You are on page 1of 2

Nhận định:

7) Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.


Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 69 BLHS 2015 “Người bị kết án được xóa án tích
theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này”. Do đó,
người bị kết án thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 70 đến Điều 73
BLHS 2015 thì được xóa án tích.
Ngoài ra, còn có trường hợp xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án
được quy định tại Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015.
Cho nên không phải trong mọi trường hợp người bị kết án đều có án tích. Nếu
người bị kết án thuộc các trường hợp được nêu trên thì được xóa án tích và xem
như không có án tích.
Ví dụ: A (17 tuổi) bị Tòa xử phạt về tội trộm cắp tài sản với mức án phạt 2
năm tù nên tội của A phạm phải là tội ít nghiêm trọng. Và vì là người phạm tội
ít nghiêm trọng cộng thêm việc A là người dưới 18 tuổi, vậy nên A thuộc
trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo điểm b) khoản 1 Điều 107
BLHS 2015.
Bài tập:
Bài tập 1
A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188
BLHS. Anh (chị) hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối
với A đúng hay sai trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án 3 phần tài sản. năm tù và tịch thu một phần tài sản.
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng
không 2 năm.
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Bài làm:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
Trong trường hợp này A bị áp dụng hình phạt chính là tù có thời hạn và
hình phạt bổ sung là tịch thu một phần tài sản. Trong đó hình phạt bổ sung tịch
thu một phần tài sản chỉ áp dụng đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 Điều 188 BLHS, mức
cao nhất của khung hình phạt trên là 3 năm, đối chiếu với khoản 1 Điều 9
BLHS thì A là tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó trong trường hợp trên không
được áp dụng hình phạt bổ sung tịch thu một phần tài sản đối với A.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 9, Điều 45 BLHS 2015.
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên
hàng không 2 năm.
Trong trường hợp này A bị áp dụng hình phạt chính là tù có thời hạn, hình
phạt bổ sung là phạt tiền và cấm hành nghề tiếp viên hàng không. Trong đó
hình phạt bổ sung cấm hành nghề tiếp viên hàng không chỉ áp dụng với hình
phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp
người bị kết án được hưởng án treo. Trong trường hợp này, hình phạt chính của
A là tù có thời hạn cho nên không được áp dụng hình phạt bổ sung là cấm hành
hành nghề nhưng có thể áp dụng phạt tiền 20 triệu đồng đối với A.
CSPL: khoản 2 Điều 35, Điều 41 BLHS 2015.
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức án là tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Trong trường hợp này mức cao nhất trong khung hình phạt được quy định
tại khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 là 20 năm tù mà Tòa án lại quyết định mức
án chung thân là vượt ra khỏi khung hình phạt được quy định tại khoản 4 Điều
188 BLHS điều này không đúng với quy định của pháp luật.
Quyết định về hình phạt bổ sung Tòa án áp dụng với A trong trường hợp
này là đúng vì khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 có quy định hình phạt tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản là hình phạt bổ sung cho tội phạm này. Thêm
vào đó, hành vi vi phạm của A thuộc khoản 4 Điều này có khung hình phạt cao
nhất là 20 năm, thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nên việc áp dụng
hình phạt bổ sung này đã thoả mãn điều kiện quy định của pháp luật.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 9, Điều 45 BLHS 2015.

You might also like