You are on page 1of 8

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Tên tác giả: Hồ Quốc Dũng


Mã số sinh viên: 33221020230
Lớp học phần: 22C2LAW51107401
Địa chỉ email: dunghqueh@gmail.com
Tên đề tài: Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Giới thiệu
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người tội phạm có nhiều dấu hiệu pháp lý tương đồng, khiến cho
các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đúng
tội danh. Vậy căn cứ vào các đặc điểm pháp lý nào để định tội danh trong
từng trường hợp? Bài tiểu luận bên dưới sẽ cung cấp các lập luận, quan
điểm để làm rõ vấn đề trên
1 Tình Huống
Bản án số 307/2020/HS-PT ngày 09/06/2020 của tòa án nhân dân cấp cao
tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 02/2018, anh H có vay tiền của chị Đ và không thực hiện nghĩa vụ
trả nợ như cam kết của 2 bên mặc dù chị Đ đã tới nhà đòi tiền nhiều lần.
Ngày 19/05/2019 lúc 18h, Chị Đ sau khi uống rượu đã mua 1 bình nước
acid loãng 2 lít đựng trong bình rửa chén và rủ anh L chị S đến nhà anh H
đòi nợ. Trong lúc di chuyển thì Đ có nhờ S mua 1 đôi găng tay bao cao su.
Lúc 18h30 3 người đến nhà H nhưng chỉ có vợ H là bà D, 2 còn nhỏ và ông
C ở nhà. Đ đổ một ít acid để đe dọa đòi tiền và yêu cầu D điện H về nhà
nhưng D ko làm theo yêu cầu của Đ. Khoảng 10 phút sau, H về tới nhà và
gặp Đ và nói về chuyện H chưa trả nơ. H yêu cầu Đ vào nhà để thương
lượng. Lúc này chị D nói với H là 3 người đòi nợ có mang acid theo. Đ và L
đi theo H vào nhà, bất ngờ Đ dùng tay trái ấn vào cổ H trong khi tay phải
cầm bình acid chưa mở nắp. Còn L dùng hai tay đẩy vào bụng H ép H tới
sát vách nhà. Trong tư thế bị tấn công đẩy vào vách nhà, H nhìn thấy con
dao Thái Lan dài 33 cm, cán màu đen dài 11.5 cm, lưỡi bằng kim loại trắng,
mũi nhọn dài 21.5cm để trên tấm ván, sát cạnh chỗ H đứng. H cầm cao dao
bằng tay trái và chuyển qua tay phải, tiếp đó đâm vào hông bên phải của Đ
và tiếp tục đâm vào ngực bên trái của L. Sau khi bị đâm, Đ vứt bỏ bình acid
xuống sàn nhà và cùng L chạy ra phía trước nhà nhưng L bị té ngã.Đ và S
đưa L đi cấp cúp nhưng L đã tử vong. H vứt con dao bên hông nhà và tới
công an đầu thú
Trung tâm pháp y sở y tế Long An xác định: tỷ lệ tổn thương do thương
tích gây nên là 6% tại thời điểm giám định
Sơ đồ tư duy tình huống vụ án
2/2018 H mượn 05/2019, Đ mua 3 người đổ acid
tiền Đ và không bình acid 2 lít rủ L, đe dọa chi D( vợ
thanh toán đúng S đến đòi nợ H H), trả nợ
hạn

H với được con Đ và L ép H vào H về tới, trao đổi


dao đâm chết L và tường nhà trong về nợ với Đ, sau
làm bị thương Đ lúc đó Đ cầm bình đó cả 4 người
acid chưa mở cùng vào nhà
nắp

2 Lý thuyết
2.1 So sánh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
và Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Tiêu chí Tội giết người trong trạng Tội giết người do vượt quá giới
thái tinh thần bị kích động hạn phòng vệ chính đáng hoặc
mạnh do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội

Khách Quyền sống của con người


thể trực
tiếp của
tội phạm

Đối Con người đang sống, cơ thể người khác


tượng tác
động của
tội phạm

Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
của tội
phạm

Chủ quan Lỗi cố ý


của tội
phạm

Khách “Người nào giết người trong “Người nào giết người trong
quan của trạng thái tinh thần bị kích trường hợp vượt quá giới hạn
tội phạm1 động mạnh do hành vi trái phòng vệ chính đáng hoặc trong
pháp luật nghiêm trọng của trường hợp vượt quá mức cần
nạn nhân đối với người đó thiết khi bắt giữ người phạm tội”
hoặc đối với người thân
thích của người đó”

2.2 Tội cưỡng đoạt tài sản


Khách thể của tội phạm :” xâm phạm quan hệ sỡ hữu. Ngoài ra, tội phạm
này còn gián tiếp xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng,
sức khỏe của con người, cũng như gián tiếp xâm phạm danh dự, uy tín của
người khác”2
+ Đối tượng tác động của tội phạm: Tài sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá,
Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách
nhiệm hình sự
Chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp
Khách quan của tội phạm: hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn
khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
3 Phân tích
Hành vi của Đ, L và S đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản vì 3 người đã có
hành vi bàn bạc dùng vũ lực để đe dọa D đưa tiền và ép anh H trả nợ.

1
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
2
PGS.TS. Trịnh Tiến Việt(2022), 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia sự thật
Những hành vi này là đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản . Ở đây,
hành vi đe dọa dùng vũ lực của 3 người đối với anh H không phải là quá
mãnh liệt, và ngay tức khắc (bình acid vẫn đóng nắp) không làm cho H bị tê
liệt ý chí nên anh H vẫn có thời gian suy nghĩ và có thể lựa chọn làm theo
yêu cầu của những người đe dọa hay không. Nên 3 người không phạm tội
cướp tài sản.Tôi cưỡng đoạt tài sản là cấu thành tội phạm cắt xén hay còn
gọi là một dạnh đặc biệt của cấu thành tội phạm hình thức. “Đối với CTTP
hình thức, người phạm tội chỉ cần thức hiện ( các) hành vi khách quan của
CTTP thì được coi là phạm tội và tội phạm đã hoàn thành, không cần biết
hậu quả của tội phạm có xảy ra hay không” 3. Nên dù chưa cướp được tài
sản của anh H nhưng 3 người vẫn phạm tội và tội phạm đã hoàn thành.
“Đối với một số tội phạm, luật quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì dấu
hiếu cùng mục đích mới là dấu hiệu của đồng phạm. Được coi là “ cùng
mục đích” phạm tội khi những người tham gia thực hiện tội phạm biết rõ và
tiếp nhận mục đích của nhau.” 4
Tội Cưỡng đoạt tài sản mục đích cũng là
dấu hiệu định tội. Và ở đây L, S đã bàn bạc nên biết rõ và tiếp nhận mục
đích của Đ là cướp tài sản của nên L,S là đồng phạm của Đ
“Tội giết người là hành vì cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái
pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật
định thực hiện”5. Trong lúc bị áp sát vào tường, H đã đâm vào ngực bên trái
của L, Đây là 1 hành động cố ý tước đoạt tính mạng L của anh H vì đã dùng
vật sắc nhọn đâm vào nơi xung yếu của cơ thể: ngực trái. Và cái chết của

3
TS TRẦN THỊ QUANG VINH TS VŨ THỊ THÚY(2021), LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM, NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH, HỒ
CHÍ MINH.
4
TS TRẦN THỊ QUANG VINH TS VŨ THỊ THÚY(2021), LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM, NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH, HỒ
CHÍ MINH.

5
Đỗ Đức Hồng Hà, LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC” TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM” TRANG 38
anh L có mối quan hệ nhân quả với hành vi tấn công của H. Vì vậy chúng ta
có thể kết luận rằng H đã cố ý giết L
Lúc áp sát H vào tường thì Đ vẫn không mở nắp bình acid vì vậy không
thể gây thương tích cho H bằng acid. Nên hành vi trái phát luật của Đ không
thể xâm phạm trực tiếp tính mang, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của H,
không được coi là đe dọa gây thiệt hại ở mức độ đáng kể cho các mối quan
hệ được bộ luật hình sự bảo vệ. Vì vậy trong tình huống này H không phạm
tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
“ Trong trường hợp cá biệt, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng ( như tội làm
nhục người khác, tội vu khống) thì cùng được coi là giết người trong tình
trạng tinh thần bị kích động mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiệm trọng của nạn nhân đó phải được thực hiện
đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Vì xét về
cơ chế tâm lý, hành vi trái pháp luật nghiêm trọ đó, khi và chỉ khi thực hiện
với chính bản thân mình hoặc đối với người than thích của mình mới có thế
làm cho người này rơi vào trạng thái tâm lý “ tinh thần bị kích động mạnh”;
nuế được thực hiện đối với người khác, không thân thích với người phạm
tội thì không thể dẫn tới tình trạng này. Người thân thích của người phạm
tội là những người có quan hệ huyết thống, gia đình, tình cảm với người
phạm tội, được người phạm tội trân trọng, yêu quý đặc biệt như cha, mẹ ;
vợ, chồng, con, anh chị em ruột; ông, bà, cô, dì, chú , bác, người nuôi
dưỡng, thầy cô, người yêu..”6
Như đã phân tích ở trên, 3 người Đ, L và S đã phạm tội cưỡng đoạt tài
sản đối với H và D ( người thân của H) và hành động này xảy ra trước hành
động anh H giết anh L. Có thể nhận thấy rằng do hành vi trái phát luật
nghiệm trọng của 3 người đã khiến H không thể tự chủ và kiểm soát được

6
NGHỊ QUYẾT 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của
HĐTPTANDTC HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG
PHẦN CÁC TỘI PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
bản thân mình dẫn tới hành vi trái phát luật của H đâm chết L. Cũng theo án
lệ số 28 “bị hại là người gây sự, tấn công bị cáo trước. Hành vi tấn công
của bị hại diễn ra liên tục với mức độ tăng dần. Hành vi của bị hại là trái
pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thế của bị cáo. Trong trạng thái bị
kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không nhận thức hết được tính
chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào
ngực bị hại là nhằm thoát khỏi sự tấn công. Do đó, có đủ cơ sở xác định
Trần Văn C đã bị lách động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án
Trần Văn C về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ”
là có căn cứ. ”7 Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy điểm tương
đồng của tình hướng này đối với án lệ: hành vi trái phát luật của bị hại xảy
ra trước và tấn công bị cáo và hành vi này cũng dẫn tới tình trạng mất khả
năng tự chủ của bị cáo dẫn tới hành vi đâm chết bị hại để thoát khỏi sự tấn
công của bị hại. “Thứ hai, vai trò của án lệ trong hoạt động phát triển pháp
luật. Án lệ là sản phẩm của hoạt động xét xử, do toà án tạo lập trong quá
trình giải quyết các vụ việc cụ thể, được Nhà nước thừa nhận như khuôn
mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự về sau. Việc thừa nhận và áp
dụng án lệ góp phần lấp “những lỗ hổng” của pháp luật và qua đó có sự
phát triển của pháp luật.”8 Vậy việc nhân định H phạm tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là có đầy đủ căn cứ.

7
Án lệ số 28 năm 2019

8
PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN(2022) Bàn về án lệ và việc áp dụng án lệ
ở Việt Nam
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210998/Ban-ve-an-le-va-viec-ap-dung-
an-le-o-Viet-Nam.html truy cập lúc 21h 03 ngày 15/12/2022
Danh mục tài liệu tham khảo
1) TS TRẦN THỊ QUANG VINH TS VŨ THỊ THÚY(2021), LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM, NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH, HỒ
CHÍ MINH.

2) PGS.TS. Trịnh Tiến Việt(2022), 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia sự thật
3) Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
4) Đỗ Đức Hồng Hà, LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC” TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM” TRANG 38
5) NGHỊ QUYẾT 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của
HĐTPTANDTC HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG
PHẦN CÁC TỘI PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
6) Án lệ số 28 năm 2019

7) PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN(2022) Bàn về án lệ và việc áp dụng án


lệ ở Việt Nam
http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210998/Ban-ve-an-le-va-viec-ap-
dung-an-le-o-Viet-Nam.html truy cập lúc 21h 03 ngày 15/12/2022

You might also like