You are on page 1of 7

Bài tập ôn tập Pháp luật đại cương

I. Luật hình sự
Bài tập 1: Khoảng 8h ngày 8/1/2018 Hà chở Vũ đến quán ăn Bông trên đường DTH, Quận 1.
Đến nơi, Hà lia đèn xe để tìm chỗ đậu xe và sau đó chọn 1 bàn ngồi ngay cạnh vỉa hè và gọi
món. Khoảng 20 phút sau khi cả hai đang cầm đũa, cụng ly thì đâu đó có 1 xe máy do An
cầm lái chở theo Phú phi thẳng đến bàn nhậu của Hà và Vũ. Ngay lập tức 2 tên đạp chống xe,
cầm mã tấu rượt theo đâm nhiều nhát vào người Hà và Vũ.
Do trúng nhiều vết đâm và chỗ hiểm nên Hà chết gục tại chỗ. Vũ chạy kịp vào nhà vệ sinh và
đóng cửa chặt lại nên thoát chết. Sau đó Vũ được lực lượng cảnh sát giải cứu và đưa đến bệnh
viện, tỷ lệ thương tật 50%.
Khi bị bắt, An khai tại cơ quan điều tra rằng An không có thù oán gì với Vũ và Hà nhưng bực
tức vì đang ngồi nhậu mà Hà và Vũ rọi đèn xe vào mặt nên tức quá bỏ đi lấy mã tấu xử lý.
 Căn cứ vào BLHS 2015, xác định hành vi của An và Phú cấu thành tội gì? Tại sao?
 Tội giết người (Đ123)
 Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (Đ134)
1. Mặt khách quan
a. hành vi trái pháp luật An và Phú tức vì bị rọi đèn xe nên đã cầm
mã tấu rượt theo Hà và Vũ rồi đâm nhiều
nhát -> hành vi trái pháp luật, nguy hiểm
cho xã hội
b. Thiệt hại cho xã hội + Hà chết tại chỗ
+ Vũ thương tích 50%
c. Mối quan hệ nhân quả Hành vi của An là nguyên nhân dẫn đến cái
chết của Hà và tỷ lệ thương tật 50% cho Vũ
( không bị chém bởi mã tấu thì Hà và Vũ
vẫn sinh hoạt bình thường)
d. thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện Quán Bông đường DTH quận 1, xe máy của
An, mã tấu…
2. Mặt chủ quan
a. Lỗi Cố ý trực tiếp
b. Động cơ An và Phú định dằn mặt Hà và Vũ bị rọi đèn
xe
Mục đích Muốn giết Hà và Vũ chết
+ đạt được mục đích là Hà chết
+ Vũ thoát chết là nằm ngoài mục đích của
An và Phú

3. Chủ thể
An và Phú + Đủ độ tuổi
+ Có khả năng nhận thức
+ Tự do ý chí
 Đầy đủ NLTNPLHS -> phải chịu
TNHS về hành động mình thực hiện
4. Khách thể
Hành vi của An và Phú Xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của Hà
và Vũ
 Hành vi của An và Phú cấu thành tội giết người theo quy định tại điều 123 BLHS
2015
 An và Phú sẽ bị áp dụng khoản n và khoản q: phạt tù từ 12-20 năm, chung thân hay
tử hình.
 An và Phú không phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác vì họ đã sử dụng hung khí là mã tấu đâm nhiều lần vào nạn nhân. Nếu Vũ
chạy không kịp thì cũng có thể đã chết như Hà.
Bài tập 2: A phạm tội trộm cắp tài sản (Đ173) hay tội cướp tài sản (Đ168)
Ngày 26/2/2022 trận chung kết bóng đá U23DNA giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan với
tỷ số 1-0 nghiêng về đội tuyển VN khiến A bị thua độ hơn 100tr đồng. Thiếu tiền trả nợ nên A
nảy sinh ý định trộm cắp tài sản của người khác.
Trong lúc đi lòng vòng, để ý nhà B không có người ở nhà nhưng cũng không khóa cửa cẩn
thận, A đã lén lút đột nhập vào trong, phát hiện có két sắt nhỏ đã kéo ra ngoài, bê lên xe chở
ra khu vực vắng người phát két lấy tiền.
Khi A đang phá két thì E phát hiện, hô hoán.
Ngay lập tức A đã ghì nắm đấm vào mặt E và gằn giọng đe dọa “mày muốn chết hả?” sau đó
lên xe tẩu thoát.
1. Mặt khách quan
a. Hành vi trái pháp luật + lợi dụng sơ hở nhà B không có ai và
không khóa cửa cẩn thận, A lén lút đột nhập
và lấy đi két sắt có chứa tài sản của B.
+ đây là hành vi trái pháp luật bởi pháp luật
cấm xâm phạm đến tài sản cũng như quyền
sở hữu tài sản của người khác.
b. Thiệt hại cho xã hội + B bị mất tài do hành vi của A
c. Mối quan hệ nhân quả Xuất phát từ hành trái pháp luật của A là
nguyên nhân khiến B bị mất tài sản
d. thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện Nhà B, xe máy, đồ cạy két sắt

2. Mặt chủ quan


a. Lỗi Cố ý trực tiếp
b. Động cơ Muốn có được tài sản của B để có tiền trả
nợ
Mục đích Chiếm đoạt/ lấy tài sản của người khác để
sử dụng cá nhân
3. Chủ thể
A + Đủ độ tuổi: từ đủ 14 tuổi
+ (1) xác định đủ độ tuổi và năng lực hành + Có khả năng nhận thức
vi để chịu TNPL + Tự do ý chí
+ (2) Xác định chưa đủ độ tuổi hoặc hạn  Đầy đủ NLTNPLHS -> phải chịu
chế/ mất NLHV -> không đủ yếu tố cấu TNHS về hành động mình thực hiện
thành tội phạm
4. Khách thể
Quyền sở hữu tài sản của chị B bị hành vi
trái pháp luật của A xâm hại
Hành vi của A cấu thành hành vi trộm cắp TS theo quy định tại Điều 173 BLHS 2015
A không phạm tội cướp TS vì sau khi chiếm đoạt tài sản, bị E phát hiện hành vi A đã dùng vũ
lực với E nhưng đây chỉ là hành vi chống trả để tẩu thoát. Tuy nhiên hành vi này chưa đủ
nghiêm trọng để cấu thành tội khác.
Việc lấy trộm tài sản của A đã hoàn thành (kể từ thời điểm A lén lút đột nhập cho đến khi chở
két sắt ra khu vực vắng). Hành vi “ghì nắm đấm vào mặt E và đe dọa” được xem xét là hành
vi hành hung để tẩu thoát => Một trong những tình tiết định khung nặng của tội trộm cắp
tài sản.
Bài tập 3: A phạm tội gì?
Ngày 27/3/2021, ông H cùng con trai đang ngủ trong nhà. Lúc này có tiếng xe máy chạy
nhanh rồi dừng lại trước nhà ông H nhưng tiếng xe vẫn nổ. Thấy động, hai con chó nhà ông
H lao ra rồi sủa dồn dập, sau đó chợt im lặng. Nghĩ có kẻ gian bắt trộm chó, ông H cùng con
trai mở cửa đi ra ngoài quan sát thì phát hiện người lạ mặt (A và B) đang kéo xác chó lên xe
máy định chạy đi. Hai cha con ông H vay lại, tri hô, bắt hai tên trộm. Hai tên trộm chó lúc
này rồ máy xe bỏ chạy. Ông H lao tới kéo xe lại, choàng tay ôm tên trộm chó phía sau (B), và
tiếp tục tri hô. Trong lúc giằng co, ông H bị A dùng súng tự chế bắn vào người, tử vong. Sau
khi bắn chết chủ nhà, A và B vội tẩu thoát.
Thứ nhất, A và B đã trộm cắp tài sản của ông H là con chó:
+ nếu con chó trên 2tr đồng thì A và B đã phạm tội trộm cắp tài sản.
+ nếu con chó dưới 2tr thì A và B phải có tiền án hoặc tiền sự về tội xâm phạm sở hữu mới
phạm tội.
Căn cứ vào khoản 6 mục I TTLT 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
hướng dẫn áp dụng quy định về tình tiết “hành hung để tẩu thoát” là căn cứ để chuyển
hóa tội danh từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản
+ Đối chiếu với hành vi của A và B đối với ông H ta thấy thuộc trường hợp người phạm tội
đã chiếm được tài sản nhưng bị hại chưa giành lại được tài sản (H chỉ ôm vào người B chứ
chưa giành lại được con chó, chưa cầm vào con chó) do đó không thuộc trường hợp chuyển
hóa tội trộm cắp tài sản thành cướp tài sản đối với A và B.
+ Hành vi của A và B vẫn là tội trộm cắp tài sản với tình tiết “hành hung để tẩu thoát”.
Thứ hai, đối với hành vi bắt chết ông H của A:
+ A và B đi trộm cắp cùng nhau, việc A và B mang theo súng mục đích để đánh lại hoặc dằn
mặt bị hại khi bị phát hiện ra hành vi trộm cắp. Do đó việc A bắt chết ông H B phải chịu trách
nhiệm cùng A.
+ Hành vi của A và B đã phạm tội giết người.

II. Thừa kế
Bài tập 1: chia di sản của A?
A kết hôn với B năm 1990
+ có tài sản chung là: 200tr
+ 2 con chung H và K
Năm 2002, A sống chung với D như vợ chồng
+ Tài sản chung của A và D: 400tr
+ 1 đứa con chung là M
2015, A chết
1. Di sản của A
A=B=200/2= 100tr
A+B=D=400/2=200tr => A=100tr
A= 200tr
2. Di sản được chia: B, H, K, M
200tr/4= 50tr
Bài tập 2: Năm 1994, X kết hôn với Y có hai đứa con là H (1994) và E (1996)
Năm 2016, X chết không có di chúc
X và Y có căn nhà chung trị giá 30 tỷ xây dựng trên mảnh đất 2000m2 quận 9
Ông X có đứa con riêng là F (1989) đang sống cùng với mẹ của X là bà K
Khi X chết bà Y có khai nhận thừa kế và chia cho H và E mỗi người là 500m2 còn lại là của
bà 1000m2 căn nhà đang ở
 Hỏi:
1. Bà Y chia tài sản vậy có hợp lý không? Vì sao?
2. Những ai sẽ hưởng di sản của X? Mỗi người được hưởng bao nhiêu?
3. Nếu có tranh chấp về việc chia thừa kế trên thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
1. Không hợp lý vì Y không có quyền chia di sản vì X chết không để lại di chúc => DS của
X phải được chia theo pháp luật (quy định tại Điều 650 BLDS 2015) (0.5 điểm)
2. Xác định di sản của X để lại:
+ Tài sản chung của X và Y => 30 tỷ => Tài sản của X = 30 tỷ/2= 15 tỷ
+ X chết không để lại di chúc => chia theo pháp luật => hàng thừa kế thứ nhất của X (điều
651 BLDS 2015) gồm: K, Y, H, E, F (0.5 điểm)
+ Mỗi người được hưởng K= Y= H= E= F= 15 tỷ/5= 3 tỷ (0.25 điểm)
3. Cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu có) là TAND Quận 9 (0.5 điểm)
Bài tập 3: Năm 1990 ông Tý kết hôn với bà Sửu và có con chung là Thân (1992)
Năm 1995 Tý và Sửu ly hôn và Tý kết hôn với Dần có hai đứa con chung là Mẹo (1999) và
Thìn (2000)
Năm 2019 Tý và Thân chết trong cùng 1 vụ tai nạn, không để lại di chúc
Thân có vợ và 2 con là Nhâm và Quý ( cùng sinh 2018)
Trước khi lấy bà Dần, ông Tý có mảnh đất trị giá 2 tỷ đồng. Trong thời kì hôn nhân ông Tý
và bà Dần có tài sản chung là căn nhà ở TP. Thủ Đức trị giá 10 tỷ đồng và các tài sản khác trị
giá 6 tỷ đồng.
Bà Sửu chia tài sản như sau:
+ Mẹo và Thìn được hưởng mảnh đất trị giá 2 tỷ và các tài sản khác trị giá 6 tỷ đồng.
+ Bà Dần còn nuôi bà Mùi (mẹ ông Tí) nên giữ căn nhà, sau này bà mất sẽ chia cho Mẹo và
Thìn.
 Hỏi:
1. Việc chia thừa kế của bà Sửu là đúng quy định của pháp luật hay không? Vì sao?
2. Hãy chia thừa kế di sản của ông Tí theo quy định của pháp luật.
3. Nếu có tranh chấp về việc chia thừa kế trên thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
1. Việc chia thừa kế của bà Sửu là không đúng quy định. Bởi lẽ ông Tý chết không để lại di
chúc nên di sản của ông Tý sẽ được chia theo pháp luật (CSPL: điểm a khoản 1 Điều 650
BLDS 2015); Bà Sửu (không còn là vợ hợp pháp của ông Tý) hay bất kì một cá nhân nào
khác không có quyền chia tài sản.
2. Di sản của ông Tý:
+ TSC với bà Dần là căn nhà trị giá 10 tỷ và các tài sản khác trị giá 6 tỷ => 16 tỷ/2= 8 tỷ
+ TSR của ông Tý 2 tỷ
 Ông Tý = 8+ 2= 10 tỷ
Vì ông Tý chết không có di chúc nên di sản của ông Tý chia theo pháp luật (Đ650 BLDS
2015)
Hàng thừa kế thứ nhất của ông Tý quy định tại Điều 651 BLDS 2015 là: bà Dần (vợ), anh
Thân, Mẹo, Thìn (các con), bà Mùi (mẹ).
Mỗi người hưởng: 10 tỷ/ 5= 2 tỷ.
Do anh Thân chết cùng lúc với ông Tý nên Nhâm và Quý được hưởng thừa kế thế vị( phần di
sản của anh Thân) theo Điều 652 BLDS 2015.
Nhâm và Quý= 2 tỷ=> 1 tỷ
Kết luận: Dần= Mẹo= Thìn= Mùi= 2 tỷ Nhâm= Quý= 1 tỷ.
3. TAND thành phố Thủ Đức (0.5 điểm)

III. Hôn nhân và gia đình:


Bài tập 1: Năm 2007, anh A và chị B kết hôn với nhau. Đến 2009, anh A được hưởng thừa kế
riêng từ người thân số tiền 500tr. Sau đó, năm 2010 anh A đem số tiền đi mua miếng đất khu
vực ngoại thành. Nhờ vận hên, miếng đất A mua giá tăng vụt. Đến năm 2014, A nhượng
miếng đất cho người khác giá 2 tỷ đồng. Do mâu thuẫn gia đình, 2015 anh A và chị B nộp
đơn ra tòa xin li hôn. Tại tòa, đến phần chia tài sản chung, chị B cho rằng 2 tỷ đồng từ việc
bán đất là tài sản chung nên yêu cầu tòa chia số tiền này. Tuy nhiên, anh A cho rằng đây là tài
sản riêng của mình nên đề nghị tòa không chấp nhận yêu cầu này của chị B.
+ BLDS “Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản đó mang lại” vd: Anh A có đàn bò cái, đàn bò
đó sinh 5 con bê -> 5 con bê đó là hoa lợi.
+ “ Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản” vd: Anh A có chiếc xe là tài sản
riêng, A cho thuê hoặc hợp đồng chạy xe-> tiền từ việc cho thuê và chạy xe hợp đồng là lợi
tức.
+ Hoa lợi/ lợi tức là những tài sản được sinh ra từ tài sản gốc.
+ Những sản vật sinh ra một cách tự nhiên, theo quy luật tự nhiên từ tài sản gốc gọi là hoa
lợi. Sau khi tách ra khỏi tài sản gốc, hoa lợi trở thành tài sản độc lập và thuộc quyền sở hữu
của chủ tài sản gốc (trừ khi có thỏa thuận khác). Vd: gà đẻ trứng, trồng trọt mang lại thóc, trái
cây…
+ Những khoản thu từ việc khai thác tài sản đó gọi là lợi tức. Đó là khái niệm chung khi dùng
để chỉ chung những khoản thu được khi khai thác tài sản gốc. vd: tiền từ việc thuê xe,…
+ Số tiền chênh lệch 1.5 tỷ đồng từ việc anh A bán đất không phải là “sản vật sinh ra một
cách tự nhiên” hay “thu được từ việc khai thác tài sản” nên đó không phải là hoa lợi hay lợi
tức.
+ Số tiền 1.5 tỷ đồng là “ tài sản được hình thành từ tài sản riêng” của A.
Bài tập 2: Chị A vừa mua nhà từ số tiền của cha mẹ cho. Khi đang làm thủ tục mua bán nhà
thì A kết hôn.
 Căn nhà đó có phải là tài sản chung hay tài sản riêng của A?
Bài tập 3: A đã kết hôn với C năm 2014. Năm 2015, chị A và anh trai ruột được cha mẹ cho
căn nhà trị giá 2 tỷ đồng. A trả lại cho B 1 tỷ để lấy cả căn nhà.
 Căn nhà đó là tài sản riêng hay tài sản chung của chị A?
½ giá trị căn nhà đó -> TSR của A
½ giá trị căn nhà sẽ xác định: là TSC nếu A không chứng minh được tiền mua nhà là tiền
riêng; nếu không chứng minh được nguồn gốc của số tiền đó sẽ là TSC của vợ chồng.
Bài tập 4: Chị A và anh B có TSC là 3 tỷ đồng. Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân: A: 2 tỷ
B: 1 tỷ.
B đầu tư kinh doanh hằng tháng thu nhập 10tr, chị A gửi tiết kiệm mỗi tháng thu nhập 12tr
 Thu nhập hằng tháng của A và B là TSC hay TSR của mỗi người?
Thu nhập hằng tháng của là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng => TSR của mỗi người.
Bài tập 5: Do mâu thuẫn cuộc sống không thể hàn gắn được, anh A và chị B đồng ý gửi đơn
ra tòa để xin được ly hôn. Sau khi sử sơ thẩm, ngày 15/5/2015, tòa án cấp phúc thẩm tuyên
bản án chấp thuận anh A được ly hôn với chị B. Sau khi ly hôn được 3 tháng, 15/8/2015, chị
B kết hôn với C. Đến 15/1/2016, chị A hạ sinh được 1 bé trai. Khi nghe tin B sinh con, A
nhẩm tính ngày và rất mừng vì cho rằng đó là con mình. Do vậy, anh A đã đến gặp B và C
yêu cầu công nhận quyền làm cha của đứa bé và được thực hiện trách nhiệm làm cha. Trước
yêu cầu này C giãy nãy: “Làm gì có chuyện đó, đứa bé sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa tôi
và vợ tôi nên nó là con của tôi”. Chị B cũng cho rằng đó là đứa con của C chứ không phải của
A.
 Xác định cha của đứa bé là ai?
Khoản 1 Điều 88 Luật 2014 quy định: “ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ
mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” -> em bé sinh ra trong thời kỳ
hôn nhân giữa B và C nên theo quy định C chính là cha.
Tuy nhiên Khoản 1 Điều 88 còn quy định: “ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ
khi chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân”
A và B ly hôn 15/5/2015 và chị B sinh em bé 15/1/2016 ( tổng cộng tám tháng) nên có thể
xác định đứa bé “được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân”.
Từ đó xác định em bé là con do “ người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân” với A. Đối
chiếu với khoản 1 điều 88 LHNGD 2014 tình huống này, cả anh A cũng xác định là cha của
đứa bé.
 Cả A và C đều được xác định làm cha của đứa bé vì đều thỏa mãn với quy định của
khoản 1 Điều 88 LHNGD 2014.
Theo Luật hộ tịch 2014 và Nghị định số 123/2015/ND-CP quy định về một số điều và biện
pháp thi hành Luật hộ tịch thì: “ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có
trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con…” Như vậy, thực tế sẽ tùy thuộc vào người nào thực
hiện đăng ký khai sinh cho đứa bé sẽ xác định là cha của em bé. Nếu người còn lại cũng nhận
đứa trẻ là con mình và xảy ra tranh chấp thì LHNGD 2014 cũng đã dự liệu cho điều này.
Khoản 1 Điều 89 quy định: “ Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu
cầu tòa xác định người đó là con mình”. Nếu hai người đàn ông cùng cho rằng mình là cha
ruột của đứa bé thì có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha của đứa bé. Lúc này, kết
quả giám định ADN chính là chìa khóa giải quyết vấn đề.
 A và C đều có thể được xác định là cha của đứa bé.

You might also like