You are on page 1of 3

NHẬN ĐỊNH:

14. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Nhận định Sai.
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người
khác. Do đó, hành vi khách quan của Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS thì chỉ
cần lén lút đối với người đang quản lý tài sản chứ không cần phải thực hiện lén lút đối
với tất cả mọi người.
Ví dụ: Thấy cổng phòng trọ của B không đóng, A nhân lúc trời tối, phòng trọ mất
điện đã lẻn vào định thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Khi đi qua cửa phòng C, A
thấy chiếc laptop C để trên bàn học cạnh cửa sổ nên thò tay vào lấy và chạy nhanh ra
khỏi cổng về thẳng nhà.
→ A có hành vi trộm cắp tài sản. Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài
sản của người khác căn cứ theo quy định tại Điều 173 BLHS 2015. Mọi hành vi
của A đều thỏa mãn đặc điểm của tội trộm cắp tài sản như: có hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản nhân lúc chủ tài sản sở hở, chủ quan; đã dịch chuyển tài sản
khỏi vị trí ban đầu (dấu hiện chiếm đoạt tài sản); đối tượng mà hành vi lén lút
hướng tới là chủ hợp pháp của tài sản (vì lén lút lấy trộm tài sản nên mới thực
hiện hành vi nhân lúc trời tối + mất điện vì không muốn bị C phát hiện, điều này
xâm phạm quan hệ tài sản, xâm phạm trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của C
đối với tài sản của mình - chiếc Laptop). Do đó, A chỉ dừng lại ở hành vi chiếm
đoạt tài sản một cách lén lút, không được sự cho phép của chủ tài sản thì hành vi
mà A thực hiện có dấu hiệu của Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS.
BÀI TẬP:
Bài tập 9:
A là một thanh niên không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách
kiếm tiền. A đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hội
chiếm đoạt tài sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao
thông bật sáng, A nhanh chóng giật sợi dây chuyền trên cổ của một người phụ
nữ và bỏ chạy. B là người chứng kiến sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề
đường và chạy đuổi theo để bắt A. Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay
mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào
bụng của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể qua giám định là
27%.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?
Bài làm:
Tội danh mà A đã phạm là Tội cướp tài sản (Điều 168). Hành vi của A đã đủ các
dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp tài sản:
Dấu hiệu
Khách thể - Khách thể: quan hệ sở hữu (quan hệ tài
sản) của người phụ nữ, quyền được bảo
vệ về sức khoẻ của anh B.
- Đối tượng tác động: Sợi dây chuyền của
người phụ nữ, anh B.
Mặt khách quan - Hành vi: A đã nhanh chóng giật chiếc
dây chuyền trên cổ của người phụ nữ và
A rút dao đâm vào bụng của anh B nhằm
mục đích giữ lại sợi dây chuyền.
- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (thiệt hại
về tài sản); B bị thương với tỷ lệ thương
tật qua giám định là 27%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và
hành vi: hành vi giật dây chuyền của A là
nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về
tài sản cho người phụ nữ và hành vi rút
dao đâm vào bụng anh B của A là nguyên
nhân trực tiếp khiến anh B bị thương
(27%).
Chủ thể A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội
phạm này
Mặt chủ quan - Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết hành vi của
mình là nguy hiểm và thấy trước hậu quả
tất yếu xảy ra nhưng vẫn mong muốn
thực hiện.
- Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm
chiếm đoạt tài sản của người phụ nữ, thể
hiện qua việc A đứng tại bên lề đường
chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của người
khác.

You might also like