You are on page 1of 2

Nếu như trước đây, cụm từ bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực

hôn nhân...
đã quá quen thuộc với nhiều người thì bây giờ, vấn đề “bạo lực” trên mạng xã hội
cũng nóng không kém. Bạo lực ngôn từ tuy không gây đau đớn về mặt thể xác nhưng
có tính sát thương cực mạnh đối tâm trí thông qua ứng dụng như Facebook, Zalo,
Instagram và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật.

Mọi người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèm pha, để
bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã
hội rất lớn. thực tế của thời đại công nghệ 4.0 là đem đến những “đám đông ảo” trên
mạng xã hội. Đám đông này được tập họp rất nhanh, chỉ với vài thao tác đơn giản rồi
tan biến cũng rất nhanh. Khi một đám đông được hình thành chắc chắn phải có cùng
mục đích chung như: vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự thật, vì muốn bảo vệ một người khác
hay đấu tranh về 1 sự việc nào đó…

Nhưng với “đám đông ảo” thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của
vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những
câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất. Thế rồi những người khác vào like,
dislike hay tiếp tục comment với những câu nói như vậy. Mặc dù có thể những người
share, những người bình phán về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn
“a dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan của mình vô tình gây ra tổn thương, áp
lực đối với những cá nhân đó. Khiến họ bị tổn hại về tinh thần một cách nặng nề sâu
sắc và đang gián tiếp tiếp tay cho những cá nhân bị chỉ trích rơi vào trạng thái tâm lý:
stress, trầm cảm, ám thị, tự tử… ngày càng nhiều hơn. Do sức ảnh hưởng của mạng xã
hội vô cùng lớn.

Cùng với sự tự do ngôn luận trên mạng xã hội, thì hiện tượng “streamer” cũng không
được kiểm soát chặt chẽ. thời gian qua, mạng xã hội dường như là một khu vực riêng,
nơi các Youtuber, Facebooker thể hiện sự vô tư, hồn nhiên. Chính vì vậy, mà các
streamer đã quá “thoải mái” cũng như “lạm dụng” những từ ngữ thiếu văn hóa và
không phù hợp trên mạng xã hội. Những tác động có thể gây ra tới phát triển nhân
cách, phát triển con người. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mạng xã hội và ảnh
hưởng trực tiếp đến các em nhỏ khi tiếp xúc với mạng xã hội. Nhóm

You might also like