You are on page 1of 2

Thảo luận Hình sự cụm 3

Lần 1
Nhận định
Câu 1: Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình
sự.
Nhận định sai.
Vì, các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và
tội phạm hoàn thành, vậy nên theo nguyên tắc thì biểu lộ ý định phạm tội chỉ là những
gì hình thành trong tư tưởng của con người không phải là một giai đoạn thực hiện tội
phạm nên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong nột số ít trường
hợp đặc biệt tuy chỉ mới là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng đã mang tính nguy
hiểm đáng kể cho xã hội nên Luật Hình sự quy định là một tội độc lập. Đây là những
trường hợp việc biểu lộ ý định phạm tội được thể hiện dưới dạng hình thức “đe doạ”
xâm phạm những khách thể rất quan trọng như an ninh quốc gia, tính mạng con người.
Ví dụ: hành vi đe doạ xâm phạm tính mạng trong Tội khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân (khoản 3 Điều 113 BLHS).

Câu 3: Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ
trách nhiệm hình sự.
Nhận định đúng.
Vì mức độ thực hiện tội phạm gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm
hoàn thành. Ở ba mức độ này sẽ gây nên mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau vì
vậy theo Điều 57 BLHS 2015, thì trách mức độ trách nhiệm hình sự đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội chưa đạt,
và trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội chưa đạt sẽ nhẹ hơn so với trách nhiệm
hình sự của hành vi tội phạm hàn thành. => Mức độ thực hiện tội phạm chính là một
trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự.

Câu 5: tội phạm có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực
hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
Nhận định sai.
Vì đối với những tội có cấu thành vật chất thù tội phạm được coi là hoàn thành khi có
hậu quả nguy hiểm cho xã hội được nêu cấu thành tội phạm xảy ra. Nếu người phạm
tội thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm mà hậu
quả đó chưa xảy ra thì tội phạm đó mới chỉ nằm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoàn
thành chứ chưa được coi là tội phạm hoàn thành.

Lần 2:
Tóm tắt bài tập 12:
H và Đ có mâu thuẫn từ trước. Vào khoảng 20 giờ ngày 22/7/2021, H rủ V đến phòng
trọ của Đ để giải quyết mâu thuẫn. V đứng ngoài, H vào trong cãi nhau và thách thức
đánh nhau với Đ, sau đó h chở V về. H về nhà lấy một con dao dài khoảng 39cm quay
lại đón V đi đánh Đ và cầm thêm cây rụa dài khoảng 50cm của nhà V đi. Trên đường
đi, H và V gặp T, T chạy theo (H và V), đi ngang qua nhà Đ1, T rủ Đ1 cùng đi. Đến
phòng Đ, H cầm rựa vào trong, V cầm khúc gỗ dài 50cm nhặt được đi theo H, T và Đ1
đứng ngoài. H, V, Đ đánh nhau nhưng không ai bị thương. Sau đó bỏ đi. Đến 20 giờ
45 phút, H rủ 3 người còn lại quay lại đánh Đ. H phá khóa để cả nhóm xông vào. V
cầm cây gỗ và nhặt thêm cục đá. T cầm con dao 39cm và Đ1 cầm con dao 60cm (tất
cả do H chuẩn bị). Đ bỏ chạy, V ném đã vào Đ nhưng không trúng, lao vào ôm Đ xô
xát và cả 2 bị ngã. H lao vào dúng rựa chém 1 nhát trúng trán phải của Đ, chém tiếp 1
nhát trúng chân trái của Đ, Đ1 và T xông vào đá Đ 2-3 cái. Khi thấy D không phải
kháng thì cả nhóm rời đi. T, Đ1 vứt hung khí tại hiện trường, H và V vứt trên đường
bỏ chạy. Bản án giám định thương tích số 1167/C09C-Đ3 ngày 30/9/2021 kết luận Đ
bị tổn thương tổng tỉ lệ 32%. Kết luận giám định số 312/KL-C09C, kết luận con dao
tự chế dài 59,5cm là vũ khí có tính năng, tác dựng tương tự như vũ khí thô sơ. Tại bản
án HS phúc thẩm số 92/2023HS-PT của TANDCC TP. Đà Nẵng tuyên H, V, T, Đ1
phạm tội giết người theo điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS.

Bài tập 14.


H đã thỏa mãn các điều kiện của phòng vệ chính đáng sau:
1. Sự tấn công của S là nguy hiểm và trái Pháp Luật.
2. Sự tấn công của S xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của H ( S chém 2 nhát
vào tay H khiến H bị thương).
3. Sự tấn công từ S đang hiện hữu xảy ra ngay tức khắc (S cầm dao đi về phía H).
4. Mục đích của sự phòng vệ nhằm gạt bỏ sự tấn công của S.
5. Sự phòng vệ trong giới hạn cần thiết đẻ ngăn chặn sự tấn sông từ S
 H có quyền phòng vệ.
Tuy nhiên, hành vi của H đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
- Theo khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
- Khi bắn viên đầu tiên từ trước ra sau xuyên đầu gối trái của S đã gạt bỏ được
sự đe dọa tấn công từ S, nhưng H tiếp tục bắn 2 viên nữa xuyên qua tim ra phía
trước ngực S đã ảnh hưởng đến tính mạng của S (S chết ngay sau đó). Hành vi
này của H có mức độ phòng vệ quá mức cần thiết.
 Hành vi của H là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

You might also like