You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - PHẦN CHUNG


BUỔI THẢO LUẬN LẦN 2

Ngành: Luật
Lớp: HC47.3
Nhóm: 3

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Thân Nguyễn Thành Tài (Nhóm trưởng) 2253801014136
2 Nguyễn Kha Thanh Tâm 2253801014137
3 Nguyễn Ngọc Bảo Tâm 2253801014138
4 Nguyễn Hiếu Tân 2253801014139
5 Đỗ Công Thắng 2253801014140

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023

MỤC LỤC
I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN...............................................................................1
1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt do Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội.............................................................................1
2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm tù trở
xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng..................................................................1
3. Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản,
cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ...........................................................1
4. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội.....................2
5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm có cấu thành hình thức............................................................................2
II. BÀI TẬP.............................................................................................................3
Bài tập 1.................................................................................................................3
a) Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì?
Tại sao?...............................................................................................................3
b) Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?...................................................................................4
c) Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng
hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?............................................................................4
Bài tập 3.................................................................................................................4
a) Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng (Điều 132 BLHS)......................................................................................5
b) Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).........................................................5
c) Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)...............................................................5
d) Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).........................................................5
Bài tập 5.................................................................................................................6
a) Khoản 1 Điều 173 BLHS..............................................................................6
b) Khoản 2 Điều 173 BLHS..............................................................................7
c) Khoản 3 Điều 173 BLHS..............................................................................7
d) Khoản 4 Điều 173 BLHS..............................................................................8
Bài tập 6.................................................................................................................8
a) Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?.................................9
b) Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?........................................9
c) Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?...................................................................9
d) H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì?
Tại sao?...............................................................................................................9
e) Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?
Tại sao?.............................................................................................................10
1. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt
do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015 .

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để
phân loại tội phạm mà không dựa và mức hình phạt do Toà án áp dụng. Theo đó, tính
nguy hiểm cho xã hội là căn cứ phân loại, còn loại và mức hình phạt là đại lượng pháp lý
đo lường tính nguy hiểm đó. Cụ thể tại Điều 9 thì đại lượng để đo lường là mức cao nhất
của khung hình phạt, người áp dụng luật nhận biết được đâu là tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, và tội đặc biệt nghiêm trọng, còn căn
cứ để nhà làm luật phân chia tội phạm thành các nhóm như vậy vẫn là tính nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm.

2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm
tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 9 BLHS.

Theo Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 chỉ quy định mức cao nhất của khung hình phạt
chứ không quy định mức tối thiểu vì khi xét xử những tội phạm trên, Tòa án có thể quyết
định mức hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS do đương sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ
hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Vì vậy, tội phạm
nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng cũng có thể có mức phạt dưới 3 năm tù chứ
không riêng gì tội phạm ít nghiêm trọng.

3. Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
Nhận định sai.

Một tội danh không phải luôn sẽ có 3 loại cấu thành tội phạm

1
+ Mà ở đó, trong 1 tội danh sẽ luôn có cấu thành cơ bản (cấu thành nên tội được
quy định trong BLHS dẫn tới khung hình phạt tương ứng) còn về cấu thành tăng nặng
hoặc giảm nhẹ thì có còn tùy thuộc vào tội danh có thể có hoặc không (bắt nguồn từ cấu
thành cơ bản xong tùy vào mức đó vượt quá khung cơ bản thì sẽ có khung giảm nhẹ hoặc
tăng nặng)

+ VD: Điều 153 BLHS 2015 thì không có khung hình phạt giảm nhẹ mà chỉ có
cấu thành cơ bản và tăng nặng

Vậy thì không phải lúc nào 1 tội danh cũng sẽ có đủ 3 cấu thành cơ bản.

4. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội.
Nhận định sai.

Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội
(thông thường là quy định chi tiết tại CTTP cơ bản) còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội
phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với
trường hợp bình thường). Những dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu định khung hình phạt
giảm nhẹ. Như vậy, cấu thành tội phạm giảm nhẹ là tổng hợp CTTP cơ bản với dấu hiệu
định khung hình phạt giảm nhẹ.

Ví dụ: khoản 1 Điều 110 của BLHS 2015 (cấu thành phạm tội cơ bản của tội gián
điệp) kết hợp với dấu hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 110 BLHS 2015 tạo thành cấu
thành tội phạm giảm nhẹ của tội gián điệp.

5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức.
Nhận định sai.

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà mặt khách quan chỉ có
hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn
thành khi người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan.

2
Việc xác định cấu thành tội phạm phải dựa vào luật định, cụ thể là dựa vào cấu
thành tội phạm cơ bản thường được ghi nhận tại khoản 1 để xác định, không phải dựa vào
các tình tiết của vụ án hay dựa trên thực tế.

Vì thế chỉ cần hành vi nguy hiểm đó được thực hiện mặc dù có gây hậu quả trên
thực tế hay không thì tội phạm đó vẫn có cấu thành tội phạm hình thức.

2. BÀI TẬP
Bài tập 1
A lấy trộm tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm
cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù.

Anh (chị) hãy xác định:

Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao?

Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?

Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay
CTTP giảm nhẹ? Tại sao?

Trả lời:

a) Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì?
Tại sao?
Xét thấy hành vi của A cấu thành tội trộm cắp theo khoản 2 Điều 173. Mà khoản 2
Điều 173 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm”, tức là mức cao nhất của khung hình phạt lúc này là phạt tù 07 năm.
Căn cứ vào Điều 9 BLHS 2015 thì loại tội phạm mà A thực hiện thuộc vào loại tội phạm
nghiêm trọng. Vì khoản b Điều 9 đã nêu rõ: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.”. Việc A chỉ bị phán 2

3
năm tù là dựa trên phán quyết áp dụng của Toà sau khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng
giảm nhẹ.

b) Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất
hay CTTP hình thức? Tại sao?
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.

Vì cấu thành tội phạm vật chất cần dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội
phạm, bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Tội trộm cắp tài sản (Điều
173 BLHS) thoả mãn 3 dấu hiệu của cấu thành vật chất như sau

+ Về hành vi phạm tội: có hành vi trộm cắp tài sản.

+ Về hậu quả: tài sản trộm được phải có trị giá từ 2 triệu – 50 triệu đồng hoặc dưới
2 triệu nhưng phải thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 1 Điều 173.

+ Về mối quan hệ nhân quả: hành vi trộm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu
quả là người khác bị chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.

Tội phạm này hoàn thành chỉ khi có hậu quả xảy ra (tức chiếm đoạt được số tiền
trộm thỏa mãn như luật định) và tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

c) Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng
nặng hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội, CTTP tăng nặng thì cần có thêm
định khung tăng nặng, CTTP giảm nhẹ thì cần có thêm định khung giảm nhẹ. Xét thấy
trường hợp của A dấu hiệu định tội là A trộm cắp tài sản của B được quy vào tội trộm cắp
tài sản theo Điều 173 BLHS. Nhưng tài sản của A trộm cắp trị giá 70 triệu đồng tức thuộc
vào điểm c khoản 2 Điều 173. Giá trị tài sản lúc này đã vượt quá 50 triệu đồng là mức để
xác định cấu thành tội phạm cơ bản nên hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP
tăng nặng.

4
Bài tập 3
Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS về tội phạm cụ thể,
Anh (chị) hãy xác định các tội phạm sau đây thuộc loại CTTP nào:

 Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều
132 BLHS).
 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
 Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
 Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).

Trả lời:

a) Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng (Điều 132 BLHS).
 Là tội phạm có CTTP vật chất .

Vì trong CTTP cơ bản (Khoản 1) có quy định dấu hiệu hành vi là tuy có điều kiện
mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả là nạn nhân chết.

b) Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
 Là tội phạm có CTTP hình thức.

Vì trong CTTP cơ bản (khoản 1) có quy định dấu hiệu hành vi là giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

c) Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).


Là tội phạm có CTTP cắt xén.

 Vì trong CTTP cơ bản (khoản 1) có quy định dấu hiệu hành vi là dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực, tấn công nhằm chiếm đoạt tài sản.

d) Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).


Là tội phạm có CTTP vật chất.

5
 Vì trong CTTP cơ bản (khoản 1) có 4 trường hợp trong đó có 2 hành vi và 2
hậu quả:

 Hành vi thứ 1: Người đua xe trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này.
 Hành vi thứ 2: Người đua xe trái phép đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
 Hậu quả thứ 1: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
 Hậu quả thứ 2: Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

Bài tập 5
Người dưới 15 tuổi có phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình
không nếu hành vi của họ được quy định tại:

 Khoản 1 Điều 173 BLHS.


 Khoản 2 Điều 173 BLHS
 Khoản 3 Điều 173 BLHS.
 Khoản 4 Điều 173 BLHS.

Trả lời:

a) Khoản 1 Điều 173 BLHS.


Hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 thì
người dưới 15 tuổi không phải chịu TNHS. Vì theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170,
171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

6
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

 Tội phạm ít nghiêm trọng.

b) Khoản 2 Điều 173 BLHS.


Hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 thì
người dưới 15 tuổi không phải chịu TNHS. Vì theo khoản 2 Điều 173 BLHS 2015:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.”

 Theo khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 về tội phạm nghiêm trọng; theo khoản 2 Điều 12
BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

c) Khoản 3 Điều 173 BLHS.


Hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 thì
người dưới 15 tuổi phải chịu TNHS. Vì theo khoản 3 Điều 173 BLHS 2015:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

7
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”

 Theo khoản 3 Điều 173 BLHS 2015 về tội phạm rất nghiêm trọng; theo khoản 2 Điều
12 BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

d) Khoản 4 Điều 173 BLHS.


Hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 thì
người dưới 15 tuổi phải chịu TNHS. Vì theo khoản 4 Điều 173 BLHS 2015:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

 Theo khoản 4 Điều 173 BLHS 2015 về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; theo khoản 2
Điều 12 BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Bài tập 6
A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa
thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra
toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm
thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của
bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.

Anh (chị) hãy xác định:

 Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
 Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?
 Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
 H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao?
 Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại
sao?
8
Trả lời:

a) Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là con người (cụ thể là bé Hoài
Trung), căn cứ ở hành vi A kê đơn thuốc người lớn cho bé Trung (3 tuổi) mà không kiểm
tra lại, dẫn đến bé uống quá liều mà tử vong.

b) Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?


Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội về quyền sống, quyền được đảm bảo
an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Việc A kê sai đơn thuốc cho bé Trung, gây ra
hậu quả chết người là hành vi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp quy định tại Điều 129 của BLHS 2015.

c) Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?


Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 11 BLHS 2015 quy định về “Vô ý phạm tội”.

Xét thấy lỗi của A là lỗi vô ý vì quá cẩu thả, người thực hiện hành vi phạm tội
không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội dù
phải thấy trước được hậu quả hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.

Vì “sơ suất” nên A đã không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà bé
Trung dẫn đến nạn nhân uống thuốc quá liều nên tử vong. Có thể nói, đáng lẽ A buộc phải
thấy khi kiểm tra toa thuốc và có thể thấy trước hậu quả là dẫn đến bé Trung tử vong là
kê toa thuốc theo toa của người lớn cho một đứa bé 03 tuổi. Bởi vì, A là bác sĩ đa khoa,
được đào tạo, có trình độ chuyên môn về y tế. Tuy nhiên vì lý do cẩu thả là A không kiểm
tra lại toa thuốc trước khi giao cho người nhà bé Trung. Do đó, lỗi của A là vô ý, cụ thể là
thuộc dạng vô ý do cẩu thả.

d) H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì?
Tại sao?
H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung. Cụ thể, lỗi của H là lỗi vô ý.
Trong tình huống trên, người nhà của bé Trung đã đến tiệm thuốc do H đứng bán, H bán
thuốc theo toa của A. Xét đến điều kiện để H có thể mở một tiệm thuốc tư nhân thì H phải

9
có chứng chỉ hành nghề, phải được đào tạo, có chuyên môn về nghề dược. Vì vậy, có thể
hiểu H có đủ trình độ cũng như kiến thức để nhận biết rằng toa thuốc mà A đưa có phù
hợp với một bệnh nhân 03 tuổi hay không. Do đó, trước khi bán thuốc cho người khác thì
bản thân H phải có trách nhiệm phải xem xét toa thuốc đó có thật sự phù hợp hay không,
mặc dù trên toa thuốc đấy có ghi rõ tuổi của bệnh nhân là 03 tuổi. Tuy nhiên H lại không
xem xét lại toa thuốc này mà vẫn bán theo toa thuốc của A. Xét về lỗi vô ý, có thể thấy
trường hợp của H thuộc lỗi vô ý do cẩu thả được quy định tại Điều 11 BLHS năm 2015.
Có thể thấy vào lúc bán thuốc cho gia đình của bé Trung, H bán theo toa thuốc của A.
Nhưng trên toa thuốc đã có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi, vì vậy với địa vị cụ thể của
mình thì H phải thấy trước và có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả có thể xảy ra nếu H
bán theo toa thuốc mà A đã kê. Do đó, có thể thấy H đã cẩu thả dẫn đến việc bé Trung bị
tử vong và H đã phạm lỗi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp quy định
tại Điều 129 BLHS năm 2015.

e) Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại
nào? Tại sao?
Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều
hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được
chia thành 2 dạng:

+ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành
vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị
thương với tỷ lệ thương tật là 20%.
+ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp
luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả. Ví dụ: nếu một nhóm người cùng tham gia vào việc cướp
ngân hàng và mỗi người trong nhóm đóng góp một hành vi trái pháp luật nhất định, tất cả
các hành vi này đóng vai trò trong việc gây ra hậu quả của vụ cướp.

Trong trường hợp này, chúng ta có thể xác định được là đã tồn tại hai hành vi
khách quan (kê nhầm toa thuốc và bán thuốc không đúng). Và mỗi hành vi này đều cùng

10
đóng vai trò trong việc nguyên nhân gây ra thiệt hại. Mỗi hành vi như kê nhầm thuốc, bán
thuốc không đúng là những hành vi nếu tách rời nhau thì khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả là chưa có. Bởi lẽ, khả năng này chỉ hình thành khi hành vi kê toa không đúng và
bán thuốc không đúng theo toa có sự kết hợp chặt chẽ một cách có hệ thống với nhau.
Nếu không có hành vi kê toa không đúng thì không thể gây ra hậu quả chết người hoặc
nếu người bán thuốc là anh H kiểm tra kỹ thông tin về đối tượng sử dụng thuốc thì cũng
không dẫn đến tình trạng quá liều gây hậu quả chết người. Do đó, trường hợp này có thể
phân loại vào dạng mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp.

------HẾT------

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)


2. Bộ luật Hình sự 1999
3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung (Đại học Luật TP.HCM)
4. Tài liệu học tập Luật Hình sự
5. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật Hình sự (Tập
IV), NXB Công an nhân dân.
6. Bộ Tư Pháp (2001), Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (Phần chung), NXB
Chính trị quốc gia.
7. Một số tài liệu liên quan khác.....

12
13

You might also like