You are on page 1of 3

1. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.

 SAI. Vì thông thường thì mỗi tội phạm sẽ có một khách thể trực tiếp nhưng trong một số trường
hợp thì tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp. Như hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều
QHXH khác nhau được LHS bảo vệ, mỗi QHXH chỉ thể hiện được một phần bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi nên phải kết hợp tất cả các QHXH bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể
hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
2. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình
trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
 SAI. Vì không phải mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội phạm
mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến khách thể của tội phạm. VD: trộm xe của người
khác, nhưng lại không gây hư hại mà còn sửa chữa để chiếc xe tốt hơn  dẫn đến trường hợp này
là không gây thiệt hại cho đối tượng tác động mà còn làm tốt hơn tình trạng ban đầu nhưng nó gây
hại đến khách thể của tội phạm đó là chủ sở hữu chiếc xe
3. Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự.
 SAI. Vì Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi
phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách
thể bảo vệ của Luật hình sự
4. Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
 SAI. Vì đối tượng tác động của tội phạm còn là chủ thể của QHXH thông qua con người, đối
tượng vật chất và hoạt động của chủ thể chứ không chỉ là đối tượng vật chất riêng biệt
5. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện đều gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.
 ĐÚNG. Hành vi phạm tội được thực hiện đều gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm
6. Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô, xe máy hoặc các
loại xe khác có gắn động cơ.
 ĐÚNG. Vì phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm được sử dụng
để giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Điều 266 BLHS 2015 quy định về tội đua xe trái phép
thì phải có phương tiện phạm tội là xe máy, ô tô hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thì mới có
thể quy định bản chất nguy hiểm của tội phạm
7. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều được coi là
hành vi khách quan của tội phạm.
 SAI. Vì hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và có ý chí của con người
được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất địn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho các QHXH được LHS bảo vệ. Một xử sự được coi là hành vi khách quan khi có tính
nguy hiểm cho xã hội, phải trái pháp luật hình sự và là hoạt động có ý thức và có ý chí của con
người
8. Tội liên tục là trường hợp phạm tội 02 lần trở lên.
 SAI. Vì tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi
cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một QHXH và cùng bị chi phối bởi
một ý định phạm tội cụ thể còn “phạm tội 2 lần trở lên” là phạm một tội cụ thể nhiều lần, các hành
vi phạm tội và hậu quả của các hành vi đó trong các lần phạm tội có tính độc lập với nhau
9. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.
 SAI. Vì dấu hiệu bắt buộc được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm QHXH bị
tội phạm xâm hại, hành vi nguy hiểm cho XH, lỗi và năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS; còn hậu
quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu không bắt buộc, nó sẽ có ở CTTP này nhưng cũng sẽ không có
trong CTTP khác
Bài tập 8:
Chị Y bị cưỡng bức tinh thần nhưng vẫn chiu TNHS vì chị Y bị cưỡng bức tinh thần nhưng không
bị tê liệt ý chí vì trong trường hợp này chị còn nhiều lựa chọn khác nhau chứ không phải tự ý lấy công quỹ
để giao cho bon chúng

Bài tập 9: Anh (chị) hãy xác định:


1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
 Đối tượng tác động:
o Tội giết người: là con người
o Tội trộm căp tài sản: là tài sản bị trộm
 Khách thể:
o Tính mạng con người – A
o Tài sản của nông trường – cây bạch đàn
2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải là dấu hiệu định tội của
các tội phạm trên hay không? Tại sao?
 Công cụ phạm tội là cây rìu
 Cây rìu không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm trên vì công cụ chỉ là dấu hiệu bên ngoài, dấu
hiệu không bắt buộc trong cấu thành tội phạm mà để cấu thành tội phạm phải dựa trên QHXH bị tội
phạm xâm hại, hành vi nguy hiểm cho XH, lỗi, năng lực chịu TNHS và tuổi chịu TNHS
3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?
 Hậu quả về vật chất bao gồm thiệt hại về thể chất (tính mạng của A) và thiệt hại về vật chất (cây
bạch đàn của nông trường)
4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
 Là lỗi cố ý trực tiếp. Vì khi B thực hiện hành vi gây thương tích cho A, B nhận thức rõ được hành
vi này nguy hiểm cho xã hội và B thấy trước được hậu quả là A sẽ bị thương có thể gây chết người
để chiếm đoạt tài sản và B mong muốn cho hậu quả sẽ xảy ra
Bài tập 10: Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?
 Con người và tài sản bị cháy
2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
 Đã xâm phạm khách thể trực tiếp:
o Quan hệ nhân thân: quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, con người (Vy tử
vong, Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41% và Trung cũng bỏng nặng)
o Quan hệ tài sản – quyền sở hữu tài sản của bà Liêu (một phần vách nhà và tài sản trong nhà
gồm giường, tủ, bàn ghế bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng)
3. Xét về hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?
 Hành vi phạm tội thực hiện bằng hành động
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Xác định mức độ thiệt hại của mỗi loại
hậu quả?
 Thiệt hại về vật chất: một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bànghế) bị cháy,
thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng
 Thiệt hại về thể chất: Vy tử vong, chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%, Trung cũng bị
bỏng
5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này? Tại sao?
 Nhân quả đơn trực tiếp, vì ở đây chỉ có một hành vi trái pháp luật là đổ xăng phóng hỏa chính là
nguyên nhân dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản
6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?
 Thiệt hại về vật chất: cố ý trực tiếp vì Trung thực hiện hành vi phạm tội của mình,thấy trước được
hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra
 Thiệt hại về thể chất: cố ý gián tiếp vì Trung thực hiện hành vi phạm tội của mình,tuy không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra dẫn đến hậu quả là Vy chết và hai vợ chồng bị
bỏng
Bài tập 11: Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?
 Con người và sợi dây chuyền
2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?
 Đã xâm phạm khách thể trực tiếp:
o Quan hệ nhân thân
o Quan hệ tài sản:
3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?
 Thiệt hại về thể vật chất: mất sợi dây chuyển
 Thiệt hại về thể chất: chị X té và tử vong
4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân của A trong vụ án
này có phải trường hợp "hỗn hợp lỗi" hay không? Tại sao?
 Là trường hợp hỗn hợp lỗi vì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng là lỗi vô ý dẫn đến chết người
theo điểm c khoản 4 điều 168

You might also like