 BLHS, là tội
phạm ĐBNT A đang bị kết án và chưa được xóa án tích, tương ướng vs K2 điểm a
Đ53. Như vậy, A là tái phạm nguy hiểm.

Bài tập 17: A phạm hai tội: giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) và trộm cắp tài
sản (khoản 2 Điều 173 BLHS). Nay đưa ra xét xử cả hai tội trong một vụ án hình
sự.
1. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng
với A nếu:
- A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tội
trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù;
Thứ nhất Phải xác định là A phạm tội khi 17 tuổi nên phải đưa về chương người
chưa đủ 18t. Thứ hai tổng hợp hình phạt, có trường hợp tổng hợp nhiều bản án, có
trường hợp tổng hợp nhiều tội trong 1 bản án. Thì trong trường hợp này là nhiều tội
trong một bản án. Như vậy nó nằm trong Đ103.
Vd: nếu phạm tội trước khi 18t mà nhẹ hơn hoặc bằng so với tội phạm phải khi
đủ 18t thì được quy định trong điểm b K3 Đ103, khi đó áp dụng hình phạt như người
đủ 18t. Lúc này quay lại áp dụng Đ55.
Dựa theo điểm a khoản 3 Điều 103 về tổng hợp hình phạt trong trường hợp
phạm nhiều tội, cho rằng trường hợp này sẽ không vượt quá 18 năm tù. Vậy mức tối đa
của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A là: 15+4= 19 năm tù vượt
quá 18 năm tù nên mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên là 18 năm tù.
- A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và giết
người khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A là: 18+3=21 năm
tù.
2. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
Trường hợp A không phải là trường hợp có nhiều bản án. Nhiều bản án là được hiểu là
tội phạm được xét xử bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, đang chấp hành bản án đó
nhưng lại nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội đó hoặc có thực hiện hành vi phạm tội
trước đó nhưng mà bây giờ mới lôi ra xét xử bằng một bản án mới. Còn trường hợp A
là phạm 2 tội là đưa cả 2 tội ra xét xử trong 1 bản án hình sự.
Bài tập 18: Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới
không phải khai báo hải quan nếu chỉ mang số ngoại tệ tiền mặt trong giới hạn
5.000 USD.
1. Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình phạt nhẹ
hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
Có 1 phương án lựa chọn là khoản 3 điều 54,

K1 Đ189 khung hình phạt từ 3 tháng đến 2 năm và không thể áp dụng dưới mức
thấp nhất của khung vì tối thiểu của hình phạt tù là 3 tháng, tối đa là 20 năm. Như vật,
phương án là chuyển sang lạoi hình phạt khác nhẹ hơn. ( ghi đến đây là được điểm tối
đa rồi, chứ không cần nêu ra cảnh cáo, phạt tiền j đó nữa. Vì luật cho phép tùy nghi
lựa chọn, không bắt buộc).

2. Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?


- CSPL: K4 Đ189.
Các hình phạt bổ sung có thể áp dụng với X: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định.

=>> Có thể áp dụng HP tiền là BPBS khi nó không là hình phạt chính. VD: Nếu trong
trường hợp 1 đã áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính rồi, thì mục 2 sẽ không áp
hình hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nữa.
=>> Có 2 hình phạt vừa là hình phạt chính vừa mang tính chất có thể là hình phạt bổ
sung: phạt tiền và trục xuất.

3. Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới.
- Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là 15.000 đô la.(Không cần thiết nêu
CSPL.)
- Hướng xử lý tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Cơ sở pháp lý điểm a khoản 1
Điều 47 BLHS 2015.

=>> Nếu số tiền này hợp pháp, bị tịch thu ( điểm b K2 Đ106 BLTTHS)=> Có
thể bất công, nhưng không thể giải quyết khác.

K11 Đ2 TT 15/2011. (made by: BNC+PTA=<3)

Bài tập 19: A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174
BLHS và bị xử phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A
lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu
khích của người bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới, A bị xét xử theo khoản
5 Điều 134 BLHS và bị xử phạt 12 năm tù. Chi phí điều trị cho người bị hại là 50
triệu đồng. Gia đình của A đã gửi cho gia đình người bị hại 30 triệu đồng dùng
để điều trị cho người bị hại.

Anh (chị) hãy xác định:


1. Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là
tình tiết tăng nặng TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết định khung tăng
nặng của tội phạm mới.
Trong lần phạm tội mới này A bị coi là tái phạm nguy hiểm. A vi phạm K3
Đ174 mức phạt cao nhất là 15 năm nên loại tội phạm ở đây là rất nghiêm trọng. Đang
chấp hành bản án đó mà phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Đ134 là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Điểm a, Khoản 2 Điều 53 BLHS. A bị kết án 15 năm tù là thuộc
loại tội phạm rất nghiêm trọng và chưa được xóa án tích, hơn nữa đối với tội mới
trong thời gian thụ hình, A lại phạm thêm tội mới với hình phạt tù là 12 năm thuộc loại
tội phạm rất nghiêm trọng. Vì vậy A được coi là tái phạm nguy hiểm. Tái phạm nguy
hiểm này có ý nghĩa là tình tiết tăng nặng TNHS theo điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS
2015.

2. Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS
nào không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Tình tiết giảm nhẹ là người bị hại có hành vi khiêu khích và gia đình A bồi
thường thiệt hại căn cứ điểm b khoản 1 Điều 51.
Tình tiết tăng nặng là: (Đã nói ở câu trên)
3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

A phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù bị xử phạt 12 năm tù. Bản án đang
chấp hành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 15 năm, A đã chấp hành hình phạt
được 3 năm tù, Tổng hợp cả hai bản án trên là căn cứ khoản 2 Điều 56:
12+(15-3)=24 năm tù
4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành
hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ
rõ căn cứ pháp lý.
CSPL: khoản 1 Điều 63 BLHS “... Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm
lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù
có thời hạn, ...”
=>> Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành hình
phạt là 8 năm tù mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu.

5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Cần áp dụng biện pháp tư pháp bồi thường thiệt hại đối với A.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 48 BLHS 2015.
6. Thời hạn xóa án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời
điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Tự làm.

You might also like