You are on page 1of 6

MỤC LỤC

Câu 1. Do say rượu A đốt nhà B (căn nhà có giá trị 500 triệu đồng), tuy nhiên B là
bạn thân A nên đã yêu cầu Viện kiểm sát không truy tố A sẽ không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nữa..........................................................................................................1
Câu 2. A phạm tội cướp tài sản của B, vì vậy đã xuất hiện mối quan hệ pháp luật hình
sự giữ A và B.................................................................................................................1
Câu 3. Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt
khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.................................................................1
Câu 4. Tính chất và mức độ đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại là tiêu chuẩn khách
quan duy nhất để phân biệt tội phạm với các loại hành vi vi phạm pháp luật khác.......2
Câu 5. Các quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam chỉ được áp dụng để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với hành vi được thực hiện sau khi luật được ban hành và có
hiệu lực thi hành.............................................................................................................2
Câu 6. Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực tiếp của
tội phạm đó.....................................................................................................................3
Câu 7. A 15 tuổi vô ý làm chết cả một gia đình gồm 3 người. A không phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi mình......................................................................................3
Câu 8. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.........................................................................4
Câu 9. A đang chạy xe trên đúng phần đường lái xe với tốc độ bình thường, không có
nồng độ cồn trong người và tinh thần hoàn toàn tỉnh táo, đột nhiên B lao vào xe A dẫn
đến hậu quả B chết, trong trường hợp này, A được miễn trách nhiệm hình sự vì gây
thiệt hại do sự kiện bất ngờ............................................................................................4
Câu 10. Một hành vi phạm tội chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu hành vi đó
bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam....................................................................5
Câu 1. Do say rượu A đốt nhà B (căn nhà có giá trị 500 triệu đồng), tuy nhiên B
là bạn thân A nên đã yêu cầu Viện kiểm sát không truy tố A sẽ không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự nữa.

Nhận định này là SAI

Căn cứ Điều 13 và Khoản 3 Điều 29 BLHS 2015

Căn cứ theo Điều 13 BLHS 2015, A là người phạm tội trong tình trạng mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu nên vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015, B đã yêu cầu Viện kiểm sát không truy
tố A thì A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi và chỉ khi A tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả cho B

Như vậy, A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã uống rượu đốt nhà B.

Câu 2. A phạm tội cướp tài sản của B, vì vậy đã xuất hiện mối quan hệ pháp luật
hình sự giữ A và B.

Nhận định trên là SAI

Vì đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự trước hết là quan hệ xã hội giữa
Nhà nước và người phạm tội.

Như vậy, trong tình huống trên A là tội phạm thì lúc này xuất hiện một quan hệ
pháp luật hình sự giữa hai chủ thể là A và Nhà nước, chứ không phải giữa A và B.

Câu 3. Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của
mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Nhận định trên là SAI

Vì cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc
thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi
phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm
tội gây ra.

1
Câu 4. Tính chất và mức độ đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại là tiêu chuẩn
khách quan duy nhất để phân biệt tội phạm với các loại hành vi vi phạm pháp
luật khác.

Nhận định trên là SAI.

Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung 2017.

Giải thích:

Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính “nguy
hiểm đáng kể” cho xã hội của hành vi theo các căn cứ sau:

+ Tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra cho các quan hệ xã

hội;

+ Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc đe dọa bị xâm hại;

+ Tính chất lỗi của người vi phạm;

+ Tính chất của thủ đoạn phạm tội;

+ Tính chất của động cơ, mục đích của phạm tội;

+ Nhân thân của người phạm tội;…

Vi phạm pháp luật khác là những hành vi có tính nguy hiểm chưa đáng kể cho
xã hội. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm

Như vậy, tính chất và mức độ thiệt hại là một tiêu chí quan trọng, nhưng không
phải là tiêu chí khách quan duy nhất để phân biệt tội phạm với các loại hành vi vi
phạm pháp luật khác.

Câu 5. Các quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam chỉ được áp dụng để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được thực hiện sau khi luật được ban
hành và có hiệu lực thi hành.

Nhận định trên là SAI

2
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về “Hiệu lực của
bộ luật hình sự về thời gian”.

Đối với những “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết
tăng nặng...” được quy định tại khoản 3 Điều 7 thì “được áp dụng đối với hành vi
phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Như vậy, các quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam không chỉ được áp dụng
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được thực hiện sau khi luật được ban
hành và có hiệu lực thi hành mà còn có thể áp dụng hồi tố theo quy định pháp luật.

Câu 6. Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực tiếp
của tội phạm đó.

Nhận định trên là SAI

Vì khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị 1 loại tội phạm
cụ thể trực tiếp xâm hại và sự xâm hại này thể hiệh được bản chất nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm đó. ví dụ: hành vi giết người gây thiệt hại cho nhiều quan hệ xã hội
như quan hệ giữa nạn nhân với gia đình, giữa nạn nhân với cơ quan nơi người đó làm
việc, quyền sống, quyền được tôn trọng bảo vệ của người đó. Trong tội giết người quy
định tại Điều 3 Bộ luật Hình sự Việt Nam khách thể trực tiếp chính là quyền sống
quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.

Như vậy, không phải tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là
khách thể trực tiếp của tội phạm đó.

Câu 7. A 15 tuổi vô ý làm chết cả một gia đình gồm 3 người. A không phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi mình

Nhận định trên là SAI

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định về “Tuổi chịu
trách nhiệm hình sự”. Theo đó, “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304
của bộ luật này”

3
Như vậy, A mới 15 tuổi vô ý làm chết cả một gia đình nên xét theo Điều 12 và
khoản 2 Điều 128 “Tội vô ý làm chết người” thì A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng đồng thời bị phạt tù từ 03 đến 10 năm

Câu 8. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đây là khẳng định SAI

Căn cứ Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội không thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình được quy định là “vô ý phạm tội”
cụ thể là vô ý do cẩu thả.

Trong một số trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã
hội nhưng không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi của mình gây nên thì vấn đề trách nhiệm hình sự không đặt ra đó
được coi là sự kiện bất ngờ và được loại trừ trách nhiệm hình sự quy định tại điều 20
Bộ luật hình sự năm 2015.

Tuy nhiên trong trường hợp người thực hiện hành vi tuy không thấy trước hậu
quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy
hiểm đó thì trách nhiệm hình sự có thể đặt ra đối với người thực hiện hành vi (lỗi vô ý
vì cẩu thả).

Như vậy, người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 9. A đang chạy xe trên đúng phần đường lái xe với tốc độ bình thường,
không có nồng độ cồn trong người và tinh thần hoàn toàn tỉnh táo, đột nhiên B
lao vào xe A dẫn đến hậu quả B chết, trong trường hợp này, A được miễn trách
nhiệm hình sự vì gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ.

Nhận định này ĐÚNG

Căn cứ Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về “Sự kiện bất ngờ” thì
người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng không thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây nên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

4
Như vậy, trong trường hợp này, A đang tham gia giao thông theo đúng quy
định không vi phạm các điều luật về an toàn giao thông và A không thể thấy trước
được hậu quả của sự kiện bất ngờ là B lao vào nên A được miễn trách nhiệm hình sự.

Câu 10. Một hành vi phạm tội chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu hành vi
đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam

Nhận định này là SAI

Vì tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có
một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể
được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết
thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

You might also like