You are on page 1of 5

Cyberbully: Bắt nạt qua mạng dẫn đến tự tử

I/ CYBERBULLY LÀ GÌ?

Bắt nạt qua mạng hoặc quấy rối qua mạng là một hình thức bắt nạt hay
quấy rối bằng các phương tiện điện tử, đó là khi ai đó bắt nạt hoặc quấy rối
người khác trên internet hoặc trong các không gian kỹ thuật số khác, đặc biệt là
trên các trang truyền thông xã hội. Hành vi bắt nạt có hại có thể bao gồm: đăng
tin đồn, đe dọa, nhận xét tình dục, thông tin cá nhân của nạn nhân hoặc dùng
ngôn từ kích động thù địch. Bắt nạt hoặc quấy rối có thể được xác định bằng
hành vi lặp đi lặp lại và ý định làm hại. Nạn nhân của việc bắt mạng qua mạng
có thể có các cảm xúc tiêu cực bao gồm sợ hãi, thất vọng, tổn thương lòng tự
trọng, tức giận hoặc trầm cảm, có ý tưởng tự sát.

II/ HÀNH VI CYBERBULLY (BẮT NẠT QUA MẠNG) CÓ THỂ CÓ KHẢ


NĂNG CHỊU NHỮNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ GÌ?
 
-Hành vi Cyberbully có thể khép vào hai tội danh là: tội làm nhục người
khác và tội vu khống (tùy vào hành vi phạm tội) với hình phạt định khung cho
hành vi sử dụng mạng internet hoặc các phương tiện điện tử để phạm tội.
-Căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017 (BLHS)
“Điều 155:
...2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm:
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để phạm tội”
Và điểm e khoản 2 Điều 156 BLHS
“Điều 156:
...2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
01 năm đến 03 năm:
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để phạm tội”

III/ VÍ DỤ HIỆN TRẠNG CYBERBULLY TRÊN THỰC TẾ

Việc mượn công nghệ như một thứ “vũ khí lợi hại” để bắt nạt, lấn át tinh thần
của một ai đó hẳn là không còn xa lạ gì. Có rất nhiều hình thức Cyber-bully
đang tồn tại trên thực tế:
 Như việc một cá nhân nào đó bị lộ clip nóng (ví dụ ca sĩ VMH bị kẻ gian
hack camera và tung clip nóng lên mạng xã hội để từ đó nhiều người khác
bình luận với nội dung có tính chất công kích, sỉ nhục VMH làm ảnh
hưởng tâm lí nặng nề đến cô, hạ thấp danh dự của cô…)
 Anti fan công kích, phán xét nhân phẩm của một nghệ sĩ nào đó. Đó
không phải là tự do ngôn luận mà đó là dùng những lời lẽ, từ ngữ nhằm
công kích người mà họ ghét
 Những câu bình luận trên mạng xã hội tưởng như đùa, nhưng thật ra nó lại
là hành vi cyber-bully. Khi một người nào đó đọc được những bình luận
khiếm nhã như thế về mình họ sẽ cảm thấy thế nào?...

IV/ PHÂN TÍCH


1. Tội danh và mức án:

-Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS (tình tiết định
khung hình phạt là làm người khác tự sát căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 155
BLHS
“Điều 155:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 05 năm:
b) Làm nạn nhân tự sát.”
-Mức án: từ 02 năm đến 05 năm tù giam

2.Phân tích hành vi và đưa ra đầy đủ 4 mặt cấu thành tội phạm: 

Phân tích hành vi:

Do tức giận việc Nguyễn Huỳnh N chia tay mình, Nguyễn Đức H đã nhắn tin
chửi mắng Nguyễn Huỳnh N. Biết Nguyễn Huỳnh N là người nổi tiếng trên
mạng xã hội Tiktok và có một kênh bán hàng trên Facebook. Nguyễn Đức H đã
đăng những bài viết mang tính chất sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới như "hotgirl
Huỳnh N bị quân triều đình bắt khi làm khùng làm điên trên facebook", "drama
hotgirl Tiktoker nhờ em họ học thay", "hotgirl bán hàng giả". Những bài viết
này mang ý kiến chủ quan của Nguyễn Đức H nhằm mục đích trả thù công kích
Nguyễn Huỳnh N do sự cay cú trước việc Nguyễn Huỳnh N chia tay mình. H
biết rằng khi đăng những bài viết có chủ đề giật tít, mang tính chất nhạy cảm
như việc bán hàng giả như vậy sẽ gây kích động, dẫn dắt dư luận, tạo hiệu ứng
đám đông để mọi người tràn vào công kích, mắng chửi N. Mục đích của H là
muốn N sẽ bị tẩy chay không còn ai theo dõi và mua đồ của N nữa. Khiến cho N
cảm thấy xấu hổ, nhục nhã.

Mặt khách quan:

 Hành vi: H đăng tải nhiều bài viết với nội dung có tính chất sỉ nhục, xóa
mạ, chửi bới trên Facebook 
 Hậu quả: Bài viết thu hút nhiều người xem, N bị chỉ trích và chửi bới, vì
áp lực dư luận nên N không dám đến lớp học, không dám gặp mọi người
và nghỉ học một thời gian. Cuối cùng là tự sát
 Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi của H là nguyên nhân trực
tiếp gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của N dẫn đến
việc N tự sát.

Mặt chủ quan:

 Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp theo quy
định tại khoản 1 Điều 10 BLHS. H nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả đó xảy ra.
Khách thể: 
 Hành vi của Nguyễn Đức H đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo
vệ về nhân phẩm, danh dự, uy tín của Nguyễn Huỳnh N được quy định
trong BLHS.

Chủ thể:

 H không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS theo Điều 21 BLHS
và đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại 12 BLHS (cụ thể là 21 tuổi).

3. Giai đoạn thực hiện tội phạm:

Theo quy định tại Điều 155 thì tội làm nhục người khác là tội phạm có cấu
thành hình thức. Do đó tội phạm đã hoàn thành:

Vì tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc
hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và thỏa
mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội
phạm là những bài viết công kích Nguyễn Huỳnh N đã kéo theo làn sóng dư
luận chỉ trích, chửi bới Nguyễn Huỳnh N. Gây nên hậu quả là Nguyễn Huỳnh N
không chịu nổi áp lực dư luận nên không dám đến lớp học, không dám gặp mọi
người, cắt cổ tay tự sát.

5. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:


Không có
6. Trích dẫn các văn bản pháp luật liên quan: 
BLHS 2015, BLDS 2015

You might also like