You are on page 1of 4

THẢO LUẬN BUỔI 4

I. Nhận định Đúng/Sai


1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB là người
nộp thuế TTĐB.
Nhận định trên đúng
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu
mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
CSPL: Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
2. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức
khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
Nhận định Sai.
“Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy
thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;”
CSPL: Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
3. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không
chịu thuế GTGT.
Nhận định Sai.
Vì hàng hóa dịch vụ đặc biệt ở khâu sản xuất, cung ứng khi bán ra vẫn phải chịu thuế
giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.

Tình huống 2
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Sơn chuyên sản xuất rượu cung ứng cho thị trường trong
nước. Tháng 5/2021, Thanh Sơn nhập khẩu 200.000 chai rượu trắng thành phẩm. Tuy nhiên,
do nhu cầu thị trường ít nên không tiêu thụ hết. Để giải phóng hàng tồn kho, đồng thời tìm
lối ra mới, doanh nghiệp Thanh Sơn đã sử dụng 100.000 chai rượu trắng còn lại đem sản
xuất thành 120.000 chai rượu thuốc. Để mở rộng thị trường, Thanh Sơn đã thành lập các đại
lý phân phối rượu thuốc theo giá do Thanh Sơn đưa ra có hưởng hoa hồng. Ngày 30/7/2021,
cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện Thanh Sơn đã không kê khai nộp thuế TTĐB đối với
120.000 chai rượu thuốc nên đã xử phạt và ra quyết định truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thanh Sơn phản đối vì cho rằng mình đã nộp thuế đối với 100.000 chai rượu trắng nguyên
liệu.
Hỏi:
1. Với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ, Thanh Sơn là đối tượng nộp
thuế của những sắc thuế nào? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích tại sao?
- Với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ, Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế của
các sắc thuế sau: 
 Thuế nhập khẩu.
- CSPL: khoản 1, Điều 2 luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam thuộc đối tượng chịu
thuế của thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong tình huống trên Thanh Sơn đã nhập khẩu 200.000
chai rượu 20 độ, thuộc đối tượng chịu thuế của thuế xuất khẩu¸nhập khẩu; - CSPL: Điều 4
luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổ chức, cá nhân có hàng hóa XK-NK thuộc đối tượng chịu thuế XK-NK là đối tượng nộp
thuế XK-NK. Như vậy, với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ (thuộc đối tượng
chịu thuế của thuế suất thuế XK-NK), Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế của thuế XK-NK.
 Thuế TTĐB
- CSPL: điểm b, khoản 1, Điều 2 luật thuế TTĐB
- Rượu là đối tượng chịu thuế TTĐB.
- CSPL: Điều 4 luật thuế TTĐB
- Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB .Như vậy, hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20
độ là đối tượng nộp thuế của thuế TTĐB theo quy định của luật thuế TTĐB.
 Thuế GTGT
- CSPL: Điều 2 thuế GTGT
- Rượu là đối tượng chịu thuế GTGT. Số rượu do DNTN Thanh Sơn nhập khẩu nhằm mục
đích kinh doanh và tiêu thụ tại Việt Nam.
- CSPL: Điều 4 luật thuế GTGT
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT là người nộp thuế GTGT. Như vậy,
hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ là đối tượng nộp thuế của thuế GTGT.
2. Lập luận của Thanh Sơn là đúng hay sai? Tại sao?
- Lập luận của Thanh Sơn là sai.
Căn cứ tại khoản 1, Điều 7 NĐ 26; khoản 2, Điều 8 Luật thuế TTĐB
Thanh Sơn đã nộp thuế TTĐB đối với 100.000 chai rượu trắng nguyên liệu là đánh
vào hành vi nhập khẩu. Hành vi Thanh Sơn sử dụng 100.000 chai rượu trắng sản xuất thành
120.000 chai rượu thuốc, hành vi này đã làm thay đổi tính năng sử dụng của rượu. Vì vậy,
Thanh Sơn phải kê khai nộp thuế TTĐB dối với 120.000 chai rượu thuốc này.
- Thuế TTĐB chỉ thu duy nhất một lần khi có hành vi sản xuất,kinh doanh hàng hóa và
dịch vụ, trong suốt quá trình sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng với điều kiện hàng hóa không
thay đổi tính năng sử dụng. Ở đây, cơ quan thu thuế đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt và
truy thu thuế TTĐB đối với 120.000 chai rượu thuốc là đúng quy định pháp luật, và không
có hiện tượng thuế chồng thuế. Và khi Thanh Sơn nộp thuế TTĐB đối với 120.000 chai rượu
thuốc sẽ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB mà Thanh Sơn đã nộp trước đó đối với
rượu trắng nguyên liệu để sản xuất rượu thuốc.
3. Giả sử 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì ai là
đối tượng nộp thuế (Thanh Sơn hay các đại lý của Thanh Sơn)? Giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt trong trường hợp này như thế nào?
- Căn cứ tại Điều 4 luật thuế TTĐB
Thanh Sơn đã có hành vi sản xuất 120.000 chai rượu thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
nên Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế TTĐB.
Giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này: Rượu được sản xuất trong nước, giá tính
thuế TTĐB được xác định như sau:
+ Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật về
thuế GTGT. Áp dụng điểm a, khoản 1, Điều 4 nghị định 26: trong trường hợp này thì giá
làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa
hồng.
4. Quan hệ kinh doanh giữa Thanh Sơn và các đại lý có làm phát sinh thuế
GTGT không? Tại sao?
Quan hệ kinh doanh giữa Thanh Sơn và các đại lý có làm phát sinh thuế GTGT. Vì
thuế GTGT là loại thuế được tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Do đó giá trị
tăng thêm của hàng hóa ở khâu sau (các đại lý) sẽ cao hơn khâu trước (Thanh Sơn) trong quá
trình sản xuất và lưu thông hàng hóa theo Điều 2 Luật thuế GTGT.

You might also like