You are on page 1of 3

MỞ BÀI:

“Chúng ta giờ đều kết nối với nhau qua Internet, giống như những nơ ron thần kinh trong
một bộ não khổng lồ” – Stephen Hawking.
Xuyên suốt lịch sử loài người, Internet có thể được coi là một trong những phát minh
quan trọng nhất, giúp gắn kết mọi người từ khắp năm châu bốn bể. Sự phát triển của
Internet đi liền với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nhưng bên cạnh đó, nó cũng
kéo theo những hệ lụy khó lường khi tình trạng sử dụng môi trường mạng để nói xấu, bôi
nhọ người khác đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát trong thời
đại ngày nay.
GIẢI THÍCH:
Dạo gần đây, những bài viết mang tính công kích, xúc phạm người khác dần xuất hiện
nhiều trên mạng xã hội. Việc nói xấu nhau trên mạng, nếu nhẹ chúng ta có thể xem là sự
xúc phạm có chừng mực, nạn nhân bị quấy rối trong đời sống cá nhân trên mạng, nhưng
ngược lại, đó là bạo lực mạng xã hội. Hành vi bạo lực mạng xã hội là hành vi nguy hiểm.
Đó là khi một người, nhóm người liên tục chịu sự đả kích, xúc phạm không chừng mực
của những “anh hùng bàn phím” núp sau màn hình máy tính. Chính vì tính chất cách mặt
nhưng vẫn có thể công kích ngôn từ lên người khác, họ càng lấn tới trong việc thoải mái
tung ra những lời thô tục, họ càng làm càng phấn khích, họ cho bản thân là anh hùng để
ra tay chỉ trích một hành động sai lầm của nạn nhân. Việc này đối với nạn nhân tâm lí
không vững đã khiến nhiều người bị bức tử hoặc để lại nhiều di chứng như ám ảnh, sợ
hãi xã hội. Chúng ta cần phải xem xét hành vi bạo lực mạng xã hội này để có thể lên án
và ngăn chạn những hậu quả xấu có thể phát sinh.
THỰC TRẠNG:
- Chỉ trích, chê bai mà thiếu căn cứ, tìm hiểu thậm chí với cả những người, sự việc
chưa từng gặp, tham gia.
- Đăng những hinhfanhr, trạng thái lên trang cá nhân, sau đó kêu gọi bạn bè của
mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ.
- Sử dụng mạng xã hội chỉ để thể hiện những khía cạnh thiếu văn minh, thiếu hiểu
biết.
- Lập các hội nhóm trên mạng xã hội để cùng nhau nói xấu, bốc phốt, khui những
chuyện đời tư của người khác.
- Một số bạn trẻ tham gia vào các nhóm antifan trên mạng xã hội, cho mình quyền
được chửi bới thóa mạn bất cứ điều gì mình “chướng tai gai mắt” thay vì chỉ góp ý
nhắc nhở rồi cho qua.
- Lan truyền, chia sẻ những thông tin không chứng thực hay các video hạ danh dự
người khác.
NGUYÊN NHÂN:
- Vì sao người ta nói xấu?
1. Biện pháp thể hiện sự tức giận:
+ Khi tức giận, thay vì nổi nóng ngay tức thì, người ta kiềm lại và bộc phát qua
hành động nói xấu.
2. Vì sự ghen ghét đố kị:
+ Ghen ghét, đố kị với người khác có thể vì người ta tài hơn / đạt được thứ
mình không đạt được, … kết hợp cùng tâm lí không muốn bỏ công nhưng
muốn nhận thành quả  nói xấu, hạ bệ đối phương.

- Vì sao lại chọn không gian mạng?


1. Không muốn chịu trách nhiệm:
+ Trên mạng, giao tiếp qua màn hình vi tính, không biết ai là ai  tự do thể
hiện cảm xúc tiêu cực của bản thân  không màng hậu quả vì không ai truy
cứu.
2. Lo sợ chuẩn mực xã hội:
+ Nói xấu trực tiếp, người sợ bị đánh giá  ảnh hưởng đến cuộc sống, công
việc.
+ Qua mạng, không biết người ta là ai  không có ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống, công việc.
TÁC HẠI:
- Đối với nạn nhân:
+ Họ sẽ phải chịu đựng những lời lẽ khó nghe, thiếu suy nghĩ từ những người trên
mạng.
+ Từ đó dẫn đến tình trạng áp lức, mặc cảm, tự ti, không dám bước ra xã hội.
+ Những điều tiêu cực đó nặng nề hơn sẽ dẫn đến các bệnh về tâm lý, rối loại tinh
thần, sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tự tử.

- Đối với chính người thực hiện hành vi:


+ Nói những lời khó nghe thiếu suy nghĩ, xúc phạm danh dự người khác, làm tổn
thương người khác  bị xã hội lên án, chỉ trích, nặng hơn nữa có thể bị xử lí theo
pháp luật.
+ Không được xã hội, mọi người xung quanh tín nhiệm, tin tưởng.
GIẢI PHẢI:
- Bản thân mội người phải có trách nhiệm tôn trọng danh dự và nhân phẩm người
khác.
- Khi muốn phê bình người khác, ta nên dùng ngôn từ tế nhị, nhẹ nhàng và có văn
hóa.
- Kêu gọi mọi người không tham gia vào các cuộc vui, phong trào nói xấu người
khác trên mạng xã hội.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tự ý thức, nói chuyện văn minh trên
không gian mạng.
- Phê phán những hành vi nói xấu người khác trên mạng xã hội.
BÀI HỌC/ MỞ RỘNG:
- Dù đã có luật về an ninh mạng  vẫn chưa đủ răn đe với trường hợp coi thường
pháp luật.
- Dù công dân có quyền tự do ngôn luận qua việc đưa thông tin lên mạng xã hội
nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.
- Là người sử dụng mạng xã hội văn minh, mỗi chúng ta cần tự ý thức, nhận thức
hành vi lợi dụng diễn đàn, trang mạng xã hội để nhằm mục đích bôi nhọ danh dự,
nhân phẩm cá nhân, tổ chức, hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích
của cá nhân, tổ chức pháp luật bảo vệ.
- Ta cũng cần tỉnh táo ý thức được tính đúng sai của việc ta định làm để không gây
ra bao lực mạng đối với người khác và cũng tránh không trở thành người bị nói
xấu, tránh hệ lụy về sau.
KẾT BÀI:
Tuân Tử cho rằng: “Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa, lời nói dở hại người như
gươm dao.” . Thật vây, mỗi chúng ta cần nhận thấy “học ăn, học nói” là bài học sơ đẳng
và quan trọng của đạo làm người ngay cả trên không gian mạng. Hãy thấm nhuần lời dạy
của cha ông:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

You might also like